TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO VÙNG DU LỊCH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

20 419 3
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO VÙNG DU LỊCH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 PHẦN A. NỘI DUNG BÁO CÁO 2 1. Khái quát vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ 2 1.1. Vị trí địa lí 3 1.2. Phạm vi lãnh thổ 3 1.3. Đặc điểm dân cư 4 2. Hệ thống sản phẩm du lịch đặc trưng vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ 4 3. Tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch biển đảo vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ 5 3.1. Tài nguyên du lịch 5 3.2. Các yếu tố khác 10 3.3. Tình hình phát triển sản phẩm du lịch biển đảo vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ 12 4. Kết luận 16 PHẦN B. ĐÁNH GIÁ CHUNG 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN …… BÁO CÁO HỌC PHẦN ĐỊA LÍ DU LỊCH VIỆT NAM TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO VÙNG DU LỊCH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ GVHD: ThS TRƯƠNG THỊ THANH TUYỀN TP.HCM, tháng 5 năm 2021 MỤC LỤC MỤC LỤC 1 PHẦN A NỘI DUNG BÁO CÁO .2 1 Khái quát vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ 2 1.1 Vị trí địa lí .3 1.2 Phạm vi lãnh thổ 3 1.3 Đặc điểm dân cư 4 2 Hệ thống sản phẩm du lịch đặc trưng vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ 4 3 Tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch biển đảo vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ 5 3.1 Tài nguyên du lịch 5 3.2 Các yếu tố khác 10 3.3 Tình hình phát triển sản phẩm du lịch biển đảo vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ 12 4 Kết luận 16 PHẦN B ĐÁNH GIÁ CHUNG 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO .19 1 PHẦN A NỘI DUNG BÁO CÁO 1 Khái quát vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ Hình 1.1 Tài nguyên du lịch vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ (Nguồn: Địa lí du lịch cơ sở lí luận và thưc tiễn phát triển) 2 1.1 Vị trí địa lí - Phía Bắc: giáp với Bắc Trung Bộ bởi dãy núi Bạch Mã - Phía Nam: giáp với Đông Nam Bộ - Phía Tây: một phần giáp với Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (ở phía Tây tỉnh Quảng Nam), còn đại bộ phận tiếp giáp với Tây Nguyên - Phía Đông: giáp biển Đông  Đặc biết ở Duyên Hải Nam Trung Bộ 8 tỉnh đều giáp biển với đường bờ biển dài 1290km Đây là tiền đề quan trong để giúp cho vùng phát triển được các sản phẩm du lịch gắn với biển đảo Ngoài ra còn có 4 huyện đảo là Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hòa), Lý Sơn (Quảng Ngãi) và Phú Qúy (Bình Thuận) Đây là một lợi thế rất lớn của vùng để phát triển du lịch biển đảo, hội nhập với du lịch khu vực và quốc tế 1.2 Phạm vi lãnh thổ Vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ là dải đất phía Nam của miền Trung nước ta - Gồm 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận - Diện tích: 44.377km²  Duyên Hải Nam Trung Bộ nằm trên tuyến giao thông huyết mạch của cả nước về đường bộ, đường sắt và đường hàng không, gần hải phận quốc tế và tuyến hàng hải quốc tế, là điều kiện hết sức thuận lợi để có thể đón khách quốc tế và nội địa đến bằng mọi phương tiện giao thông Vùng này còn là cầu nối quan trọng, cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, Hạ Lào những vùng đất không có biển Cùng với sự tăng cường hợp tác giữa các nước tiểu vùng sông Mê Kông và việc hoàn thành các tuyến thành lang Đông – Tây thì việc khai thác, hợp tác phát triển du lịch của vùng càng trở nên thuận lợi và phát triển mạnh đặc biệt là du lịch biển đảo 3 1.3 Đặc điểm dân cư - Ở đồng băng ven biển Duyên Hải Nam Trung Bộ chủ yếu là người kinh và một số bộ phận nhỏ là người chăm Ở đồi núi phía tây chủ yếu là các dân tộc: Cơ tu, Ba – na, Ê-đê - Mật độ dân số cao 9.2 triệu người (2015) tập trung chủ yếu ở các thành phố thị xã - Trong phân bố dân cư và họạt động du lịch có sự khác biệt theo hướng từ đông sang tây  Trước hết đối với dân cư họ tham gia hoạt động du lịch với vai trò là chủ thể của hoạt động bảo tồn và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo của địa phương Đặc biệt nhờ có dân cư sẽ giúp cho việc khai thác sản phẩm du lịch thuận lợi hơn biển đảo phát triển toàn diện hơn, có nguồn lao động dồi dào 2 Hệ thống sản phẩm du lịch đặc trưng vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ Vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ hiện có 3 sản phẩm du lịch đặc trưng Đó là: + Du lịch biển, đảo + Du lịch tham quan di tích (di sản văn hóa thế giới, di tích văn hóa lịch sử) kết hợp du lịch nghiên cứu bản sắc văn hóa (văn hóa Chăm, văn hóa các dân tộc thiểu số Đông Trường Sơn) + Du lịch MICE Sản phẩm du lịch biển đảo ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ thuộc nhóm các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng và nổi bật với đặc trưng là gắn với hoạt động nghỉ dưỡng biển, đảo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã xác định có 3 nhóm sản phẩm du lịch chủ đạo Đó là: + Du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo và du lịch thể thao, giải trí biển 4 + Du lịch văn hóa, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, lịch sử, truyền thống của dân tộc + Du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp và nông thôn, du lịch sinh thái, du lịch thể thao mạo hiểm Như vậy, sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo của vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ là 1 trong số các sản phẩm du lịch chủ đạo thuộc chiến lược phát triển du lịch chung của cả nước 3 Tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch biển đảo vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ 3.1 Tài nguyên du lịch Vùng du lịch DH Nam Trung Bộ phát triển sản phẩm du lịch biển đảo nhờ vào tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa Trong đó:  Tài nguyên du lịch tự nhiên: - Địa hình: Vùng Duyên Hải Trung Bộ có địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng và hơi nghiêng về phía đông ra tới biển Có các dãy núi đâm ngang ra biển có dải bờ biển với đường bờ biển dài 1.290km, khúc khuỷu và cắt xẻ nhất nước với các dãy núi ăn lan ra biển nên ven biển có nhiều bán đảo, vũng, vịnh kín gió, nhiều bãi tấm đẹp Vịnh Nha Trang được thế giới công nhận là 1 trong 30 vịnh biển đẹp nhất hành tinh Trong vùng đã hình thành những hải cảng nổi tiếng như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh Hầu hết các cảng có mực nước sâu và đều có khả năng tiếp nhận các tàu có trọng tải lơn Đây cũng là các cảng có khách du lịch quốc tế đến bằng đường biển Đặc biệt, bờ biển của vùng có nhiều bãi cát trải dài là lợi thế để phát triển du lịch với những bãi đẹp như Non Nước, Cửa Đại, Mĩ Khê, Sa Huỳnh, Đại Lãnh, Dốc Lết, Nha Trang, Ninh Chữ, Cà Ná, Mũi Né Biển của vùng có nước trong xanh, bãi cát trắng trải dài, nhiều song Vùng biển của vùng còn có nhiều đảo và quần đảo Với 4 quần đảo (huyện đảo) là Hoàng Sa (Đà Nẵng), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Trường Sa 5 (Khánh Hòa) và Phú Qúy (Bình Thuận) tạo cho vùng những sản phẩm du lịch độc đáo Và 4 huyện đảo này đã được quy hoạch để trờ thành 1 trong 7 điểm du lịch quốc gia của vùng Một số đảo ở tỉnh Quảng Nam, Khánh Hòa là nơi trú ngụ của loài chim yến, một đặc sản có giá trị cao, nổi tiếng trong và ngoài nước  Những năm gần đây, ngành du lịch của nước ta đang được chú trọng đầu tư và phát triển đặc biệt là du lịch gắn với biển, đảo của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ đang trên đà phát triển, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong và ngoài nước Chính vì nằm ở vị trí có dạng địa hình thuận lợi với nhiều bãi tắm đẹp, nhiều đảo với cảnh quan tự nhiên trải dài khắp vùng đã tạo ra sự phong phú, đa dạng sinh thái về các tài nguyên sinh vật có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần phát triển du lịch biển, đảo của vùng phát triển mạnh mẽ - Khí hậu: Do ảnh hưởng của vị trí địa lí, địa hình và biển nên Duyên Hải Nam Trung Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa với những đặc trưng nóng ẩm ánh sáng nhiều, có hai mùa mưa và khô khá rõ rệt Chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8 Khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ phần lớn chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông từ biển thổi vào Vùng này cũng là nơi chịu rất nhiều ảnh hưởng của các cơn bão, tập trung nhiều về tháng 9, 10, 11, 12 Đặc biệt trung bình mỗi năm tại khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ có một vài cơn bão, thường xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 11 Chính vì thế vào các mùa mày hoạt động du lịch biển đảo chậm phát triển Tuy nhiên du lịch biển đảo của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ phát triển nhất từ tháng 2 đến tháng 8 đây là mùa đẹp nhất năm  Nhìn chung, khí hậu của vùng thuận lợi cho hoạt động du lịch quanh năm, nhưng cần chú ý đến thời gian xảy ra bão, lũ Cho nên khí hậu khá quan trọng trong việc phát triển sản phẩm du lịch ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ - Tài nguyên sinh vật: + Duyên Hải Nam Trung Bộ là một trong những vùng có diện tích rừng lớn nhất của nước ta Tài nguyên du lịch phong phú là điều kiện thuận lợi để khai thác phát 6 triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển Trong đó có vườn quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận) và khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm + Cù Lao Chàm nằm ở sườn phía đông có địa hình dốc đứng, hiểm trở bao bọc, sườn tây dốc thoải, nhiều bãi cát bồi ven biển Trong đó có bãi Làng và bãi Hương có dân cư sinh sống Cù Lao Chàm hiện nay là một trong những khu vực giàu tiềm năng để phát triển một nền kinh tế khá toàn diện Có khí hậu quanh năm mát mẻ, hệ động thực vật trên cạn, dưới biển phong phú đa dang Cụm đảo Cù Lao Chàm có tiềm năng to lớn về phát triển du lịch biển đảo nhờ vào cảnh quan và địa hình của 8 hòn đảo lớn, nhỏ với nhiều bãi cát trắng và nước trong xanh đã tạo nên những điều kiện thu hút khách du lịch trong và ngoài nước  Nhờ vào tài nguyên sinh vật đặc biệt là khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm, tính đa dạng về cảnh quan, thắng cảnh, phong phú về nguồn gen, giống cây trên đảo và sinh vật biển Điều kiện khí hậu ở đây thuận lợi, môi trường trong sạch, có thể phát triển đa dạng các loại hình du lịch biển của vùng Với sự liên kết chặt chẽ của các trung tâm và tuyến du lịch trên đất liền đã tạo thành một hệ thống du lịch thống nhất Chính vì thế đã tạo tiền đề cho việc phát triển, xây dựng các sản phẩm du lịch và tuyến du lịch gắn với các loại hình tắm biển, nghĩ dưỡng trong phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ  Tài nguyên du lịch văn hóa - Di tích văn hóa – lịch sử: Là những di tích hàm chứa các nội dung chủ yếu liên quan đến các sự kiện, các nhân vật lịch sử tiêu biểu có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình dựng nước và giữ nước Loại hình di tích này thường bao gồm: các di tích ghi dấu sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng, các di tích ghi dấu chiến công của nhân dân, các di tích ghi dấu chứng tích chiến tranh, các di tích lưu niệm danh nhân, anh hung liệt sĩ Và các di tích này hiện nay được đưa xem như là các điểm tham quan du lịch Đặc biệt là du lịch biển, đảo kết hợp với các di tích văn hóa – lịch sử 7 Ở Duyên Hải Nam Trung Bộ ngoài tham quan du lịch biển, đảo thì ở đây còn có các di tích văn hóa – lịch sử lâu đời nằm gần ven biển Các di tích văn hóa – lịch sử là thế mạnh của vùng và tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng Có thể kể đến như Tháp Chăm Dương Long, di tích Núi Thành, di tích nổi tiếng như phố cổ Hội An…  Ngày nay, ngoài đi du lịch nghỉ dưỡng, thư giãn thì khách du lịch còn muốn tìm hiểu, khám phá những di tích văn hóa – lịch sử của từng vùng Nổi bật là ở Duyên Hải Nam Trung Bộ việc kết hợp du lịch biển, đảo với các di tích văn hóa – lịch sử sẽ tạo ra các tuyến du lịch liên kết Việc này sẽ giúp cho khách du lịch có thêm những lựa chọn trong các chuyến du lịch Chính vì thế di tích văn hóa – lịch sử cũng quan trọng không kém trong việc phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo - Lễ hội: Lễ hội là một phong tục lớn, một nét văn hóa không thể thiếu của mỗi vùng nổi bật là vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ Trong hệ thống các nguồn tài nguyên phục vụ cho phát triển du lịch đang bị mai một dần, đó là các lễ hội dân gian của vùng Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tổng hợp bao gồm các mặt tinh thần và vật chất, tôn giáo tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật, tâm linh và đời thường Đối với khách du lịch, lễ hội là một chỉnh thể thống nhất đa dạng, họ có thể được xem cách tổ chức các lễ hội, được hiểu biết thêm về cội nguồn lịch sử Do đó lễ hội có tính hấp dẫn cao đối với du khách Đối với vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ lễ hội ở đây rất phong phú, đặc biệt là các lễ hội ven biển như là lễ hội cầu ngư (Nghing Ông) thường được tổ chức vào 12 tháng giêng – tháng 6 âm lịch tùy vào từng địa phương Ngoài ra ở Duyên Hải Nam Trung Bộ còn có các festival văn hóa du lịch, tiểu biểu là lễ hội pháo hoa (thành phố Đà Nẵng), festival di sản Quảng Nam, festival biển Khánh Hòa… 8 Hình 3.1 Festival biển Nha Trang 2019 (Nguồn: https://congthuong.vn/festival-bien-nha-trang-2019-le-hoi-cua-nhung-huyen-thoai-119636.html)  Lễ hội đang được nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ coi là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng trong việc phát triển du lịch Chính nhờ kết hợp du lịch biển, đảo gắn với các lễ hội truyền thống của vùng sẽ giúp cho việc quảng bá sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng hơn Hiện nay du khách ngoài đi du lịch biển đảo thì du khách muốn đến với lễ hội truyền thống là muốn tìm hiểu, khám phá về những giá trị văn hóa, lễ hội, tính dân gian của vùng Đặc biệt giúp cho sản phẩm du lịch biển, đảo của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ phát triển toàn diện hơn - Dân tộc học: Ẩm thực Việt Nam đa dạng và phong phú Mỗi vùng có cách chế biến và cách thưởng thức món ăn khác nhau mang sắc thái đặc trung của vùng đất đó Trong đó ẩm thực của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ là những món ăn đơn giản nhưng có Hương vị đặc trưng không nơi nào có được với các món hải sản được chế biến và hưởng thức theo cách riêng như: gỏi cá Nam Ô, mít non trộn sứa, gỏi cá cơm (Quảng Ngãi), cá ngừ, cua đinh, ốc nhảy (Phú Yên); nước mắm Phan Thiết; bún sứa, gỏi sứa, cháo hàu, yến sào (Khánh Hòa)… 9  Ngày nay ẩm thực là một phần không thể thiếu trong việc phát triển du lịch Nơi nào có dịch vụ ăn uống độc đáo, đặc sắc, chất lượng Nơi đó có những dấu ấn tốt đối với du khách, qua đó tạo niềm tin và giúp họ thỏa mãn nhu cầu khám phá văn hóa ẩm thực của địa phương, đồng thời giúp cho vùng thu hút thêm khách du lịch Văn hóa ẩm thực được xem là yếu tố không thể tách rời của du lịch Cho nên ẩm thực là nhân tố quan trọng trong việc phát triển du lịch Đặc biệt là kết hợp du lịch biển, đảo gắn với ẩm thực sẽ giúp cho sản phẩm du lịch ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ phát triển 3.2 Các yếu tố khác Bên cạnh các yếu tố về tài nguyên du lịch thì còn có các yếu tố khác ảnh hưởng đến phát triển các sản phẩm du lịch gắn với biển đảo theo định hướng của vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ đó là: - Nhu cầu du lịch: Ngày nay, khoa học công nghệ ngày càng tiến bộ, đô thị ngày càng phát triển mạnh mẽ, cường độ lao động ngày càng lớn Cho nên đối với khách du lịch nội địa nói riêng và khách quốc tế nói chung họ thường muốn tìm một nơi có xu hướng tự nhiên, hoang sơ, những nơi có hệ sinh thái đa dạng để có thể thư giãn, nghỉ dưỡng sau khoảng thời gian làm việc mệt mỏi Đặc biệt là các sản phẩm du lịch biển, đảo ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ Để phát triển các sản phẩm du lịch trước hết là nhờ vào nhu cầu đi du lịch của con người, du lịch trở thành nhu cầu mang tính toàn cầu Nhu cầu du lịch là sự mong muốn, khát khao được rời khỏi nơi ở thường xuyên của mình để đến một nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi tham quan giải trí, khám phá của khách du lịch  Qua đó cho thấy nhu cầu đi du lịch của mỗi con người ngày nhiều sẽ giúp cho việc khai thác các sản phẩm du lịch ngày một đa dạng, phong phú hơn cho ngành du lịch Việt Nam nói chung và vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ nói riêng Chính vì thế nhờ nhu cầu của con người sẽ giúp cho các sản phẩm du lịch biển, đảo ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn 10 - Cơ sở kỹ thuật hạ tầng: Cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch được hiểu là toàn bộ phương tiện vẫn chất kỹ thuật được huy động tham gia vào việc khai thác các tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và thực hiện các dịch vụ, hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của du khách trong chuyến hành trình của họ Chúng bao gồm cả cơ sở vật chất kỹ thuật thuộc bản thân ngành du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành khác của nền kinh tế khác tham gia vào việc khai thác tiềm năng du lịch như: Hệ thống đường xá, cầu cống, bưu chính viễn thông, điện nước… Hiện nay ở mỗi vùng du lịch việc phát triển cơ sở kỹ thuật hạ tầng để phát triển du lịch là điều tất yếu trong đó nổi bật là du lịch biển, đảo ở Duyên Hải Nam Trung Bộ Các tỉnh ở đây đều giáp biển cho nên việc đẩy mạnh xây dựng các khách sạn, khu nghỉ dưỡng ở đây luôn được đầu tư một cách bài bản Có thể kể đến như Amanoi Resort (Ninh Thuận), Vinpearl Golf Land Resort & Villas (Nha Trang)… Việc đầu tư cơ sở kỹ thuật hạ tầng sẽ giúp thay đổi diện mạo, quảng bá hình ảnh của vùng du lịch, thu hút các khách du lịch quốc tế cũng như nội địa  Chính vì nhờ sự kết hợp hài hoà giữa tài nguyên du lịch và cơ sở kỹ thuật hạ tầng du lịch giúp cho cơ sở phục vụ du lịch biển, đảo có hiệu quả Vị trí của tài nguyên du lịch là căn cứ để bố trí hợp lý cơ sở vật chất kỹ thuật trên ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ của đất nước và là tiền đề cơ bản để phát triển các sản phẩm du lịch biển đảo - Lao động: Ngày nay, ngành du lịch đang trên đà phát triển Đòi hỏi nguồn lao động lớn cho nên nguồn lao động có vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch của vùng đặc biệt là lao động địa phương Trong các ngành công nghiệp dịch vụ nói trung, ngành du lịch nói riêng, vai trò của lao động lại càng quan trong Ở các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ các sản phẩm du lịch ngày càng phát triển sẽ tao ra việc làm cho người lao động giảm thiểu các tệ nạn xã hội của vùng Người 11 lao động là người tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch và họ tham gia thực hiện các công việc nhằm đạt được những mục tiêu của đơn vị, làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giải trí, khám phá của mỗi du khách Chính vì vậy lao động trong ngành du lịch là yếu tố quan trọng không thể thiếu góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển đặc biệt là sản phẩm du lịch biển đảo của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ  Qua đó cho thấy lao động có vai trò quan trọng, vì ở mỗi khách du lịch có những nhu cầu và sự cảm nhận khác nhau Chỉ có con người mới đáp ứng được những thay đổi đó, vai trò kĩ thuật không đóng vai là lực lượng sản xuất chủ yếu như các ngành khác được Vì vậy đội ngũ lao động được coi là yếu tố cạnh tranh, yếu tố hấp dẫn khách du lịch trong việc xây dựng phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo của vùng - Chính sách: Hiện nay để phát triển du lịch ở các vùng trước hết cần đưa ra các chính sách, vấn đề nhằm phát triển Cụ thể là vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ đã xác định được các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng, đặc biệt là du lịch biển đảo Ngoài ra sản phẩm du lịch này còn nằm trong các sản phẩm du lịch chủ đạo được ưu tiên phát triển trong chiến lược phát triển du lịch năm 2030 Và trong chính sách của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ sản phẩm du lịch gắn với biển đảo là sản phẩm du lịch trọng tâm Cho nên sẽ thu hút các nhà đầu tư, thúc đẩy các sản phẩm du lịch, đặc biệt là vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ  Chính vì vậy để phát triển du lịch gắn với biến, đảo việc đưa ra các đường lối, chính sách phù hợp sẽ giúp cho việc khai thác, quản lí các sản phẩm du lịch một cách có bài bản, có chiều sâu Vì vậy chính sách phát triển du lịch biển, đảo là định hướng do Nhà nước quyết định Nhờ có chính sách sẽ giúp cho phát triển du lịch của vùng phát triển Cải thiện được chất lượng cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch ngày càng tăng cao Hệ thống lưu trú sẽ được cải thiện ngày một chất lượng hơn Nguồn lao động phục vụ du lịch dần đáp ứng được nhu cầu về nhân lực hoạt động du lịch biển, đảo Nhờ vậy sẽ giúp cho các sản phẩm du lịch gắn với biển, đảo của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ phát triển 12 3.3 Tình hình phát triển sản phẩm du lịch biển đảo vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ - Hiện nay, vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ xác định địa bàn trọng điểm cho việc phát triển sản phẩm du lịch gắn với biển đảo theo hướng du lịch nghỉ dưỡng đó là Bình Định – Phú Yên – Khánh Hòa gắn với Phương Mai, đầm Ô Loan, vịnh Xuân Đài, Cam Ranh và Bình Thuận gắn với Mũi Né, Phan Thiết, đảo Phú Qúy - Ngoài ra còn có các điểm, khu, trung tâm, đô thị, và tuyến du lịch trong vùng như: Các tuyến du lịch liên vùng quốc gia, quốc tế: Tuyến Đà Nẵng – Quy Nhơn – Nha Trang – thành phố Hồ Chí Minh theo quốc lộ 1A hoặc theo đường sắt Thống Nhất Các tuyến du lịch quốc gia + Khu du lịch quốc gia: Sơn Trà (Đà Nẵng), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Vịnh Xuân Đài (Phú Yên), Bắc Cam Ranh (Nha Trang), Vân Phong – Đại Lãnh (Nha Trang), Mũi Né – Phan Thiết (Bình Thuận) + Điểm du lịch quốc gia: Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hòa), Vũng Rô (Phú Yên), Cà Ná (Ninh Thuận) + Trung tâm, đô thị: Đà Nẵng, Nha Trang + Tuyến du lịch: có 2 tuyến: Các tuyến du lịch liên vùng quốc gia, quốc tế: Tuyến Đà Nẵng – Quy Nhơn – Nha Trang – thành phố Hồ Chí Minh theo quốc lộ 1A hoặc theo đường sắt Thống Nhất Các tuyến du lịch quốc gia: Tuyến Đà Nẵng – Quy Nhơn – Nha Trang – thành phố Hồ Chí Minh; tuyến Đà Nẵng – Tam Kì – Sơn Mĩ – Mĩ Khê – Quảng Ngãi – Sa Huỳnh 13 Nhờ kết hợp hệ thống các khu, điểm, tuyến, trung tâm và đô thị đã tạo nên sự đa dạng trong các sản phẩm du lịch của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ Qua đó thúc đẩy tiềm năng phát triển du lịch gắn với biển, đảo trong định hướng chiến lược đến năm 2030 14 Hình 3.2 Điểm, tuyến, khu du lịch vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ (Nguồn: Địa lí du lịch cơ sở lí luận và thưc tiễn phát triển) 15 4 Kết luận Tóm lại nhờ có vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, với 8 tỉnh đều giáp biển đã giúp cho vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có thể đẩy mạnh phát triển du lịch gắn với biển đảo Ngoài ra sản phẩm du lịch gắn với biển đảo theo định hướng hiện nay là một trong những sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ nói riêng và cả nước nói chung Vì vậy, sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo của vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ là 1 trong số các sản phẩm du lịch chủ đạo thuộc chiến lược phát triển du lịch năm 2030 Về tài nguyên du lịch qua phân tích ở mục ba có thể thấy tài nguyên ở vùng Duyên Hải Nam Trung rất đa dạng, phong phú để có thể phát triển các sản phẩm du lịch gắn với biển đảo Bên cạnh đó ngoài tài nguyên du lịch thì các tài nguyên khác như cơ sở hạ tầng, nhu cầu thị trường, các chính sách cũng là các nhân tố quan trọng thúc đẩy cho việc phát triển các sản phẩm du lịch biển đảo Và hiện nay sản phẩm du lịch gắn với biển đảo đã và đang phát triển rất mạnh mẽ nhờ vào 6 khu du lịch, 4 điểm du lịch, 2 trung tâm – đô thị và 2 tuyến du lịch có khai thác các sản phẩm du lịch gắn với biển đảo Qua đó có thể thấy các sản phẩm du lịch biển đảo ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ ngày càng phát triển mãnh mẽ hơn, được nhiều khách du lịch chọn làm điểm đến nên tham quan mỗi khi đi du lịch 16 PHẦN B ĐÁNH GIÁ CHUNG Câu 1 Lãnh thổ du lịch được hình thành và phát triển từ những thành phần nào? Câu 2 Xác định và phân loại các loại tài nguyên du lịch được nhắc đến trong bài viết dưới đây PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC TRƯNG TẠI TỈNH LÀO CAI Nghị quyết 39/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai đã xác định phát triển du lịch là nhiệm vụ đột phá mang tính ưu tiên trong phát triển kinh tế, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đến năm 2030, trở thành trung tâm du lịch thiên nhiên và văn hóa miền núi lớn nhất Việt Nam Lào Cai có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch với vị trí địa lý, địa hình núi cao, đa dạng sinh thái, văn hóa Điểm nổi bật ở Lào Cai là thị trấn Sa Pa – nơi được ban tặng nhiều phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, cuốn hút du khách Được mệnh danh là “Thị trấn trong mây”, nơi đây có khí hậu quanh năm mát mẻ, vào mùa hè, thời tiết ở thị trấn một ngày có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, những bản làng ẩn hiện trong sương, trăm hoa khoe sắc Tất cả đã tạo nên một thị trấn bình yên, hài hòa, tươi đẹp nhưng vẫn không kém phần sôi động với những phiên chợ vào cuối tuần Sa Pa là địa điểm thu hút du khách nhất đến với Lào Cai Lào Cai còn có đỉnh Fansipan nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn trong khu vực Vườn quốc gia Hoàng Liên Đỉnh Fansipan cao 3.143m so với mực nước biển và được biết đến là “Nóc nhà của Đông Dương” Vườn quốc gia Hoàng Liên có hệ động thực vật và thiên nhiên kỳ thú, tại đây có rất nhiều cây Hoàng Liên - một loại dược liệu quý cùng các loại gỗ, chim, thú quý hiếm như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương… Lào Cai hiện có 25 dân tộc thiểu số sinh sống Mỗi một dân tộc lại mang nét đặc trưng văn hóa riêng tạo nên một bức tranh văn hóa miền núi sinh động, đầy sắc màu Những phiên chợ, những lễ hội đặc sắc luôn thu hút du khách hòa cùng nhịp sống đặc trưng theo phong cách vùng cao Sa Pa, Bắc Hà còn là nơi hội tụ các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch Nơi đây, các sản phẩm thêu - dệt thổ cẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, rèn đúc, nấu rượu… được du khách biết đến 17 Trả lời: Câu 1: Lãnh thổ du lịch được hình thành và phát triển từ những thành phần: + Vị trí địa lí, địa hình núi cao, đa dạng sinh thái, văn hóa + Phong cảnh thiên nhiên + Khí hậu + 25 dân tộc thiểu số Câu 2: Tài nguyên du lịch tự nhiên Tài nguyên du lịch văn hóa - Đỉnh Fansipan nằm trên dãy Hoàng Liên - Những phiên chợ, những lễ hội Sơn trong khu vực Vườn quốc gia Hoàng - Làng nghề truyền thống Liên - Các sản phẩm thêu – dệt thổ cẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, rèn đúc, nấu rượu 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa 2017 Địa lí du lịch, Cơ sở lí luận và thực tiễn ở Việt Nam NXB Giáo Dục 2 Thủ Tướng Chính Phủ, 2020, Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2030, https://vietnamtourism.gov.vn/index.php/docs/908 [17-05-2021] 19 ... nước Tiềm phát triển sản phẩm du lịch biển đảo vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ 3.1 Tài nguyên du lịch Vùng du lịch DH Nam Trung Bộ phát triển sản phẩm du lịch biển đảo nhờ vào tài nguyên du lịch. .. động du lịch biển, đảo Nhờ giúp cho sản phẩm du lịch gắn với biển, đảo vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ phát triển 12 3.3 Tình hình phát triển sản phẩm du lịch biển đảo vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung. .. sản phẩm du lịch đặc trưng vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ Vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ có sản phẩm du lịch đặc trưng Đó là: + Du lịch biển, đảo + Du lịch tham quan di tích (di sản

Ngày đăng: 05/08/2021, 09:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • PHẦN A. NỘI DUNG BÁO CÁO

    • 1. Khái quát vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ

      • 1.1. Vị trí địa lí

      • 1.2. Phạm vi lãnh thổ

      • 1.3. Đặc điểm dân cư

      • 2. Hệ thống sản phẩm du lịch đặc trưng vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ

      • 3. Tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch biển đảo vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ

        • 3.1. Tài nguyên du lịch

        • 3.2. Các yếu tố khác

        • 3.3. Tình hình phát triển sản phẩm du lịch biển đảo vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ

        • 4. Kết luận

        • PHẦN B. ĐÁNH GIÁ CHUNG

        • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan