Pháp luật về xử lý tài sản đảm bảo tiền vay tại các tổ chức tín dụng và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Ninh.Pháp luật về xử lý tài sản đảm bảo tiền vay tại các tổ chức tín dụng và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Ninh.Pháp luật về xử lý tài sản đảm bảo tiền vay tại các tổ chức tín dụng và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Ninh.Pháp luật về xử lý tài sản đảm bảo tiền vay tại các tổ chức tín dụng và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Ninh.Pháp luật về xử lý tài sản đảm bảo tiền vay tại các tổ chức tín dụng và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Ninh.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN ĐẢM BẢO TIỀN VAY TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH QUẢNG NINH
Ngành: Luật kinh tế
Họ và tên học viên : Đào Xuân Tùng
Hà Nội, năm 2019
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN ĐẢM BẢO TIỀN VAY TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH QUẢNG NINH
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quảnêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác.Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy vàtrung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa
vụ tài chính theo quy định của trường Đại học Ngoại Thương
Tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật, khoa sau Đại học - trường Đạihọc Ngoại Thương xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người cam đoan
Đào Xuân Tùng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành và tri ân sâu sắc tới Thầy, Cô và cácnhà khoa học công tác tại Khoa Luật, khoa Sau đại học- trường Đại học NgoạiThương đã giúp đỡ về tài liệu tham khảo, kiến thức học thuật, kinh nghiệm thực tế
để có thể hoàn thành Luận văn này Đặc biệt, học viên xin gửi lời cảm ơn chânthành nhất tới tiến sĩ Hà Công Anh Bảo đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp học viên lựachọn đề tài nghiên cứu, hướng tiếp cận và chỉnh sửa những thiếu sót trong suốt quátrình nghiên cứu đề tài, hoàn thiện Luận văn
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn, do trình độ lý luận cũngnhư kinh nghiệm thực tế của bản thân còn hạn chế, nên khó tránh khỏi những saisót Vì vậy, học viên rất mong nhận được ý kiến đóng góp để luận văn được hoànthiện hơn nữa
Học viên
Đào Xuân Tùng
Trang 61.1.1 Khái niệm các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hoạt động
5
1.1.2 Phân loại và đặc điểm của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
trong hoạt động tín dụng 7
1.1.3 Các yêu cầu thực hiện biện pháp bảo đảm trong hoạt động tín dụng 9
1.2 Khái niệm, đặc điểm pháp lý và phân loại tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng 14
1.2.1 Khái niệm về tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng 14
1.2.2 Đặc điểm pháp lý của tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng 16 1.2.3 Phân loại tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng 18
1.3 Khái niệm, đặc điểm pháp lý và nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm khoản vay tại các tổ chức tín dụng 23
1.3.1 Khái niệm xử lý tài sản bảo đảm khoản vay tại các tổ chức tín dụng .23 1.3.2 Đặc điểm của xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng.26 1.3.3 Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay các tổ chức tín dụng 27
Kết luận Chương 1 31 CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH QUẢNG NINH 32 2.1 Pháp luật xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng 32
Trang 72.1.1 Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng
2.2.2 Một số kết quả đạt được trong xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ
chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM 72 3.1 Định hướng nhằm hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng 73
3.1.1 Hoàn thiện các quy định pháp luật về tài sản bảo đảm và xử lý tài sản
bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng nhằm khắc phục những bất cập, kẽ
hở của pháp luật khi áp dụng vào thực tế 73
3.1.2 Hoàn thiện các quy định pháp luật về tài sản bảo đảm và xử lý tài sản
bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng phải gắn mới việc hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực hiện pháp luật 74
Trang 83.1.3 Hoàn thiện các quy định pháp luật về tài sản bảo đảm và xử lý tài sản
bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng phải bảo đảm kích thích phát triển kinh tế và duy trì hài hòa lợi ích chung của xã hội 75
Trang 93.1.4 Hoàn thiện các quy định pháp luật về tài sản bảo đảm và xử lý tài sản
bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng phải được đặt trong một giải pháp tổng thể đẻ hoàn thiện chế định về giao dịch bảo đảm trong hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật dân sự nói riêng 77
3.1.5 Hoàn thiện các quy định pháp luật về tài sản bảo đảm và xử lý tài sản
bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng phải có sự tương thích với pháp luật của các nước trong điều kiện hội nhập quốc tế 78
3.2 Một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình xử lý tài sản tiền vay tại tại
các tổ chức tín dụng tại Quảng Ninh 79
3.2.1 Hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro tín dụng, trong đó có quản lý rủi ro của tài sản bảo đảm 79 3.2.2 Các tổ chức tín dụng phải tăng cường vai trò của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ 80 3.2.3 Các tổ chức tín dụng phải nâng cao công tác bồi dưỡng cán bộ 81
3.2.4 Tăng cườ ng sự phối hợp giữa các tổ chức tín dụng với các cơ quan tư pháp, đặc biệt là cơ quan thi hành án trong công tác xử lý tài sản bảo đả m 82 3.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng tại Việt Nam 83
3.3.1 Nhóm các kiến nghị liên quan đến hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm 83 3.3.2 Nhóm các kiến nghị liên quan đến hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản đảm bảo tiền vay 86 3.3.3 Nhóm các kiến nghị tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản đảm bảo tiền vay tại các tổ chức tín dụng 90 3.3.4 Kiến nghị với Ngân Hàng Nhà Nước 91
Kết luận chương 3 92
KẾT LUẬN CHUNG 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
Trang 10LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong những năm trở lại đây, hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung, hệthống ngân hàng tại Việt Nam nói riêng phát triển nhanh và cung cấp một lượngvốn khá lớn cho các nhu cầu đầu tư và tiêu dùng Các hoạt động dịch vụ ngày một
đa dạng, phong phú và tiện ích hơn Nhiều cơ chế chính sách tiền tệ, tín dụng đã đivào cuộc sống, nhiều đổi mới về tổ chức và công nghệ đã được triển khai Tuynhiên, những biểu hiện của sự phát triển thiếu bền vững cũng không ít
Một trong những hoạt động chiếm đến gần 80% doanh thu của các tổ chứctín dụng tại Việt Nam là cung ứng tín dụng Cung ứng tín dụng là nội dung cơ bản
và cốt lõi nhất trong các hoạt động truyền thống của hệ thống ngân hàng và các tổchức tín dụng Cung ứng tín dụng là hoạt động mang tính phức tạp và ẩn chứa rủi rocao Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên của các tổ chức tín dụng là đưa ra các biện pháp bảo
vệ nguồn vốn của mình và giảm thiểu tối đa rủi ro trong hoạt động tín dụng
Sau giai đoạn tăng trưởng nóng của thời kì đầu hội nhập thì thị trường tíndụng Việt Nam đã rơi vào trạng thái kém ổn định Đặc biệt là lãi suất trên thị trườngbiến động bất thường và khó kiểm soát đã dẫn đến việc Ngân hàng nhà nước buộcphải áp dụng biện pháp hành chính áp đặt mức lãi suất trần Sự tăng trưởng quánóng này dẫn tới hệ quả quy mô tín dụng cung ứng vượt quá năng lực của các tổchức tín dụng Đi kèm với đó là năng lực quản trị rủi ro kém hiệu quả, dẫn đến nợxấu gia tăng Bên cạnh đó là mối nguy hiểm của mối liên thông giữa các thị trườngtín dụng ngân hàng – chứng khoán – bất động sản chưa được nhận thức đầy đủ, đãkhiến cho hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam không có rào cản cần thiết Các
tổ chức tín dụng mở rộng cho vay đối với các hoạt động kinh doanh chứng khoán vàbất động sản nhưng không lường hết được rủi ro Bởi vậy, cùng với sự đi xuống củathị trường chứng khoán và bất động sản, tín dụng ngân hàng nhanh chóng rơi vàotrạng thái khó khăn, nợ xấu tăng nhanh Hợp đồng tín dụng phá vỡ vì người đi vaykhông còn khả năng trả nợ Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay thực sự trở thành là hoạtđộng quan trọng trong hoạt động cung ứng tín dụng Việc xử lý tài sản bảo đảm tiền
Trang 11vay tuy không phải là cái đích cuối cùng mà các bên trong quan hệ tín dụng hướngtới Tuy nhiên, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là biện pháp tối ưu nhất và quan trọng
để thu hồi vốn của tổ chức tín dụng khi mà hợp đồng tín dụng không được thực hiệntheo đúng thỏa thuận giữa các bên giao kết hợp đồng Tuy nhiên, hiện nay việc xử
lý tài sản bảo đảm vẫn gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân là từ phía người vay, tổchức tín dụng, các quy định của pháp luật, trình tự thủ tục xử lý tài sản bảo đảm cáccác cơ quan thi hành án còn rườm rà
Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về xử lý tài sảnbảo đảm tiền vay là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc trong bối
cảnh nền kinh tế hiện nay Đây là lý do cơ bản để tác giả lựa chọn đề tài: Pháp luật
về xử lý tài sản đảm bảo tiền vay tại các tổ chức tín dụng và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Ninh để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn cao học của mình.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về bảo đảm tiềnvay, đã có một số đề tài khoa học nghiên cứu về các quy định và thực tiễn áp dụngbiện pháp bảo đảm tiền vay như:
• Lê Thị Thu Ánh (2015), “Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vaybằng tài sản thế chấp của bên thứ ba tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam”, luậnvăn thạc sỹ, Khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội
Liên quan đến việc nghiên cứu các quy định về xử lý tài sản bảo đảm cómột số đề tài như:
• Trần Thị Thu Trang (2013) “Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạtđộng cho vay của các ngân hàng thương mại, thực tiễn áp dụng tại ngân hàngthương mại cổ phần công thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa”, luận văn thạc
sỹ, Khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội,
• Đỗ Thanh Huyền, Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản của ngân hàngthương mại ở Việt Nam, luận văn thạc sĩ, Khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội,
• Nguyễn Thanh Vân (2014), “Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay từthực tiễn tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam”, luận văn thạc
sỹ, Học viện Khoa học xã hội,
Trang 12• Hoàng Thị Quỳnh Trang (2013), “Pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng bấtđộng sản tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam”, luận văn thạc sỹ, Khoa Luật - Đạihọc Quốc Gia Hà Nội,
Ngoài ra, nhiều bài báo, công trình nghiên cứu khác về bảo đảm tiền vay, tàisản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm đã được công bố Tuy nhiên, chưa có côngtrình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách sâu sắc về xử lý tài sản bảo đảm dưới góc
độ thực tiễn thi hành tại Quảng Ninh Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này,học viên mong muốn làm rõ hơn các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm và thực tiễnthi hành các quy định pháp luật cũng như đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiệnpháp luật về tài sản bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn
về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay từ thực tiễn xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trên địabàn tỉnh Quảng Ninh để từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý tàisản bảo đảm tiền vay ở Việt Nam Để đạt được mục đích nghiên cứu như trên,nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là: (i) Nghiên cứu các vấn đề lý luận về các biệnpháp bảo đảm, tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay; (ii) Tìm hiểu thựctrạng quy định pháp luật về tài sản bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay và thựctiễn thi hành pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại Quảng Ninh; (iii) Kiếnnghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tạicác tổ chức tín dụng ở Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quan điểm khoa học, các họcthuyết về các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự nói chung và bảo đảm nghĩa vụhoàn trả tiền vay cũng như việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay nói riêng; các quyđịnh pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay và thực tiễn thực hiện các quy địnhnày trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào việc làm rõ cơ sở lý luận, cơ
sở pháp lý và cơ sở thực tiễn của việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để từ đó đề
Trang 1311xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm tiền vay ở Việt Nam.
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể trong khoahọc xã hội và nhân văn như: phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp sosánh, đối chiếu để giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn thuộc phạm vi nghiêncứu của đề tài
6 Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn thể hiện những đóng góp mới sau đây:Thứ nhất, luận văn làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn củatài sản bảo đảm và việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để từ đó tạo tiền đề cho việc
đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về xử lýtài sản bảo đảm tiền vay ở Việt Nam
Thứ hai, luận văn đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và tổ chức thựchiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay ở Việt Nam trên cơ sở khảo sát từthực tiễn tại địa bàn một địa phương cụ thể là tỉnh Quảng Ninh
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được thiết kế gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Lý luận về các biện pháp bảo đảm, tài sản đảm bảo và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các Tổ chức tín dụng
Chương 2: Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Ninh
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng tại Việt Nam
Trang 14CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM, TÀI SẢN BẢO ĐẢM
VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG 1.1 Tổng quan về các biện pháp bảo đảm trong hoạt động tín dụng
1.1.1 Khái niệm các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong
hoạt động tín dụng
Việc xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự trước hết là dựa vào sự tự giáccủa các bên tham gia Nhưng thực tế, không phải bất cứ ai khi tham gia giao dịchdân sự đều có thiện chí trong việc thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ của mình.Trong một quan hệ nghĩa vụ, người có quyền được chủ động yêu cầu người cónghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của họ hoặc không được thực hiện một công việcnhất định; và chỉ khi nào công việc đó được thực hiện đúng thì người có quyền mớithực hiện được lợi ích của mình Tuy nhiên, về cách thức thì biện pháp thực hiệnnghĩa vụ dân sự và việc thực hiện hay không thực hiện như thế nào lại phụ thuộcvào hành vi của người có nghĩa vụ Nói cách khác, quyền chủ động của người cóquyền rơi vào thế bị động bởi phải phụ thuộc vào hành vi của người khác
Nhằm khắc phục tình trạng trên và tạo cho bên có quyền trong các quan hệnghĩa vụ có được thế chủ động được hưởng quyền dân sự, pháp luật cho phép cácbên có thỏa thuận đặt ra các biện pháp bảo đảm việc giao kết hợp đồng cũng nhưviệc thực hiện các nghĩa vụ dân sự Thông qua các biện pháp này, người có quyền
có thể chủ động tiến hành các hành vi của mình để có thể tác động trực tiếp đến tàisản của phía bên kia, nhằm thỏa mãn quyền lợi của mình khi đến thời hạn mà phíabên kia không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ
Trong pháp luật thực định Việt Nam, không có điều khoản nào đưa ra kháiniệm các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Để bảo đảm cho quyền vàlợi ích của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng được thực hiện, Bộ luật dân sựnăm 2015 đã ghi nhận 9 biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự tại Mục 7 chương 17phần nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự (từ Điều 309 đến Điều 350) Điều 292 Bộluật dân sự 2015 quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ gồm: cầm cố
Trang 15tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh,tín chấp và cầm giữ tài sản.
Khi nghiên cứu về khái niệm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, xuất hiệnmột vài quan điểm khác nhau Quan điểm thứ nhất cho rằng, bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ dân sự là một biện pháp dân sự có “tính dự phòng” nhằm thúc đẩy việcthực hiện đúng nghĩa vụ theo cam kết hoặc theo quy định của pháp luật Bên cạnh
đó, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự còn có tính bắt buộc đối với tất cảcác bên trong giao dịch và được bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước.Quan điểm khác lại cho rằng, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là loạitrách nhiệm dân sự đặc biệt trong đó các bên có thể thỏa thuận phạm vi trách nhiệm,mức độ trách nhiệm và cả các biện pháp thực hiện, áp dụng; có thể tự mình thựchiện, áp dụng trách nhiệm đó Như vậy, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đượchiểu theo 2 phương diện:
-Phương diện khách quan: bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là sự quy định củapháp luật, cho phép các chủ thể trong giao dịch dân sự hoặc các quan hệ dân sựkhác áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để bảo đảm cho một nghĩa vụchính được thực hiện đồng thời xác định và bảo đảm quyền, nghĩa vụ của các bêntrong các biện pháp đó
-Phương diện chủ quan: bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là việc thỏa thuận giữacác bên nhằm đặt ra các biện pháp tác động mang tính chất dự phòng để bảo đảmcho việc thực hiện nghĩa vụ, đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu
do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra
Tóm lại, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là sự thỏa thuận của các bêntrong việc lựa chọn và áp dụng một hoặc một số biện pháp nhất định nhằm bảo đảmquan hệ nghĩa vụ mà họ đang tham gia Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân
sự là các phương thức dự phòng, do các bên chủ thể thỏa thuận lựa chọn hoặc phátsinh trên cơ sở do pháp luật quy định để bảo đảm lợi ích của bên có quyền bằngcách cho phép bên có quyền được xử lý những tài sản thuộc sở hữu của bên cónghĩa vụ để khấu trừ giá trị nghĩa vụ trong trường hợp nghĩa vụ đó bị vi phạm Cácbiện pháp này góp phần bảo đảm cho các quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp
Trang 16đồng được thực hiện, nói cách khác bảo đảm cho các quan hệ hợp đồng được thựchiện theo đúng quy định của pháp luật và đúng thỏa thuận đặt ra Đây chính là mộttrong những cơ sở để xây dựng một xã hội ổn định và phát triển về mọi mặt.
1.1.2 Phân loại và đặc điểm của các biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ trong hoạt động tín dụng
Bộ luật dân sự 2015 quy định 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sựtại điều 292 bao gồm: Thế chấp tài sản, bảo lãnh, cầm cố tài sản, đặt cọc, kí cược, kíquỹ, bảo lưu quyền sở hữu, tín chấp và cầm giữ tài sản So với bộ luật dân sự 2005,BLDS 2015 bổ sung thêm hai biện pháp bảo đảm mới là: bảo lưu quyền sở hữu vàcầm giữ tài sản Phạm vi chế định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trongBLDS 2015 bao trùm cả các biện pháp bảo đảm đối vật (cầm cố, thế chấp, đặt cọc, kýcược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, cầm giữ tài sản) và biện pháp bảo đảm đối nhân(bảo lãnh, tín chấp) Chế định cũng điều chỉnh cả các biện pháp bảo đảm được xác lậptrên cơ sở thỏa thuận và biện pháp bảo đảm phát sinh do luật định
Đặc điểm của các biện pháp bảo đảm đối vật phát sinh theo thỏa thuận là xáclập một vật quyền của bên nhận bảo đảm trên tài sản bảo đảm thông qua hợp đồng,
vì vậy quyền của bên nhận bảo đảm bằng tài sản mang tính chất phức hợp: vừa cótính chất vật quyền, vừa có tính chất trái quyền Tính chất vật quyền được thể hiện ởhai điểm:
-Thứ nhất, khi xảy ra sự kiện vi phạm của bên có nghĩa vụ được quy định trong hợpđồng bảo đảm, bên nhận bảo đảm được thực thi quyền trực tiếp trên tài sản bảo đảm(quyền xử lý tài sản bảo đảm) mà không phụ thuộc vào ý chí của bên bảo đảm(không cần sự đồng ý, hợp tác của bên bảo đảm) Vật quyền bảo đảm cho phép chủthể thực hiện quyền của mình đối với tài sản ngay cả khi tài sản đó đang thuộc sựchiếm hữu của chủ thể khác Như vậy, giống như các vật quyền khác, vật quyền bảođảm cho phép người có quyền đối vật được phép thực hiện quyền của mình trên vậtbất kể vật đang nằm trong tay ai
-Thứ hai, tuy quyền của bên nhận bảo đảm được xác lập trên cơ sở hợp đồng giaodịch bảo đảm, nhưng nó không chỉ có hiệu lực giữa hai bên trong hợp đồng, mà còn
có hiệu lực đối kháng với bên thứ ba không tham gia vào giao dịch bảo đảm khi
Trang 17thỏa mãn các điều kiện nhất định Điều này có nghĩa, khi vật quyền bảo đảm đãđược công khai với bên thứ ba (thông qua cơ chế đăng ký hoặc chiếm giữ tài sản) thìquyền ưu tiên chính thức được xác lập lên tài sản, mà không phụ thuộc vào ý chí củachủ thể nhận bảo đảm sau Như vậy, khi vật quyền đã được xác lập hợp pháp thì tất
cả các chủ thể, dù với tư cách nào cũng phải tôn trọng quyền năng của người có vậtquyền đã được xác lập hợp pháp, phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định
Trong khi đó, bản chất của biện pháp bảo đảm đối nhân (bảo lãnh, tín chấp)
là có thêm một bên thứ ba cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay chobên có nghĩa vụ nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúngnghĩa vụ Trong trường hợp này, mức độ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được xem xéttheo nhiều phương diện như về tư cách, độ tin cậy và khả năng của bên thứ ba này.Bên nhận bảo đảm không xác lập một vật quyền nào trên tài sản cụ thể của bên bảođảm, do đó không đặt ra vấn đề xử lý tài sản của bên bảo lãnh hay thứ tự ưu tiêngiữa bên nhận bảo lãnh với bên nhận bảo đảm bằng tài sản
Với bản chất là một tổ chức kinh tế đặc thù có chức năng kinh doanh tiền
tệ, các tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động kinh doanh của mình thông qua cácquan hệ tín dụng, từ các quan hệ này mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với các
tổ chức, cá nhân được thiết lập và phát triển, gắn các tổ chức tín dụng gần với cáchoạt động sản xuấ kinh doanh trong xã hội Nếu không có những thiết chế cơ bản đểbảo đảm các khoản tiền vay và cho vay hiệu quả, các tổ chức tín dụng sẽ tự đặtmình trước những rủi ro khó lường đối với một loại hàng hóa đặc biệt vốn dĩ đãchứa đựng rất nhiều rủi ro Những thiết chế cơ bản về các biện pháp bảo đảm trong
Bộ luật Dân sự 2015 sẽ được các tổ chức tín dụng lựa chọn, tuy nhiên trong số chínbiện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tàisản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp… thì các biện pháp cầm cố,thế chấp và bảo lãnh được các tổ chức tín dụng ưu tiên sử dụng nhiều hơn cả Sở dĩcác biện pháp cầm cố, thế chấp và bảo lãnh được các tổ chức tín dụng ưu tiên sửdụng nhiều hơn các biện pháp còn lại bởi lẽ các biện pháp bảo đảm cầm cố, thế chấp
và bảo lãnh có chung đặc điểm là sử dụng tài sản cụ thể của chính khách hàng vay,của bên cầm cố/thế chấp hoặc bên bảo lãnh để đảm bảo thi hành nghĩa vụ trả nợ, khi
Trang 18khách hàng vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ thì tài sản bảo đảm cho khoản vay sẽ được
xử lý để thu hồi nợ cho tổ chức tín dụng Như vậy, khi xảy ra rủi ro tín dụng liênquan đến các khoản vay, thì phương thức xử lý tài sản của 03 biện pháp nêu trênđem lại được hiệu quả cao hơn so với 06 biện pháp bảo đảm còn lại Bộ luật Dân sự
2015 và Nghị định số 102/2017/NĐ-CP của Chính phủ về đăng kí các biện phápbảo đảm tiền tiền vay của các TCTD cũng đã tập trung hướng dẫn cụ thể về cácbiện pháp bảo đảm cầm cố, thế chấp và bảo lãnh để các Tổ chức tín dụng có thể dễdàng áp dụng vào thực tế
1.1.3 Các yêu cầu thực hiện biện pháp bảo đảm trong hoạt động tín dụng
1.1.3.1 Phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm
Nghĩa vụ được bảo đảm là nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ trong quan hệnghĩa vụ bảo đảm phải thực hiện trước bên có quyền, bao gồm nghĩa vụ chuyểngiao vật, nghĩa vụ chuyển giao quyền, chuyển giao giấy tờ có giá, trả tiền và một sốnghĩa vụ thực hiện công việc khác
Khoản 1, điều 293, bộ luật dân sự 2015 quy định: "Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại” Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 là toàn bộ nghĩa vụ ở đây ngoài
nghĩa vụ trả lãi và bồi thường thiệt hại còn bổ sung thêm nghĩa vụ trả tiền phạt Đây
là một điểm mới rất tích cực của BLDS 2015 bởi nếu theo quy định của BLDS 2005thì nghĩa vụ trả tiền phạt không được coi thuộc phạm vi bảo đảm, như vậy sẽ rất bấtlợi cho bên có quyền trong trường hợp bên có nghĩa vụ có hành vi vi phạm nhưngnghĩa vụ trả tiền phạt lại không nằm trong phạm vi nghĩa vụ bảo đảm
1.1.3.2 Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai
Bộ luật dân sự 2015 đã bổ sung thêm quy định về thực hiện nghĩa vụ trong
tương lai Theo đó, khoản 3, điều 293 quy định: “Trường hợp bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ được hình thành trong thời hạn bảo đảm là nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác” Bảo đảm nghĩa vụ trong tương
lai là nghĩa vụ dân sự mà giao dịch dân sự làm phát sinh nghĩa vụ đó, được xác lập
Trang 19sau khi giao dịch bảo đảm được giao kết BLDS 2005 không có quy định nào về bảođảm nghĩa vụ trong tương lai mà chỉ quy định các bên có quyền thỏa thuận về cácbiện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự để bảo đảm thực hiện các loại nghĩa vụ, kể cảnghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện Ngoài ra, tạiđiều 294 BLDS 2015 quy định:
• Trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai, các bên có quyền thỏa thuận cụ thể về phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm và thời hạn thực hiện nghĩa
vụ được bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
• Khi nghĩa vụ trong tương lai được hình thành, các bên không phải xác lập lại biện pháp bảo đảm đối với nghĩa vụ đó.”
Cũng giống như các loại nghĩa vụ khác, đối với nghĩa vụ hình thành trongtương lai BLDS 2015 quy định theo hướng tôn trọng sự thỏa thuận tích cực của cácbên trong quan hệ dân sự bằng việc đặt quyền thỏa thuận của các bên trước quy địnhpháp luật: “… các bên có quyền thỏa thuận cụ thể về phạm vi nghĩa vụ được bảođảm và thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quyđịnh khác” Để tạo thuận lợi cho các bên tham gia giao dịch bảo đảm và tránh rủi rocho các bên, khoản 2 của Điều luật đã quy định khi nghĩa vụ trong tương lai đượchình thành, các bên không phải xác lập lại biện pháp bảo đảm đối với nghĩa vụ đó
1.1.3.3 Hiệu lực đối kháng với người thứ ba
Khái niệm hiệu lực đối kháng với người thứ ba là khái niệm lần đầu tiênđược đề cập trong Bộ luật Dân sự năm 2015 liên quan đến giao dịch bảo đảm Tuynhiên, đây không phải là quy định mới Bản chất của quy định này chính là đăng kýgiao dịch bảo đảm có giá trị pháp lý đối với người thứ ba, được quy định tại Điều
323 BLDS năm 2005 Tuy nhiên, tại khoản 1,2 Điều 297 BLDS 2015 đã thay bằng
“hiệu lực đối kháng với người thứ ba”:
Khi giao dịch bảo đảm được xác lập hợp pháp thì quyền và nghĩa vụ giữa cácbên trong trong giao dịch bảo đảm không chỉ phát sinh đối với các chủ thể trực tiếptham gia giao dịch (bên nhận bảo đảm và bên bên bảo đảm) mà trong những trườnghợp luật định còn phát sinh hiệu lực và có giá trị pháp lý đối với cả người thứ bakhông phải là chủ thể trong giao dịch bảo đảm Như vậy, người thứ ba mặc dù
Trang 20không tham gia quan hệ giao dịch bảo đảm nhưng vẫn chịu sự ràng buộc của quan hệnày, bởi bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanhtoán theo quy định tại Điều 308 của Bộ luật này và luật khác có liên quan1 Thời điểmphát sinh hiệu lực kể từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắmgiữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm Thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng với ngườithứ ba là kể từ khi đăng kí biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặcchiếm hữu tài sản đó Không phải tất cả biện pháp bảo đảm nhằm thực hiện nghĩa vụđược quy định tại điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 đều có thể phát sinh hiệu lực đốikháng với người thứ ba Dựa theo các quy định của pháp luật thì chỉ có 4 biện phápbảo đảm thực hiện nghĩa vụ, bao gồm:
• Cầm cố tài sản: cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thờiđiểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố, riêng với trường hợp cầm cố bấtđộng sản thì hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký
• Thế chấp tài sản: Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ
ba kể từ thời điểm đăng ký
• Bảo lưu quyền sở hữu: Bảo lưu quyền sở hữu phát sinh hiệu lực đối kháng vớingười thứ ba kể từ thời điểm đăng ký
• Cầm giữ tài sản: cầm giữ tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba
từ thời điểm bên cầm giữ chiếm giữ tài sản
Theo quy định tại Khoản 2 điều 297 Bộ luật Dân sự 2015 thì khi biện phápbảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba bên nhận bảo đảm có nhữngquyền lợi cụ thể như sau:
- Bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm, quyền này được thực hiện
và áp dụng khi bên nhận bảo đảm không nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm
mà tài sản bảo đảm vẫn đang thuộc quản lý của bên bảo đảm hoặc do người thứ bachiếm giữ
- Bên nhận bảo đảm được quyền ưu tiên thanh toán theo quy định của Điều 308BLDS 2015 Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm nhiều nghĩa vụ khi đáp
1 Nguyễn Thị Quỳnh Yến, Ngô Quốc Chiến, Người thứ ba trong bộ luật dân sự 2015,
https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/nguoi-thu-ba-trong-bo-luat-dan-su-2015-5605/ truy cập ngày 1/12/2018
Trang 21ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 296 BLDS 2015 và Điều 308 BLDS 2015,quy định cụ thể về việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận
bảo đảm Theo đó: Khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định như sau: a) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ
ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng; b) Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba
và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;
c) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.
Thứ tự ưu tiên thanh toán có thể thay đổi, nếu các bên cùng nhận bảo đảm
có thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền”.
Pháp luật hiện hành chưa làm rõ khái niệm “người thứ ba” khi quy định đăng
ký là điều kiện để quyền thế chấp có giá trị đối kháng với người thứ ba Quy định tạiĐiều 308 Bộ luật dân sự năm 2015 khiến nhiều người hiểu rằng đăng ký bảo đảmchỉ có giá trị đối kháng giữa những người cùng nhận bảo đảm trên cùng một tài sản.Trên thực tế còn rất nhiều các chủ thể khác có cùng lợi ích trên tài sản bảo đảm nhưchủ nợ không có tài sản bảo đảm của bên bảo đảm, cơ quan thuế, quyền lợi củangười lao động khi bên thế chấp tuyên bố phá sản… Bên cạnh đó, Bộ luật dân sựnăm 2015 cũng chưa làm rõ giá trị của đăng ký bảo đảm đối với người thứ ba nhưthế nào Quy định tại Điều 308 Bộ luật dân sự năm 2015 mới chỉ đề cập đến quyềnđược ưu tiên thanh toán của bên nhận thế chấp đối với các chủ thể cùng nhận bảođảm trên tài sản thế chấp, mà không có quy định về quyền được truy đòi tài sản đó
từ bất kỳ sự chiếm giữ của ai, kể cả sự chiếm giữ của bên thế chấp là chủ sở hữu tàisản
Trang 22Để việc áp dụng hiệu quả quy định về hiệu lực đối kháng với người thứ batrong giao dịch, cụ thể là bảo đảm tài sản, pháp luật cần phải quy định rõ ràng vềkhái niệm “người thứ ba” và giá trị của đăng ký bảo đảm đối với người thứ ba Phảixác định “người thứ ba” được dùng để chỉ các chủ thể khác ngoài mối quan hệ giữacác chủ thể trong một giao dịch được xác lập hoặc một hợp đồng được ký kết Nhưvậy, bên nhận bảo đảm và bên bảo đảm là hai chủ thể của hợp đồng thì tất cả nhữngngười có quyền và lợi ích liên quan đến tài sản thế chấp đều thuộc phạm vi nhữngngười thứ ba, bao gồm: các chủ nợ không có bảo đảm của bên thế chấp, người laođộng mà bên thế chấp còn nợ lương trong trường hợp bên thế chấp phá sản, cơ quanthuế… Giá trị pháp lý của đăng ký cần được giải thích rõ là bên nhận bảo đảm cóquyền được ưu tiên thanh toán từ việc bán tài sản bảo đảm, có quyền truy đòi tài sảnbảo đảm từ bất kỳ chủ thể nào.
1.1.3.4 Đăng kí biện pháp bảo đảm
Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặcnhập vào cơ sở dữ liệu về đăng ký Việc đăng ký biện pháp bảo đảm được thực hiệntrên cơ sở các quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm Đối với nhữngbiện pháp bảo đảm mà luật không quy định bắt buộc phải đăng ký thì các chủ thể tựnguyện đăng ký để có hiệu lực đối kháng với người thứ ba Bộ luật dân sự 2015 quyđịnh về đăng ký biện pháp bảo đảm mà không phải là đăng ký giao dịch bảo đảmnhư sau:
“1 Biện pháp bảo đảm được đăng ký theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp luật có quy định.
2 Trường hợp được đăng ký thì biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
3 Việc đăng ký biện pháp bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.” (Điều 298, Bộ luật dân sự 2015).
Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trườnghợp pháp luật có quy định Giao dịch bảo đảm là sự thỏa thuận thống nhất ý chí củacác bên đã lựa chọn một biện pháp bảo đảm để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩavụ
Trang 23Khi giao dịch bảo đảm có hiệu lực pháp luật thì các bên có quyền, nghĩa vụ theo nộidung của biện pháp bảo đảm đã lựa chọn, cho nên các bên phải đăng ký biện phápbảo đảm đã lựa chọn thì giao dịch bảo đảm đó mới có hiệu lực Khi pháp luật quyđịnh các chủ thể xác lập biện pháp bảo đảm phải đăng ký biện pháp bảo đảm là điềukiện làm phát sinh hiệu lực của giao dịch đã giao kết thì buộc các bên phải tuântheo.
Việc đăng ký biện pháp bảo đảm có thể do các bên thỏa thuận hoặc pháp luậtquy định Khi biện pháp bảo đảm được đăng ký, hiệu lực đối kháng với người thứ
ba sẽ phát sinh Quyền và lợi ích của bên nhận bảo đảm được áp dụng biện phápbảo đảm có đăng ký sẽ được pháp luật bảo đảm thực hiện Ngay cả trường hợp cótranh chấp xảy ra đối với chủ thể thứ ba thì quyền và lợi ích này vẫn được bảo vệ.Việc đăng ký biện pháp bảo đảm được thực hiện do các bên trong quan hệ nghĩa vụ
có thể thỏa thuận về việc đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc pháp luật có quy định bắtbuộc đăng ký biện pháp bảo đảm thì giao dịch bảo đảm mới có hiệu lực Khi biệnpháp bảo đảm được đăng ký thì trình tự thủ tục đăng ký theo quy định của pháp luật
và được thực hiện tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Tùy thuộc vào loại đốitượng của biện pháp bảo đảm thì việc đăng ký được thực hiện tại những cơ quannhà nước khác nhau
1.2 Khái niệm, đặc điểm pháp lý và phân loại tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng
1.2.1 Khái niệm về tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng
Tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm Tài sản bảo đảm bao gồm: Động sản (độngsản không phải đăng ký quyền sở hữu và động sản phải đăng ký quyền sở hữu) vàBất động sản
Tài sản đảm bảo tồn tại dưới ba hình thức chủ yếu là vật, giấy tờ có giá vàquyền tài sản -Tài sản đảm bảo là vật như phương tiện giao thông, kim khí đá quý,máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa -Tài sản đảm bảo là các giấy tờ
có giá như cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi,séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá đượcthành tiền và được phép giao dịch- Tài sản đảm bảo là quyền tài sản như quyền tài
Trang 24sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyềnđược nhận bảo hiểm, quyền góp vốn kinh doanh, quyền khai thác tài nguyên, lợi tức
và các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố, các quyền tài sản khác
Pháp luật Việt Nam hiện hành đã có những quy định tương đối rõ ràng và cụthể về điều kiện của tài sản bảo đảm, có tác dụng định hướng cho sự lựa chọn của
các chủ thể khi kí kết các hợp đồng bảo đảm Pháp luật hiện hành quy định: "Tài sản bảo đảm vẫn phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm và chỉ loại trừ hai biện pháp bảo đảm là cầm giữ và bảo lưu quyền sở hữu" (khoản 1, điều 295 BLDS 2015.) Điều này được giải thích rằng, khi đưa tài sản trở thành đối tượng của các
biện pháp bảo đảm phải đảm bảo tài sản đó thuộc sở hữu của bên bảo đảm Quyđịnh này loại bỏ phần nào đó rủi ro cho bên nhận bảo đảm Phương thức thường sửdụng để xác định quyền sở hữu của tài sản là xác nhận tài sản đó có đăng kí haykhông đăng kí quyền sở hữu theo quy định của pháp luật Đối với tài sản có đăng kíquyền sở hữu thì bên bảo đảm là người đứng tên chủ sở hữu trong các giấy đăng kíquyền sở hữu tài sản với điều kiện là giấy tờ gốc, còn hiệu lực Một trong những tàisản bảo đảm phổ biến nhất là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Theo các quyđịnh của pháp luật hiện hành, sẽ chỉ có một giấy chứng nhận thống nhất theo mẫucủa Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành là: Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, nhà và tài sản gắn liền với đất Còn đối với tài sản không có đăng kí quyền sởhữu hoặc pháp luật có quy định về đăng kí quyền sở hữu nhưng chưa được cấp giấychứng nhận đăng kí quyền sở hữu thì bên bảo đảm có thể chứng minh qua các giấy
tờ liên quan đến nguồn gốc của tài sản đó (ví dụ: Hợp đồng mua bán hàng hóa, hóađơn chứng từ mua bán )
Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung nhưng phải xác định được Vì tàisản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai nên luật
dự liệu quy định tài sản có thể được mô tả chung nhưng phải xác định được Mô tảchung tức là không thể cụ thể hóa loại tài sản đó, do thực tế tài sản bảo đảm chưahình thành hoặc chưa hình thành một cách đồng bộ nhưng phải xác định được, tức
là có cơ chế xử lý chính xác loại tài sản đó khi phát sinh vấn đề xử lý tài sản bảođảm Việc cho phép mô tả chung về tài sản bảo đảm có thể giúp cho một số loạihình tín dụng phát triển như: tài sản bảo đảm là hàng tồn kho của các siêu thị và các
Trang 25doanh nghiệp tư nhân hoặc tín dụng trong nông nghiệp mà tài sản bảo đảm là hoamàu hoặc vật nuôi Đặc biệt, quy định của pháp luật cho phép mô tả chung đối vớitài sản bảo đảm cũng tạo điều kiện cho các bên lựa chọn tài sản sẽ hình thành trongtương lai làm tài sản bảo đảm.
Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa
vụ được bảo đảm Thông thường giá trị tài sản bảo đảm phải lớn hơn giá trị nghĩa
vụ được bảo đảm để khi xử lý tài sản bảo đảm thì số tiền thu được từ việc bán tàisản bảo đảm để thanh toán các nghĩa vụ tài chính khác như chi phí bảo quản, chi phí
xử lý tài sản Tuy nhiên các bên có thể thỏa thuận giá trị tài sản bảo đảm bằng hoặcnhỏ hơn giá trị nghĩa vụ bảo đảm Trường hợp này nếu tài sản bị xử lý thì bên nhậnbảo đảm có thể chịu thiệt hại khi bên bảo đảm không còn tài sản khác để thanh toán.Quy định này được cho là góp phần thúc đẩy các giao dịch dân sự Bởi vì, nếu trongtrường hợp tài sản bảo đảm bằng hoặc lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm thì quyền lợicủa người nhận bảo đảm sẽ được chắc chắn và giao dịch được thực hiện một cách
dễ dàng Còn trong trường hợp tài sản bảo đảm nhỏ có giá trị hơn nghĩa vụ cần bảođảm thì phần nghĩa vụ chỉ được bảo đảm một phần tương ứng với giá trị tài sản bảođảm, phần nghĩa vụ còn lại không có bảo đảm Tuy nhiên, bên nhận bảo đảm chấpnhận rủi ro, đồng ý với thỏa thuận của bên bảo đảm Đây cũng là quy định mới thểhiện pháp luật dân sự mở rộng sự công nhận, tôn trọng tự do thỏa thuận của các chủthể trong quan hệ dân sự
Các quy định của pháp luật hiện hành đã có những bước đổi mới tích cựctheo hướng mở rộng phạm vi đối tượng của tài sản bảo đảm Tài sản bảo đảm có thể
là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành tương tương lai Bộ luật Dân sự 2015 chophép tài sản hình thành trong tương lai được làm tài sản bảo đảm Tài sản hìnhthành trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa
vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết
1.2.2 Đặc điểm pháp lý của tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng
Qua nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật hiện hành, có thể rút racác đặc điểm pháp lý cơ bản của tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụngnhư sau:
Trang 26Thứ nhất, tài sản bảo đảm tiền vay phải đặt trong sự chi phối có tính logicvới chế định về quyền sở hữu Quyền sở hữu là căn cứ hình thành nên quyền bảođảm tài sản, bởi chỉ có chủ sở hữu của tài sản mới có quyền dùng tài sản của mìnhbảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc người khác Bởi vậy, trong Bộ
luật dân sự 2015 có quy định " Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm" (điều 295, Bộ luật dân sự 2015) Các nguyên lý trong quyền sở hữu tài sản
cũng là căn cứ để xác đinh tài sản bảo đảm, cụ thể: nguyên lý hoa lợi luôn thuộc vềchủ sở hữu của tài sản gốc nên có thể xác định tời trong thời hạn bảo đảm, hoa lợiphát sinh từ tài sản bảo đảm sẽ thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm; chỉ khi nàođến hạn mà có sự vi phạm nghĩa vụ thì hoa lợi thu được từ tài sản bảo đảm mới làđối tượng dùng để khấu trừ cho giá trị nghĩa vụ vi phạm; nguyên lý phần tài sảntăng thêm của bất động sản cũng thuộc về tài sản bảo đảm để giải quyết các trườnghợp bên bảo đảm đã đầu tư xây dựng hay trồng cây trên bất động sản đã bảo đảm tạicác TCTD Tóm lại, việc xác định tài sản bảo đảm tiền vay đều xuất phát dựa trêncác chế định tài sản và quyền sở hữu
Thứ hai, tài sản bảo đảm tiền vay là đối tượng của các hợp đồng tín dụng vàhợp đồng bảo đảm Do vậy, tài sản bảo đảm phải tuân thủ tính định tính (xác địnhđược) và có thể chuyển giao trong các giao dịch dân sự Tính định tính của tài sảnbảo đảm được xác định trên hai yêu tố: tính xác định về pháp lý và tính xác định vềvật lý Nếu tài sản bảo đảm là vật, các bên phải xác định được đó là động sản haybất động sản, người chiếm giữ đang là ai (nếu người chiếm giữ không đồng thời làngười chủ sở hữu của tài sản thì họ có quan hệ như nào với bên bảo đảm), xác địnhđược giá trị của tài sản đó Nếu tài sản bảo đảm là quyền thì cần phải xác định đượcchủ thể có nghĩa vụ với quyền đó hay giấy tờ đăng kí độc quyền đối với tài sản đó.Ngoài ra, tài sản bảo đảm còn phải đáp ứng được tính xác định về chủ sở hữu củatài sản, tình trạng pháp lý của tài sản
Thứ ba, tài sản bảo đảm tiền vay là căn cứ cơ bản để các bên xác lập hợpđồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm Nhưng giá trị của tài sản bảo đảm mới là nộidung và đích đến của bên nhận bảo đảm vì chỉ có giá trị của tài sản mới bù đắpđược những giá trị của nghĩa vụ bị vi phạm Tài sản bảo đảm rất đa dạng và luôntrong tình trạng có thể bị thay đổi, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác Có thể
Trang 27tài sản bảo đảm ở giai đoạn kí kết hợp đồng chưa hình thành nhưng sau đó hìnhthành và xác định quyền sở hữu cho bên bảo đảm; tài sản bảo đảm có thể là vật hữuhình trong thời điểm giao kết hợp đồng nhưng sau đó vật này bị tiêu hủy hay mấtmát thì số tiền bảo hiểm hay số tiền thanh toán được coi như là tài sản bảo đảmhoặc tài sản bảo đảm có thể tăng hoặc giảm nhiều lần do yếu tố chủ quan và kháchquan tác động Đặc điểm này giúp cho bên nhận bảo đảm phải có các phương phápphù hợp để quản lý tài sản bảo đảm Chính xác hơn là các biện pháp quản lý giá trịcủa tài sản bảo đảm trong suốt thời hạn bảo đảm hoặc phải đưa vào hợp đồng cácđiều khoản về hậu quả pháp lý của những thay đổi của tài sản bảo đảm.
Thứ tư, các quyền của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm không bịchấm dứt hoặc vô hiệu bởi các giao dịch thiết lập sau đó liên quan đến tài sản bảođảm Mọi sự thay đổi của tài sản bảo đảm ban đầu không bị mất đi tính bảo đảm của
nó đối với bên nhận bảo đảm, bởi bên nhận bảo đảm hướng tới giá trị của tài sảnbảo đảm chứ không phải các hình thức tồn tại của tài sản bảo đảm Quy định nàykhẳng định quyền được truy đòi bất động sản từ việc chiếm giữ bất động sản từ bất
kì ai ngoài người bảo đảm tài sản khi không có sự đồng ý của bên nhận bảo đảm về
sự dịch chuyển của tài sản bảo đảm Nếu tài sản bảo đảm đã bị tiêu hủy hoặc khôngtìm thấy thì quyền yêu cầu thanh toán tiền hay khoản tiền đã bán tài sản bảo đảm
mà bên bảo đảm thu được sẽ trở thành tài sản bảo đảm thay thế
1.2.3 Phân loại tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng
Tài sản dùng để bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng trên thực tế tồn tại
ở rất nhiều dạng khác nhau, vô cùng phong phú và đa dạng Tuy nhiên, mỗi loại tàisản bảo đảm lại có những đặc tính khác biệt cần thiết phải có quy chế pháp lý điềuchỉnh riêng Chính vì vậy, việc phân loại tài sản là cần thiết không chỉ có ý nghĩatrong hoạt động lập pháp, có ý nghĩa trong thực tiễn áp dụng pháp luật mà còn cóvai trò rất quan trọng trong hoạt động tín dụng của các TCTD Pháp luật hiện hànhdựa vào nhiều tiêu chí khác nhau để phân tài sản thành các loại như sau:
1.2.3.1 Tài sản bảo đảm là vật và quyền
Dựa trên hình thức tồn tại của tài sản bảo đảm có thể phân tài sản bảo đảmthành tài sản bảo đảm vô hình và tài sản bảo đảm hữu hình
Trang 28- Tài sản bảo đảm hữu hình (được hiểu là vật) là tài sản chiếm một phần không gian vàcon người có thể cảm nhận được qua các giác quan: cầm, nắm, sờ thấy
- Tài sản đảm bảo vô hình (được hiểu là các quyền) là các thông tin, tri thức hiểu biết,các quyền Khắc phục những hạn chế của Bộ luật Dân sự năm 2005, Điều 115 Bộ
luật Dân sự năm 2015 ghi nhận: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác” Có thể thấy khái niệm này có phạm vi khá rộng và theo đó
bất cứ quyền nào “trị giá được được bằng tiền” đều có thể là quyền tài sản Trong
Bộ luật dân sự 2005, quyền tài sản được quy định có hai thuộc tính là “trị giá đượcbằng tiền’ và “có thể chuyển giao” Tuy nhiên đến Bộ luật dân sự 2015, thuộc tính
“có thể chuyển giao” đã được loại bỏ Như vậy, phạm vi của quyền tài sản đã được
mở rộng hơn, bất kỳ quyền nào trị giá được bằng tiền, cho dù có thể chuyển giaohay không đều được công nhận là quyền tài sản Quy định mới này được nhận xét làphù hợp hơn với một số quyền tài sản quan trọng mà có giá trị bằng tiền nhưng khảnăng định đoạt (chủ yếu là chuyển giao) các quyền tài sản đó có thể bị hạn chế theoquy định của pháp luật, ví dụ như quyền sử dụng đất và quyền khai thác tài nguyênthiên nhiên Trên thực tế, quyền tài sản được sử dụng làm tài sản bảo đảm khá đadạng Các quyền phổ biến được sử dụng làm tài sản bảo đảm bao gồm: quyền sửdụng đất, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên, quyền đòi nơ, quyền được nhậntiền bảo hiểm, quyền phát sinh từ hợp đồng, quyền theo giấy phép, quyền đối với tàikhoản, quyền đối với phần vốn góp, cổ phần và chứng khoán
Sự phân loại này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định phương thức xử
lý đối với từng loại tài sản bảo đảm Đối với tài sản hữu hình có thể bán đấu giáhoặc nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ; còn đối với tài sản
vô hình đó là quyền thanh toán đối với các bên có nghĩa vụ phải trả nợ
Trang 29- Tài sản bảo đảm là động sản: (là những tài sản không thuộc bất động sản nêu trên) bao gồm: các phương tiện giao thông, cơ giới, dây chuyền máy móc động sản có đặc tính có thể di dời bằng cơ học, có khả năng biến đổi và chuyển hóa về tính chất vật lý” (Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015)
Có thể thấy, đặc tính “gắn liền với đất đai” là đặc tính cơ bản nhất của bấtđộng sản không phải là đất đai và là đặc tính phân biệt động sản và bất động sản.Nhiều tài sản có tính chất như động sản nhưng do gắn liền với đất đai nên được tính
là bất động sản Có thể lấy ví dụ như hàng rào, máy móc, thiết bị có tính chất nhưđộng sản tuy nhiên khi đã gắn liền với đất đai hoặc nhà và công trình xây dựng gắnliền với đất thì những động sản này sẽ được coi là bất động sản Theo quy định củapháp luật hiện nay thì khái niệm “tài sản khác” là bất động sản chưa quy định rõ.Trên thực tế thì có một số tài sản mặc dù không gắn liền với đất đai nhưng do tínhchất đặc thù có thể được coi như bất động sản hoặc không được coi như động sảntrong giao dịch yêu cầu tài sản bảo đảm Một ví dụ điển hình đó là máy bay và tàubiển không được coi là động sản trong giao dịch bảo đảm Giao dịch thế chấp máybay và tàu biển không được đăng ký tại Cục đăng ký giao dịch bảo đảm Mặc dùvậy mọi giao dịch cầm cố hoặc thế chấp động sản đều được đăng ký tại Cục đăng
ký giao dịch bảo đảm
Việc phân loại giúp cho các chủ thể đưa ra quyết định lựa chọn các loại tàisản làm tài sản bảo đảm Do đặc tính dễ di dời của động sản nên bên nhận bảo đảmkhó có thể thực hiện quyền truy đòi nếu nếu không thực hiện việc đăng kí bảo đảm.Những động sản không thực hiện việc mô tả khi đăng kí bảo đảm như không cógiấy tờ đăng kí sở hữu, không gắn với một vị trí, địa điểm cụ thể thì không nên lựachọn làm tài sản bảo đảm vì bên nhận bảo đảm không thể thực hiện quyền truy đòiđối với chúng Những động sản có khả năng rủi ro cao do sự tác động của các yếu
tố khách quan như các phương tiện giao thông cơ giới, cây trồng vật nuôi cầnđược mua bảo hiểm khi lựa chọn làm tài sản bảo đảm
1.2.3.3 Tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
Dựa trên tính gắn liền của tài sản là đất đai với các tài sản khác, tài sản bảođảm được phân loại thành quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
Trang 30- Luật Đất đai 2013 thì đất đai và quyền sử dụng đất là hai khái niệm không đồngnhất Người sử dụng đất chỉ được chuyển quyền sử dụng đất: chuyển đổi, chuyểnnhượng, thuê, Giả sử đất đai là bất động sản thì quyền sử dụng đất là quyền tàisản có tính đặc thù: các quyền của người sử dụng đất được thực hiện trên một thửađất xác định Do vậy, mặc dù là quyền tài sản nhưng quyền sử dụng đất lại đượchưởng các quy chế dành cho bất động sản.
- Tài sản gắn liền với đất là những tài sản có trên thửa đất nhằm khai thác tốt nhấtcông dụng của những tài sản này Sự gắn kết đảm bảo tính ổn định, bền vững lâudài và kết quả là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải tạo thành mộtthể thống nhất Khi đó, các tài sản gắn liền với đất sẽ được hưởng chung quy chếpháp lý như đối với quyền sử dụng đất
Việc phân loại tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền vớiđất giúp cho bên nhận bảo đảm xác định chính xác đối tượng của chủ thể hợp đồngtín dụng khi chủ sở hữu của tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sửdụng đất và ngược lại Nếu chỉ có tài sản gắn liền với đất là tài sản bảo đảm thìkhông thể thiếu sự đồng ý của người sử dụng đất Tương tự, nếu bảo đảm bằngquyền sử dụng đất thì cũng cần phải có sự đồng ý của chủ tài sản gắn liền với đất.Bởi lẽ, giữa hai chủ thể này tồn tại mối quan hệ dân sự có hiệu lực: hợp đồng thuêđất, hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không hình thành pháp nhânmới Ngoài ra, việc phân loại tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đấtcòn giúp cho bên nhận bảo đảm tìm kiếm thông tin để thẩm định tính xác thực vềquyền sở hữu của tài sản bảo đảm cũng như thẩm quyền của các cơ quan chức năngkhi tiến hành đăng kí tài sản bảo đảm
1.2.3.4 Tài sản bảo đảm là tài sản có đăng kí quyền sở hữu và không đăng
kí quyền sở hữu
Dựa trên sự quản lý của nhà nước đối với các loại tài sản thì tài sản bảo đảmđược chia thành hai loại tài sản bảo đảm có đăng kí quyền sở hữu và tài sản bảođảm không đăng kí quyền sở hữu
- Tài sản bảo đảm có đăng kí quyền sở hữu bao gồm: nhà ở, công trình xây dựng,phương tiện giao thông
Trang 31-Tài sản đảm bảo không đăng kí quyền sở hữu là những tài sản còn lại.
Việc phân loại tài sản bảo đảm theo cách này giúp các chủ thể có cách thứcphù hợp để xác định quyền sở hữu đối với tài sản bảo đảm Nếu đó là tài sản bảođảm có đăng kí quyền sở hữu thì phải kiểm tra tính xác thực của các giấy tờ đăng kíquyền sở hữu, lịch sử của từng lần dịch chuyển quyền sở hữu đối với tài sản Nếu
đó là tài sản không đăng kí quyền sở hữu thì phải kiểm tra các giấy tờ, chứng từchứng minh quyền sở hữu đối với tài sản: hóa đơn mua bán, hay kiểm tra thân nhâncủa người bảo đảm tài sản đó
1.2.3.5 Tài sản bảo đảm là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương
lai
Dựa vào thời điểm hình thành và thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tàisản tại thời điểm giao kết hợp đồng tín dụng, tài sản bảo đảm được phân loại thành:Tài sản bảo đảm là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai
- Tài sản bảo đảm hiện có là tài sản đã tồn tại cà xác lập quyền sở hữu cho bên bảođảm vào thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm
- Tài sản bảo đảm hình thành trong tương lại là tài sản chưa có, chưa xác lập đượcquyền sở hữu cho bên bảo đảm tại thời điểm bảo đảm nhưng chắc chắn sẽ có, sẽxác lập quyền sở hữu cho bên bảo đảm trước hoặc vào thời điểm xử lý tài sản bảođảm
Việc phân loại này giúp cho bên nhận thế chấp cân nhắc các yếu tố pháp lý
về tính chắc chắn của tài sản hỉnh thành trong tương lai khi lựa chọn chúng làm tàisản bảo đảm như kiểm tra về tiến độ, khả năng chuyển hóa thành hiện thực của tàisản để hạn chế những rủi ro, bên nhận bảo đảm có thể yêu cầu bên bảo đảm muabảo hiểm để đảm bảo tài sản chắc chắn sẽ được hoàn thành và hoàn thành đúng tiếnđộ
Tóm lại, những quy định về tài sản và tài sản bảo đảm của BLDS 2015 vàcác văn bản pháp luật hiện hành đều đã có sự điều chỉnh vệ mặt thuật ngữ và kếtcấu so với quy định về tài sản trong BLDS 2005 nhưng về mặt bản chất dường nhưđược giữ nguyên Sỡ dĩ có sự thay đổi này để phù hợp với các văn bản pháp luậthiện hành và bối cảnh xã hội, đồng thời nó cũng rõ ràng, chặt chẽ hơn, tạo thuận lợicho việc xác định và giải quyết trên thực tiễn
Trang 321.3 Khái niệm, đặc điểm pháp lý và nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm khoản vay tại các tổ chức tín dụng
1.3.1 Khái niệm xử lý tài sản bảo đảm khoản vay tại các tổ chức tín dụng
Khi đến hạn mà bên bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện không đúngnghĩa vụ trả nợ thì tài sản bảo đảm tiền vay được xử lý để thu hồi nợ Tài sản bảođảm tiền vay phải được xử lý theo các phương thức mà các bên đã thỏa thuận tronghợp đồng, trường hợp các bên không xử lý được theo phương thức đã thỏa thuận, tổchức tín dụng có quyền bán, chuyển nhượng tài sản cầm cố, thế chấp để thu hồi nợ,
xử lý tài sản của bên bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh Pháp luật nhiều nướctrên thế giới không có sự tách biệt giữa xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân
sự, kinh tế với xử lý tài sản bảo đảm trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng Do vậy,việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trong lĩnh vực tín dụng được áp dụng chung theocác quy định của luật dân sự Đồng thời, luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định:
"Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý nợ, tài sản bảo đảm tiền vay theo hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm và quy định của pháp luật Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, mua bán nợ của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước” (khoản 2, điều 95, luật các tổ chức tín dụng 2010).
Tài sản bảo đảm bị xử lý khi nghĩa vụ trả được bảo đảm có sự vi phạm hoặctrong các trường hợp khác do pháp luật quy định Tài sản bảo đảm và xử lý tài sảnbảo đảm có mối quan hệ mật thiết với nhau Điều đó thể hiện ở chỗ, nếu tài sản bảođảm đáp ứng tốt các điều kiện theo quy định đối với tài sản bảo đảm thì việc xử lýtài sản bảo đảm sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn Ngược lại, nếu tài sản bảo đảm khôngđáp ứng được hoặc chỉ đáp ứng được mức độ tối thiểu thì việc xử lý tài sản bảo đảm
sẽ trở lên khó khăn hơn và thậm chí không thể xử lý được để thu hồi nợ cho TCTD.Kết quả của xử lý tài sản bảo đảm không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của các bêntrong quan hệ tín dụng mà còn có thể ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ thể khác cóliên quan đến tài sản bảo đảm Từ đó, việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay phải thựchiện cẩn trọng và theo quy định cuả pháp luật
Trang 33Việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng được hiểu là bántài sản bảo đảm nhằm thu giữ lại những giá lợi ích (trong phạm vi giá trị tài sản bảođảm) thuộc về bên nhận bảo đảm một cách nhanh chóng và chủ động Xử lý tài sảnbảo đảm là sự thực hiện quyền của bên nhận bảo đảm khi mà quyền lợi đó khôngđược bảo đảm theo một quan hệ trái quyền đã được thiết lập thông thường Tài sảnbảo đảm tồn tại dưới dạng quyền hay vật, thông qua xử lý, chúng phải được quy đổi
ra tiền hoặc giá trị tương đương tiền nhằm bù đắp cho những lợi ích của bên nhậnbảo đảm Tính thanh khoản của tài sản bảo đảm là một trong những yếu tố có tínhchất quyết định đến hiệu quả của quá trình xử lý Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay làmột khâu vô cùng quan trọng để bảo đảm an toàn cho quyền lợi của các chủ thể,thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động tín dụng nói riêng và của nền kinh tế nóichung
Xét ở góc độ khóa học pháp lý, xử lý tài sản bảo đảm thì quan hệ bảo đảmđược tiếp cận dưới lý thuyết về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự Nghĩa là, việcbảo vệ quyền lợi cho bên nhận tài sản bảo đảm khi xử lý tài sản bảo đảm theonguyên lý của trái quyền Xử lý tài sản bảo đảm được xem là giai đoạn của quá trìnhbảo đảm thực hiện nghĩa vụ thông qua các hợp đồng về giao dịch bảo đảm (hợpđồng thế chấp, hợp đồng cầm giữ/cầm cố tài sản ), với các yếu tố:
- Chủ thể có quyền xử lý tài sản bảo đảm được xác định theo sự thỏa thuận của bênnhận bảo đảm và bên bảo đảm hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩmquyền Thông thường, bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm nếu có sựđồng ý của bên bảo đảm thông qua việc tự nguyện chuyển giao tài sản thế chấp chobên nhận thế chấp xử lý Nếu không có sự đồng ý chuyển giao tài sản bảo đảm củabên bảo đảm, bên nhận bảo đảm có phải khởi kiện ra tòa án Khi đó, việc xử lý tàisản bảo đảm sẽ do Tòa án xử lý
- Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chuyển giaotài sản bảo đảm, bán tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho nhữngkhoản nợ không được thi hành, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác
Trang 34Đi sâu vào vấn đề, ta nhận thấy có một vài vấn đề phát sinh như sau:
Thứ nhất, Quyền của bên nhận bảo đảm sẽ bị phụ thuộc vào việc thực hiệnnghĩa vụ của bên bảo đảm Đó là phụ thuộc vào việc giao tài sản bảo đảm của bênbảo đảm cho người mua; phụ thuộc vào sự đồng ý của bên bảo đảm khi sang tênchủ sở hữu cho người mua Trên thực tiễn, việc xử lý tài sản bảo đảm chỉ diễn rathuận lợi khi bên nhận bảo đảm hoặc người đang cầm giữa tài sản bảo đảm tựnguyện giao tài sản bảo đảm Trường hợp các bên bảo đảm hoặc người cầm giữ tàisản không tự nguyện giao tài sản bảo đảm để bên nhận bảo đảm xử lý thì họ sẽkhông còn sự lựa chọn nào khác ngoài “yêu cầu Tòa án giải quyết” theo quy địnhcủa pháp luật Như vậy, bên nhận bảo đảm sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thựchiện quyền đòi nợ của mình
Thứ hai, bên nhận bảo đảm không thể thực hiện quyền truy đòi tài sản bảođảm từ bất cứ người thứ ba nào đang giữ tài sản bảo đảm vì quyền của bên nhận bảođảm chỉ giới hạn trong phạm vi giao dịch với bên bảo đảm, trừ khi bên nhận bảođảm có đăng kí bảo đảm với cơ quan đăng kí giao dịch bảo đảm Tuy nhiên, việcđăng kí bảo đảm tại các cơ quan có thẩm quyền không phải là thủ tục bắt buộc chotất cả các quan hệ giao dịch bảo đảm và khi đó, quyền của bên nhận bảo đảm sẽkhông có giá trị pháp lý với người thứ ba
Thứ ba, không có căn cứ rõ ràng và thống nhất để xác định thứ tự ưu tiên củabên nhận thế chấp với các chủ thể khác cùng có quyền trên tài sản thế chấp, bởi theo
lý thuyết về giao dịch dân sự, có những hợp đồng giao dịch dân sự bắt buộc phảiđăng kí nhưng cũng có những hợp đồng không bắt buộc phải đăng kí Quy định nàydẫn đến tình trạng, sẽ có nguy cơ rủi ro cho các giao dịch khác có liên quan đến tàisản bảo đảm
Thứ tư, không có căn cứ bảo vệ tuyệt đối quyền của bên nhận bảo đảm trướccác chủ thể khác nhau khi tài sản bảo đảm là vật chứng trong các vụ án hình sự,hành chính
Các quy định của pháp luật hiện hành về tài sản và xử lý tài sản bảo đảm tiềnvay đều đưa ra những điểm chung như sau: xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là mộtgiai đoạn của quan hệ bảo đảm tiền vay bằng tài sản, được thực hiện khi có sự vi
Trang 35phạm nghĩa vụ của khách hàng vay, bên bảo đảm; việc xử lý tài sản được thực hiệnbởi một hoặc một số biện pháp cụ thể do pháp luật quy định; mục đích của việc xử
lý tài sản bảo đảm tiền vay nhằm thu hồi khoản nợ mà tổ chức tín dụng đã chokhách hàng vay
Như vậy, có thể khái quát việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay như sau: Xử lýtài sản bảo đảm tiền vay là một giai đoạn của bảo đảm tiền vay bằng tài sản, giaiđoạn thực hiện các biện pháp đối với tài sản bảo đảm nhằm thu hồi khoản nợ mà tổchức tín dụng đã cho vay khi có sự vi phạm nghĩa vụ của khách hàng vay, bên bảođảm theo những cam kết tại hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay hoặctheo pháp luật quy định
1.3.2 Đặc điểm của xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng
Thứ nhất, đối tượng tác động trực tiếp của quá trình xử lý tài sản bảo đảmtiền vay tại các tổ chức tín dụng chính là tài sản bảo đảm Một trong những nội dungbắt buộc khi kê khai tại cơ quan đăng kí đó là tài sản bảo đảm và tài sản bảo đảmnày có thể biến động thường xuyên trong suốt thời hạn bảo đảm Trong trường hợp
có sự thay đổi về tài sản bảo đảm ban đầu, bên nhận bảo đảm cần phải đăng kí lại tàisản bảo đảm Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm cũng cần phảiđăng kí thông báo xử lý tài sản bảo đảm Chuyển tài sản bảo đảm thành tiền hoặcxác lập lại quyền sở hữu tài sản bảo đảm là những cách để bên nhận bảo đảm thugiữ lại khoản nợ khi bên bảo đảm lâm vào tình trạng mất khả năng thanh khoản hoặc
vỡ nợ
Thứ hai, hậu quả pháp lý của xử lý tài sản bảo đảm làm chấm dứt quyền sởhữu của bên bảo đảm với tài sản đó Việc xử lý tài sản bảo đảm chỉ được thực hiệnkhi có sự vi phạm nghĩa vụ được bảo đảm và giá trị của tài sản bảo đảm dùng để bùđắp hoặc thay thế cho những giá trị của nghĩa vụ bị vi phạm đó Để xác định đượcgiá trị của tài sản bảo đảm, cách thông thường và phổ biến nhất là bán tài sản đó đểlấy tiền hoặc dùng tài sản đó để thay thế cho các nghĩa vụ được bảo đảm: đều là cáchình thức xử lý có tính định đoạt quyền sở hữu đối với tài sản bảo đảm
Thứ ba, phương thức xử lý tài sản bảo đảm đa dạng, phong phú và phụ thuộcvào sự thỏa thuận của các bên, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Phương
Trang 36thức xử lý tài sản bảo đảm chính là cách thức để bên nhận bảo đảm có thể bù đắpđược những lợi ích của mình bị xâm phạm Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm cóthể thỏa thuận về các phương thức xử lý tài sản bảo đảm: bán tài sản; bên nhận bảođảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện các nghĩa vụ của bênbảo đảm; bên nhận bảo đảm chấp nhận các khoản tiền hoặc tài sản từ người thứ batrong trường hợp bảo đảm bằng quyền đòi nợ
Thứ tư, số tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm có thể được bảo đảmlợi ích cho nhiều chủ thể theo thứ tự ưu tiên, được xác lập theo luật định hoặc theo
sự thỏa thuận của các bên
Thứ năm, quá trình xử lý tài sản bảo đảm cần phải tuân thủ các quy định khác
về thủ tục hành chính Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là quá trình dịch chuyển quyềnchủ sở hữu tài sản đó sang chủ thể khác để thu lại tiền, do vậy cần phải có các thủtục chuyển giao tài sản nếu không tự nguyện, hay các thủ tục để sang tên tài sảntrong trường hợp đó là tài sản có đăng kí quyền sở hữu (quyền sở hữu đất, nhà ở,các tài sản thuộc sở hữu nhà nước )
Thứ sáu, kết quả của việc xử lý tài sản bảo đảm có thể bị chi phối bởi các yếu
tố cơ bản:
- Tính hợp pháp và thanh khoản của tài sản bảo đảm Thực tế cho thấy, một số trườnghợp tài sản bảo đảm được định giá quá cao sẽ rất khó bán hoặc định giá quá thấp sẽgây thiệt hại cho bên bảo đảm và khi bán được tài sản cũng không đủ tiền để trả nợ
- Bên bảo đảm có thiện chí trong việc chuyển giao tài sản cho bên có quyền xử lý tàisản bảo đảm
-Bên nhận bảo đảm đã công bố công khai lợi ích trên tài sản bảo đảm,
- Căn cứ xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên nhận bảo đảm, giữa bênnhận bảo đảm với các chủ thể liên quan được xác định rõ ràng
1.3.3 Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay các tổ chức tín dụng
Nguyên tắc là hệ thống các quan điểm, tử tưởng xuyên suốt toàn bộ hoặc mộtgiai đoạn nhất định đòi hỏi các tổ chức và cá nhân phải tuân theo Những nguyêntắc dưới đây sẽ chi phối quá trình xử lý tài sản bảo đảm:
Trang 37Thứ nhất, việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng phảicông khai, minh bạch, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các chủ thể
có liên quan Nguyên tắc này đảm bảo quyền được biết thông tin của những người
có liên quan về quá trình xử lý tài sản bảo đảm Các thông tin về tài sản bảo đảm bị
xử lý: giá trị của tài sản, phương thức xử lý, thời gian, địa điểm, thứ tự ưu tiên xửlý là những nội dung phải được công khai và minh bạch Điều này trước hết sẽtránh được sự lạm quyền của các cơ quan có quyền xử lý tài sản đồng thời tđảm bảoyêu cầu tuân thủ triệt để các quy định của pháp luật trong quá trình xử lý tài sản bảođảm Trong trường hợp một tài sản bảo đảm cho việc thực hiện nhiều nghĩa vụ, việccông khai các thông tin về tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm đối với các bêncùng nhận bảo đảm và có đăng kí giao dịch bảo đảm là yêu cầu bắt buộc, bảo vệquyền lợi, lợi ích hợp pháp của các chủ thể đó Hoặc khi tài sản bảo đảm bị xử lý,bên bảo đảm bị phá sản, giải thể thì các chủ nợ có quyền được biết thông tin về việc
xử lý tài sản bảo đảm bởi họ cũng nằm trong danh sách được thanh toán nếu giá trịcủa tài sản bảo đảm sau khi xử lý và thanh toán cho bên nhận bảo đảm vẫn còn
Thứ hai, việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng phải phùhợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, tiết kiệm thời gian và chi phí.Đồng thời bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệthống Việc rút ngắn thời gian xử lý tài sản bảo đảm trở thành vấn đề trọng yếu củacác tổ chức tín dụng Việc tồn đọng lâu dài các khoản nợ đến hạn là nguyên nhân cótính quyết định đến hiệu quả kinh doanh của các tổ chức tín dụng, thậm chí có thểđẩy các tổ chức tín dụng đến nguy cơ bị phá sản Đối với bên vay (bên bảo đảm),việc kéo dài thời gian xử lý tài sản bảo đảm kéo theo gánh nặng về chi phí lãi, tiềnphạt Thêm vào đó, việc chậm trễ, kéo dài thời gian xử lý tài sản bảo đảm có thểkhiến cho tài sản bảo đảm bị hư hỏng, giảm giá trị Các chi phí khi xử lý tài sản bảođảm phải là những chi phí cần thiết và hợp lý Có thể phát sinh các chi phí liên quanđến việc thuê giám định tài sản, chi phí bảo quản trông coi tài sản trong thời gianchờ xử lý, chi phí liên quan đến thu giữ tài sản bảo đảm Về nguyên tắc, sau khi xử
lý tài sản bảo đảm, các chi phí này phải được thanh toán trước tiên, sau đó là cácchủ nợ có thứ tự ưu tiên thanh toán theo thứ tự đăng kí giao dịch bảo đảm Thực tế
Trang 38có rất nhiều trường hợp, số tiền thu được sau khi xử lý tài sản chỉ đủ để thanh toáncác chi phí xử lý hoặc số tiền còn lại sau khi thanh toán các chi phí xử lý không đủthanh toán cho các chủ nợ có bảo đảm của bên bảo đảm Đơn giản hóa thủ tục pháp
lý và thủ tục hành chính không cần thiết liên quan đến quá trình xử lý tài sản bảođảm, tìm được phương thức xử lý tài sản bảo đảm tối ưu với đặc điểm riêng củatừng loại tài sản bảo đảm sẽ rút ngắn được thời gian và chi phí xử lý tài sản bảo đảmđồng thời là nguyên tắc cần phải triệt để tuân thủ
Thứ ba, tôn trọng sự tự thỏa thuận của các chủ thể trong quan hệ bảo đảm
Xử lý tài sản bảo đảm là một trong số các điều khoản cơ bản của hợp đồng tín dụng
và hợp đồng bảo đảm và là kết quả của sự thỏa thuận của các bên Các bên có thểthỏa thuận về chủ thể thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm, các trường hợp xử lý tàisản bảo đảm và các phương thức xử lý tài sản bảo đảm Trong trường hợp một tàisản bảo đảm cho việc thực hiện nhiều nghĩa vụ thì giữa các bên nhận bảo đảm cũng
có thể thỏa thuận để thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán Nếu những thỏa thuận đượcghi rõ trong nội dung của hợp đồng bảo đảm đã phát sinh hiệu lực pháp lý thì có giátrị thi hành như pháp luật đối với các bên liên quan Nội dung thỏa thuận chỉ có thểthay đổi khi các chủ thể của hợp đồng tham gia thỏa thuận đồng ý cùng sửa đổi Dovậy, khi xử lý tài sản bảo đảm mà bên bảo đảm không tuần thủ các cam kên đã thỏathuận trong hợp đồng thì đồng nghĩa với việc bên bảo đảm đã vi phạm nghĩa vụ camkết Việc xử lý tài sản bảo đảm cũng có thể được các bên thỏa thuận vào thời điểm
xử lý tài sản thì nội dung của thỏa thuận đó vẫn có hiệu lực thi hành Chỉ khi cácbên không có sự thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, có phát sinh tranh chấp thìtòa án mới ra phán quyết về xử lý tài sản bảo đảm trên cơ sở các quy định pháp luật
về xử lý tài sản bảo đảm
Thứ tư, xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không phải là hoạt động kinhdoanh tài sản của bên nhận bảo đảm Xử lý tài sản bảo đảm nhằm mục đích là khấutrừ cho các nghĩa vụ bảo đảm Điều này được thể hiện ở chỗ bên có quyền xử lý tàisản phải triệt để tuân thủ các nguyên tắc, quy định của pháp luật về thủ tục, trình tựcác bước xử lý tài sản bảo đảm Tuy nhiên, nếu các bên lựa chọn bán đấu giá tài sảnbảo đảm thông qua các cơ quan bán đấu giá tài sản phải phân biệt: doanh nghiệp
Trang 39bán đấu giá là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản nhưng khôngphải là chủ thể có quyền xử lý tài sản Các hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản bảođảm trong thời gian chờ xử lý và phần giá trị tăng thêm so với giá trị của tài sản bảođảm được định giá trước khi giao kết hợp đồng cũng phải thuộc về giá trị của tài sảnbảo đảm chứ không phải thuộc về bên có quyền xử lý tài sản Hiện nay, rất nhiềucác tổ chức tín dụng thành lập các công ty quản lý và khai thác, xử lý nợ để xử lý tàisản bảo đảm Tuy nhiên, theo các quy định của pháp luật hiện hành, khoản tiền thuđược từ xử lý tài sản bảo đảm không phải là đối tượng chịu thuế thu nhập doanhnghiệp và thuế giá trị gia tăng.
Trang 40Kết luận Chương 1
Qua các phân tích ta có thể thấy các chế định về biện pháp bảo đảm nghĩa vụ,tài sản bảo đảm tiền vay và xử lý bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng là vô cùngquan trọng, đồng thời có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các tổ chức tín dụng
Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ tài sản hình thành trên quyền sởhữu Các chế định phù hợp, hiệu quả có vai trò tạo động lực nâng cao hiệu quả sửdụng nguồn nhân lực của xã hội, duy trì niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường tàichính, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các chủ thể, tạo ra tiền đề pháp lývững chắc để ổn định các quan hệ kinh tế, giảm chi phí cấp tín dụng của các tổ chứctín dụng, tạo điều kiện cho người vay dễ dàng tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tíndụng và góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng hệ thống tổ chức tín dụng an toàn,lành mạnh