Trong quản lý để giải quyết các công việc cần phải tuân theo những thủ tục phù hợp. Với nghĩa chung nhất, thủ tục là phương thức, cách thức giải quyết công việc theo một trình tự nhất định, một thể lệ thống nhất, gồm một loạt nhiệm vụ liên quan chặt chẽ với nhau nhằm đạt được kết quả mong muốn. Trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, thủ tục trước hết được hiểu là những trình tự được quy định phải tuân theo khi thực hiện việc công. Theo quan niệm này, ở nhiều nước có luật thủ tục cho hoạt động của các cơ quan Nhà nước tương đối cụ thể. Những thủ tục như vậy không đơn thuần chỉ là yêu cầu về giấy tờ hành chính cần có mà còn là trật tự hoạt động của cơ quan Nhà nước được quy định.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
ĐỀ TÀI:
NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH – LIÊN HỆ THỰC TIỄN
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần: Thủ tục hành chính
Mã phách:……….
Hà Nội - 2021
Trang 2PHẦN NỘI DUNG
1 Khái niệm thủ tục, thủ tục hành chính
Trong quản lý để giải quyết các công việc cần phải tuân theo những thủ tục phù hợp Với nghĩa chung nhất, thủ tục là phương thức, cách thức giải quyết công việc theo một trình tự nhất định, một thể lệ thống nhất, gồm một loạt nhiệm vụ liên quan chặt chẽ với nhau nhằm đạt được kết quả mong muốn
Trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, thủ tục trước hết được hiểu là những trình tự được quy định phải tuân theo khi thực hiện việc công Theo quan niệm này, ở nhiều nước có luật thủ tục cho hoạt động của các cơ quan Nhà nước tương đối cụ thể Những thủ tục như vậy không đơn thuần chỉ
là yêu cầu về giấy tờ hành chính cần có mà còn là trật tự hoạt động của cơ quan Nhà nước được quy định
Theo quy định của pháp luật và thực tiễn quản lý Nhà nước ở nước ta, hoạt động chấp hành và điều hành (hành pháp) của hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước được thực hiện bằng hành động liên tục theo một trình tự nhất định nhằm đạt mục đích quản lý đã được đề ra Đó là thủ tục quản lý hành chính Nhà nước, được gọi là thủ tục hành chính
Trong nghiên cứu thủ tục hành chính, có nhiều quan niệm về phạm vi
cụ thể của khái niệm thủ tục hành chính Quan niệm hành chính thứ nhất cho rằng, thủ tục hành chính: là trình tự mà các cơ quan quản lý Nhà nước giải quyết trong lĩnh vực trách nhiệm hành chính và xử lý vi phạm pháp luật Theo quan niệm thứ hai thì thủ tục hành chính: là trình tự giải quyết bất kỳ một vụ việc cá biệt, cụ thể nào trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước
Quan niệm theo nghĩa rộng nhất khẳng định: Thủ tục hành tính là trình
tự về thời gian và không gian các giai đoạn cân phải có để thực hiện mọi hình
Trang 3thức hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, bao gồm trình
tự thành lập các công sở; trình tự bổ nhiệm, điều động viên chức; trình tự lập quy, áp dụng quy phạm để bảo đảm các quyền chủ thể và xử lý vi phạm trình
tự tổ chức - tác nghiệp hành chính
Các quy phạm thủ tục bao gồm: thủ tục lập pháp, thủ tục tổ tụng tư pháp và thủ tục hành chính Nhằm đạt đến những mục tiêu xác định trước, hoạt động quản lý Nhà nước tác động đến rất nhiều các quan hệ xã hội khác nhau và các quy phạm vật chất hành chính rất đa dạng Vì vậy, không có một thủ tục hành chính duy nhất, mà có rất nhiều loại thủ tục Và những thủ tục hữu hiệu nhất là vô cùng cần thiết, vì nó bảo đảm cho tiến trình hành chính không trì trệ hay cản trở, có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện các lợi ích xã hội khác nhau
Như vậy, thủ tục hành chính là trình tự, cách thức giải quyết công việc của các cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền trong mối quan hệ nội
bộ của hành chính và giữa các cơ quan hành chính Nhà nước với các tổ chức
và cá nhân công dân Nó giữ vai trò đảm bảo cho công việc đạt được mục đích đã định, phù hợp với thẩm quyền của các cơ quan nhà nước hoặc của các
cá nhân, tổ chức được uỷ quyền trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước
Ngoài ra, theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính: “Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện,
hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.”
2 Đặc điểm và ý nghĩa của thủ tục hành chính
2.1 Đặc điểm của thủ tục hành chính
Gồm 05 đặc điểm sau:
Trang 4- Thủ tục hành chính là quy phạm có tính thủ tục để đưa pháp luật vào đời sống thực tế
- Thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định
- Thủ tục hành chính được thực hiện một cách thống nhất
- Thủ tục hành chính có tính đa dạng, phức tạp
- Thủ tục hành chính có sự linh hoạt theo yêu cầu triển khai pháp luật vào đời sống
2.2 Ý nghĩa của thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính là bộ phận của thể chế hành chính, ngày càng có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước Nó có nhiều
ý nghĩa đối với công tác quản lý nhà nước:
- Thủ tục hành chính hết sức cần thiết để có nhận thức đúng đắn trong hoạt động quản lý nhà nước đặc biệt là trong tiến trình cải cách nền hành chính
- Là những tiêu chuẩn hành vi cho công dân và cán bộ, công chức, viên chức hành chính thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, bảo đảm sự hoạt động chặt chẽ, thuận lợi, đúng chức năng của bộ máy hành chính
- Các quyết định hành chính đảm bảo được đưa vào thực tế của đời sống xã hội
- Là công cụ điều hành cần thiết của tổ chức hành chính; góp phần vào quá trình xây dựng và triển khai luật pháp
- Là sự biểu hiện trình độ văn hoá, mức độ văn minh của nền hành chính
Trang 5Như vậy có thể thấy, các cơ quan Nhà nước và công chức Nhà nước khi ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định quản lý Nhà nước đều phải tuân theo một quy trình đã được quy phạm thủ tục hành chính quy định, nhằm thực hiện một cách tốt nhất các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước theo pháp luật cũng như phục vụ nhu cầu hàng ngày của công dân Thủ tục hành chính là một bộ phận tạo thành chế định tất yếu của luật hành chính Nói khác
đi, thủ tục hành chính là loại hình quy phạm hành chính có tính công cụ để cho các cơ quan Nhà nước có điều kiện thực hiện chức năng của mình Thủ tục hành chính bảo đảm cho các quy phạm vật chất của luật hành chính được thực hiện có hiệu quả trong đời sống xã hội Xây dựng một quan niệm chung, thống nhất về thủ tục hành chính là rất quan trọng Điều đó chẳng những có ý nghĩa, vai trò to lớn trong hoạt động lập pháp, lập quy mà còn hết sức cần thiết để có nhận thức và hành động đúng đắn trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước, đặc biệt là trong tiến trình cải cách nền hành chính Nhà nước
3 Các nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính
Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính được quy định tại Điều 12 Nghị định 63/2010/NĐ-CP
Cụ thể gồm 5 nguyên tắc như sau:
1) Bảo đảm công khai, minh bạch các thủ tục hành chính đang được thực hiện
2) Bảo đảm khách quan, công bằng trong thực hiện thủ tục hành chính 3) Bảo đảm tính liên thông, kịp thời, chính xác, không gây phiền hà trong thực hiện thủ tục hành chính
Trang 64) Bảo đảm quyền được phản ánh, kiến nghị của các cá nhân, tổ chức đối với các thủ tục hành chính
5) Đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức
4 Nguyên tắc bảo đảm khách quan, công bằng trong thực hiện thủ tục hành chính
Nguyên tắc này thể hiện trước hết ở việc định ra thủ tục hành chính phải xuất phát từ nhu cầu khách quan của hoạt động quản lý nhằm đưa ra quy trình hợp lý, thuận tiện nhất, mang lại kết quả cao nhất cho quản lý Những hoạt động quản lý phức tạp, có ý nghĩa quan trọng, tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của Nhà nước, cộng đồng, tổ chức, cá nhân mà những sai sót nhỏ cũng có thể gây hậu quả bất lợi cho xã hội thì thủ tục cần chặt chẽ, chi tiết để định ra từng khâu, từng bước, từng giai đoạn cụ thể của hoạt động đó
Chẳng hạn thủ tục giải quyết khiếu nại tố cáo, thủ tục xử lý vi phạm hành chính, là những hoạt động quản lý đơn giản, gián tiếp tác động đến những lợi ích khác nhau thì các thủ tục hành chính không cần quy định ở mức chi tiết Ví dụ đối với hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật nếu quy định thủ tục quá chặt chẽ sẽ khó thực hiện và mang lại hiệu quả không cao
Nguyên tắc khách quan còn đòi hỏi khi thực hiện thủ tục hành chính ở tất cả các khâu, các bước, các giai đoạn đều phải dựa trên những căn cứ khoa học Những kết luận, quyết định được đưa ra phải phù hợp với quy luật khách quan về sự tồn tại, vận động của các sự việc, các hiện tượng, các lĩnh vực xã hội Thực hiện thủ tục hành chính phải đặt lợi ích của quản lý lên hàng đầu, không được tuyệt đối hóa lợi ích của chủ thể quản lý cũng như đối tượng quản
Trang 7lý Thủ tục hành chính càng không được sử dụng để phục vụ những mục đích mang tính chủ quan của chủ thể quản lý
Nếu thừa nhận thủ tục là cách thức tổ chức hoạt động quản lý thì yêu cầu về sự công khai, minh bạch của thủ tục hành chính là tất yếu khách quan Trong xây dựng thủ tục,nguyên tắc này thể hiện:
Thứ nhất, trong trường hợp cần thiết Nhà nước tạo điều kiện cho
những đối tượng thực hiện thủ tục đóng góp ý kiến
Thứ hai, nội dung các thủ tục phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện Thứ ba, các thủ tục hành chính phải được công bố cho người thực hiện
thủ tục biết để có thể thực hiện dễ dàng Công bố thủ tục hành chính bao gồm công bố các thủ tục mới xây dựng, công bố các thủ tục đã có nhưng chưa công bố Việc công bố các thủ tục hành chính không chỉ là cần thiết mà là bắt buộc vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu lực của thủ tục
Trong thực hiện thủ tục hành chính, nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch đòi hỏi công khai hóa quá trình thực hiện thủ tục Công khai hóa quá trình thực hiện thủ tục có những lợi ích rõ rệt trong quản lý:
Về phía cá nhân, tổ chức, những chủ thể này biết thủ tục hành chính
đã được thực hiện đến giai đoạn nào, theo đó có thể chủ động thực hiện những quyền và nghĩa vụ pháp luật quy định để thủ tục được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi, đồng thời họ cũng dễ dàng giám sát hoạt động của Nhà nước, giảm tình trạng cơ quan, cán bộ, công chức vô trách nhiệm, sách nhiễu người dân
Về phía Nhà nước, công khai hóa quá trình thực hiện thủ tục cũng tạo
điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát trong bộ máy nhà nước thuận lợi, phân định trách nhiệm rõ ràng
Trang 8Bên cạnh đó, nguyên tắc công bằng cũng là yêu cầu đối với các cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức khi đề nghị của họ có đủ điều kiện do luật định
Cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước giải quyết thủ tục hành chính cho mình theo quy định của pháp luật; cơ quan nhà nước, cá nhân
có thẩm quyền có nghĩa vụ giải quyết thủ tục hành chính nhanh chóng, thuận lợi
Khi tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính, cơ quan hành chính nhà nước, đội ngũ cán bộ, công chức phải thực hiện theo nguyên tắc ai đến trước thì giải quyết trước, ai đến sau thì giải quyết sau, không thiên vị, không phân biệt đối xử
Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay vẫn đang tồn tại tình trạng nhờ vào quan hệ hoặc tiền bạc để được ưu tiên giải quyết các thủ tục trước hay giải quyết trong thời gian ngắn hơn, dễ dàng nhận thấy nhất là ở việc làm thủ tục hành chính về quản lý đất đai hoặc đăng ký và quản lý doanh nghiệp
5 Nguyên tắc đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức
Đầu tiên, chúng ta cần hiểu về trách nhiệm của cán bộ công chức, hay chính là trách nhiệm công vụ:
Nghĩa thứ nhất, trách nhiệm công vụ được hiểu như là nghĩa vụ phải
thực hiện nhiệm vụ được giao đến cùng, không thể thoái thác hoặc trao lại cho ai khác Nó là nguyên tắc của công vụ, buộc người công chức phải gắn mình với thực hiện công vụ cho đến khi có kết quả
Luật Cán bộ, công chức hiện hành quy định:
Trang 9Điều 18 Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ
1 Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái,
mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công
Điều 28 Nội dung đánh giá cán bộ
1 Cán bộ được đánh giá theo các nội dung sau đây:
a) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
b) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; c) Năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ;
d) Tinh thần trách nhiệm trong công tác;
đ) Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao
Theo những quy định này trách nhiệm công vụ được hiểu là sự ràng
buộc sức lực, tinh thần, danh dự, số phận với nhiệm vụ Đó là sự gắn bó, phụ thuộc của chủ thể vào hành vi của mình.
Nghĩa thứ hai, trách nhiệm công vụ được hiểu là sự thiệt hại hay hậu
quả bất lợi mà một người không hoàn thành nhiệm vụ sẽ phải gánh chịu.
Theo nghĩa này, bất kỳ ai cũng phải chịu trách nhiệm tùy theo tư cách
và vị trí của mình trong quan hệ xã hội nhất định Công dân có thể chịu trách nhiệm dân sự trong quan hệ dân sự, có thể chịu trách nhiệm hình sự nếu thực hiện hành vi phạm tội
Tương tự như vậy, trong quan hệ hành chính, khi thi hành công vụ,
công chức phải chịu trách nhiệm công vụ, trong đó có hình thức kỷ luật do cơ
quan và cá nhân có thẩm quyền tuyên buộc với các mức khác nhau
Trang 10Trong nền hành chính của nước ta hiện nay, có tình trạng khá phổ biến
là trách nhiệm công vụ không cao Nhiều người thờ ơ, đùn đẩy công việc, khi nảy sinh vấn đề thì đổ lỗi cho người khác, cấp trên đổ lỗi cho cấp dưới, cấp
dưới đổ lỗi cho cấp trên, Điều này cho thấy mặt đạo đức công vụ (lương
tâm, trách nhiệm) của công chức không cao
Theo nghĩa thứ hai là sự tổn thất phải gánh chịu, trách nhiệm công vụ khó khả thi Các cơ quan, tổ chức nhà nước rất khó buộc một công chức phải chịu một hình thức thiệt hại khi người đó không hoàn thành hoặc hoàn thành không tốt nhiệm vụ
Cán bộ, công chức trong quá trình giải quyết các công việc cho cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nhiệm vụ được giao, tuân thủ các quy định của pháp luật khi tiếp nhận và giải quyết hồ
sơ của cá nhân, tổ chức Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện thủ tục hành chính
Khi giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, phải tạo thuận lợi cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc trong thực hiện thủ tục hành chính
Hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện trình tự, hồ sơ hành chính đầy
đủ, rõ ràng, chính xác không để tổ chức, cá nhân phải đi lại bổ sung hồ sơ quá hai lần cho một vụ việc, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện không đúng theo hướng dẫn của cán bộ, công chức được phân công thực hiện thủ tục hành chính
Chủ động tham mưu, đề xuất, sáng kiến cải tiến việc thực hiện thủ tục hành chính; kịp thời phát hiện, kiến nghị với cơ quan, người có thẩm quyền
Trang 11để sửa đổi, bổ sung, thay đổi hoặc hủy bỏ, bãi bỏ các quy định về thủ tục hành chính không phù hợp, thiếu khả thi
Trong quá trình chuyển đổi và vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hành chính nhà nước đang thực hiện chuyển chức năng quản lý là chủ yếu sang chức năng phục vụ, cung cấp dịch vụ công Trong những năm trở lại đây, tư tưởng xin – cho trong giải quyết thủ tục hành chính dần được thay bằng hoạt động cung cấp dịch vụ công, nhà nước phục
vụ nhân dân Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước mà kỷ luật, kỷ cương hành chính được chấn chỉnh, các cơ quan tăng cường thường xuyên kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm về thái độ giao tiếp, ứng xử, nội quy, giờ giấc làm việc Cán bộ, công chức phải có thái độ thân thiện, hòa nhã, lịch sự, hỗ trợ, hướng dẫn tận tình, chu đáo khi công dân đến làm việc
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức luôn có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống giản dị, gương mẫu, có ý thức tổ chức kỷ luật, luôn tu dưỡng, rèn luyện, trình độ, năng lực được nâng lên, phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ được giao Nhiều cán bộ năng động, sáng tạo, thích ứng với xu thế hội nhập, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế
Trên thực tế, đội ngũ cán bộ, công chức làm việc tại các bộ, ngành, cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân các cấp từng bước được nâng lên về trình độ chuyên môn, chất lượng và hiệu quả công tác Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức về cả kỹ năng, nghiệp vụ và thái độ, đạo đức công vụ được các bộ, ngành, địa phương quan tâm thực hiện tốt theo kế hoạch hằng năm
6 Thực tiễn việc vận dụng nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa