1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN PHẬT GIÁO hãy trình bày khái niệm niết bàn (nibanna) của ba thời kỳ phật giáo

23 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 70,45 KB

Nội dung

Niết Bàn là giải thoát, giác ngộ. Nói theo nghĩa thông thường, Niết Bàn là hạnh phúc. Tu để đạt đến hạnh phúc thì không lý do gì nghe đến Niết Bàn mà khổ não. Chữ Niết Bàn ở đây không hề liên hệ đến chữ “chết”. Ái thủ diệt là Niết Bàn chứ không phải ngũ uẩn diệt. Theo nghĩa thông thường, Niết Bàn là hạnh phúc. Khái niệm hạnh phúc chỉ tương đối vì nó là phạm trù của cảm thọ, tuy nhiên chúng ta vẫn có thể sử dụng để tránh rơi vào quan niệm Niết Bàn là tịch diệt, là chết. Trở lại khái niệm gốc, Niết Bàn là ái diệt, thủ diệt, vô minh diệt; cho nên Niết Bàn là giải thoát, cởi bỏ, cởi trói. Có thể nói rằng Phật giáo không giống như những tôn giáo khác chỉ làm thõa mãn tri thức của con người, vì rằng ngôn từ khái niệm chỉ làm cho con người lẩn quẩn trong vòng chữ nghĩa, của tri thức thường nghiệm. Phật giáo cần một sự thể nhập bằng tự tâm mới có thể đạt đến Niếtbàn. Vì Niếtbàn là trạng thái vắng lặng, đoạn trừ phiền não nhiễm ô, vượt ra khỏi những giới hạn tầm thường của ngôn ngữ.

TRƯỜNG… KHOA …  TIỂU LUẬN Chủ đề: HÃY TRÌNH BÀY KHÁI NIỆM NIẾT-BÀN (NIBBANNA) CỦA BA THỜI KỲ PHẬT GIÁO Họ tên học viên:…………………… Lớp:……………., – 2021 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU NỘI DUNG 1 Sự ra đời và tồn tại của Phật giáo 2 Các thời kỳ Phật giáo 3 Niết-bàn 4 Khái niệm Niết-bàn (Nibbanna) của thời kỳ Phật giáo KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 2 2 4 9 11 20 21 MỞ ĐẦU Niết Bàn là giải thoát, giác ngộ Nói theo nghĩa thông thường, Niết Bàn là hạnh phúc Tu để đạt đến hạnh phúc thì không lý do gì nghe đến Niết Bàn mà khổ não Chữ Niết Bàn ở đây không hề liên hệ đến chữ “chết” Ái thủ diệt là Niết Bàn chứ không phải ngũ uẩn diệt Theo nghĩa thông thường, Niết Bàn là hạnh phúc Khái niệm hạnh phúc chỉ tương đối vì nó là phạm trù của cảm thọ, tuy nhiên chúng ta vẫn có thể sử dụng để tránh rơi vào quan niệm Niết Bàn là tịch diệt, là chết Trở lại khái niệm gốc, Niết Bàn là ái diệt, thủ diệt, vô minh diệt; cho nên Niết Bàn là giải thoát, cởi bỏ, cởi trói Có thể nói rằng Phật giáo không giống như những tôn giáo khác chỉ làm thõa mãn tri thức của con người, vì rằng ngôn từ khái niệm chỉ làm cho con người lẩn quẩn trong vòng chữ nghĩa, của tri thức thường nghiệm Phật giáo cần một sự thể nhập bằng tự tâm mới có thể đạt đến Niết-bàn Vì Niết-bàn là trạng thái vắng lặng, đoạn trừ phiền não nhiễm ô, vượt ra khỏi những giới hạn tầm thường của ngôn ngữ Tuy nhiên giữa ba thời kỳ Phật giáo còn có những khác biệt về quan niệm Niết-bàn Các thời kỳ sau cũng chỉ là kế thừa tinh thần của Nguyên thủy về Niết-bàn nhưng phát triển thêm để thích nghi với thời đại Cho nên ta thấy có sự liên hệ mật thiết giữa ba thời kỳ Phật giáo, đó là Phật giáo ở thời kỳ sau ra đời dựa trên nền tảng của Phật giáo Nguyên thủy, nếu không có Nguyên thủy ắt hẳn sẽ không có các thời kỳ Phật giáo sau này Cho nên nghiên cứu các thời kỳ Phật giáo nói chung và quan niệm Niết-bàn qua các thời kỳ đó có ý nghĩa rất lớn, giúp chúng ta hiểu rõ hơn ngọn nguồn khái niệm Niết-bàn Đó là lý do mà em chọn đề tài “Hãy trình bày khái niệm Niết-bàn (Nibbanna) của ba thời kỳ Phật giáo” làm đề tài tiểu luận 3 NỘI DUNG 1 Sự ra đời và tồn tại của Phật giáo Phật giáo (chữ Hán:  - chữ Phạn:    ) hay đạo Phật, đạo Bụt là một tôn giáo đồng thời cũng là một hệ thống triết học bao gồm một loạt các giáo lý, tư tưởng triết học cũng như tư tưởng cùng tư duy về nhân sinh quan, vũ trụ quan, thế giới quan, giải thích hiện tượng tự nhiên, tâm linh và xã hội, bản chất sự vật và sự việc; các phương pháp thực hành, tu tập dựa trên lời dạy của một nhân vật lịch sử có thật là Siddartha (,    , Tất-đạt-đa Cồđàm) và các truyền thống, tín ngưỡng được hình thành trong quá trình truyền bá, phát triển Phật giáo sau thời của Siddhārtha Gautama Siddartha Gautama thường được gọi là Bụt hay Phật hoặc người giác ngộ, người tỉnh thức Theo kinh điển của Phật giáo, cũng như các tài liệu khoa học khảo cổ chứng minh rằng, Siddartha Gautama đã sống và thuyết giảng ở vùng đông bắc bán đảo Ấn Độ xưa (nay thuộc Ấn Độ, Nepanl, Bhutan) từ khoảng thế kỷ thứ 6TCN đến thế kỷ thứ 4 Tr.CN Trong lịch sử triết học của Ấn Độ, mà thực chất là sự phát triển của các tôn giáo đan xen hệ tư tưởng triết học, có một thời kỳ là Bàlamôn, phật giáo Ở thời kỳ này, mặc dù diều kiện kinh tế xã hội có sự phát triển hơn trước, nhưng nó vẫn bị kìm hãm bởi tổ chức xã hội kết cấu kiểu công xã nông thôn hay Mác còn gọi là phương thức sản xuất châu Á, sự phân bị đẳng cấp khắc nghiệt và sự thống trị của nhà nước trung ương tập quyền Trong lĩnh vực đời sống tinh thần xã hội lúc bấy giờ các trào lưu triết học, mà thực chất đây là hệ tư tưởng của các tầng lớp xã hội khác nhau trong xã hội xuất hiện đa dạng và phong phú nhưng lại chia thành hai hệ thống đối lập nhau: Trường phái chính thống và trường phái phi chính thống hay còn gọi là tà đạo Hệ tư tưởng chính thống tức là thừa nhận thần là thế gới quan duy tâm trở thành hệ tư tưởng của giai cấp thống trị Ngược lại trường phái phi chính thống là tư tưởng đòi tự do, bình đẳng trong xã hội lại ăn sâu vào mọi tầng lớp nhân dân 4 Đạo phật hình thành ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ VI trước công nguyên, người sáng lập là Sidhartha (Tất Đạt Đa) với tư cách là một trong những hệ tư tưởng tiên phong chống phân chia giai cấp, kì thị chủng tộc và đồng cảm với người nhân Ấn Độ nói riêng và con người nói chung Có thể nói sự ra đời của đạo phật là một tất yếu, đòi hỏi khách quan của cuộc sống lúc bấy giờ Thái tử Tất Đạt Đa là con trai của Trịnh Phạn Vương (Suđhodana) vua nước Trịnh Phạn, một nước nhỏ thuộc Bắc ấn Độ (nay thuộc đất Nê Pan) ông sinh ra vào khoảng năm 623 trước công nguyên Truyền thuyế kể rằng hoàng hậu MaDa sinh hạ một hoàng tử tuấn tú tại vườn ngự uyển Lâm Tỳ Ni dưới gốc cây Ưu Bát La, thường gọi là cấy vô ưu có hoa với màu sắc rực rỡ Thái tử sinh vào ngày trăng tròn tháng tư âm lịch và được đặt tên là Tất Đạt Đa Có nhiều truyền thuyết kể về quá trình Tất Đạt Đa được sinh ra với nhiều tình tiết hoang đường Có lẽ là do học trò đời sau của Ngài muốn tôn vinh ngài đến mức siêu phàm Tất Đạt Đa được sống trong một cuộc sống hết sức sung túc và đầy đủ nhưng những gì mà mắt thấy tai nghe lại trái ngược hoàn toàn Chính sự trái ngược giữa cuộc sống hiện tại và những gì mình đang có làm cho Ông hoài nghi về cuộc sống, Ngài quyết định rời hoàng cung, dứt áo ra đi, Hoàng tử Sidhartha đã trở thành nhà tu hành Thoạt đầu, Hoàng tử đi lang thang đây đó, sống theo kiểu khổ hạnh Sau đó, ngài vào rừng tu Nhà hiền triết Alara Calama dạy cho chàng các phép thiền định và những triết lý của upanishad Học thuyết và thực hành giải thoát cá nhân của Upanishad không hấp dẫn Hoàng tử Chàng đi tiếp và nhập vào nhóm năm người tu khổ hạnh Suốt sáu năm trường ép xác Hoàng tử gần như chỉ còn bộ xương khô mà vẫn chưa tìm ra chân lý của sự giải thoát Ngài bèn bỏ cuộc sống tu hành khổ hạnh và trở lại ăn uống bình thường Sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, do các đồ đệ nhận thức giáo lý của Ngài không thống nhất nên đã diễn ra 4 lần kiết tập để chỉnh lý thống nhất Ngay khi mới ra đời, Phật giáo phát triển rất thịnh vượng, số người theo đạo Phật tăng lên rất nhanh Dưới thời vua Axôka (273-237 TrCN) đạo Phật trở thành quốc giáo ở Ấn Độ Trong thời kỳ này, giáo lý đạo Phật, Kinh phật và các 5 tổ chức Phật giáo đã được hình thành Năm 253 TrCN, một Đại hội Phật giáo lần đầu tiên được triệu tập tại Pataliputơra Vào thế klỷ III TrCN, đạo Phật đã được truyền bá rộng rãi sang Xrilanca, Mianma, Thái Lan, Inđônêsia… [2, tr.200] Tóm lại: Kinh Phật nói riêng, lý luận nhà Phật nói chung là thành quả tư tưởng của nhiều thế hệ Đại sư hữu danh và vô danh trải qua quá trình tồn tại và phát triển của Phật giáo chứ không phải chỉ riêng của Thích Ca Mâu Ni, mặc dù hầu hết các kinh Phật đều mở đầu bằng sự giới thiệu Thích Ca Mâu Ni đã thuyết pháp giảng kinh này ở đâu và với ai Cũng như nhiều trường phái tư tưởng khác ở Ấn Độ, Phật giáo có sự thống nhất của hai tư cách: tư cách là một tôn giáo và tư cách là một hệ tư tưởng triết học Trong phạm vi bài tiểu luận này, tôi chỉ đề cập đến tư cách hệ tư tưởng triết học của Phật giáo mà thôi 2 Các thời kỳ Phật giáo * Thời kỳ Chánh pháp Là thời kỳ tươi đẹp huy hoàng nhất, lúc ấy Đấng Toàn Giác không chỉ dạy đệ tử bằng lời qua giảng thuyết, mà tất cả hành động sinh hoạt của Ngài còn làm tăng thêm tính cụ thể của chân lý Chẳng hạn Ngài dạy từ bi, tức thì đệ tử tìm thấy ngay đời sống từ bi vô hạn của Ngài Ngài dạy trí huệ, thì trí huệ đó sẽ cho đệ tử thấy, hết thảy việc làm của Ngài thể hiện tính siêu việt giải thoát, luôn giúp mọi người đạt được tánh hiểu biết sáng suốt như Ngài Từ Bi và Trí Huệ của Ngài hóa giải hết mọi đối tượng chúng sanh; do đó người có thích hay không thích, đều học được trí huệ siêu việt đó Chính trí huệ như vậy, mà kẻ hại Ngài, chỉ trích Ngài vẫn tạo được duyên giải thoát trong tương lai Việc này các bậc Đại sư trong thời Tượng Pháp khó thể làm được nói gì thời Mạt Pháp Tất cả là do năng lực Từ Bi vô hạn của Ngài, do kim thân dung tướng của bậc thanh tịnh trang nghiêm, có năng lực thấm vào tâm thức nhãn quan người đối diện Chánh pháp là thời gian, không gian nơi Đấng Toàn Giác hiện hữu, tới khi Ngài thị tịch trải đến gần 500 năm sau Thời gian khi Ngài thị tịch trong 6 vòng năm trăm năm, âm hưởng, dư âm giải thoát của bậc siêu nhân vẫn còn Vì các đệ tử nối tiếp gìn giữ lời dạy và sinh hoạt khuôn mẫu như Ngài Chư vị Thánh Tăng A La Hán trong thời này vẫn còn nhiều; do đó người ta có thể học đạo rất mau, và chứng đạt an lạc dễ dàng Khi học đạo, nghe pháp Phật tử lập tức nhận ra hình bóng Đấng Toàn Giác thế nào, việc làm của Ngài ra sao; quán tưởng được như vậy là do vị Pháp sư thời ấy đa số đều chứng đạo, đã chứng đạo thì lời dạy của các Ngài không khác gì Thế Tôn Các Ngài dạy từ bi, các Ngài dạy vô thường đều được thể hiện cụ thể qua cuộc sống của một vị Thánh Tăng A La Hán, chứ không phải lời giảng của vị pháp sư chỉ học mà chưa hành, và hành mà chưa chứng quả Lại nói thêm sự nhận thức hoàn cảnh môi trường của người học Phật, người ta lại càng có đủ nhân duyên hơn Nhân duyên trước tiên nhận thức được đời là khổ Khổ đó là khổ tinh thần chứ không phải khổ vật chất, vì nếu khổ chỉ do vật chất, tất sẽ không có Đấng Toàn Giác; bởi trước khi Thế Tôn xuất gia Ngài hoàn toàn không có khổ vật chất Nếu có chỉ là những khổ bình thường đến từ thân ngũ uẩn; nhưng truyền thuyết cho rằng, Ngài khoẻ mạnh lực lưỡng cho tới ngày rời thành xuất gia Thế thì người học đạo càng dễ nhận thức rằng, có một cái khổ mà kể cả người khỏe mạnh, thông minh xuất chúng như Thái Tử Tất Đạt Đa còn phải cảm nhận Khi nhận thức được khổ, gọi là khổ về tinh thần tâm linh, thì người học Phật lại thấy sự từ bỏ hoàng cung của vị Thái tử thông minh kia, quả là điều đáng học; và khi nhìn ngược lại mình, người ta lại thấy đa số con người đều khổ cả hai, vật chất lẫn tinh thần Cuối cùng sự thành đạo của Thái Tử trở thành bậc Toàn Giác, là một sự thật, một hình ảnh chân lý, chứ không phải một truyền thuyết, một lời đồn đại nào đó của ai Hơn thế nữa những người theo Ngài học đạo, đã chứng minh thể nghiệm được sự giác ngộ để trở thành chư vị Thánh Tăng siêu xuất, mà không một tôn giáo nào thời bấy giờ có thể vượt qua các Ngài nói gì đến Thế Tôn 7 Niềm tôn kính, hân hoan sung sướng đó, khiến vô số người trong thời Thế Tôn cho đến thời gian Ngài vắng bóng suốt gần năm trăm năm, vẫn còn hưng khởi Hễ ai thật lòng học đạo, ước nguyện thành đạt sẽ dễ dàng Kể cả người chưa thực hành học hiểu giáo lý giải thoát, cũng có nhân duyên cúng dường khi Tăng đoàn Thánh chúng vào làng khất thực Công đức cúng dường chư vị Thánh Tăng, khiến khi mạng chung dễ được tái sanh trong thời chánh pháp, hoặc xuất gia hoặc làm đại cư sĩ hộ trì Tam Bảo Thời Chánh Pháp xảy ra như vậy nên dễ tu dễ hành, do đó Nhơn Vương Kinh Sớ nói: “Có giáo lý, có hành trì, có quả chứng gọi là chánh pháp’’ ý nghĩa là vậy [1, tr.167] * Thời kỳ Tượng pháp Là thời kỳ tính từ 500 năm sau khi Thế Tôn thị tịch, cho đến 1000 năm sau nữa Con số tính như vậy đó là ước tính theo khoảng thời gian gấp đôi thời chánh pháp hoặc xa hơn, đây không nhất định chính xác Hay có thể giải thích thêm, nghĩa Tượng Pháp là mường tượng, tưởng tượng lại thời chánh pháp, chứ không giống y ngày xưa thời Thế Tôn còn hiện hữu, hay thời gian Thế Tôn vừa viên tịch trong vòng 500 năm Xét cho cùng, chúng ta chỉ hiểu thời gian nầy đã xa Chánh Pháp cả mấy trăm năm rồi Thời này Thánh Tăng ít đi thấy rõ, người ta không còn dễ dàng thấy Thánh Tăng như thời Chánh Pháp Dù vậy nếu muốn vẫn tìm được các Ngài, bởi đa số chư vị đều thích ẩn cư nơi rừng sâu hẻo lánh Tuy nhiên việc cúng dường khất thực cho cả Tăng đoàn, có thể còn có Thánh Tăng lẫn lộn trong đó Việc học đạo giải thoát lúc này khó khăn hơn, vì không phải như thời Chánh Pháp, pháp sư thuyết pháp hầu hết đều chứng quả Thánh; chứ không phải Tượng Pháp đòi hỏi phải có nhân duyên, có phước báo công đức; đạo tràng phải thanh tịnh, thính chúng phải thành tâm mới duyên cảm được Thế là Thời kỳ Tượng pháp, thính chúng nghe pháp hầu như chỉ gieo duyên, tích lũy phước đức mong hẹn đời sau 8 Rồi không chỉ người cư sĩ gặp khó khăn học đạo, mà ngay trong hàng đệ tử xuất gia của Thế Tôn, đã có phân chia thành tông phái Sự phân chia cũng xảy ra trong thời Chánh pháp, nhưng chưa nghiêm trọng, vì chư Thánh chúng hãy còn nhiều Đến thời Tượng pháp, Thánh chúng thưa dần, sự phân chia trở nên rõ rệt; do đó trở thành khó khăn trong việc tìm cầu Thánh Tăng học đạo giải thoát Một số chư Thánh Tăng vì muốn giữ lại truyền thống khất thực độ sanh, nên hay thực hiện hạnh đầu đà, tìm sống ẩn cư rừng núi, chỉ khi khất thực mới tiếp xúc quần chúng Chính việc bảo trì hạnh sống tịnh tu yên lặng đó, nên Thánh Tăng khó tìm, mà người muốn học đạo còn phải đòi hỏi có đủ thể lực tinh thần mới theo học được Riêng hàng Thánh Tăng có tinh thần phóng khoáng muốn đem đạo giải thoát vào đời, đích thực bằng giáo lý giải thoát thực tế Đã phương tiện triển khai giáo lý qua cách sống hài hòa, biết hy sinh, biết thực hiện tinh thần vị tha, vì người quên mình, bởi mình với người cũng chỉ đang trên đường học Phật, hơn nữa mình đây chỉ là giả danh, vô ngã và đúng hơn hết là tinh thần nhập thế cứu độ chúng sanh như Thế Tôn từng dạy ‘Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh’’ Do tinh thần phóng khoáng độ tha như vậy, người ta mới nghe, mới gọi là tinh thần Bồ Tát Đạo Tuy nhiên đã đem đạo vào đời, hòa mình tiếp cận thế tục nhiều hơn, chư vị đệ tử xuất gia trong thời Tượng Pháp đòi hỏi phải là Thánh Tăng Nếu không phải Thánh Tăng đắc Tứ Quả, thì cũng phải là Sơ Quả - Tu Đà Hoàn, nếu không sẽ bị dao động, phiền trược của thế gian xâm nhập vào tâm, làm lệch đi chí hướng tinh thần Bồ Tát Đạo Như vậy người học đạo trong thời kỳ này, dù chọn nơi lâm sơn hẻo lánh, hay gần phố thị đông người, đều phải khó khăn học đạo Bởi phải tự biết thắng mình để gìn giữ truyền thống Như Lai, hoặc tự biết được mình trong khi va chạm vào đời sống thế gian đúng theo tinh thần vô nhiễm của Bồ Tát Chính khó khăn đó Nhơn Vương Kinh Sớ lại nói : ‘Có giáo lý, có hành trì không quả chứng, gọi là tượng pháp’’ Có giáo lý, như chúng ta hiểu dù bấy 9 giờ chư vị Thánh Tăng đã ít dần đi, nhưng sự trì tụng lập lại lời Phật dạy qua ngôn từ hãy còn đầy đủ tính giải thoát, cho nên vẫn gọi là có giáo lý Có hành trì không quả chứng là hành trì một cách không dứt khoát, bởi vì hoàn cảnh bắt buộc phải có tâm lực, thể lực mạnh, mới thắng được hai môi trường hoàn cảnh như đã bàn qua Và như thế số người đủ tâm lực thể lực thực hành theo giáo lý giải thoát quả thật là ít, ít đến nổi ví là không * Thời kỳ Mạt pháp Là thời kỳ từ Tượng Pháp tính đến 1000 năm sau và hơn nữa, đây là thuyết của kinh Đại Bi Lần nữa chúng ta cũng không quan tâm lắm đến con số chính xác thế nào, chỉ biết là sau thời kỳ Tượng Pháp đã hơn ngàn năm, nay lại tính hơn cả mấy ngàn năm nữa, việc này mới quan trọng Và quan trọng nhất khi biết rằng đời nay chúng ta đang sống chính là thời kỳ Mạt Pháp Ta đang sống cách thời Phật hơn 2500 năm vượt qua Tượng Pháp cả 1000 năm Thời kỳ như vậy cũng Nhơn Vương Kinh Sớ nói: Có giáo lý, không hành trì, không quả chứng gọi là Mạt Pháp Đến đây đã hiểu khi xem lại phần Chánh Pháp và Tượng Pháp; và phải nhận định thế nào trong thời kỳ gọi là Mạt Pháp; phải nhận thức học hiểu Phật pháp ra sao, so với hai thời kỳ Chánh và Tượng Pháp ở trên Nói thêm về hoàn cảnh môi trường ngày nay, càng tăng thêm trở ngại cho người học Phật, điều này ai cũng thấy Trên mặt hiện tượng thế gian học Phật, ta thấy thật nhiều chùa chiền đồ sộ nguy nga, ta thấy phương tiện truyền thông điện toán giới thiệu Phật học, chinh phục được không gian, thời gian khoảng cách Nhưng về an lạc nội tâm áp dụng được Phật pháp trong đời sống thuần thành qua ý thức sinh tử luân hồi nhân quả, ta còn quá xem thường, quá dễ duôi, để rồi chứng kiến bao nhiêu người ra đi mà ta chưa hề tỉnh ngộ Ta chưa tỉnh ngộ có khác gì câu trả lời ta chưa học hiểu gì giáo lý căn bản của Như Lai! Và dù ta có hiểu Phật pháp căn bản đi nữa, ta còn phải vô cùng khó khăn khi bắt 10 buộc vượt qua bao cam go thử thách của vật chất, tiền tài danh vọng đang vây bủa chung quanh Ta hay cho mọi thứ là phương tiện, nhưng phương tiện học Phật chỉ đem đến người an lạc, giải thoát khổ đau, nhưng ta vẫn còn quá đau khổ thì làm sao gọi là phương tiện! Nếu ta dùng phương tiện để tạo duyên cho người học Phật, thì ta cũng phải biết phương tiện đó cũng là cho ta, không thôi ta sẽ là người đếm tiền trong ngân hàng, mà chính bản thân mình không lợi chi cả Thời kỳ Mạt Pháp hoàn cảnh không sao kể hết được, cho nên Nhơn Vương Kinh Sơ đã nói rằng: Có giáo lý, không hành trì, không quả chứng, gọi là Mạt Pháp 3 Niết-bàn * Khái niệm Niết-bàn (nibbāna,) là từ được dịch âm từ gốc tiếng Phạn nirvāṇa hoặc tiếng Pali nibbāna Nirvāti với nghĩa “thổi tắt”, “dập tắt” (một ngọn lửa) và như thế thì nirvāṇa mang nghĩa đã bị dập tắt, thổi tắt Qua đó mà thuật ngữ nirvāṇa cũng được dịch nghĩa là Diệt, Diệt tận, Diệt độ, Tịch diệt, Bất sinh, và vì sự tịch diệt được hiểu là mục đích tối cao trong đạo Phật nên nirvāṇa cũng được dịch ý là Giải thoát, Vô vi, An lạc Kinh Tạp A Hàm viết : “Niết-bàn là gì, hỡi đạo hữu ? Sự tận diệt tham, tận diệt sân, tận diệt si Đó, này đạo hữu, gọi là Niết-bàn” [3, tr.90] Niết-bàn là mục đích tu hành cứu cánh của mọi trường phái Phật giáo Trong đạo Phật Nguyên thủy, Niết-bàn được xem là đoạn Diệt Luân hồi Đó là sự tận diệt gốc rễ của ba nghiệp bất thiện là tham, sân và si Đồng thời Niết-bàn có nghĩa là không còn chịu sự tác động của nghiệp không còn chịu quy luật nhân duyên (duyên khởi), Vô vi đặc tính của nó là thiếu vắng sự sinh, thành, hoại, diệt 11 * Các loại Niết-bàn (Nibbanna) Có hai loại Niết-bàn thường được biết đến, đó là Hữu dư Niết-bàn và Vô dư Niết-bàn Hai lọai Niết-bàn này của Phật giáo có phần tương tự với hai loại giải thoát của Vedanta là hữu thân giải thoát và vô thân giải thoát - Hữu dư y Niết-bàn (Sopadisesa Nibbana) Là cảnh giới thoát khỏi vòng luân hồi nhưng nhục thể vẫn còn hiện hữu, đó là trạng thái diệt hết mọi phiền não, cắt đứt mười kiết sử; tham, sân, si được đoạn trừ nhưng còn thân của nghiệp báo dư thừa Hành giả ngay nơi thân này mà đạt đến Hữu dư Niết-bàn Trong kinh Itivuttaka, Đức Phật dạy: “Này các Tỷ kheo, thế nào là Niếtbàn giới có dư y ? Ở đây này các Tỷ kheo, Tỷ kheo là Bậc Alahán, các lậu hoặc đã tận, phạm hạnh đã thành, đã giải thoát nhờ chánh trí Trong vị ấy năm căn còn tồn tại, ngang qua năm căn ấy, vị ấy hưởng thọ khả ý, không khả ý, vì rằng tự ngã không có thương hại cảm giác lạc khổ Với vị ấy, tham diệt, sân diệt, si diệt Này các Tỷ kheo, đây gọi là Niết-bàn có dư y” Như vậy Hữu dư y Niết-bàn là trạng thái hành giả đã thực chứng vạn pháp, diệt mọi phiền não nhiễm ô nhưng vẫn còn thân ngũ uẫn, vì còn thân ngũ uẫn nên vẫn còn những giới hạn của thân thể Ví như Đức Phật, ngài đã đạt đến Niết-bàn tịch tĩnh nhưng khi ăn phải nấm độc của Cunda cúng dường vẫn bị kiết lỵ như những người bình thường khác Từ quan điểm Hữu dư Niết-bàn này của Nguyên thủy mà phát sinh khái niệm Niết-bàn vô trụ (sa apratiṣṭhita-nirvāṇa) của Đại thừa về sau - Vô dư y Niết-bàn (Anupadisesa Nibbana) Vô dư Niết-bàn (nirupadhiśeṣa-nirvāṇa): là Niết-bàn không còn ngũ uẩn (pañca-skandha), mười hai xứ (āyatana), mười tám giới (dhātu) và các Căn 12 (indriya) Loại Niết-bàn này cũng được gọi là Bát-niết-bàn ( parinirvāṇa), là Niết-bàn toàn phần “Này các Tỷ kheo, thế nào gọi là Niết-bàn giới không có dư y ? Ở đây, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo là bậc A la hán, các lậu hoặc đã tận, phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã diệt, đã giải thoát nhờ chánh tri Ở đây đối với vị ấy, mọi cảm thọ đều không có hoan hỉ ưa thích, sẽ được lắng dịu Này các Tỷ kheo, Đây gọi là Niết-bàn không có dư y” [4, tr.90] Đây là trạng thái tâm thức đã gột sạch hết mọi vô minh phiền não, sự giải thoát khỏi các kiết sử tùy miên, sự đọan diệt hoàn toàn mọi tham ái, sự dập tắt tham sân si Trạng thái an tịnh tuyệt đối không còn bị bốn tướng sanh lão bệnh tử chi phối nữa Quả Hữu dư và Vô dư còn được giải thích, từ sơ quả đến tam quả Bất hoàn được gọi là Hữu dư, quả A la hán thứ tư được gọi là Vô dư Trong các kinh điển Nguyên thủy, rất nhiều đoạn Kinh Đức Phật hay dùng phương pháp phủ định để hiển thị Niết-bàn, như đoạn sau: Kinh Bản sinh giải thích: “Thế nào là Vô dư Niết-bàn? Đó là trạng thái đã chứng được La Hán, hết sạch các phiền não, phạm hạnh đã được thành lập, việc cần làm đã làm đủ, đã vứt bỏ mọi gánh nặng, đã chứng tự nghĩa, đã khéo giải thoát, đã được biết khắp Tất cả các điều cảm thụ bây giờ đều không còn do nhân dẫn đến, không còn mong cầu, hy vọng cũng hết, rốt ráo tịch lặng, vĩnh viễn trong mát, ẩn lặng không hiện, chỉ y vào cái thanh tĩnh không lý luận, không thể bảo rằng có, cũng chẳng thể nói rằng không mà cũng không cho rằng chẳng có chẳng không [5, tr.380] “Đồng nghĩa với Niết-bàn giới, này các Tỷ kheo, là nhiếp phục tham, nhiếp phục sân, nhiếp phục si Cũng được gọi là đoạn tận các lậu hoặc” Niết-bàn là nguyên lý siêu thế, vượt ra ngoài phạm trù của ngôn ngữ, suy tính, trắc nghiệm, đo lường Do đó Đức Phật đã dùng hình thức phủ định để nói 13 đến Niết-bàn, nhằm đánh đổ mọi ý niệm kẹt chấp, dính mắc vào những gì có thể của chúng sanh Và không thể dùng ngôn từ khẳng định để diễn tả Niết-bàn, vì trong lời nói khẳng định đó hàm chứa một ngã tướng “làm sao có thể đi vào Niết-bàn bằng ngôn ngữ của cây khô” Có thể nói rằng ngôn từ, khái niệm trở nên bất lực trước cái gọi là Niết-bàn 4 Khái niệm Niết-bàn (Nibbanna) của thời kỳ Phật giáo * Thời kỳ Chánh pháp Hời kỳ này có những khái niệm Niết Bàn độc đáo qua ba nội dung: Niết Bàn trạng thái luân lý, tâm lý và siêu hình - Luân lý là tránh ác làm thiện vì Niết Bàn là cảm giác hạnh phúc an lạc Nhờ ly ác, ly bất thiện pháp mà an lạc xuất hiện nên gọi là Niết Bàn luân lý Ngày xưa dùng từ “luân lý” thì ngày nay người ta dùng từ “đạo đức” - Thứ hai, Niết Bàn là tiến trình tâm lý, ví dụ tầm tứ hỷ lạc nhất tâm là một tiến trình tâm lý Năm thiền chi của sơ thiền là trạng thái tâm lý được sinh khởi do không có năm triền cái (hôn trầm, trạo cử, dục, sân, nghi) Năm thiền chi này cũng là pháp hữu vi, nó có lạc nhưng vô thường Khi được hỏi “Cái gì là sự nguy hiểm của khổ thọ? Cái gì là sự nguy hiểm của lạc thọ?” Đối với khổ thọ, tồn tại là sự nguy hiểm; và đối với lạc thọ, vô thường là sự nguy hiểm mà thiền tâm là vô thường - Thứ ba, Niết Bàn là trạng thái siêu hình Nội dung này vượt quá ngôn ngữ không thể diễn đạt bằng lời Nói chung, Niết Bàn là lý tưởng chung của Phật giáo, là cảnh giới tuyệt đối vắng lặng, không còn phiền não Niết-bàn ở đây được diễn tả như sự đoạn diệt vô minh, sự an tịnh của tâm thức chứ không phải là cảnh giới tiêu diệt, tán hoại hay dập tắt Nói Hữu dư hay Vô dư cũng là do thân thể còn hay không mà phân biệt vậy thôi chứ bản chất vốn không sai khác 14 Trong Kinh Tập (Suttanipattà), Tiểu Bộ Kinh, chương “Con đường đến bờ bên kia”, thanh niên Upasìva đã hỏi Thế Tôn về phép để qua bờ bên kia, Thế Tôn dạy: “Ngày đêm ông nhận thấy/Đoạn dục ly nghi ngờ/Ái diệt là Niết-bàn” Theo N.Dutt, khái niệm Niết-bàn (Nibanna) của thời kỳ Chánh pháp có thể trình bày qua ba phương diện: - Luân lý: “Niết-bàn độc nhất chỉ là một trạng thái luân lý, chứng được trong đời sống này bởi phương pháp luân lý, thiền định và trí tuệ” Như vậy, Niết-bàn không phải siêu thế gian Niết-bàn được diễn tả như sự đoạn trừ tham, sân, si… phiền não, già chết Về phương diện tích cực, Niết-bàn được tả như một trạng thái cực lạc, bất tử, an tịnh và vô úy - Tâm lý: nói về thiền định hay tu tập thiền định với mục đích hướng dẫn tâm tư vào một trạng thái không còn dục lạc thế gian và đau khổ Mục đích này đạt được nhờ giải thoát tâm trí ra ngoài mọi vấn đề thế tục - Siêu hình: “Này các tỳ kheo, có cái bất sinh, bất tạo tác, vô vi”; nghĩa là thời kỳ Chánh pháp không xem Niết-bàn như đoạn diệt, mà là một cách gì tích cực, nhưng vô biên không thể diễn tả như hư không Niết-bàn vượt ra khỏi ba giới và được gọi là siêu thế giới Trạng thái này cần sự tự chứng ngộ Có ý kiến cho rằng Niết-bàn rốt ráo chỉ là cái tên gọi khác của Hư vô mà thôi vì họ cho rằng đó là cái đương thể của vô minh, tức là ý sống đã bị tiêu diệt hết ví như ngọn đèn khi dầu hết thì lửa tự tắt Vì Niết-bàn được diễn tả bằng những từ ngữ phủ định, nên nhiều người hiểu lầm đó là trạng thái tự hủy diệt Nếu hủy diệt, chỉ là sự hủy diệt dục vọng và mọi ý tưởng sai lầm về Ngã Niếtbàn không thuộc về có, vì không có tướng mạo Niết-bàn không thuộc về không, vì hằng tri hằng giác Đây là trạng thái thoát ly năm thủ uẩn, là cảnh giới “Phi nhị biên, ly tứ cú, tuyệt bách phi” Trạng thái tâm vắng lặng mà rỏ biết là đương thể của Niết-bàn Cái đương thể này đầy đủ bốn đặc tính Thường, Lạc, Ngã, Tịnh thì làm sao là hư vô đoạn diệt được? Nếu chúng ta hiểu Niết-bàn là cảnh hư 15 vô tuyệt diệt là đã rơi vào kiến chấp đoạn diệt, bèn thành tà kiến, và dĩ nhiên là tự mình đã phản bội lại với đức Phật rồi Cho nên hãy nghe Đức Phật nói về vấn đề này : “Này Vaccha! Dựa theo sắc mà lường tính Như Lai thì Như Lai đã bỏ sắc ấy cũng như cây Đa-la đã tuyệt gốc không còn sinh phận thì tương lai là pháp bất sinh Bạt- ta! Như Lai giải thoát sắc ấy rồi thì cũng như biển lớn sâu xa không thể lường tính được, nếu bảo là tái sinh mà không tái sinh thì không đúng, mà bảo là không tái sinh nhưng cũng không phải không tái sinh thì cũng lại sai” [6, tr.134] Niết-bàn là cảnh giới giải thoát, ly khai ngôn ngữ, nên không phải là vấn đề để khảo sát, không thể hiểu được bằng tri thức Đó là trạng thái chuyển biến của tâm thức, một người không trải qua không thể biết được, như người uống nước tự biết lạnh nóng Cho nên đó là cảnh giới siêu việt có - không, một sự tồn tại không thể diễn tả, không thể nghĩ bàn được Ở đây Đức Phật định nghĩa: “Đây là Thánh Đế về khổ diệt, này các tỳ kheo, chính là ly tham, đoạn diệt, không có dư tàn khát ái ấy, sự quăng bỏ, từ bỏ, giải thoát không chấp trước” Như vậy, khái niệm Niết-bàn thời kỳ Chánh pháp là khổ diệt tức Niết-bàn, muốn chuyển hóa khổ đau, phải loại trừ hoàn toàn nguyên nhân của khổ Đối với người chưa giác ngộ thì mọi suy diễn đều không thể biểu đạt, do đó những ngôn từ chỉ là giả nói, không thể chỉ ra sự thật chỉ có những ai thực hành, thực chứng mới thể nhập được Lý tưởng giải thoát của nguyên thuỷ Phật giáo là A la hán Mười danh hiệu đức Phật: Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điệu Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn Trong đó, A la hán là bậc Ứng cúng, xứng đáng được cúng dường, là bậc “sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm xong, không còn sinh tử luân hồi” Nói cách khác, A la hán đã giải thoát hoàn toàn Nếu nói 16 “A la hán còn chấp chủ, còn ích kỷ” là một ngộ nhận, thành kiến, định kiến mà chúng ta cần thay đổi Đức Phật dạy thế nào là sự khác nhau giữa A la hán và đức Phật Đức Phật là A la hán nhưng là A la hán chánh đẳng giác phát hiện ra con đường giải thoát giác ngộ, truyền dạy con đường giải thoát giác ngộ ấy Còn các đệ tử là A la hán đi theo con đường, hành trì theo giáo lý và chứng đắc Trong kinh, đức Phật nói trí tuệ của Xá Lợi Phất ngang bằng đức Phật, dù đức Phật có hỏi thế giới nhân sinh bảy ngày bảy đêm thì ngài cũng sẽ trả lời được Về thần thông thì Mục Kiền Liên ngang bằng đức Phật Mỗi vị có một hạnh riêng nhưng đức Phật là bậc toàn giác Ví dụ tôi là tiến sĩ Phật học chỉ giỏi về Phật học, các vị là tiến sĩ triết học thì giỏi về triết học Cùng là tiến sĩ nhưng chúng ta là tiến sĩ từng phần, còn đức Phật là tiến sĩ toàn phần Đó là sự khác nhau giữa đức Phật và A la hán mặc dù các nhà đại thừa không chấp nhận Tuy nhiên, việc chấp nhận hay không chấp nhận là vấn đề của từng cá nhân hay của từng khuynh hướng Còn đi vào triết lý thì phải nói với nhau bằng những lời của Phật Cho nên nếu quý vị nói với tôi “Phật dạy rằng…” thì tôi sẽ hỏi quý vị “Phật nào? Phật ở đâu?” Đôi khi những kiến giải về sau mang tính bộ phái, có chủ đích hoặc mang tính thời thế lại đưa vào giáo lý Phật rồi dẫn đến tranh luận bất hoà Phản biện tư tưởng với nhau không phải để tranh chấp, phân định thấp cao, đại thừa tiểu thừa mà để làm sáng tỏ vấn đề thì việc đó mới là cần thiết * Thời kỳ Tượng pháp Thời kỳ Tượng pháp tương ứng với sự chia rẽ của Phật giáo Sau thời Phật giáo nguyên thuỷ (tính từ khi Phật tại thế tới 100 năm sau khi ông mất), Phật giáo dần dần chia thành hai nhánh: Phật giáo Tiểu thừa và Phật giáo Đại thừa Hai nhánh này có quan niệm không giống nhau về Niết-bàn Xuất phát từ lập trường thực tại luận, Tiểu thừa cho rằng, thế giới này tồn tại thực sự, con người cũng tồn tại thực sự nên những khổ đau của con người cũng là có thật chứ không phải chỉ là những gì thuộc về cảm giác Từ đó, họ đi tới kết luận, chỉ có thể giải thoát khỏi khổ đau bằng con đường lánh đời, thoát tục, xuất gia tu hành, 17 lấy “diệt tận là cứu cánh” với phương châm diệt (diệt mọi phiền não), tận (chấm dứt mọi nghiệp sinh tử), ly (giải thoát khỏi nỗi khổ trong ba cõi), diệu (đạt tới Vô dư Niết-bàn) Niết-bàn mà Tiểu thừa hướng tới là Niết-bàn xuất thế, lánh đời, đạt được bằng lối tu kham nhẫn Với Tiểu thừa, vì vô ngã là Niết-bàn nên muốn đến được Niết-bàn, con người phải từ bỏ những thú vui trần thế, những yêu thương và khao khát “trở thành” Không còn những sôi động, buồn vui nơi nhân thế, Niếtbàn chỉ là sự tịch diệt, cô đơn, vắng lặng, cô đơn, buồn tẻ và vô cảm Lý tưởng Niết-bàn Vô dư tịch tĩnh đã khiến Phật giáo mất dần sức hấp dẫn, khó thực hiện với mọi người, chỉ dành cho thiểu số người có cơ duyên đặc biệt Sự ra đời của Phật giáo Đại thừa thực chất là một phong trào chấn hưng Phật giáo, xuất phát từ nhu cầu khắc phục những hạn chế trong Tiểu thừa, mong tìm lại chỗ đứng trong xã hội Độc đáo nhất trong thời kỳ Tượng pháp là quan niệm về Niết-bàn Khái niệm Niết-bàn trong thời kỳ Tượng pháp được đẩy lên một nấc thang mới Nếu thời kỳ Chánh pháp đề cao Vô dư Niếtbàn thì thời kỳ Tượng pháp nghiêng về phía Hữu dư Niết-bàn với một cái nhìn mới mẻ, độc đáo hơn Đối với Đại thừa, Niết-bàn và luân hồi không có gì sai khác Theo họ, vì bị bóng tối của đám mây vô minh bao phủ nên con người mới nhầm lẫn hiện tượng ảo giả với bản chất đích thực của thế giới Do đó, giải thoát không cần sự chối bỏ cuộc sống mà chỉ cần “xuất tự thế gian tướng” để đạt tới trạng thái không còn phân biệt bờ bên này - sinh tử và bờ bên kia - giải thoát, không còn phân biệt chúng sinh và Phật, mê và ngộ Sinh tử tức Niết-bàn, phiền não tức Bồ đề Niết-bàn và luân hồi chỉ là một nhưng nhìn trong vô minh thì là luân hồi, nhìn khi giác ngộ là Niết-bàn, giống như nhìn sợi dây thừng trong bóng tối là con rắn nhưng nhìn trong ánh đèn thì chỉ là sợi dây thừng, không còn đáng sợ nữa Vì vậy, phải chấp nhận sống trong luân hồi thì mới chi phối được nghiệp báo luân hồi Trong thời kỳ Tượng pháp, phái Duy thức bổ sung thêm hai loại Niết-bàn nữa, là Tự tính thanh tịnh Niết-bàn và Bất trụ Niếtbàn 18 Thời kỳ Tượng pháp, người ta có một quan điểm mở rộng Niết-bàn dựa trên khái niệm Bồ Tát (bodhisatta) và trên tính nhất thể của vạn vật Ở đây, người ta phân biệt hai loại Niết-bàn: Vô trụ xứ niết-bàn (apratiṣṭhitanirvāṇa) và Trụ xứ niết-bàn ( pratiṣṭhita-nirvāṇa) với ý nghĩa cố định, bất động) Thời kỳ Tượng pháp là thời kỳ lý tưởng giải thoát được mở rộng cho nên hai loại Niết-bàn của thời kỳ Chánh pháp không đáp ứng được thệ nguyện độ sanh Vì rằng Niết-bàn của thời kỳ Chánh pháp bị giới hạn trong phạm vi cá nhân mà thời kỳ Tượng pháp thì lại hướng đến tinh thần Bồ tát đạo, đó là làm lợi lạc cho tha nhân Chính vì thế từ thời kỳ Chánh pháp sang thời kỳ Tượng pháp thì quan điểm về Niết-bàn có chiều hướng thay đổi, nhưng cốt yếu vẫn dựa trên nền tảng thời kỳ Chánh pháp, đó là Bất trụ Niết-bàn “Bất trụ Niết-bàn là tuy lấy làm lý tưởng tối hậu, nhưng không trụ ở bình đẳng giới mà trái lại trụ ở sai biệt giới để cùng với hết thảy chúng sanh tiến tới, dần dần đả phá sự tồn tại hạ đẳng mà tiến tới sự tồn tại ở địa vị cao đẳng và chính đối với quá trình đó mà mệnh danh Bất trụ Niết-bàn” [6, tr.196] Bất trụ Niết-bàn là sự dung hòa giữa hai tư tưởng giải thoát và luân hồi, tuy ở trong luân hồi nhưng không còn bị chi phối bởi nghiệp lực mà lại tự tại nơi tất cả các pháp và tích cực độ sanh Thời kỳ Tượng pháp cũng lấy giải thoát làm lý tưởng, là mục tiêu tối hậu nhưng khác khác với trạng thái tịch tĩnh của Vô dư Niết-bàn Trạng thái tâm vắng lặng mà thường biết là đương thể của Niết-bàn Thế nên, Niến bàn chính là bản tâm thanh tịnh xưa nay Niết-bàn hay sinh tử rốt cùng cũng chỉ là cái tâm của chúng ta, vì sinh tử (mê) và Niết-bàn (giác) chỉ là biểu tượng hai mặt của tâm Trong Kinh Pháp Hoa, tướng Niết-bàn được diễn tả là Không (sùnyatà): “Đức Như Lai biết pháp một tướng một vị ấy, nghĩa là : Tướng giải thoát, tướng xa lìa, tướng diệt, tướng rốt ráo Niết-bàn thường tịch diệt, trọn về nơi Không” 19 Có khi người ta hiểu Niết-bàn là một cảnh giới, nhưng là một cảnh giới vi diệu mà ở đó tất cả chân lý tuyệt đối vượt ngoài nhị nguyên và tương đối Như vậy Niết-bàn của thời kỳ Tượng pháp vốn không hình tướng, không sanh không diệt, không thể cảm nhận bằng tri thức thường nghiệm, vượt lên trên mọi ý niệm về luân hồi và giải thoát, ý niệm về một cảnh giới cần phải đạt đến và trên hết đó là tích cực đi vào cuộc đời cứu độ chúng sanh Có thể thấy rằng, khái niệm Niết-bàn trong Phật giáo là một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng Ấn Độ, đem lại một diện mạo mới với sức sống mới cho Phật giáo Từ con người cá nhân cô đơn trong lộ trình thăm thẳm tìm về cõi tâm linh bí ẩn tìm giải thoát trong Niết-bàn của thời kỳ Chánh pháp tới con người sống cùng những buồn vui nhân thế của thời kỳ Tượng pháp, khái niệm Niết-bàn đã trở nên hấp dẫn hơn, thể hiện một triết lý sống nhân bản của tôn giáo - triết học Phật giáo * Thời kỳ Mạt pháp Kế thừa những hạt nhân hợp lý trong quan niệm Niết-bàn của hai thời kỳ trước, thời kỳ Chánh pháp và thời kỳ Tượng pháp Khái niệm Niết-bàn trong thời kỳ thứ ba - thời kỳ Mạt pháp có những quan niệm mới Trên thực tế, không phải có hai loại Niết-bàn mà có hai hình thức Đạo Quả Niết-bàn Hai danh từ khác nhau để chỉ hai hình thức chứng nghiệm: một trước khi chết và một sau khi chết Khi Đạo Quả Niết-bàn được thành tựu trong kiếp sống hiện tiền nghĩa là trong lúc còn mang thân ngũ uẩn, thì gọi là “Hữu Dư Niết-bàn” (Sopadisesa Nibbana Dhatu) Lúc bỏ xác thân, vị A La Hán đạt Đại Niết-bàn, không còn vật chất, chừng ấy gọi là “Vô Dư Niết-bàn” (Anupadisesa Nibbana Dhatu) Nhiều người cho rằng sự ngưng chảy của tiếng trình tâm gọi là Niết-bàn Về mặt tâm lý, khi tâm không còn phiền não thì vẫn hoạt động theo chiều không phiền não Đây là khái niệm của các bộ phái Phật giáo, điều này cũng đúng trong một số trường hợp những vị này nhập vô dư y Niết-bàn không còn hoạt 20 động tâm thức Bên cạnh đó, một số trường hợp khi còn sống nhưng họ trở nên vô cảm đối với mọi vật xung quanh, đây cũng là một khái niệm tiêu cực của Niết-bàn Nhưng khi Đức Phật chứng Niết-bàn dưới cội bồ đề thì Niết-bàn của ngài hoàn toàn khác với Niết-bàn của các bộ phái Sự chứng đắc Niết-bàn của ngài chính là sự vô ngã vị tha, không còn chấp ngã, chấp pháp để phân biệt mình và người trên tinh thần trí tuệ, do đó ngài vẫn thuyết pháp độ sinh, hàng phục ngoại đạo Như vậy, Niết-bàn không phải là sự dừng, ngưng của tâm đó mới là Niếtbàn thật sự Về sau, thời kỳ Mạt pháp nói không có niệm khởi làm tâm (dĩ vô niệm vi tông, dĩ vô tướng vi thể, dĩ vô trụ vi bổn) Lấy vô niệm làm tông, “vô niệm” không có nghĩa là sự ngừng hoạt động của tâm mà ngay trên niệm khởi đó không dính mắc với nó, thấy nó là giả thì đó mới gọi là vô niệm Thời kỳ Mạt pháp, trong các bộ kinh Nikaya cho rằng: “Niết-bàn là chấm dứt khổ đau một cách vĩnh viễn như củi hết lửa tắt” Đây là một dạng khái niệm nếu đứng trên nghĩa đen thì tiêu cực, nếu như thế có thể hiểu Niết-bàn là một trạng thái hư vô Đây là quan niệm hoàn toàn không đúng Tuy nhiên chúng ta cần hiểu rằng, hết củi chính là hết động lực phiền não (vô minh tham ái) do vô minh chấp ngã Con người vẫn còn hoạt động trong một trạng thái không còn phiền não (không còn tham sân si) và với một động lực vô tận (vô lượng tâm) của đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả do không còn bị cái ngã nhỏ bé trói buộc Dục vọng là nhiên liệu cho ngọn lửa cháy, truyền năng lượng qua các kiếp luân hồi triền miên Nếu không nuôi dưỡng ngọn lửa đó nữa, nghĩa là không còn dục vọng, nó sẽ lụi tàn Khi đó, Niết-bàn được hiểu như sự thanh lương, mát mẻ Khái niệm Niết-bàn thời kỳ Mạt pháp là một lĩnh vực thuộc tiềm thức, nếu không có sự tu tập thiền định thì chúng ta không thể nào thấy được tàng thức của chúng ta Niết-bàn là một trạng thái an lạc bên trong Niết-bàn vượt 21 trên ngôn ngữ của thế gian là sự tự chứng nghiệm của bản thân như cảm giác nóng lạnh của nước chỉ có người trực tiếp uống mới cảm nhận được Các mô tả về Niết-bàn/Hoa khai kiến Phật ngộ vô sinh/Bất thối Bồ tát vi bạn lữ Tuy nhiên, Niết-bàn tức “vô sinh”, không nên rơi vào chấp không, nghĩa là không còn sinh tử, mà nên hiểu là không còn bị sinh tử trói buộc, bởi khi thấy sinh tử là giả thì bất tử vô sinh Như vậy Niết-bàn là vô sinh có nghĩa là vẫn còn sinh tử nhưng không bị sinh tử trói buộc, tức “ý sinh thân” muốn sinh ở cõi nào thì sinh không còn bị lệ thuộc sinh tử Thời kỳ Mạt pháp, Niết-bàn là “vô ngã”: “Niết-bàn là cái gì tuyệt đối không dung ngã Niết-bàn không có hạn lượng, không có nơi chốn, vì Niết-bàn là vô tướng - vô tướng nên khó vào Muốn vào Niết-bàn ta cũng phải vô tướng như Niết-bàn Cửa Niết-bàn rất hẹp, chỉ bằng tơ tóc, nên ta không thể mang theo hành lý mà hy vọng vào được Niết-bàn Cái thân đã không mang theo được, mà cả ý niệm về tôi, về ta cũng không thể mang theo được Cái ta càng to thì càng xa Niết-bàn Nên biết rằng: hễ hữu ngã là luân hồi mà vô ngã là Niết-bàn” (Vô ngã là Niết-bàn - HT Thích Thiện Siêu) Trong thiền môn thường sử dụng hình ảnh con trâu đen chuyển thành trâu trắng Con trâu trắng tượng trưng cho Niết-bàn, con trâu đen tượng trưng cho sinh tử, như vậy bản chất chỉ có một con trâu mà thôi Khi chúng ta giác ngộ chúng ta chỉ nhìn nhận thân tâm, con người và thế giới bằng cái nhìn khác mà thôi Vọng tâm hay chân tâm không hai mà cũng không một mà đó là sự chuyển đổi, thay đổi cho nhau Chân tâm là thể của vọng tâm Theo thời kỳ Mạt pháp, hết vọng tâm là tâm thanh tịnh, tuy nhiên tâm thanh tịnh cũng không phải là chân tâm Cái thể vô ngã của thanh tịnh mới chính là chân tâm Cái thể rỗng không của vọng động phiền não là chân tâm, động hay tịnh của tâm là trạng thái lúc hoạt động hay ngưng nghỉ Cũng giống như biển lặng yên hay 22 có sóng không phải là chân tâm mà là chất nước mới là chân tâm Chân tâm là thể của tịnh và động 23 KẾT LUẬN Niết-bàn là khái niệm thể hiện triết lý độc đáo về giải thoát của Phật giáo Đây là một trạng thái tâm linh hoàn toàn thanh thản, giải thoát khỏi mọi đau khổ của cuộc đời Trạng thái này có thể đạt được khi còn đang sống (Hữu dư Niết-bàn) hoặc khi đã chết (Vô dư Niết-bàn) Phật giáo thời kỳ Chánh pháp hướng tới Vô dư Niết-bàn - một Niết-bàn tịch diệt, cô đơn, từ bỏ mọi thú vui trần thế Phật giáo thời kỳ Tượng pháp lại hướng tới Hữu dư Niết-bàn một Niết-bàn nhân bản, nhập thế và hoạt động cùng những buồn vui nhân thế Quan niệm này đã mang lại một sức hấp dẫn, sức sống mới cho Phật giáo, đặc biệt là trong xã hội hiện đại Khát vọng về tự do là một khát vọng cao đẹp của nhân loại Các học thuyết xã hội về sự giải phóng con người đều hướng tới một thế giới tự do lý tưởng Trong Thiên Chúa giáo, thế giới lý tưởng đó là Thiên đường đầy hoa thơm trái ngọt, chỉ có hạnh phúc, yêu thương, không thù hận Trong Nho giáo, xã hội lý tưởng là một xã hội đại đồng Đích của giải thoát trong Phật giáo là Niết-bàn Đối với một số người, tiếp cận khái niệm dưới góc độ hướng ngoại thì Niết-bàn là một khái niệm tương đối khó hiểu, thậm chí còn bị hiểu sai lệch thành một vị trí địa lý, một không gian như Thiên đường trong Thiên Chúa giáo mà con người sẽ được về đó sau khi chết Đi từ sự khảo cứu kinh sách Phật giáo và một số công trình nghiên cứu của các chuyên gia về Phật học, từ góc độ tiếp cận hướng nội, trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập tới khái niệm Niết-bàn và những hình thức chủ yếu của nó, lấy đó làm một trong những cơ sở để giải thích về sự hồi sinh của Phật giáo trong thời đại ngày nay 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bhikkhu Narada, Đức Phật và Phật pháp, Dịch giả Phạm Kim Khánh, Nxb Hồng Đức, 2014 2 Nguyễn Hùng Hậu (2002), Đại cương lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, tập 1, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội 3 Nguyễn Lang (1992), Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội 4 Lê Mạnh Thát (2006), Lịch sử Phật giáo Việt Nam (từ khởi nguyên đến thời Lý Nam Đế), tập 1, Nxb Tổng hợp, Tp Hồ Chí Minh 5 Ấn Thuận, Giảng Giải Luận Đại Thừa Khởi Tín, Nxb Phương Đông, 2012 6 Thích Thanh Tứ, Trung luận giảng giải, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội nghiên cứu Phật học, Ban Thiền học, Nxb Tôn giáo, 2008 25 ... triết học Phật giáo * Thời kỳ Mạt pháp Kế thừa những hạt nhân hợp lý quan niệm Niết- bàn hai thời kỳ trước, thời kỳ Chánh pháp thời kỳ Tượng pháp Khái niệm Niết- bàn thời kỳ thứ ba - thời kỳ Mạt... quan niệm Niết- bàn qua thời kỳ đó có ý nghĩa lớn, giúp chúng ta hiểu rõ ngọn nguồn khái niệm Niết- bàn Đó lý mà em chọn đề tài ? ?Hãy trình bày khái niệm Niết- bàn (Nibbanna) ba thời kỳ Phật. .. MỞ ĐẦU NỘI DUNG Sự đời tồn Phật giáo Các thời kỳ Phật giáo Niết- bàn Khái niệm Niết- bàn (Nibbanna) thời kỳ Phật giáo KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 2 11 20 21 MỞ ĐẦU Niết Bàn giải thốt, giác ngợ

Ngày đăng: 06/08/2021, 07:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w