1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÀI THU HOẠCH lớp TRUNG cấp LLCT phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố huế

17 103 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 145,58 KB

Nội dung

A MỞ ĐẦU Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử. Lý luận không phải là một cái gì đứng im, chết cứng mà nó luôn luôn cần đến thực tiễn để được thực tiễn bổ sung, hoàn thiện bằng những kết luận mới trong những điều kiện, hoàn cảnh mới. Trong khi đó thực tiễn có vai trò quyết định đối với lý luận vì thực tiễn là hoạt động vật chất, sản xuất ra mọi thứ, còn lý luận là sản phẩm tinh thần, phản ánh thực tiễn. Thông qua hoạt động thực tiễn, lý luận mới được vật chất hóa, hiện thực hóa, mới có sức mạnh cải tạo thế giới khách quan. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông (Hồ Chí Minh, 1995, tập 8, tr. 496). Người nói: Lý luận đi đôi với thực tiễn”, ngược lại, lý luận xa rời và không giúp ích gì cho thực tế cuộc sống. Bác nhận định: lý luận “phải cụ thể hóa … cho thích hợp với điều kiện, hoàn cảnh từng lúc và từng nơi”. Và một vấn đề nữa, theo Hồ Chí Minh lý luận liên hệ với thực tế còn là ở chỗ “mục đích học để vận dụng chứ không phải học lý luận vì lí luận”. Người nói : “Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào công việc thực tế là lý luận suông. Dù xtôi được hàng ngàn, hàng vạn quyển lí luận, nếu không biết đtôi ra thực hành, thì khác nào cái một hòm đựng sách” . Thực hiện theo đúng lời dạy của Bác, trường đào tạo cán bộ Hà Nội luôn xác định việc dạy và học phải được đi đôi với thực hành, thực tế. Thực tế nghiên cứu sẽ giúp cho học viên có nhận thức những vấn đề diễn ra trong cuộc sống, trong xã hội, hiểu được những thực trạng có liên quan đến nội dung bài học, rút ra những ưu điểm, khuyết điểm và từ đó đề ra các giải pháp để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

Trang 1

LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH

***

BÀI THU HOẠCH NGHIÊN CỨU THỰC TẾ

Đề tài: Phát triển kinh tế - xã hội trên địa

bàn thành phố Huế

Người thực hiện : Nguyễn Thị Ngoan

Đơn vị công tác : Trung tâm Hướng nghiệp

HÀ NỘI - 2020

Trang 2

A- MỞ ĐẦU

Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử Lý luận không phải là một cái gì đứng im, chết cứng mà nó luôn luôn cần đến thực tiễn

để được thực tiễn bổ sung, hoàn thiện bằng những kết luận mới trong những điều kiện, hoàn cảnh mới Trong khi đó thực tiễn có vai trò quyết định đối với lý luận

vì thực tiễn là hoạt động vật chất, sản xuất ra mọi thứ, còn lý luận là sản phẩm tinh thần, phản ánh thực tiễn Thông qua hoạt động thực tiễn, lý luận mới được vật chất hóa, hiện thực hóa, mới có sức mạnh cải tạo thế giới khách quan

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 8, tr 496) Người nói: "Lý luận đi đôi với thực tiễn”, ngược lại, lý luận xa rời và không giúp ích gì cho thực

tế cuộc sống Bác nhận định: lý luận “phải cụ thể hóa … cho thích hợp với điều kiện, hoàn cảnh từng lúc và từng nơi” Và một vấn đề nữa, theo Hồ Chí Minh lý luận liên hệ với thực tế còn là ở chỗ “mục đích học để vận dụng chứ không phải học lý luận vì lí luận” Người nói : “Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực

tế Lý luận mà không áp dụng vào công việc thực tế là lý luận suông Dù xtôi được hàng ngàn, hàng vạn quyển lí luận, nếu không biết đtôi ra thực hành, thì khác nào cái một hòm đựng sách”

Thực hiện theo đúng lời dạy của Bác, trường đào tạo cán bộ Hà Nội luôn xác định việc dạy và học phải được đi đôi với thực hành, thực tế Thực tế nghiên cứu sẽ giúp cho học viên có nhận thức những vấn đề diễn ra trong cuộc sống, trong xã hội, hiểu được những thực trạng có liên quan đến nội dung bài học, rút

ra những ưu điểm, khuyết điểm và từ đó đề ra các giải pháp để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả

Trang 3

Có như vậy sau khi học, học viên sẽ tự mình giải quyết tốt những vấn đề

từ trong thực tiễn, dùng lý luận để giải quyết thực tiễn, phục vụ tốt cho quá trình công tác và thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị

Trường đào tạo cán bộ Hà Nội đã tổ chức chuyến đi thực tế đến Thành phố Huế- Tỉnh Thừa Thiên cho lớp Trung cấp lý luận- hành chính K18 từ ngày

04 đến ngày 10 tháng 3 năm 2020 Với mục tiêu giúp các học viên có điều kiện tiếp xúc với thực tế về tất cả các mặt công tác ở địa phương, mà cụ thể là nắm bắt tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố Huế, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân mỗi học viên, kinh nghiệm để phục vụ công tác của bản thân tại địa phương, đơn vị của mình

Mặc dù chuyến thực tế có hạn chế về mặt thời gian nhưng đã mang lại nhiều hiểu biết, kinh nghiệm và những ấn tượng khó phai về những kết quả mà Thành phố Huế đã đạt được

Trong chuyến đi thực tế, tôi thực sự tâm đắc với nội dung tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Thành phố Huế Với mô hình

cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp Đây là mô hình cho lại hiệu quả công nghệ cao của Thành phố Huế và có thể áp dụng hiệu quả ở nhiều địa phương trong cả nước

Vì vậy, tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu về nội dung: “Phát triển kinh tế

-xã hội trên địa bàn Thành phố Huế”.

Trang 4

B- NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận và thực tiễn

Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ

cấu, thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo đảm công bằng xã hội

Muốn phát triển kinh tế trước hết phải có sự tăng trưởng kinh tế Nhưng

không phải sự tăng trưởng kinh tế nào cũng dẫn tới phát triển kinh tế Phát triển

kinh tế đòi hỏi phải thực hiện được ba nội dung cơ bản sau:

- Sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người Nội dung này phản ánh mức độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định

- Sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, thể hiện ở tỷ trọng của các ngành dịch vụ và công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng lên, còn tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm xuống Nội dung này phản ánh chất lượng tăng trưởng, trình độ kỹ thuật của nền sản xuất để có thể bảo đảm cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững

- Mức độ thoả mãn các nhu cầu cơ bản của xã hội thể hiện bằng sự tăng lên của thu nhập thực tế, chất lượng giáo dục, y tế… mà mỗi người dân được hưởng Nội dung này phản ánh mặt công bằng xã hội của sự tăng trưởng kinh tế

Với những nội dung trên, phát triển kinh tế bao hàm các yêu cầu cụ thể là: + Mức tăng trưởng kinh tế phải lớn hơn mức tăng dân số

+ Sự tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ để bảo đảm tăng trưởng bền vững

+ Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội, tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội ngang nhau trong đóng góp và hưởng thụ kết quả của tăng trưởng kinh tế

Trang 5

+ Chất lượng sản phẩm ngày càng cao, phù hợp với sự biến đổi nhu cầu của con người và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái

Như vậy, phát triển kinh tế có nội dung và ý nghĩa khá toàn diện, là mục

tiêu và ước vọng của các dân tộc trong mọi thời đại Phát triển kinh tế bao hàm trong nó mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội Tăng trưởng và phát triển kinh tế là điều kiện tiên quyết và cơ bản để giải quyết công bằng xã hội Công bằng xã hội vừa là mục tiêu phấn đấu của nhân loại, vừa là động lực quan trọng của sự phát triển Mức độ công bằng xã hội càng cao thì trình độ phát triển, trình độ văn minh của xã hội càng có cơ sở bền vững

Tuy vậy, hiện nay trong phát triển kinh tế phải chú trọng đến phát triển bền vững, đây là khái niệm đang còn tiếp tục tranh cãi, tuy nhiên theo nghĩa chung nhất thì: Phát triển kinh tế bền vững là phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương đến các nhu cầu của các thế hệ tương lai

Ở đây có thể thấy về mặt nội dung, phát triển kinh tế bền vững là sự phát triển kinh tế phải đáp ứng yêu cầu sau:

+ Kinh tế phải phát triển liên tục

+ Kinh tế phải phát triển với tốc độ cao

+ Đáp ứng các nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn thương đến các thế

hệ tương lai

Như vậy có thể thấy đây là vấn đề quan trọng đối với mỗi địa phương và quốc gia trong thực hiện phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội

2 Đánh giá sự phát triển kinh tế- Xã hội trên địa bàn thành phố Huế

2.1 Điều kiện tự nhiên, văn hoá và con người Huế

a Vị trí địa lý:

Trang 6

Huế là thành phố trực thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế Thừa Thiên Huế là tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam có tọa độ ở 16-16,8 độ vĩ Bắc

và 107,8-108,2 độ kinh Đông Diện tích của tỉnh là 5.053,99 km²

Phía Bắc thành phố Huế và phía Tây giáp thị xã Hương Trà, phía Nam giáp thị xã Hương Thuỷ, phía Đông giáp thị xã Hương Thuỷ và huyện Phú Vang Tọa lạc hai bên bờ hạ lưu sông Hương, về phía Bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng

105 km, cách cửa biển Thuận An 14 km, cách sân bay quốc tế Phú Bài 14 km và cách Cảng nước sâu Chân Mây 50 km

b Khí hậu

Thành phố Huế có sự ngoại lệ về khí hậu so với Bắc Bộ và Nam Bộ, vì nơi đây khí hậu khắc nghiệt và có sự khác nhau giữa các vùng và khu vực trong toàn tỉnh Huế có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuộc Phân loại khí hậu

40 °C (95 đến 104 °F) Mùa mưa từ tháng Tám đến tháng Giêng, với một mùa lũ

từ tháng Mười, trở đi Nhiệt độ trung bình mùa mưa là 20 °C (68 °F), đôi khi thấp nhất là 9 °C (48 °F) Mùa xuân kéo dài từ tháng Giêng đến cuối tháng Hai

Trang 7

c Văn hoá và con người Huế

Người Huế với tính cách dịu dàng, dễ thương pha lẫn sự kín đáo e ếp, với giọng nói “dạ, thưa” đến say lòng Người Huế gần gũi và thân thiện luôn nở nụ cười trên môi khi gặp người khác Luôn nhận được sự quan tâm, hỏi han và giúp đỡ của người Huế những lúc gặp khó khăn Họ ít nói, sống luôn giữ kẽ và hết sức kín đáo trong lời ăn, tiếng nói hằng ngày, họ thường giấu kín những khó khăn riêng của mình trước bạn bè, không để điều to tiếng Huế không sống nhiều về đêm như những thành phố lớn khác Người Huế sống hoài cổ, tất cả những gì mới và lạ du nhập vào Huế đều cần phải có một thời gian dài mới có thể bám rễ

và phát triển ở Huế, phải trải qua một quá trình thẩm thấu, chọn lọc thật kĩ thì những cái đó mới được người Huế đón nhận, từ nghệ thuật cho đến văn hóa, thể thao và nhiều cái khác nữa Con người Huế đã và đang góp phần tạo nên nét văn hoá rất riêng xứ Huế Văn hóa Huế được tạo nên bởi sự đặc sắc về tinh thần, đa dạng về loại hình, phong phú và độc đáo về nội dung, được thể hiện rất phong phú trên nhiều lĩnh vực như: văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, phong tục tập quán, lễ hội, lề lối ứng xử, ăn - mặc - ở, phong cách giao tiếp, phong cách sống,

Huế còn được gọi là Xứ thơ, là một trong những thành phố được nhắc tới nhiều

trong thơ văn và âm nhạc Việt Nam vì nét lãng mạn và thơ mộng

2.2 Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa

Theo tư liệu từ Văn phòng HĐND và UBND Thành phố về đánh giá tình hình kinh tế Thành phố:

a Tình hình kinh tế Thành phố Huế

* Về dịch vụ du lịch

Tiếp tục xác định phát triển kinh tế là ưu tiên hàng đầu trong công tác chỉ đạo, điều hành Tập trung định hướng phát triển kinh tế ngành, lĩnh vực nhất là

Trang 8

dịch vụ, du lịch, thương mại, tiếp tục cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt nam Tăng cường quảng bá, xúc tiến đầu tư các lĩnh vực tiềm năng trên địa bàn, khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước hợp tác đầu tư, kinh doanh cùng với các doanh nghiệp Tỉnh, Thành phố Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tập trung hỗ trợ thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể.Rà soát, cắt giảm điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với lĩnh vực kinh doanh

Quản lý và phát triển tuyến phố đêm Phạm Ngũ Lão- Chu văn An- Võ Thị ngày càng hoàn thiện, hấp dẫn cả về nội dung lẫn nghệ thuật Sớm hình thành tuyến đi bộ cầu Tràng Tiền, kết nối khu vực bờ Nam sông Hương với bờ Bắc sông Hương; kêu gọi đầu tư và xây dựng khu buôn bán hàng rong bạ

Kêu gọi xã hội hóa tổ chức các chương trình nghệ thuật hàng tuần, các show biểu diễn văn hóa nghệ thuật, các loại hình vui chơi giải trí dân gian, hình thành phố ẩm thực đêm, các khu mua sắm phục vụ cho khách du lịch…

Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch thông qua việc xây dựng các trang thông tin điện tử, web về du lịch, bản đồ du lịch, cẩm nang du lịch, video clip về Huế, hội thi sản phẩm quà tặng lưu niệm Huế, tham gia hội chợ, triển lãm; tuyên truyền, vận động người dân Huế tham gia phát triển du lịch, tạo

ra nhiều sản phẩm du lịch mới, các dịch vụ về đêm… Chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi chèo kéo, cò mồi, chặt chém khách du lịch xây dựng hình ảnh về thành phố văn minh- thân thiện với khách du lịch …

* Phát triển công nghiệp – TTCN, thương mại

Kêu gọi các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động tại Cụm công nghiệp An Hòa Tiếp tục triển khai kế hoạch di dời các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường ra khỏi các khu dân cư

Trang 9

Tăng cường quản lý nhà nước trên lĩnh vực chợ, thương mại, thực hiện các biện pháp đồng bộ để bình ổn giá; tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường, giá cả trên địa bàn, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu, các giải pháp để ngăn chặn có hiệu quả các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, chuyển giá, trốn, lậu thuế Tập huấn kiến thức cho các cơ sở sản xuất kinh doanh TCMN và hàng lưu niệm, cải tiến mẫu mã sản phẩm và bao

bì, nâng cao kỹ năng phục vụ…

* Phát triển nông nghiệp

Chỉ đạo sản xuất các mùa vụ, thực hiện tốt kế hoạch chăn nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nông nghiệp sạch, hiệu quả cao; theo dõi, nắm chắc tình hình diễn biến của dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, phát hiện sớm dịch bệnh để bao vây, dập dịch

Đa dạng hóa nông nghiệp, xây dựng vùng sản xuất rau và gia vị sạch, phát triển các vườn cây ăn quả đặc sản, vùng trồng hoa Tổ chức hướng dẫn người sản xuất trong nông nghiệp những quy định về an toàn thực phẩm; ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quy trình sản xuất, địa điểm giới thiệu, mua bán sản phẩm nông nghiệp sạch

* Về công tác điều hành ngân sách nhà nước

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác quản lý thu, nâng cao chất lượng quản lý thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ, kiểm soát thu kịp thời các khoản thu vảng lai theo quy định của pháp luật Tập trung đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra Tăng cường thu hồi nợ đọng thuế Theo dõi, kiểm tra, kiểm soát việc khai nộp thuế điện tử, hoàn thuế Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế để tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh Quản lý, điều hành chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, ưu tiên vốn cho các công trình trọng điểm, bảo đảm chi thường xuyên, thực hiện chính sách an sinh xã hội…

Trang 10

b Tình hình văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục

* Về văn hóa, thể thao.

Tham gia tổ chức các hoạt động hưởng ứng tại Festival Huế 2018 do Tỉnh

tổ chức Xây dựng đề cương, kế hoạch tổ chức Festival chuyên đề Huế 2020

Nâng cao chất lượng tuyên truyền, cổ động các nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ trong năm với các nội dung hình thức đa dạng, phong phú Tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghiêm quy định về đốt rải vàng mã, Nghị quyết của thành ủy về nếp sống văn minh đô thị, kiểm tra xử lý các vi phạm về nếp sống văn minh – mỹ quan đô thị, nhất là tình trạng quảng cáo bằng

pa nô, băng rôn sai phép, không phép và quảng cáo rao vặt

Tiếp tục triển khai Đề án Chính sách hỗ trợ, bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng; trình HĐND tỉnh thông qua Đề án Đặt tên đường phố đợt IX

và xây dựng Đề án Đặt tên đường phố đợt X; hoàn thành đề án không gian Sách

Tổ chức Đại hội TDTT Thành phố lần thứ VIII thành công và cử lực lượng tham gia tại Đại hội TDTT

* Về giáo dục

Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non; đẩy mạnh giáo dục toàn diện học sinh tiểu học và THCS; quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh; tiếp tục phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, đẩy mạnh dạy học tiếng Anh, Tin học cho học sinh tiểu học và THCS

Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, đổi mới công tác quản lý, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ CBQL trường học, đội ngũ CBGV Xây dựng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ nòng cốt để làm hạt nhân nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ Tích cực thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo dục học sinh Thực hiện tốt quy định dạy thêm, học thêm

Trang 11

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, lớp học 2 buổi/ngày, trang thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa Huy động nguồn lưc trong xã hội, phụ huynh học sinh đầu tư phát triển giáo dục, xã hội hóa một số thiết chế trong trường học Đầu tư máy tính cho các trường để đáp ứng nhu cầu dạy học Tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường Xây dựng Đề án “Tự chủ tài chính” cho một số trường Mầm non công lập

* Về y tế - dân số

Rà soát và có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất và nguồn nhân lực phù hợp đối với các Trạm y tế phường Đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh, không để xảy ra dịch lớn Tăng cường thanh tra, kiểm tra bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, hoạt động của các cơ sở y tế để kịp thời chấn chỉnh, xử lý sai phạm Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong công tác khám và điều trị bệnh, nâng cao tỷ lệ hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế công

Tiếp tục duy trì mức giảm sinh vững chắc, giảm nhanh tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, từng bước nâng cao chất lượng dân số và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; phấn đấu tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt 0,87%, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên <9,8% Triển khai có hiệu quả mô hình kiểm tra sức khỏe tư vấn tiền hôn nhân, Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh, mô hình tư vấn và chăm sóc người cao tuổi…

* Về lao động, thương binh và xã hội

Thực hiện tốt các chính sách đối với người có công, đẩy nhanh tiến độ xây dựng và sửa chữa nhà cho người có công theo Nghị định 22/CP, giải quyết kịp thời các chế độ chính sách đối với người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội; Thông qua các nguồn vay vốn ưu đãi tuyên truyền, hướng dẫn người nghèo tham gia phát triển kinh tế, hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập thoát nghèo bền vững Phấn đấu giải quyết cho 50 hộ nghèo được hưởng lợi từ chương trình xóa nhà tạm và hoạt động xã hội của đoàn thể, tổ chức xã hội, nhân đạo từ thiện

Ngày đăng: 11/08/2021, 15:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w