LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Thị trường chứng khoán Việt Nam từ khi ra đời đến nay đã chứng tỏ là một kênh huy động vốn hiệu quả, góp phần vào sự phát triển của thị trường tài chính nói riêng cũng như nền kinh tế nước nhà nói chung. Sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán đã đem lại cho nhà đầu tư những khoản lợi nhuận mà không phải hoạt động đầu tư khác cũng có thể mang lại được. Nhưng cũng do lợi nhuận từ đầu tư chứng khoán là rất lớn nên đồng nghĩa với những rủi ro là không thể tránh khỏi. Khi nền kinh tế gặp khó khăn, các tổ chức tài chính, ngân hàng sụp đổ thì thị trường chứng khoán cũng chịu tác động không nhỏ, các nhà đầu tư có tâm lý e dè khi đầu tư, khiến các tổ chức giao dịch chứng khoán cũng không sôi nổi người mua kẻ bán, gây ảnh hưởng đến doanh thu của họ. Mặc dù không triệt tiêu được hết những rủi ro trong đầu tư chứng khoán nhưng nhờ có sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các công cụ toán học có thể giúp nhà đầu tư giảm thiểu và kiểm soát rủi ro. Một trong những phương pháp hiệu quả được sử dụng phổ biến khi đầu tư chứng khoán là đa dạng hóa danh mục đầu tư. Khi nhà đầu tư đồng thời đầu tư vào nhiều loại chứng khoán thì sự thua lỗ của một chứng khoán chỉ tác động nhỏ đến toàn bộ danh mục, hoặc có thể bù lỗ bằng lợi nhuận thu được từ các chứng khoán khác trong danh mục. Phương pháp này giúp hạn chế rủi ro cũng như mang lại mức lợi suất yêu cầu của nhà đầu tư cũng như các công ty giao dịch chứng khoán. Chính vì tầm quan trọng của việc lập và quản lý danh mục đầu tư khi đầu tư chứng khoán nên em quyết định chọn đề tài: “Lập và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. 2.Mục đích nghiên cứu - Ứng dụng lý thuyết lập và quản lý danh mục đầu tư kết hợp phân tích kỹ thuật để đưa ra các phương án đầu tư cho nhà đầu tư đang tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. - Hiểu được cách thức lập và quản lý danh mục đầu tư, bước đầu làm quen với công việc của một người phân tích chứng khoán và tư vấn đầu tư. 3.Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng kỹ thuật phân tích tổng quan thị trường (thông qua phân tích diễn biến thị trường, các sự kiện…). - Ứng dụng mô hình CAPM, SIM để lựa chọn chứng khoán lập danh mục đầu tư. - Các phương pháp thống kê, kinh tế lượng và các phương pháp bổ trợ khác cho quá trình tính toán để xác định tỷ trọng danh mục đầu tư. - Ứng dụng phân tích kỹ thuật quyết định thời điểm mua bán chứng khoán, tái cấu trúc danh mục đầu tư. 4.Kết cấu chuyên đề Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chuyên đề của em gồm 3 chương: Chương I: Lý thuyết xây dựng và quản lý danh mục đầu tư. Chương này sẽ giới thiệu các lý thuyết, các chỉ tiêu tài chính và các mô hình toán làm cơ sở lựa chọn danh mục đầu tư. Chương II: Thiết lập danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ phân tích lý thuyết chương I, chương này đưa ra cách vận dụng thực tế đối với việc lập danh mục đầu tư trên hai sàn, so sánh hiệu quả thực thi danh mục. Chương III: Ứng dụng phân tích kỹ thuật trong quản lý và tái cấu trúc danh mục đầu tư. Chương này sẽ ứng dụng phân tích kỹ thuật để quyết định thời điểm mua bán chứng các chứng khoán trong danh mục.
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập tại trường và trong thời gian thực tập tại công ty cổphần chứng khoán VNDIRECT em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy
cô và các anh chị trong phòng Môi Giới 2 – đây là phòng liên quan đến tư vấn đầu
tư cho khách hàng môi giới và cũng liên quan đến nghiệp vụ quản lý danh mục đầu
tư Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng toàn thể các cán bộ nhân viêntrong công ty chứng khoán VNDIRECT, đặc biệt là anh Đỗ Hữu Lượng, trưởngphòng Môi Giới 2, đã tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập tại quý công
ty, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho em trong việc tìm hiểu các nghiệp vụ củacông ty các tài liệu chuyên ngành và có cơ hội được tiếp cận với thực tế thị trườngchứng khoán Việt Nam
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô khoa Toán kinh tế đãtận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong quá trình học tập, đặc biệt em xin gửi lờicảm ơn đến thạc sĩ Phạm Thị Hồng Thắm đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trongquá trình lựa chọn đề tài, xác định hướng nghiên cứu, sữa chữa và hoàn thiệnchuyên đề
Mặc dù vậy, do kiến thức còn hạn chế và kinh nghiệm thực tiễn chưa phongphú nên chuyên đề sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Em rất mongnhận được sự thông cảm, những ý kiến đóng góp của các thầy cô đặc biệt là thạc sỹPhạm Thị Hồng Thắm để chuyên đề được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ 3
1 Lý thuyết lập và quản lý danh mục đầu tư 3
1.1 Khái niệm danh mục đầu tư (portfolio) 3
1.2 Đặc điểm của danh mục đầu tư 3
1.3 Một số đặc trưng cơ bản của danh mục đầu tư 4
1.3.1 Tài sản và các đặc trưng cơ bản 4
1.3.2 Danh mục và các đặc trưng cơ bản 4
1.4 Khái niệm quản lý danh mục đầu tư 5
1.5 Cơ sở lý thuyết để thiết lập danh mục đầu tư 5
1.5.1 Lựa chọn tài sản đầu tư trong danh mục 5
1.5.2 Lý thuyết về mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro 6
1.5.3 Nguyên lý đa dạng hóa danh mục đầu tư 8
1.5.4 Giả thuyết thị trường hiệu quả (Efficient market hypothesis) EMH 9
1.6 Phương pháp đầu tư CANSLIM 10
1.6.1 Nội dung phương pháp đầu tư CANSLIM 10
1.6.2 Ứng dụng phương pháp đầu tư CANSLIM trên TTCK Việt Nam 12
2 Những chỉ tiêu tài chính thông dụng áp dụng lập danh mục đầu tư .12
2.1 Thu nhập trên mỗi cổ phần - Earning per Share (EPS) 13
2.2 Hệ số giá / thu nhập cổ phần (P/E) 13
2.3 Hệ số giá / giá trị sổ sách (P/B) 13
2.4 Hệ số nợ 14
2.5 Tỷ lệ lãi / vốn – Return on Equity (ROE) 14
3 Lựa chọn một số mô hình lý thuyết để phân tích danh mục đầu tư 14
3.1 Mô hình định giá tài sản vốn CAPM (Capital Asset Pricing Model) 15 3.1.1 Giả thiết của mô hình 15
3.1.2 Đường thị trường vốn (CML) 15
Trang 33.1.3 Đường thị trường chứng khoán (SML) 16
3.2 Mô hình chỉ số đơn SIM (Single Index Model) 17
3.2.1 Các giả thiết và mô hình 17
3.2.2 Phương pháp ước lượng 17
3.2.3 Ứng dụng mô hình SIM và thuật toán EGP xác định danh mục tuyến tính .18
3.3 Đánh giá việc thực thi danh mục 19
3.3.1 Chỉ số Treynor 19
3.3.2 Chỉ số Sharpe 20
3.3.3 Chỉ số Jensen 20
4 Lý thuyết phân tích kỹ thuật ứng dụng giao dịch chứng khoán 20
4.1 Cơ sở lý thuyết phân tích kỹ thuật 20
4.1.1 Nền tảng của phân tích kỹ thuật 20
4.1.2 Các giả thiết cơ bản của phân tích kỹ thuật 21
4.2 Đồ thị giá – khối lượng công cụ chính của phân tích kỹ thuật 22
4.3 Khối lượng giao dịch 23
4.4 Mức kháng cự (resistance) và mức hỗ trợ (support) 24
4.5 Đường xu hướng 25
4.6 Các chỉ báo kỹ thuật 25
4.6.1 Chỉ số sức mua/bán tương đối RSI 26
4.6.2 Đo lường Momentum 26
4.6.3 Chỉ báo trung bình động hội tụ/phân kỳ (MACD – Moving Average Convergence Divergence) 27
4.6.4 Dải băng Bollinger 28
CHƯƠNG II: THIẾT LẬP DANH MỤC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 30
1 Các tiêu chí lựa chọn tài sản lập danh mục đầu tư 30
2 Xác định chứng khoán cho danh mục đầu tư 30
2.1 Xác định danh mục đầu tư tối ưu 31
2.2 Ứng dụng các mô hình toán lập danh mục đầu tư tối ưu 31
2.2.1 Xây dựng danh mục tối ưu bằng thuật toán EGP 32
2.2.2 Đánh giá việc thực thi danh mục 35
2.2.2.1 Chỉ số Treynor 36
2.2.2.2 Chỉ số Sharpe 36
Trang 42.2.2.3 Chỉ số Jensen 36
2.2.3 Đánh giá khả năng đa dạng hóa danh mục 37
CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT QUẢN LÝ VÀ TÁI CẤU TRÚC DANH MỤC ĐẦU TƯ 38
1 Các bước đầu tư chứng khoán ứng dụng thực tế 38
1.1 Nhận định tình hình kinh tế vĩ mô, xác định thời điểm đầu tư chứng khoán 38
1.2 Phân bổ vốn đầu tư cho danh mục 40
1.3 Xác định mục tiêu lợi nhuận và rủi ro cắt lỗ của danh mục 41
2 Áp dụng phân tích kỹ thuật xác định thời điểm giao dịch các chứng khoán trong danh mục 41
2.1 Quá trình mua bán cổ phiếu TAC 42
2.2 Quá trình mua bán cổ phiếu VNM 44
2.3 Quá trình mua bán cổ phiếu STB 47
2.4 Quy trình mua bán cổ phiếu BMC 48
2.5 Quy trình mua bán cổ phiếu HSG 50
3 Tổng kết quy trình giao dịch và rút ra bài học kinh nghiệm 51
KẾT LUẬN 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
PHỤ LỤC
Trang 5DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
HÌNH
Hình 1: Mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro 7
Hình 2: Đường đồng mức hữu dụng 8
Hình 3: Mối quan hệ giữa rủi ro và số lượng chứng khoán 9
Hình 4: Đường thị trường vốn CML 16
Hình 5: Đường thị trường chứng khoán SML 17
Hình 6: Đồ thị thanh 22
Hình 7: Đồ thị đường 22
Hình 8: Đồ thị nến 23
Hình 9: Mức kháng cự và hỗ trợ trong một thị trường tăng giá 24
Hình 10: Ví dụ đường xu hướng tăng 25
Hình 11: Ví dụ đường xu hướng giảm 25
Hình 12: Kiểm định tính dừng BMC 31
Hình 13: Mô hình SIM với chuỗi lợi suất BMC 32
Hình 14: VN Index cập nhật đến ngày 24/04/2013 39
Hình 14: Kết quả giao dịch giá TAC từ ngày 29/3/2013 đến ngày 25/4/2013 .42
Hình 15: Đồ thị giá TAC 42
Hình 16: Kết quả giao dịch VNM từ ngày 29/3/213 đến 25/4/2013 44
Hình 17: Đồ thị giá VNM 44
Hình 18: Nến đảo chiều Hanging Man 46
Hình 19: Kết quả giao dịch STB từ ngày 29/3/213 đến 25/4/2013 47
Hình 20: Đồ thị giá STB 47
Hình 21: Kết quả giao dịch BMC từ ngày 29/3/213 đến 25/4/2013 48
Hình 22: Đồ thị giá BMC 49
Hình 23: Kết quả giao dịch BMC từ ngày 29/3/213 đến 25/4/2013 50
Hình 24: Đồ thị HSG 51
Trang 6Bảng 1: Danh mục cổ phiếu và thống kê các chỉ số tài chính cơ bản 32
Bảng 2: Bảng hệ số β và của các cổ phiếu 34
Bảng 3 4: Tính Ci 36
Bảng 5: Tỷ trọng của các cổ phiếu trong danh mục 37
Bảng 6: Giao dịch ngày 29/03/2013 của danh mục 43
Bảng 7: Tổng kết quá trình điều chỉnh danh mục 55
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường chứng khoán Việt Nam từ khi ra đời đến nay đã chứng tỏ là mộtkênh huy động vốn hiệu quả, góp phần vào sự phát triển của thị trường tài chính nóiriêng cũng như nền kinh tế nước nhà nói chung Sức hấp dẫn của thị trường chứngkhoán đã đem lại cho nhà đầu tư những khoản lợi nhuận mà không phải hoạt độngđầu tư khác cũng có thể mang lại được Nhưng cũng do lợi nhuận từ đầu tư chứngkhoán là rất lớn nên đồng nghĩa với những rủi ro là không thể tránh khỏi Khi nềnkinh tế gặp khó khăn, các tổ chức tài chính, ngân hàng sụp đổ thì thị trường chứngkhoán cũng chịu tác động không nhỏ, các nhà đầu tư có tâm lý e dè khi đầu tư,khiến các tổ chức giao dịch chứng khoán cũng không sôi nổi người mua kẻ bán, gâyảnh hưởng đến doanh thu của họ
Mặc dù không triệt tiêu được hết những rủi ro trong đầu tư chứng khoánnhưng nhờ có sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các công cụ toán học có thể giúpnhà đầu tư giảm thiểu và kiểm soát rủi ro Một trong những phương pháp hiệu quảđược sử dụng phổ biến khi đầu tư chứng khoán là đa dạng hóa danh mục đầu tư.Khi nhà đầu tư đồng thời đầu tư vào nhiều loại chứng khoán thì sự thua lỗ của mộtchứng khoán chỉ tác động nhỏ đến toàn bộ danh mục, hoặc có thể bù lỗ bằng lợinhuận thu được từ các chứng khoán khác trong danh mục Phương pháp này giúphạn chế rủi ro cũng như mang lại mức lợi suất yêu cầu của nhà đầu tư cũng như cáccông ty giao dịch chứng khoán
Chính vì tầm quan trọng của việc lập và quản lý danh mục đầu tư khi đầu tưchứng khoán nên em quyết định chọn đề tài:
“Lập và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.
2 Mục đích nghiên cứu
- Ứng dụng lý thuyết lập và quản lý danh mục đầu tư kết hợp phân tích kỹthuật để đưa ra các phương án đầu tư cho nhà đầu tư đang tham gia đầu tư trên thịtrường chứng khoán Việt Nam
- Hiểu được cách thức lập và quản lý danh mục đầu tư, bước đầu làm quen vớicông việc của một người phân tích chứng khoán và tư vấn đầu tư
Trang 83 Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng kỹ thuật phân tích tổng quan thị trường (thông qua phân tích diễn
biến thị trường, các sự kiện…)
- Ứng dụng mô hình CAPM, SIM để lựa chọn chứng khoán lập danh mục đầu tư
- Các phương pháp thống kê, kinh tế lượng và các phương pháp bổ trợ kháccho quá trình tính toán để xác định tỷ trọng danh mục đầu tư
- Ứng dụng phân tích kỹ thuật quyết định thời điểm mua bán chứng khoán, táicấu trúc danh mục đầu tư
4 Kết cấu chuyên đề
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chuyên đề của em gồm 3 chương:
Chương I: Lý thuyết xây dựng và quản lý danh mục đầu tư Chương này sẽ
giới thiệu các lý thuyết, các chỉ tiêu tài chính và các mô hình toán làm cơ sở lựachọn danh mục đầu tư
Chương II: Thiết lập danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam Từ phân tích lý thuyết chương I, chương này đưa ra cách vận dụng thực tế đối
với việc lập danh mục đầu tư trên hai sàn, so sánh hiệu quả thực thi danh mục
Chương III: Ứng dụng phân tích kỹ thuật trong quản lý và tái cấu trúc danh mục đầu tư Chương này sẽ ứng dụng phân tích kỹ thuật để quyết định thời
điểm mua bán chứng các chứng khoán trong danh mục
Trang 9CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ
DANH MỤC ĐẦU TƯ
1 Lý thuyết lập và quản lý danh mục đầu tư
1.1 Khái niệm danh mục đầu tư (portfolio)
Danh mục đầu tư hiểu theo một nghĩa chung nhất là một nhóm các tài sản như
cổ phiếu, trái phiếu, hoặc các tài sản khác như bất động sản, quyền chọn… do nhàđầu tư cá nhân hay tổ chức nắm giữ
Gọi X là khoản tiền ban đầu của nhà đầu tư đầu tư vào danh mục gồm N loạitài sản, xi là khoản tiền đầu tư vào tài sản i, ki là số lượng tài sản và Si là giá của tàisản i khi tại thời điểm nhà đầu tư bắt đầu thực hiện đầu tư
Ta có: xi = Siki suy ra xi = =
Đặt wi = (i = ), khi đó wi là tỷ trọng giá trị tài sản i trong danh mục đầu
tư và gọi là tỷ trọng đầu tư tài sản i của nhà đầu tư Và danh mục gồm N tài sản cóthể xem là vectơ N chiều P (w1, w2, , wN) với = 1
1.2 Đặc điểm của danh mục đầu tư
Thực chất danh mục đầu tư là một tổ hợp các tài sản khác nhau trong hoạtđộng đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư Danh mục đầu tư thể hiện sự lựa chọn vàphân bổ các tài sản theo những tỷ trọng khác nhau dựa theo các tiêu chí lựa chọnriêng của nhà đầu tư, nhằm mục đích thu được mức lợi nhuận cao nhất với mức rủi
ro thấp nhất Trong quá trình đầu tư, dựa vào diễn biến thị trường và xu hướng giá
mà nhà đầu tư có thể thay đổi tỷ trọng các tài sản trong danh mục, bằng cách tăng tỷtrọng đầu tư vào những tài sản có triển vọng và giảm tỷ trọng những tài sản không
có triển vọng nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư
Lập và quản lý danh mục đầu tư phụ thuộc vào các yếu tố như trình độ củanhà đầu tư, tâm lý của từng nhà đầu tư, chính sách thuế và các mức thuế đối vớitừng nhà đầu tư, lứa tuổi nhà đầu tư, tình hình kinh tế xã hội và xu hướng thịtrường… Mỗi nhà đầu tư khác nhau có mức độ yêu cầu về lợi suất, mức độ chấpnhận rủi ro và cách nhìn thị trường khác nhau nên danh mục được lập ra là khác
Trang 10nhau Chẳng hạn các nhà đầu tư ưa thích rủi ro thường đầu tư vào các tài sản có rủi
ro cao tương ứng với lợi nhuận kỳ vọng cao, còn các nhà đầu tư e ngại rủi ro thườngđầu tư danh mục có tỷ trọng các tài sản ít rủi ro cao hơn Các nhà đầu tư trên thịtrường hầu như chỉ chú ý đến lợi nhuận từ việc chênh lệch giá, họ ít quan tâm đến
cổ tức nhận được, trong khi các nhà đầu tư chiến lược lại quan tâm đến cổ tức nhiềuhơn, các chiến lược phát triển của các tổ chức phát hành trong dài hạn
Lợi suất đầu tư trên một tài sản tài chính là thu nhập mà tài sản này mang lại
và sự tăng vốn (tăng giá trị tài sản) Như vậy lợi suất này gồm cả hiệu suất sinh lời
do thu thập từ tài sản mang lại và giá trị gia tăng so với giá ban đầu của tài sản.Tương ứng với mức chấp nhận rủi ro khác nhau thì lợi suất kỳ vọng danh mục của nhàđầu tư cũng khác nhau Với nhà đầu tư ưa thích rủi ro có thể chấp nhận đánh đổi rủi rocao thì lợi nhuận kỳ vọng cũng cao và ngược lại Để đo lường rủi ro của danh mụcđầu tư ta thường dùng phương sai hoặc độ lệch chuẩn của lợi suất thu được
1.3 Một số đặc trưng cơ bản của danh mục đầu tư
1.3.1 Tài sản và các đặc trưng cơ bản
Giả sử ta xét một nhóm gồm N tài sản rủi ro Ta ký hiệu:
- ri: lợi suất của tài sản i;
- : lợi suất kỳ vọng (lợi suất trung bình của tài sản i);
- : phương sai lợi suất tài sản i;
- Cov (ri , rk) ≡ : hiệp phương sai giữa lợi suất tài sản i và tài sản k;
- V= [ σik ]N*N (i, k = ): ma trận hiệp phương sai của các tài sản;
- r’≡ (r1, r2,…,rN): vectơ lợi suất các tài sản trong nhóm;
- ≡ (r1, r2,…,rN): vectơ lợi suất kỳ vọng của các tài sản trong nhóm;
- σi: vectơ cột i của ma trận V;
- rf: lãi suất phi rủi ro
1.3.2 Danh mục và các đặc trưng cơ bản
Xét danh mục khả thi P: (w1, w2, …, wN), ta có:
Lợi suất danh mục P:
Trang 11rp = = (W’, r)
Lợi suất kỳ vọng của danh mục P:
= = (W’, )
Phương sai của danh mục P: = W’V W
Độ dao động của danh mục P: σP =
Trang 121.4 Khái niệm quản lý danh mục đầu tư
Quản lý danh mục đầu tư là việc xây dựng một danh mục các loại chứngkhoán, tài sản đầu tư đáp ứng tốt nhất mục tiêu của chủ đầu tư, sau đó thực hiệntheo dõi, điều chỉnh danh mục này bằng cách tăng tỷ trọng vào các tài sản có triểnvọng lợi nhuận cao, giảm tỷ trọng các tài sản có triển vọng lợi nhuận thấp hơn nhằmtái tối đa hóa danh mục để đạt được các mục tiêu đầu tư đề ra
1.5 Cơ sở lý thuyết để thiết lập danh mục đầu tư
1.5.1 Lựa chọn tài sản đầu tư trong danh mục
Trong đầu tư chứng khoán việc lựa chọn cổ phiếu đầu tư là rất quan trọng, nóquyết định đến việc thành bại của cả quá trình đầu tư Khi quyết định đầu tư vào cổphiếu nào, nhà đầu tư cần xem xét việc đầu tư đó, tiến hành phân tích chứng khoánthông qua việc đánh giá môi trường vĩ mô, các điều kiện kinh tế xã hội, phân tíchngành và công ty nhằm xác định hiệu quả đầu tư
Phân tích vĩ mô:
Đối với bất kỳ một quốc gia nào, môi trường chính trị và xã hội luôn có nhữngtác động nhất định đến hoạt động của thị trường chứng khoán nước đó, thậm chí cóthể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán nước khác hoặc toàn cầu Yếu tố vĩ mô ởđây bao gồm: thể chế chính trị, hệ thống pháp luật và các điều kiện kinh tế xã hội,chính sách tài khóa, tiền tệ…
- Môi trường chính trị bao gồm những thay đổi trong nội bộ Chính phủ, cáchoạt động ngoại giao, quân sự… cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới sự biếnđộng của giá chứng khoán
- Pháp luật cũng tác động không nhỏ đến thị trường chứng khoán Hoạt độngcủa thị trường chứng khoán được quy định bằng các văn bản pháp luật Dưới sựkiểm soát của nhà nước thông qua pháp luật với thị trường chứng khoán cũng tạo ragiới hạn trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
- Biến động của thị trường chứng khoán liên quan chặt chẽ tới nền kinh tế vĩ
mô Các điều kiện kinh tế vĩ mô quyết định rủi ro chung của thị trường gọi là rủi ro
hệ thống Rủi ro này tác động đến toàn bộ thị trường, gây ảnh hưởng tới giá chứngkhoán và được coi là yếu tố khách quan với nhà đầu tư và tổ chức phát hành Cácnhân tố vĩ mô như: tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tỷ giá hối đoái, lạm phát, lãisuất… Có thể thấy khi nền kinh tế trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển cao thìthị trường chứng khoán cũng phát triển mạnh và ngược lại
Trang 13tư phải luôn chú ý quan tâm theo dõi tình hình hoạt động của ngành mình đang đầu
tư để có những phản ứng kịp thời, hạn chế thua lỗ
ty trong tương lai
Phân tích rủi ro doanh nghiệp là phân tích sự biến động của dòng thu nhậpcông ty, mức biến động càng cao thì khả năng nhà đầu tư đối diện với rủi ro cànglớn Bên cạnh đó nhà đầu tư cần xem xét và so sánh vị thế của công ty trong ngành.Tuy nhiên muốn phân tích thấu đáo giá trị cổ phiếu của một công ty, ngoàiphân tích những nhân tố trên, nhà đầu tư đồng thời cần tham khảo sự đánh giá củatrung tâm phân tích chứng khoán, các tổ chức xếp hạng doanh nghiệp Ngoài ra cầnchú ý đến việc đa dạng hóa danh mục bằng cách mua cổ phiếu các ngành khácnhau, các công ty khác nhau, ở nhiều khu vực khác nhau và ở những thời điểm khácnhau Tuy nhiên việc đa dạng hóa đầu tư quá mức cũng sẽ có những nhược điểmnhư: làm cho việc quản lý khó khăn, tốn quá nhiều công sức điều tra và phân tích,làm tăng chi phí mua bán, làm giảm bớt cơ hội lợi nhuận cao…
1.5.2 Lý thuyết về mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro
Theo Wenbster, rủi ro là khả năng bị thua lỗ hoặc tổn thất Trong đầu tư chứngkhoán, rủi ro được định nghĩa là khả năng xảy ra nhiều nhất kết quả ngoài dự kiếnhay nói cách khác mức sinh lời thực tế nhận được trong tương lai có thể khác với dự
tính ban đầu
Để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận danh mục, nhà đầu tư phải đánh giádựa trên hai yếu tố quan trọng là rủi ro và tỷ suất sinh lời Lợi suất kỳ vọng của mộtdanh mục đầu tư là bình quân gia quyền (theo tỷ trọng của từng loại tài sản) của lợisuất thu được từ mỗi chứng khoán trong danh mục đầu tư
Trang 14= w1 + w2 +… + wN
Với danh mục P gồm N tài sản
Rủi ro của danh mục đầu tư là khả năng biến động trong tương lai của lợinhuận thu được từ danh mục đầu tư, có thể hiểu là biến động bất ngờ tăng hay giảmlợi nhuận thu được từ danh mục Mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro thường đượcxây dựng trên cơ sở tâm lý đa số các nhà đầu tư e ngại rủi ro, thể hiện qua đồ thị:
Hình 1: Mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro
Danh mục P có lợi suất kỳ vọng và độ lệch chuẩn σ Dễ dàng nhận thấy nhàđầu tư e ngại rủi ro sẽ không thích những danh mục đầu tư nằm trong phần IV vìnhững danh mục này có độ rủi ro cao nhưng lợi suất kỳ vọng lại ngang bằng hoặcthấp hơn các danh mục khác trong phần I, II, III
Ta thấy những danh mục đầu tư nằm trong phần I có lợi thế nhất vì danh mụcđầu tư đó có ưu thế vượt trội cả về lợi suất kỳ vọng cao và độ rủi ro thấp hơn so vớicác vùng khác Các danh mục nằm trong vùng II và III thì chỉ được một trong haiyếu tố lợi suất cao hoặc rủi ro thấp nên cần phải xem xét thêm các yếu tố khác.Những danh mục đầu tư được yêu thích ngang nhau nếu cùng nằm trên một đườngcong, nối tất cả các điểm này lại ta có đường đồng mức hữu dụng
Trang 15Hình 2: Đường đồng mức hữu dụng
Những nhà đầu tư có mức rủi ro khác nhau sẽ có các đường bàng quan phân
bổ ở các vị trí khác nhau về cùng phía vùng II hoặc III (vùng II dành cho những nhàđầu tư có mức ngại rủi ro thấp, vùng III dành cho những nhà đầu tư có mức ngại rủi
ro cao) Khi đường bàng quan dịch chuyển lên phía trên thì mức hữu dụng của nhàđầu tư đó càng cao
Các nhà phân tích tài chính đã đưa ra mối quan hệ giữa mức độ rủi ro, lợi suất
kỳ vọng và hàm hữu dụng của nhà đầu tư Quan hệ này là khi giá trị của hàm hữudụng tăng lên thì lợi suất kỳ vọng của nhà đầu tư cũng tăng lên, còn khi mức độ rủi
ro tăng làm giá trị hàm hữu dụng giảm Khi lựa chọn phương án đầu tư, nhà đầu tư
sẽ lựa chọn phương án đầu tư đem lại giá trị hàm hữu dụng lớn nhất
1.5.3 Nguyên lý đa dạng hóa danh mục đầu tư
Rủi ro khi đầu tư chứng khoán là không thể tránh khỏi nhưng ta có thể kiểmsoát được Một trong những biện pháp là “đa dạng hóa danh mục đầu tư”, là việckết hợp đầu tư vào nhiều loại chứng khoán mà các chứng khoán này không cótương quan cùng chiều với nhau một cách hoàn hảo, do đó nếu chứng khoán nàybiến động theo chiều hướng giảm thuận lợi thì có thể được bù đắp bằng biến độngtăng lợi suất của chứng khoán khác
Ta chia rủi ro thành 2 loại: rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống Rủi ro hệthống bao gồm rủi ro lãi suất, rủi ro sức mua… chúng không kiểm soát được và cóảnh hưởng rộng rãi đến thị trường Ngược lại rủi ro phi hệ thống do các yếu tố nộitại gây ra, có thể kiểm soát được và chỉ tác động đến một loại chứng khoán nào đó.Rủi ro phi hệ thống có thể bị mất đi nếu danh mục được đa dạng hóa hoàn hảo
Để đo mức độ rủi ro hệ thống ta sử dụng hệ số β Hệ số β cho biết mức độ rủi
Trang 16ro hệ thống của từng tài sản so với mức rủi ro hệ thống bình quân của một tài sản làbao nhiêu Ví dụ: một tài sản có β = 0.5 nghĩa là mức rủi ro hệ thống của tài sản nàybằng một nửa so với mức rủi ro trung bình của một tài sản
Tổng rủi ro = rủi ro hệ thống + rủi ro phi hệ thống
Rủi ro
Hình 3: Mối quan hệ giữa rủi ro và số lượng chứng khoán
Từ đồ thị trên ta thấy mối quan hệ ngược chiều giữa rủi ro của danh mục với
số lượng chứng khoán, số lượng chứng khoán càng nhiều thì rủi ro phi hệ thống củadanh mục càng nhỏ kéo theo rủi ro của danh mục càng nhỏ
1.5.4 Giả thuyết thị trường hiệu quả (Efficient market hypothesis) EMH
Thuyết thị trường hiệu quả - EMH là giả thuyết cho rằng nhà đầu tư sẽ ít có cơhội vượt trội hơn so với những nhà đầu tư khác, nhờ sự vận hành hiệu quả của thịtrường chứng khoán mà giá của cổ phiếu trên thị trường luôn phản ánh đầy đủ tácđộng của thông tin liên quan Một thị trường hiệu quả là nơi mà giá chứng khoánđiều chỉnh nhanh chóng mỗi khi xuất hiện thông tin mới Do đó, mức giá ảnh hưởngcủa một chứng khoán bất kỳ là kết quả phản ánh mọi thông tin liên quan đến nó
Có 3 phiên bản của “lý thuyết thị trường hiệu quả”: dạng yếu (weak form),dạng bán mạnh (semi-strong form) và dạng mạnh (strong form)
Dạng yếu: giả thuyết thị trường hiệu quả yếu cho rằng giá chứng khoán phản
ánh đầy đủ thông tin đã công bố trong quá khứ Bởi vậy nhà đầu tư có thể kiếmthêm lợi nhuận khi ra quyết định mua hoặc bán chứng khoán dựa trên các thông tin
Trang 17về tỷ suất thu nhập hay các thông tin khác trong quá khứ.
Dạng bán mạnh: giả thuyết thị trường hiệu quả mạnh cho rằng giá chứng
khoán sẽ điều chỉnh nhanh chóng trước bất kỳ thông tin công khai nào, tức mức giáhiện tại phản ánh đầy đủ mọi thông tin công khai Điều này ngụ ý các nhà đầu tưkhi ra quyết định dựa trên các thông tin mới được công bố sẽ không thu được lợinhuận cao hơn mức trung bình bởi mức giá chứng khoán này đã phản ánh mọithông tin công khai đó
Dạng mạnh: cho rằng giá chứng khoán phản ánh tất cả các thông tin từ công
khai đến nội bộ Nghĩa là không một nhóm đầu tư nào độc quyền tiếp cận được cácthông tin liên quan đến việc định giá Do đó sẽ không ai thu được lợi nhuận vượttrội Giả thuyết thị trường hiệu quả mạnh là tổng hợp của cả giả thuyết thị trườnghiệu quả và giả thuyết bán hiệu quả
1.6 Phương pháp đầu tư CANSLIM
1.6.1 Nội dung phương pháp đầu tư CANSLIM
William J.O’Neil là người sáng lập và là chủ tịch của tờ Investor’s BusinessDaily đồng thời là tác giả của cuốn sách “How to make money in stock”, ông đãnghiên cứu và đúc kết được 7 yếu tố cần thiết để nhận dạng những cổ phiếu hiệncòn ít được giới đầu tư chú ý nhưng chính là các cổ phiếu có giá trị sinh lời lớntrong tương lai Bảy yếu tố đó được biết đến với cái tên CANSLIM
C - Current Quaterly Earnings per Share (lãi ròng trên mỗi cổ phiếu của quý gần thời điểm đầu tư nhất): hầu hết các cổ phiếu tốt đều có sự gia tăng lợi
nhuận so với cùng quý năm trước, tỷ lệ tăng càng cao chứng tỏ cổ phiếu càng cótriển vọng Các nhà đầu tư mua cổ phiếu cần xem xét tới mức gia tăng lợi nhuận của
cổ phiếu đó, cụ thể là mức tăng trưởng của lãi ròng trên mỗi cổ phiếu trong 3 thánggần thời điểm đầu tư nhất Để tìm hiểu sự gia tăng lợi nhuận này, nhà đầu tư cầnnghiên cứu các báo cáo tài chính có kiểm toán của công ty niêm yết, các thông tinkhác như báo chí, nhưng điều quan trọng là cần coi trọng độ tin cậy và tính đồngnhất của thông tin
A – Annual Earnings Increases (sự gia tăng lãi ròng hằng năm): cổ phiếu
tốt nhất là cổ phiếu có mức gia tăng lợi nhuận đều đặn trong vòng 5 năm trước đó.Các nhà đầu tư nên chú ý các cổ phiếu có mức tăng lợi nhuận hằng năm ổn định vàđạt trên 25%, tuy nhiên nên chú ý tới chu kỳ kinh doanh của từng ngành Để cóđược chính xác mức gia tăng lợi nhuận, nhà đầu tư cần nghiên cứu tất cả các thôngtin liên quan đến công ty mình muốn đầu tư, bao gồm lịch sử và đặc điểm công ty,
Trang 18tình hình tài chính, các chi tiết của đợt phát hành cổ phiếu và tổ chức bảo lãnh pháthành cổ phiếu Các quyết định định đầu tư chỉ nên đưa ra khi nhà đầu tư đã có đủ cơ
sở thông tin về cổ phiếu cũng như mức tăng trưởng lãi ròng hằng năm
N – New products, New management, New Highs (sản phẩm mới, sự quản
lý mới, mức giá trần mới): Giá cổ phiếu tăng sẽ bắt nguồn từ một số nhân tố nội tại
nào đó Những nhân tố này thường là sản phẩm mới của công ty, ban giám đốc mớihay mức giá trần mới của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Nếu xét thấy nhữngnhân tố này ổn định, không có biểu hiện đột biến theo chiều hướng xấu thì đó sẽ làmột cổ phiếu có nhiều triển vọng tăng trưởng trên thị trường
S – Supply and Demand (nguồn cung và cầu): Cổ phiếu của các công ty đại
chúng, có quy mô lớn, sản phẩm chất lượng không phải lúc nào cũng nên mua, bởilượng cầu của những cổ phiếu này khá lớn, trong khi nguồn cung lại ít nên giáthường bị đẩy lên cao, không phản ánh đúng giá trị thực tế của cổ phiếu cũng nhưrất khó sinh lợi nhuận lớn Nhà đầu tư cũng nên lưu ý tới các cổ phiếu được công tymua lại và cổ phiếu của các công ty có tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn tự có vừa phải, vì tỷ
lệ này càng cao bao nhiêu công ty càng phải đương đầu với áp lực trả lãi trongtương lai bấy nhiêu
L – Leader and Laggard (cổ phiếu đầu bảng và cổ phiếu tụt hậu): Nhà đầu
tư chỉ nên mua 2 hay 3 cổ phiếu tốt nhất trong những nhóm cổ phiếu đầu bảng hiệntại, còn lại nên dành tiền cho những cổ phiếu có khả năng sinh lời trong tương lai.Đặc biệt nên tránh mua những cổ phiếu có mức tăng trưởng cao nhưng không bềnvững, chẳng hạn như những cổ phiếu lên giá theo trào lưu, theo sự kiện nổi bật, bởicác cổ phiếu này được đánh giá là cổ phiếu tụt hậu không sớm muộn cũng bị mất giá
I – Institutional Sponsorship (sự ủng hộ của các định chế tài chính và đầu tư): Định chế tài chính đầu tư ở đây thường là các cơ quan chức năng, các cơ quan
chính phủ chuyên về tài chính đầu tư Các cơ quan này có thể nắm giữ một số lượng
cổ phiếu nhất định của các công ty, nhờ vậy mà công ty đó sẽ có sự ủng hộ và trợgiúp mạnh mẽ từ những cơ quan này, một điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinhdoanh, khiến giá cổ phiếu tăng mạnh Tuy nhiên, một số lượng quá lớn các định chếtài chính đầu tư nắm giữ cổ phiếu lại trở thành yếu tố bất lợi, vì điều đó đồng nghĩavới việc nguồn cung sẽ hạn chế bởi các cơ quan ít khi muốn bán từng phần cổ phiếucủa mình, đẩy tính thanh khoản của cổ phiếu xuống thấp
M – Market Direction (định hướng thị trường): dù nhà đầu tư hoàn toàn
chính xác khi nhận định cả 6 yếu tố trên nhưng đến tiêu chí này, nếu mắc sai lầm thì
Trang 19mọi việc làm phía trên đều không có ý nghĩa Yếu tố thị trường là rất quan trọng vì
nó ảnh hưởng trực tiếp lên giá cổ phiếu Khi hàng loạt các cổ phiếu trên thị trườngmất giá thì giá cổ phiếu của công ty chắc chắn cũng xuống theo Ngược lại, nếu giá
cổ phiếu của các công ty này tăng theo sự phát triển của thị trường thì cổ phiếu nhàđầu tư mua vào cũng được “ăn theo” những chỉ số tích cự đó
1.6.2 Ứng dụng phương pháp đầu tư CANSLIM trên TTCK Việt Nam
Phương pháp đầu tư CANSLIM được đánh giá là một phương pháp tốt ápdụng trong việc xây dựng và theo dõi danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoánViệt Nam Tuy nhiên, do những đặc thù riêng về thị trường và nền kinh tế nên việc
áp dụng phương pháp này đòi hỏi sự linh hoạt của các nhà đầu tư Yêu cầu thực tiễnđòi hỏi các yếu tố trong mô hình phải được lượng hóa một cách rõ ràng và quantrọng là phù hợp với thị trường Việt Nam Các tiêu chuẩn của phương pháp đầu tưCANSLIM được hiệu chỉnh cho thị trường Việt Nam trong điều kiện thị trườnghiện nay có thể được tóm tắt như sau:
- Xem xét xu hướng chung của thị trường Tiêu chí này giúp nhà đầu tư nhậnđịnh xem với xu hướng thị trường đang diễn ra thì liệu có cơ hội đầu tư chứngkhoán hay không
- Xác định cổ phiếu trong danh mục đầu tư theo tiêu chí đầu tiên là tính thanhkhoản của cổ phiếu thông qua khối lượng giao dịch trung bình Tiêu chí này đượcxếp lên hàng đầu vì với điều kiện thị trường biến động với tốc độ nhanh và với mụcđích đầu tư ngắn hạn thì cổ phiếu được đầu tư phải đảm bảo tính thanh khoản tốt
- Nhận định xu hướng giá của các cổ phiếu có tính thanh khoản tốt nhất trênthị trường Trong số các cổ phiếu thanh khoản cao, chọn lựa các cổ phiếu có xuhướng giá rõ ràng Nhận định xu hướng đó và chọn lựa thời điểm đầu tư vào cácngày hiệu chỉnh giảm của thị trường
- Các thông tin về tổ chức bảo trợ, giao dịch của ban lãnh đạo, giao dịch củakhối nhà đầu tư nước ngoài cũng cần để đánh giá thông tin cổ phiếu
Tuy nhiên các chỉ tiêu này hoàn toàn được đưa ra theo quan điểm chủ quandựa trên việc xem xét, đánh giá trên thị trường Việt Nam và theo mục tiêu đầu tưtrong ngắn hạn Nhà đầu tư cần phân tích cổ phiếu và tìm hiểu thị trường cụ thểtrước khi đưa ra quyết định đầu tư
2 Những chỉ tiêu tài chính thông dụng áp dụng lập danh mục đầu tư
Tính toán và sử dụng các chỉ số tài chính không chỉ có ý nghĩa với nhà phân
Trang 20tích tài chính mà còn có ý nghĩa rất quan trọng với nhà đầu tư cũng như chính bảnthân doanh nghiệp và các chủ nợ Các chỉ số tài chính cho phép ta so sánh các mặtkhác nhau của báo cáo tài chính trong doanh nghiệp với các doanh nghiệp kháctrong ngành để xem xét khả năng chi trả cổ tức cũng như khả năng chi trả nợ vay.Chỉ số tài chính cũng giúp nhà phân tích có thể nhìn ra xu hướng phát triển củadoanh nghiệp, cũng như giúp nhà đầu tư, các chủ nợ kiểm tra được tình hình sứckhỏe tài chính của doanh nghiệp.
Trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư tham chiếu rất nhiều các chỉ số tài chínhkhác nhau để đánh giá giá trị và khả năng sinh lời của cổ phiếu cũng như như các thôngtin, xu hướng thị trường trước khi đưa ra quyết định đầu tư hay chấp thuận giao dịchmua bán Thông thường, nhà đầu tư thường quan tâm xem xét các chỉ số tài chính sau:
2.1 Thu nhập trên mỗi cổ phần - Earning per Share (EPS)
EPS cung cấp thông tin về thu nhập định kỳ của mỗi cổ phần thường sau khilấy lợi nhuận của công ty trừ đi các khoản thuế lợi tức, cổ tức cho các cổ phần ưuđãi Nên xem xét chỉ số này trong một giai đoạn nhất định để đánh giá xu hướng ổnđịnh và khả năng tăng trưởng của nó, qua đó thấy được hiệu quả hoạt động của công ty.Nếu EPS của cổ phiếu nhà đầu tư lựa chọn cho thấy khả năng tạo lợi nhuậncàng cao và xu hướng tăng trưởng ổn định thì đương nhiên giá cổ phiếu sẽ có xuhướng gia tăng Tuy nhiên nhà đầu tư cần xem xét sự thay đổi của số lượng cổphiếu phát hành trong cùng giai đoạn xác định
2.2 Hệ số giá / thu nhập cổ phần (P/E)
Các nhà phân tích và đầu tư chứng khoán thường có khuynh hướng dự đoántriển vọng phát triển của công ty, do đó giá thị trường của cổ phiếu sẽ chịu ảnhhưởng rất lớn bởi xu hướng và thu nhập của mỗi cổ phiếu hiện tại Việc do lườngmối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập cổ phiếu là chỉ số P/E
Chỉ số P/E chỉ ra rằng nhà đầu tư mong muốn trả cho một đồng thu nhập thực
sự của cổ phiếu là bao nhiêu Nếu nhà đầu tư càng chắc chắn về sự tiếp tục tăngtrưởng của công ty thì khả năng tăng giá cổ phiếu giao dịch tương lai càng cao vàđương nhiên nhà đầu tư sẽ chấp nhận trả nhiều tiền cho mỗi đồng thu nhập cổ phiếu
ở thời điểm hiện tại
2.3 Hệ số giá / giá trị sổ sách (P/B)
P/B thể hiện mối tương quan giữa giá cả thị trường và giá trị trên sổ sách củamỗi cổ phiếu trên cơ sở những tài sản đang sinh lợi hiện tại của công ty Tuy nhiên,giá trị sổ sách của công ty luôn có khả năng thay đổi bởi những thủ thuật kế toán
Trang 21Do đó nhà đầu tư nên nhìn nhận và kết hợp với những chỉ số tài chính khác.
2.4 Hệ số nợ
Hệ số nợ = Nợ phải trả / Tổng tài sản
Hệ số này cho biết phần trăm tổng tài sản của công ty được tài trợ bằng cáckhoản nợ là bao nhiêu Hệ số nợ thấp cho thấy doanh nghiệp ít phụ thuộc hình thứchuy động vốn bằng vay nợ, hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp, còn hệ số nợcao thể hiện gánh nặng về nợ lớn
2.5 Tỷ lệ lãi / vốn – Return on Equity (ROE)
ROE biếu thị số lợi nhuận thu được trên vốn của doanh nghiệp hay vốn cổphần của các cổ đông công ty Tỷ suất này được tính bằng cách lấy thu nhập ròngcủa công ty chia cho số vốn cổ đông ROE càng cao chứng tỏ công ty sử dụng đồngvốn một cách hiệu quả và khả năng thu hồi vốn của các cổ đông càng cao và tấtnhiên giá cả cổ phiếu của công ty giao dịch trên thị trường càng cao
Tuy nhiên nhà đầu tư không nên áp dụng một cách quá máy móc trong việcphân tích các chỉ tiêu tài chính để áp dụng lập danh mục đầu tư Thật khó để nhậnđịnh được một chỉ số là tốt hay xấu Một công ty có thể có những chỉ số tốt và cảnhững chỉ số không tốt, do đó khó có thể đánh giá được một công ty mạnh hay yếu Trên đây là các khái niệm và chỉ số chứng khoán tài chính mà các nhà phântích đầu tư trên thế giới thường sử dụng tham chiếu trước khi đưa ra quyết định đầu
tư cuối cùng Tuy vậy, nhà đầu tư cũng nên thông qua các tổ chức, cá nhân chuyênnghiệp để được tư vấn đầy đủ và hạn chế các sai lầm không đáng có Những thôngtin trên giúp nhà đầu tư phần nào củng cố những đánh giá ban đầu và đưa ra nhữngquyết định đầu tư đúng đắn
3 Lựa chọn một số mô hình lý thuyết để phân tích danh mục đầu tư
Sau khi lập được một danh mục cổ phiếu sẽ được đầu tư, việc quan trọng tiếptheo là xác định tỷ trọng đầu tư ban đầu Tuy việc xác định tỷ trọng đầu tư ban đầukhông quan trọng bằng việc quản trị danh mục đầu tư, tuy nhiên nó lại có ý nghĩarất lớn, có thể mang lại lợi thế ban đầu cho nhà đầu tư nếu dành tỷ trọng lớn cho các
cổ phiếu có mức tăng giá cao nhất Trên thị trường chứng khoán hiện nay, các nhà
đầu tư rất ít quan tâm đến việc xác định tỷ trọng đầu tư ban đầu Họ có rất nhiềucách chọn ra cổ phiếu tốt nhưng đa phần phân bổ lượng tiền đầu tư cho các cổ phiếudựa trên cảm tính và theo thông tin thị trường Việc tăng tỷ trọng đầu tư khi cóthông tin tốt của cổ phiếu là cách làm tốt, tuy nhiên tăng đến mức bao nhiêu đểđược một danh mục cân đối, đem lại lợi nhuận cao nhất cho nhà đầu tư thì vẫn là
Trang 22một câu hỏi lớn Dưới đây em xin trình bày một số mô hình lý thuyết giúp nhà đầu
tư xác định tỷ trọng danh mục tối ưu đồng thời đánh giá việc thực thi danh mục
3.1 Mô hình định giá tài sản vốn CAPM (Capital Asset Pricing Model)
Mô hình định giá tài sản vốn CAPM được coi là mô hình cốt lõi của lý thuyếttài chính hiện đại, được phát triển bởi William Sharpe, John Lintner và Jan Mossin
Mô hình CAPM cho phép dự đoán mối quan hệ giữa lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro,cung cấp lợi suất chuẩn giúp nhà đầu tư đánh giá, lựa chọn các phương án đầu tư tối
ưu, phán đoán được lợi suất kỳ vọng của các tài sản chưa giao dịch trên thị trường
3.1.1 Giả thiết của mô hình
Giả thiết về các nhà đầu tư trên thị trường
- Các nhà đầu tư e ngại rủi ro
- Mục đích đầu tư nhằm tối đa hóa lợi ích kỳ vọng
- Các nhà đầu tư đều là tác nhân cạnh tranh hoàn hảo trên thị trường
- Các nhà đầu tư có chung kỳ vọng về tham số đầu vào lập danh mục đầu tư
Giả thiết về thị trường
- Thị trường vốn cạnh tranh hoàn hảo
- Trên thị trường có tài sản phi rủi ro, các nhà đầu tư có thể cho vay hoặc chocho các tài sản này không hạn chế
- Các tài sản có số lượng cố định trong chu kỳ xem xét
- Không có phí giao dịch tài sản cũng như không có thuế
- Lợi suất các tài sản có phân phối chuẩn
3.1.2 Đường thị trường vốn (CML)
Ta có phương trình CML:
Với P là danh mục hiệu quả, - rf là “phần bù rủi ro” của danh mục P, - rf
là “phần bù rủi ro” của danh mục thị trường M, σM là rủi ro thị trường
Trang 23Hình 4: Đường thị trường vốn CML
Từ phương trình đường thị trường vốn, lấy đạo hàm 2 vế ta được:
=
Trong đó:
là tỷ lệ đánh đổi giữa rủi ro và lợi suất kỳ vọng theo đánh giá của nhà đầu tư
là tỷ lệ đánh đổi trên nhưng do thị trường đánh giá, và tỷ lệ hợp lýđược mọi nhà đầu tư chấp nhận là tỷ lệ này
Như vậy theo CAPM, giá thị trường (giá cân bằng hoặc giá hợp lý) của mộtdanh mục hoặc của một tài sản được xác định sao cho lợi suất kỳ vọng của danhmục hoặc của tài sản thỏa mãn phương trình CML
3.1.3 Đường thị trường chứng khoán (SML)
Trang 24- rf : phần bù rủi ro thị trường.
Hình 5: Đường thị trường chứng khoán SML
Tài sản nào có hệ số β lớn hơn sẽ được định giá cao hơn Khi danh mục Qgồm S tài sản rủi ro (w1, w2…ws) ta có rQ = rf + ( - rf)
Kết luận: Mô hình CAPM mô tả mối quan hệ giữa rủi ro và lợi suất ước tính.
CAPM cho rằng rủi ro hệ thống là mối quan tâm của các nhà đầu tư vì nó không thểloại trừ được bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư Tuy vậy lý thuyết CAPMđược xác định trên cơ sở các quá trình và các quá trình này không thực tế, các yếu
tố đầu vào phức tạp, bởi vậy mô hình CAPM gặp nhiều hạn chế khi áp dụng thực tế
3.2 Mô hình chỉ số đơn SIM (Single Index Model)
3.2.1 Các giả thiết và mô hình
Mô hình chỉ số đơn SIM phân loại các nguồn gốc rủi ro thành các nhân tố hệthống và nhân tố riêng Mô hình này được tính toán bằng cách áp dụng phân tíchhồi quy đối với chênh lệch lợi tức của một chứng khoán với lợi tức của thị trường
Hệ số hồi quy của phép hồi quy này chính là hệ số β của một tài sản trong khi sốhạng tự do là chỉ số α của danh mục chứng khoán
Bằng quan sát thống kê và sử dụng dữ liệu thông thường, người quan sát nhậnthấy một xu hướng khá rõ là các mức lợi tức của chứng khoán trên thị trường bị một
số nhân tố danh mục thị trường Trên quan điểm thống kê toán thì các nhân tố phổbiến đó đại diện cho các đặc tính và giá trị của hiệp phương sai và quan hệ lệ thuộccủa từng cặp chứng khoán nhất định trong cùng một quá trình quan sát
3.2.2 Phương pháp ước lượng
SML
M
rf
1
Tài sản i Lợi suất
i
i
r
Trang 25SIM là một mô hình đơn giản và chỉ định nghĩa một nhân tố duy nhất là cănnguyên của quá trình hiệp phương sai giữa các mức lợi suất của một loại chứngkhoán rit và các giả thiết các mức lợi suất của chứng khoán i là một quá trình tuyếntính của nhân tố đó hoặc chỉ số It.
Hàm số mô tả mô hình SIM ở dạng tuyến tính:
ri = γi + βiI rI + εi
Trong đó:
- rI: lợi suất thị trường, ri:lợi suất tài sản i
- E(εi)= 0; cov(εi, rI) = 0; cov(εi, εj) =0 (i ≠ j)
- γi biểu thị lợi suất cố định, riêng có của tài sản i
- βi: hệ số beta của tài sản, đo mức độ nhạy cảm của lợi suất tài sản i với biến độngcủa thị trường, βi >1 thì i là tài sản năng động; βi <1 thì i là tài sản thụ động
- εi đại diện cho phần lợi suất biến động ngẫu nhiên riêng có của tài sản i
Kết luận: Mô hình chỉ số đơn xét về bản chất là mô hình hồi quy với giả định
rằng các mức lợi suất quan sát của chứng khoán i nào đó chính là hàm tuyến tínhcủa một chỉ số thị trường nhất định Với ý nghĩa thực tiễn trên mô hình SIM cónhững tác dụng tích cực: giảm bớt các thông số và tính toán ban đầu trong phân tíchdanh mục Mô hình SIM rất hữu ích trong dự báo lợi suất và rủi ro của danh mụchay chứng khoán đơn lẻ SIM được dùng vào việc tạo nên và ứng dụng các mô hìnhtrạng thái cân bằng như CAPM hay APT
3.2.3 Ứng dụng mô hình SIM và thuật toán EGP xác định danh mục tuyến tính
Ta thu được các ước lượng của βiI, σ2I , ηi2và ri.
* Thuật toán EGP
Bước 1: Tính tỷ số ERBi của tài sản i ( Excess Return to Beta)
iI
f i i
r r ERB
Trang 26i j
jI j
f j
I i
r r C
2 2
1 2 2
Bước 3: Xác định hệ số ngưỡng C* (Cut-off)
So sánh ERBi với Ci để tìm số thứ tự k: C* = Ck với k sao cho: ERB Ci với
Trang 27như sau: Tp =
Trong đó:
- : tỷ suất lợi nhuận của danh mục P trong khoảng thời gian đánh giá
- rf: tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro bình quân (lợi suất tín phiếu kho bạc trong cùngkhoảng thời gian)
- βP: hệ số rủi ro hệ thống của danh mục
- TP gọi là “chỉ số Treynor” của danh mục P Tương tự ta tính chỉ số Treynor củadanh mục đối chứng B là TB Nếu TP > TB thì danh mục P thực thi tốt
3.3.2 Chỉ số Sharpe
Ta có tỷ số: SP =
gọi là chỉ số Sharpe của danh mục P
Trong đó:
- : tỷ suất lợi nhuận của danh mục P trong khoảng thời gian đánh giá
- : tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro trong cùng khoảng thời gian
- σP: độ lệch chuẩn của tỷ suất lợi nhuận (thực tế của danh mục trong cùng khoảngthời gian)
Tương tự ta tính chỉ số Sharpe của danh mục đối chứng B là SB Nếu SP > SB
thì danh mục P thực thi tốt
3.3.3 Chỉ số Jensen
Đường thị trường vốn phản ánh mối quan hệ giữa lợi suất kỳ vọng và độ daođộng của danh mục Hay nói cách khác đường thị trường vốn phản ánh tính chấtchung của thị trường, nếu một tài sản hay một danh mục nằm trên đường thị trườngvốn ta nói tài sản hay danh mục đó được định giá đúng theo giá trị thị trường
Phương trình đường thị trường vốn:
Trang 28= rf + σP
Hệ số chênh lệch αP = - >0 thì danh mục thực thi tốt Với là lợi suấtcủa danh mục P theo đường thị trường vốn là lợi suất thực tế của danh mục
4 Lý thuyết phân tích kỹ thuật ứng dụng giao dịch chứng khoán
Phân tích kỹ thuật được áp dụng như một khâu quan trọng trong quá trình đưa
ra quyết định giao dịch và thời điểm giao dịch Phân tích kỹ thuật chú trọng đến thờiđiểm bắt đầu hay kết thúc của xu hướng tăng hay giảm giá, quyết định gia nhập haythoát khỏi thị trường Công việc trên được tiến hành thông qua việc phân tích đồ thịgiá – khối lượng giao dịch, xem xét các biến động giá trong quá khứ, dựa vào cácchỉ báo kỹ thuật, các mô hình đồ thị giá…
4.1 Cơ sở lý thuyết phân tích kỹ thuật
4.1.1 Nền tảng của phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật là một phương pháp dự đoán sự biến động của giá và xuhướng thị trường trong tương lai thông qua nghiên cứu phân tích đồ thị giá của thịtrường trong quá khứ Nhà phân tích kỹ thuật cho rằng các dao động không hoàntoàn độc lập và các hành vi nhất định về giá có xu hướng gắn liền với các hướng đi tiếptheo của giá Thị trường tồn tại những hình mẫu, những dạng đồ thị và có tính tự lặp lại.Trọng tâm của phân tích kỹ thuật là niềm tin rằng tất cả các yếu tố ảnh hưởngđến giá thị trường như các thông tin nền tảng, sự kiện chính trị, thiên tai, các yếu tốtâm lý… được nhanh chóng đưa vào các hoạt động của thị trường Nói cách khác,tác động của các yếu tố này sẽ nhanh chóng biểu dưới dạng biến động giá
Phân tích kỹ thuật quan tâm đến những gì đã xảy ra trên thị trường hơn lànhững gì nên xảy ra Đó chính là cơ sở chính để dự đoán tương lai Nhà phân tích
kỹ thuật không quan tâm nhiều đến những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến giá mà tậptrung vào sự biến động của giá trên thị trường
4.1.2 Các giả thiết cơ bản của phân tích kỹ thuật
Giá phản ánh tất cả hành động thị trường
Giả thiết này hình thành nên tất cả những gì được xem là nền tảng của phântích kỹ thuật Các nhà phân tích kỹ thuật tin rằng bất cứ điều gì ảnh hưởng đến giá –các yếu tố cơ bản, các yếu tố chính trị, tâm lý…trên thực tế được phản ánh qua giá
Trang 29thị trường Họ tin rằng những ảnh hưởng của cung cầu cùng với các yếu tố cơ bản
về kinh tế của thị trường gây ra sự tăng hay giảm giá trên thị trường Các đồ thị tự
nó không thể gây ra cho thị trường tăng hay giảm, chúng chỉ phản ánh lại tâm lý củathị trường mà không quan tâm đến lý do tại sao thị trường tăng giảm giá
Bằng các nghiên cứu đồ thị giá và các chỉ báo kỹ thuật, nhà phân tích đồ thị cóthể nhận biết rằng thị trường có khả năng sẽ đi theo xu hướng nào nhất
Giá dịch chuyển theo xu hướng
Giả thiết giá dịch chuyển theo xu hướng có nghĩa là một xu hướng giá sẽ đượctiếp tục cho đến khi có sự đảo ngược xu hướng gây ra Nói chung, các chỉ báo kỹthuật được sử dụng trong phương pháp phân tích này xét về bản chất đều theo sau
xu hướng, mục đích sử dụng các chỉ báo là để nhận diện xu hướng đang tồn tại, chú
ý đến những tín hiệu có thể chỉ dẫn cho một xu hướng mới
Quá khứ sẽ tự nó lặp lại
Nội dung cơ bản của phân tích kỹ thuật và nghiên cứu hành động trên thịtrường là nghiên cứu tâm lý con người Các mẫu hình đã được nghiên cứu kỹ trongquá khứ được giả định sẽ hoạt động tốt trong tương lai theo nội dung tâm lý conngười thường có xu hướng không thay đổi Điều này xét trên cách nhìn của các môhình toán kinh tế là hoàn toàn hợp lý
4.2 Đồ thị giá – khối lượng công cụ chính của phân tích kỹ thuật
Đồ thị giá - khối lượng là nội dung quan trọng nhất của phân tích kỹ thuật Tất cảcác nghiên cứu, phân tích, đánh giá xu hướng thị trường được xem xét thông qua đồ thịgiá - khối lượng Phân tích kỹ thuật sử dụng các loại hình đồ thị chính: đồ thị thanh(Bar chart); đồ thị đường (Line chart); đồ thị hình nến (Candle Stick chart)
Đồ thị thanh (Bar chart)
Trang 31Hình 8: Đồ thị nến
4.3 Khối lượng giao dịch
Như chúng ta đã biết, giá trên thị trường được quyết định bằng cuộc đấu giágiữa cung và cầu theo nguyên tắc thuận mua bán Sự thuận mua vừa bán này khôngchỉ qua mức cân đối cung cầu mà qua cả khối lượng khớp lệnh thành công giữa haibên, nói cách khác bán phải có người mua Khi khối lượng giao dịch trao đổi trênthị trường lớn, bên mua và bên bán gặp nhau đều thỏa mãn thì cung cầu lúc này ởtrạng thái cân bằng Tuy nhiên khối lượng đặt mua hoặc bán được coi là nhiều hay ítcòn tùy thuộc vào số lượng cổ phiếu được phát hành trên thị trường và phụ thuộcvào tương quan với khối lượng giao dịch của các phiên giao dịch của cổ phiếu đó
- Khi giá đang tăng, khối lượng giao dịch ít phản ánh tình trạng hàng hóa trênthị trường khan hiếm Khi đến một mức giá nào đó hoặc đến giai đoạn mùa vụ nào
đó, những người nắm giữ cổ phiếu cảm thấy được giá thì họ sẽ bán ra, sự bán ra của
họ gặp đúng nhu cầu hàng của phe mua khiến cho khối lượng giao dịch thành côngcao, tốc độ tăng giá sẽ hãm lãi hoặc giảm giá
- Khi giá giảm, khối lượng giao dịch ít phản ánh tình trạng hàng hóa trên thịtrường bị coi rẻ Đến một mức giá nào đó hoặc đến một giai đoạn mùa vụ nào đó,một số nhà đầu tư thấy hời và muốn mua vào Nhu cầu của họ gặp lượng cung bán
ra lớn trên thị trường khiến khối lượng khớp lệnh thành công cao, tốc độ giảm giáchậm lại hoặc tăng giá
- Khi giá cả “dập dềnh” với khối lượng giao dịch nhỏ, thị trường đóng băng.Còn khi giá “dập dềnh” với khối lượng giao dịch lớn tiềm ẩn một khả năng về sự
Giá cao nhất Giá đóng cửa (giá mở cửa)
Giá thấp nhất
Giá mở cửa (giá đóng cửa)
Trang 32thay đổi xu thế trong tương lai gần nhưng khó dự đoán Trong trường hợp này cầntheo dõi liên tục và thường xuyên các biến động trạng thái của thị trường dựa trên
sự kết hợp với các phương pháp phân tích khác
4.4 Mức kháng cự (resistance) và mức hỗ trợ (support)
Mức kháng cự là mức giá mà tại đó sự phản ứng của mức cung trên thị trường
đủ sức chế ngự mức cầu và khiến giá chứng khoán giảm trở lại Thông thường tạimức kháng cự, người mua dành quyền kiểm soát và ngăn không cho giá cao hơn.Mức kháng cự được xác định bởi một đỉnh trước đó
Ngược lại mức hỗ trợ là mức giá mà cá nhà đầu tư theo xu hướng giảm giá chorằng giá không thể nào giảm hơn nữa nên họ bắt đầu mua vào làm cho lượng cầutăng làm giá chứng khoán tăng trở lại
Hình 9: Mức kháng cự và hỗ trợ trong một thị trường tăng giá
Đồ thị trên minh họa mức kháng cự và hỗ trợ trong thị trường lên giá Hànhđộng giá tại các điểm 2, 4 được đề cập đến như là mức hỗ trợ vì người mua hỗ trợngăn không cho giá giảm xuống thấp hơn nữa Trong khi đó, 1 và 3 thể hiện mứckháng cự của thị trường khi áp lực mua được thoái lui một phần bởi hành động báncủa nhà đầu tư
Nếu mức hỗ trợ bị phá vỡ thì một sự đảo ngược xu hướng tăng thành xuhướng giảm có thể xảy ra Mỗi lần một đỉnh kháng cự trước đó được kiểm nghiệmthì xu hướng đi lên đang trong giai đoạn nguy kịch nhất Việc không vượt qua đượcđỉnh trước đó trong xu hướng đi lên, hoặc khi giá vượt khỏi mức hỗ trợ trước đótrong một xu hướng đi xuống luôn luôn là cảnh báo đầu tiên rằng thị trường đangthay đổi xu hướng hiện tại
3
4
5
Trang 33nhưng cũng là công cụ có giá trị nhất Một đường xu hướng tăng được vẽ hướnglên, nối các mức đáy cao hơn liên tiếp Một đường xu hướng giảm được vẽ hướngxuống, nối các mức đỉnh thấp hơn liên tiếp
Hình 10: Ví dụ đường xu hướng tăng
Đường xu hướng thăm dò được vẽ đầu tiên bên dưới hai đáy cao hơn hoànthành (1 và 3) nhưng kiểm nghiệm tính đúng đắn của nó bằng việc đường xu hướng
đi qua điểm 5
Hình 11: Ví dụ đường xu hướng giảm
Một đường xu hướng giảm được vẽ ngang qua các đỉnh thấp hơn đã hoànthành Đường xu hướng thăm dò cần được kiểm nghiệm tính đúng đắn của nó bằngviệc đi qua đỉnh thứ ba được hình thành (đỉnh 3) Đường xu hướng có thể mang lạithông tin khá thú vị về vùng mua, thời điểm thanh khoản của thị trường
4.6 Các chỉ báo kỹ thuật
Các chỉ báo kỹ thuật được sử dụng chủ yếu bởi các nhà giao dịch ngắn hạn.Đối với các nhà giao dịch dài hạn thì các chỉ báo kỹ thuật ít có giá trị hơn Lợi íchhiệu quả nhất của các chỉ báo kỹ thuật đối với nhà đầu tư dài hạn là nó giúp xácđịnh các điểm vào và thoát trạng thái đối với thị trường khi phân tích xu hướng dài
Trang 34hạn Một chỉ báo kỹ thuật là một chuỗi các dữ liệu được thiết lập từ các mức giátrong quá khứ Nhà đầu tư sử dung các chỉ báo kỹ thuật để dự báo xu hướng giá, xácđịnh lại xu hướng giá, dự đoán xu hướng giá.
4.6.1 Chỉ số sức mua/bán tương đối RSI
Năm 1978, J.Welles Wilder giới thiệu chỉ số RSI trong cuốn “New Concepts
in Technical Trading Systems”, từ đó đến nay RSI trở thành một trong các chỉ sốphổ biến và hiệu quả được sử dụng trong phân tích kỹ thuật RSI là chỉ số sức mạnhtương quan đo lường cường độ dao động liên quan đến giá hiện tại và giá quá khứ.RSI được xây dựng theo thang đo từ 0 đến 100 và lấy 2 đường 30 và 70 làm 2đường chỉ báo kỹ thuật Chỉ số RSI được tính theo công thức:
RSI = 100 -
Trong đó: RS =
Số ngày được sử dụng trong tính toán là 14 ngày theo đồ thị ngày, sử dụngtheo đồ thị tuần sẽ là 14 tuần Thời gian càng ngắn thì RSI càng trở lên nhạy cảmhơn và biên độ của nó càng lớn Khoảng thời gian dài làm dao động bằng phẳnghơn và trong biên độ hẹp hơn
Sử dụng RSI
Điểm mua quá mức, điểm bán quá mức (overbought / oversold condition):
Nếu RSI đạt đến mức 70 ta nói chứng khoán này đã đạt đến mức mua quá mức Tạimức này, nhà đầu tư cần thận trọng khi đặt lệnh mua Nếu RSI rơi xuống dưới mức
30 thì chứng khoán được coi là ở mức bán quá mức Tại thời điểm này nhà đầu tưcần có những quyết định thận trọng khi đặt lệnh bán
Đỉnh/đáy (top/bottom): RSI ở mức 70 được coi là đỉnh điểm và giá của chứng
khoán sẽ giảm sau khi đạt được mức đỉnh này Ngược lại, 30 được coi là điểm đáyRSI, sau điểm này thì giá chứng khoán sẽ hồi phục trở lại Cần lưu ý rằng, việc phântích chỉ số RSI chỉ là một trong những dấu hiệu chứng tỏ mức đỉnh hoặc mức đáy,cần kết hợp với việc phân tích các chỉ số khác
4.6.2 Đo lường Momentum
Momentum là ứng dụng cơ bản nhất của phân tích dao động, đo lường tốc độthay đổi của giá khi nó đi ngược với mức giá thực tế Công thức tính Momentum
Trang 35khá đơn giản Nếu giá hiện hành cao hơn giá trong quá khứ thì chỉ báo
momentum là tích cực Còn nếu giá hiện hành nhỏ hơn giá trong quá khứ thì chỉ
báo momentum là tiêu cực
Sử dụng Momentum
- Tín hiệu mua: Khi chỉ báo momentum cắt đường zero theo hướng đi lên điều này
hàm ý là sự đảo chiều đang diễn ra, bởi đã có sự thoát ra khỏi vùng đáy hoặc sựtăng giá này nằm ở mức cao hơn mức đã xảy ra tăng giá gần đây nhất Khi đó người
ta gọi là tín hiệu tăng giá
- Tín hiệu bán: Khi chỉ báo momentum cắt đường zero theo hướng đi xuống điều
này hàm ý đường giá đã thoát khỏi vùng đỉnh và đang đảo chiều và đường giá đã bị rớt giá mạnh xuống một vùng giá thấp hơn Người ta gọi đây là tín hiệu giảm giá.
- Tín hiệu thoát khỏi thị trường: Khi momentum trong quá trình đảo chiều và hướng
trở về đường zero thì nó có nghĩa là lợi nhuận đã và đang bị hao mòn Điều mànhững nhà đầu tư nên lưu ý ở giai đoạn này là sẽ có những mức thoái lui khỏi thịtrường khi momentum trở về mức zero Một khả năng khác là vẽ đường xu hướng,nếu nó bị “bẻ gãy” (break) thì đó cũng là tín hiệu thoát khỏi thị trường
4.6.3 Chỉ báo trung bình động hội tụ/phân kỳ (MACD – Moving Average
Convergence Divergence)
Kể từ khi được Gerald Appel giới thiệu, MACD đã trở thành một trong nhữngcông cụ phân tích kỹ thuật đơn giản và tin cậy nhất MACD là một chỉ số kỹ thuậttheo dõi sự biến động xu hướng của giá chứng khoán Về mặt tính toán, MACD lấymột giá trị trung bình động của giá trong ngắn hạn trừ cho giá trị trung bình độngtrong dài hạn Thông thường MACD sử dụng EMA – 12 làm trung bình động ngắnhạn và EMA – 26 làm trung bình động dài hạn
- MACD nhanh: là hiệu số giữa một đường trung bình động của một chứng khoánvới thời gian 12 ngày và đường trung bình động thời gian 26 ngày
MACD nhanh = EMA (12) – EMA (26)
- MACD chậm: là đường trung bình trượt mũ của đường EMA với hệ số làm tươngứng với chu kỳ 9 phiên
MACD chậm = EMA (9)
Sử dụng MACD
- Dấu hiệu bán ra: khi đường MACD nhanh chuyển động từ trên xuống dưới, cắtđường MACD chậm và cả hai đều có giá trị dương Giao điểm này trên đường 0 và