TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI CỦA HỒ BA BỂ VÀ CÁC KHU VỰC LÂN CẬN

13 43 0
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI CỦA HỒ BA BỂ VÀ CÁC KHU VỰC LÂN CẬN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI CỦA HỒ BA BỂ VÀ CÁC KHU VỰC LÂN CẬN 1. TIỀM NĂNG VỀ TỰ NHIÊN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Bắc Kạn là một tỉnh miền núi cao, địa hình bị chi phối bởi những dãy núi vòng cung quay l¬ưng về phía đông xen lẫn với những thung lũng. Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa vùng Đông Bắc, phía Nam giáp Thái Nguyên, phía Bắc giáp Cao Bằng, phía Đông giáp Lạng Sơn, phía Tây giáp Tuyên Quang.

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI CỦA HỒ BA BỂ VÀ CÁC KHU VỰC LÂN CẬN 1 TIỀM NĂNG VỀ TỰ NHIÊN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Bắc Kạn là một tỉnh miền núi cao, địa hình bị chi phối bởi những dãy núi vòng cung quay lưng về phía đông xen lẫn với những thung lũng Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa vùng Đông Bắc, phía Nam giáp Thái Nguyên, phía Bắc giáp Cao Bằng, phía Đông giáp Lạng Sơn, phía Tây giáp Tuyên Quang Hồ Ba Bể nằm ở trung tâm vườn quốc gia Ba Bể thuộc đia bàn huyện Ba Bể,tỉnh Bắc Kạn, cách thị xã 70km về phía Tây Bắc, hồ Ba Bể là một trong những di tích danh thắng có vẻ đẹp tự nhiên, độc đáo nhất Việt Nam Hồ Ba Bể nằm ở độ cao 150m so với mặt nước biển, được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi cao và những cánh rừng già nguyên sinh, nước hồ trong xanh, quanh năm mát mẻ Toàn cảnh hồ như một bức tranh thủy mặc Hồ có chiều dài hơn 8km, chiều rộng 800m, độ sâu trung bình 20m, trên hồ có những hòn đảo nhỏ xinh đẹp Do những cấu tạo địa chất đặc biệt nên hồ có những nét riêng so với các hồ caxto khác trên thế giới Vì vậy, năm 1995, Hội nghị Quốc tế về hồ nước ngọt tổ chức tại Mỹ đã xếp hồ Ba Bể là một trong 20 hồ nước ngọt tự nhiên đẹp của thế giới cần được bảo vệ Năm 2012, hồ Ba Bể được công nhận là danh thắng quốc gia đặc biệt Đến với Bắc Kạn chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ này, nổi bật lên là Hồ Ba Bể nằm trong hệ tự nhiên của VQG Ba Bể, đã từng được người xưa gọi là ”Thiên hạ đệ nhất hồ” Bao bọc quanh hồ là các vách đá vôi dựng đứng, nhiều cánh rừng nguyên sinh và những 1 dòng sông, suối chảy ngầm sự kết hợp hài hòa giữa “Non” và “Nước” đã tạo ra khung cảnh hữu tình cho VQG Ba Bể, là cơ sở cho phát triển hoạt động du lịch sinh thái Hồ cacxtơ Ba Bể được mệnh danh như “Biển ở trên núi” Hồ có cấu tạo khá đặc biệt, thắt ở giữa và phình ra ở hai đầu Ba Bể gồm 3 hồ lớn thông nhau là: Pé Lèng, Pé Lù, Pé Lầm, từ đó mà thành tên Hồ nhận nước từ hai nguồn chính là sông Tà Han và sông Chợ Lèng Hồ còn có chức năng phân lũ cho sông Năng, như một hồ chứa của sông Năng: về mùa khô nước từ hồ đổ ra sông Năng nhưng về mùa mưa khi có lũ lớn thì nước sông Năng lại chảy vào hồ Chính vì có sự thông với các dòng sông mà nước hồ Ba Bể luôn luôn vận động khiến cho nước hồ rất sạch và trong xanh Được ghi trong Công ước Ramsar là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng thế giới vào năm 2011 và trong Công viên Di sản ASEAN vào năm 2004, vườn quốc gia Ba Bể được coi là một trong những điểm đến du lịch đẹp và hấp nhất dẫn tại miền Bắc Việt Nam Về sản phẩm du lịch thế mạnh, hồ Ba Bể và các khu vực xung quanh có sự kết hợp mạnh mẽ giữa di sản văn hóa với thiên nhiên và là nhân tố lôi cuốn, hấp dẫn khách du lịch nhất Các điểm du lịch thiên nhiên và hấp dẫn chính bao gồm sự hình thành địa chất địa tầng kỳ vỹ, phong cảnh núi rừng, đa dạng sinh học và khí hậu ôn hòa Các khu vực hình thành địa chất địa tầng chính bao gồm hồ Ba Bể, các dãy núi đá vôi, vách núi đá vôi, hang động đá vôi như động Puông, các điểm giao giữa sông Năng với vách núi đá vôi, thác Đầu Đẳng, tại khu vực Ao Tiên và các đảo khác nhau trong đó có đảo An Mã Các cánh rừng được bảo vệ tốt nhất gồm khu vực rừng tại Ao Tiên, thác Đầu Đẳng và Hồ Ba Bể/khu vực Cốc Tộc Động vật hoang dã chính thu hút du khách là Voọc bạc má (tên khoa học là: Trachypithecus Francoise) 2 TIỀM NĂNG VỀ NHÂN VĂN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 2 Các điểm du lịch hấp dẫn về văn hóa/ dân tộc thiểu số và thôn quê trong khu vực hồ Ba Bể bao gồm văn hóa, trang phục, truyền thống đa dạng và nghi lễ của ít nhất 6 nhóm dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Tày; nét kiến trúc truyền thống phong phú bao gồm nhà sàn dài, thức ăn truyền thống bao gồm nếp cẩm và trà thảo mộc; các lễ hội nhiều sắc màu như Lễ hội Xuân Ba Bể; trang phục và âm nhạc truyền thông của người Tày và người Dao, tập quán kiếm sống truyền thống bao gồm canh tác ruộng bậc thang, đánh cá và chèo thuyền Các khu định cư của người dân tộc tiềm năng trong tiềm năng du lịch sinh thái bao gồm các thôn/ bản: Pắc Ngòi, Bó Lù, Lùng Quan, Bản Quá, Cốc Lùng, Cám Hạ, Tà Kèn, Cám Thượng, Bản Tầu, Khuổi Tăng và Khang Ninh Hầu hết các bản làng dân tộc và các điểm du lịch sinh thái trong khu vực VGQ Ba Bể đều đã kết nối với nhau bằng hệ thống đường bộ, thuyền và đường mòn Có nhiều cơ hội để nâng cấp cải thiện hệ thống hạ tầng này Khu vực VGQ Ba Bể bao gồm các cơ sở lưu trú cơ bản từ nhà khách của VQG đến Khách sạn/Nhà nghỉ và Nhà nghỉ sinh thái (đang xây dựng) cho tới dịch vụ nhà nghỉ cộng đồng Có cơ hội lớn để nâng cấp, mở rộng và nhân rộng mô hình nhà nghỉ cộng đồng đang được cung cấp bản Pắc Ngòi Khu vực VGQ Ba Bể hiện đã được biết đến trên cả thị trường du lịch trong nước và quốc tế, do đó sản phẩm của Hồ Ba Bể có tiềm năng lớn để mở rộng quy mô trên thị trường và hướng sự chú ý của khách du lịch tới các sản phẩm và các khu lịch sinh thái mới Các thành viên cộng đồng dân tộc thiểu số và các bên có liên quan chủ chốt tại khu vực VGQ Ba Bể bao gồm VQG Ba Bể, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Kạn đã bắt đầu một số hoạt động du lịch sinh thái thôn bản tại bản Pắc Ngòi và các bên liên quan chủ chốt có thể phát triển, xúc tiến và quản lý các sản phẩm du lịch sinh thái một cách hiệu quả và bền vững 2.1 Thành phần xã hội 3 Huyện Ba Bể (tức Chợ Rã cũ) là một trong những huyện miền núi vùng cao của tỉnh Bắc Kạn, là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em như tày, nùng, dao, kinh Trong đó chiếm tỷ lệ đông nhất là người tày và người nùng - Ba Bể là địa phương có kho tàng văn hóa truyền thống phong phú, đa dạng, mang đậm bản sắc dân tộc vốn có từ lâu đời Bằng nhiều hình thức duy trì và phát triển, hiện nay, nền văn hóa của huyện đã và đang ngày càng khởi sắc, góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống vật chất cũng như văn hóa tinh thần của người dân trên địa bàn Bản sắc văn hóa dân tộc là dấu hiệu cơ bản để phân biệt nền văn hóa của dân tộc này với dân tộc khác, của địa phương này với địa phương khác, là các giá trị do lịch sử truyền lại, được các thế hệ sau kế thừa giữ gìn và phát huy trong thời đại của mình, đó là những tinh hoa dân tộc được vun đắp qua lịch sử Huyện Ba Bể là địa phương vùng cao của tỉnh Bắc Kạn, nơi sinh sống của 6 dân tộc anh, em (Tày, Nùng, Dao, Kinh, Mông, Hoa) Mỗi đồng bào dân tộc nơi đây đều có một hình thức sinh hoạt văn hoá tinh thần riêng biệt, bổ sung và hòa quyện với nhau tạo thành bản sắc văn hóa đa dạng, phong phú, mang đậm hương vị dân gian đặc trưng của huyện Ba Bể Để duy trì và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, trong những năm qua, huyện Ba Bể luôn tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức của nhân dân trong việc bảo tồn, xây dựng và phát triển những giá trị văn hóa mới, đặc biệt là phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc thiểu số Hàng năm, các cấp, ngành tổ chức nhiều loại hình hoạt động văn hóa (liên hoan, giao lưu văn nghệ, hội diễn nghệ thuật quần chúng), nhằm khơi dậy, thu hút các nghệ nhân, diễn viên và các loại hình văn hóa dân tộc tham gia, góp phần vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Các cấp ủy đảng địa phương luôn chỉ đạo các cơ quan chức năng và cơ sở quan tâm xây dựng gìn giữ văn hóa dân tộc gắn với sưu tầm, tìm hiểu và phục dựng các lễ hội, các làn điệu dân ca, dân vũ truyền thống của địa phương, đồng thời mở rộng giao lưu với các địa phương bạn, nhằm tiếp thu có chọn lọc những nét tinh hoa 4 trong văn hóa truyền thống của các dân tộc, kết hợp với việc đấu tranh chống các hủ tục lạc hậu, lỗi thời, mê tín, dị đoan Hiện nay, các giá trị truyền thống văn hóa của vùng cao huyện Ba Bể đang từng bước được khai thác, khôi phục và phát huy giá trị, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân Nổi bật trong nét văn hóa dân tộc huyện Ba Bể có thể kể đến là vải thổ cẩm của đồng bào nơi đây Từ xa xưa, người dân huyện Ba Bể đã gắn bó với nghề trồng bông, dệt vải Phụ nữ các dân tộc ở đây có kinh nghiệm và kiên nhẫn trong việc kéo sợi, dệt vải, nhuộm chàm và pha màu sợi thổ cẩm Đặc biệt, trong gia đình người Tày, rất nhiều các vật dụng trong nhà được làm từ vải thổ cẩm như áo, túi, chăn, màn… với những nét văn hoa sặc sỡ mang đậm sắc thái dân tộc Đến nay, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Tày vẫn được duy trì và sản phẩm từ vải thổ cẩm đang là một trong những nét văn hóa du lịch của địa phương được nhiều khách tham quan, du lịch ưa thích, lựa chọn Huyện Ba Bể cũng đang có những chính sách phát triển, khuyến khích người dân địa phương duy trì và từng bước phát triển ngành nghề này trở thành sản phẩm du lịch địa phương mang lại hiệu quả kinh tế Còn trong lĩnh vực văn hoá tinh thần, cho tới nay, các dân tộc trên địa bàn huyện Ba Bể vẫn bảo tồn được nhiều yếu tố văn hoá đặc sắc của dân tộc mình, được thể hiện trong bộ trang phục, như dân tộc Mông, Dao rực rỡ với họa tiết sắc màu, người Tày, Nùng lại giản dị mang đậm màu chàm của rừng núi Việt Bắc… Hay trong các hình thức sinh hoạt văn hoá, văn nghệ của mỗi cộng đồng đều mang một âm hưởng riêng, như lễ hội truyền thống (lồng tồng, hội xuân) của người Tày, Nùng, lễ cầu mùa của dân tộc Dao, các điệu dân ca hát lượn, đối đáp, tỏ tình, múa khèn, trò chơi dân gian (đua thuyền độc mộc, chọi bò, võ dân tộc, bắn cung, bắn nỏ…) của người Tày Hội xuân Ba Bể là nét văn hóa nổi tiếng và đặc trưng của huyện Ba Bể Trong đó, lễ hội lồng tồng (xuống đồng) của các dân tộc Tày, Nùng vùng hồ Ba Bể vào dịp đầu xuân đã trở thành nét văn hóa nổi tiếng trên cả nước Cứ mỗi dịp đầu 5 xuân năm mới, huyện Ba Bể lại long trọng tổ chức lễ hội lồng tồng tại thôn Bó Lù, xã Nam Mẫu để cầu mong các vị thần nông, thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa, vạn vật sinh sôi nảy nở, mùa màng tốt tươi, muôn dân hạnh phúc Trong lễ hội còn diễn ra các hoạt động sinh hoạt văn hoá của cộng đồng với nhiều trò chơi sôi động mang tinh thần thượng võ như tung còn, kéo co, đấu vật… các món ăn dân gian, truyền thống như bánh trời, mắm tép… Ngoài ra, còn có đồng bào Dao với điệu hát màng Trai gái H’Mông không thể thiếu điệu múa khèn trong các ngày hội, xuống núi họp chợ Nam, nữ thanh niên Tày, Nùng thường hát Sli, hát lượn, đối đáp, tỏ tình… và còn có cả kho tàng thơ, ca hết sức phong phú, giàu chất dân gian, hay làn điệu Lượn cọi với sức truyền cảm mạnh mẽ, là nét văn hóa nổi tiếng ở phía Bắc tỉnh Bắc Kạn Hiện nay, huyện có 01 đội văn nghệ tại thôn Pác Ngòi, xã Nam Mẫu chuyên phục vụ các đoàn khách nước ngoài có nhu cầu thưởng thức các làn điệu dân ca, dân vũ địa phương Bên cạnh những nét văn hóa tinh thần đó, nét văn hóa ẩm thực Ba Bể cũng rất đa dạng, phong phú, mang một hương vị rất riêng Nhiều món ăn truyền thống như khấu nhục, thịt treo bếp, tép cá chua… hiện nay vẫn được người dân duy trì, trở thành món ăn ưa chuộng của nhiều du khách thập phương Có thể nói, văn hóa vừa là sản phẩm sáng tạo của con người, vừa là môi trường nhân tạo để nuôi dưỡng đời sống vật chất và tinh thần của con người Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một yêu cầu cần thiết trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế Bởi vậy, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc theo xu hướng vừa giữ gìn vừa phát huy và vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại là mục tiêu quan trọng luôn được huyện Ba Bể quyết tâm thực hiện trong giai đoạn hiện nay 2.1Những lễ hội truyền thống tiêu biểu của tỉnh Bắc Kan 2.1.1 Lễ hội xuân Ba Bể 6 Lễ hội Xuân Ba Bể được tổ chức tại xã Nam Mẫu huyện Ba Bể, Bắc Kạn vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm Đây là Lễ hội truyền thống đầu năm, thể hiện những nét văn hoá đặc trưng của người dân địa phương Vào những ngày này, bà con vừa ăn Tết, vừa chuẩn bị cho ngày hội Bà con làm nhiều loại bánh khác nhau từ bột gạo nếp ngâm với các loại lá rừng như bánh trời, bánh khảo, bánh nếp rồi đặc sản rượu Khưa Quang cất từ ngô trồng trên đỉnh núi được chưng cất bằng men lá, uống vào sẽ có cảm giác lâng lâng như đi trên mây suốt mấy ngày.Vào ngày hội, mỗi xã, thị trấn trong huyện Ba Bể đều dựng trại và bày bán đủ thứ đặc sản của địa phương mình Vải thổ cẩm, quần áo dân tộc, nấm hương, mộc nhĩ, mật ong, rượu ngô, măng khô, thậm chí cả khoai, sắn, bí ngô, đỗ mèo dân dã cũng được trang trọng bày ở bàn giới thiệu đặc sản địa phương.Sáng ngày mùng Mười, lễ hội chính thức khai mạc Mở đầu là màn dâng lễ của 16 xã Lễ vật của các xã chỉ đơn giản có xôi, gà, nải chuối, bánh khảo và một chai rượu ngô Mười sáu mâm lễ này được các thôn nữ kính cẩn dâng lên thần núi, thần sông, thần hồ để cầu một năm bình an với mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi nảy nở.Sau tiếng trống khai hội, các tiết mục văn nghệ chào mừng với những câu sli, điệu lượn, lời then, tiếng tính… làm say lòng du khách bởi sự hấp dẫn kỳ diệu, đượm bản sắc văn hoá vùng cao Sau phần lễ là phần hội Lễ hội năm nào cũng là nơi phô diễn những bản sắc dân tộc của đồng bào địa phương với nhiều trò chơi hấp dẫn như: đua thuyền độc mộc, ném còn, đấu võ dân tộc, bắn cung và biểu diễn múa, hát truyền thống của các dân tộc…, thu hút nhiều bà con các dân tộc trong vùng đến vui Lễ hội cũng giúp cho khách thập phương hiểu thêm về con người và truyền thống văn hoá nơi đây Sôi động nhất là đua thuyền trên hồ Ba Bể, một trong những trò chơi hấp dẫn thu hút nhiều người đến xem, đặc biệt là du khách đến tham quan du lịch tại vùng hồ, người xem vòng trong, vòng ngoài reo hò cổ vũ cho những “vận động viên” của làng mình, bản mình Những cô gái dẻo tay trong bộ váy của dân tộc Tày, 7 những chàng trai khỏe tay cùng nhau đua thuyền độc mộc trên hồ, những chiếc thuyền lao vun vút để lại phía sau dòng nước trắng xóa.Ném còn cũng là trò chơi thu hút nhiều nam thanh, nữ tú vì qua trò chơi này họ có thể giao duyên, tìm bạn, nếu nhặt được quả còn của nhau, họ sẽ có cuộc hẹn hò trong những ngày Xuân ấm áp Thế nên mỗi khi mùa lễ hội đến, ở Ba Bể lại có thêm nhiều đôi nên vợ nên chồng Người đi trảy hội còn có thể tham gia các điệu hát và múa trong điệu nhạc dân tộc du dương trầm bổng Đến lễ hội mùa Xuân, du khách còn có thể đi du lịch trên hồ bằng thuyền để ngắm cảnh hồ, thả mình giữa những rừng cây chen đá, lá chen hoa, đặc biệt là đi thuyền độc mộc giữa một vùng núi đá muôn hình, muôn vẻ Mặc dù chỉ diễn ra trong 1 ngày nhưng Lễ hội Xuân Ba Bể đã thu hút hàng vạn du khách tới tham dự.Mỗi năm phong tục lễ hội càng thêm phong phú nhưng nét truyền thống vẫn được giữ gìn, đảm bảo bản sắc của các dân tộc miền núi phía Bắc nói chung và Bắc Kạn nói riêng 2.2.2 Lễ hội Lồng Tồng Bắc Kạn là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc có lễ hội Lồng tồng – lễ hội xuống đồng - một lễ hội truyền thống dân gian tại các thôn bản vào mùa xuân Không khí ngày hội mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện sự tôn kính với bậc Hiền nhân, người có công với dân làng Hơn hết, đó cũng là dịp để mọi người được tụ hợp, vui chơi gặp gỡ trong ngày đầu xuân may mắn Nhưng để lễ hội Lồng tồng diễn ra theo đúng nghĩa, đúng phong tục xưa kia thì đó lại là điều khiến cho những người có tâm huyết ngày đêm trăn trở Đến bản Phiêng Dường, xã Yên Cư, Chợ Mới, gặp ông Ma Văn Vịnh – một người cao tuổi am hiểu về phong tục, nghi lễ trong các lễ hội truyền thống của dân tộc Tày, chúng tôi được nghe ông kể chuyện và bày tỏ sự tiếc nuối khi lễ 8 hội Lồng tồng mỗi năm lại ít đi và mai một dần, nghi lễ diễn ra chỉ mang tính hình thức Ông Vịnh bồi hồi nhớ lại ngày còn bé, mỗi dịp Tết đến lại được tham gia lễ hội Lồng tồng đậm đà bản sắc Những ngày đầu xuân, già trẻ trong bản ai nấy đều háo hức chuẩn bị cho nghi lễ đặc biệt quan trọng này Khi biết chúng tôi muốn tìm hiểu về một lễ hội Lồng Tồng của người Tày xưa, ông Vịnh thao thao kể như được sống lại trong không khí của lễ hội thời trước Để lễ hội Lồng Tồng được diễn ra, cơ sở vật chất tổ chức lễ hội Lồng tồng đều do dân trong thôn đóng góp tạo dựng, bao gồm: Một cái Lườn nghè ( tức miếu thờ Thành Hoàng), có họ tên cụ thể, khoảng 24 mét vuông, dựng trên núi Dân cử ra một ông Từ để trực tiếp mo cúng, coi giữ bảo quản Lườn nghè, trống chiêng, cờ lọng, điều khiển các ngày hội Nếu ông Từ này xin thôi, thôn sẽ cử người khác Trang phục của ông Từ là áo, khăn màu đen dài, rộng không được dùng mũ áo của các vị Pháp sư thầy then tào Âm nhạc ngày hội có hai chiêng, 2 trống to, 3 đến 5 cờ, 2 lọng Vị trí lễ hội khoảng 3000 mét vuông ruộng, thời gian lồng tồng chỉ diễn ra trọn một ngày từ sáng tới tối Các trò trong ngày hội được diễn ra theo chương trình truyền thống Người dân trong thôn cắt cử nhau luyện tập chuẩn bị thể hiện 7 cách đánh trống lễ, hát lượn, trò chơi sao cho thật đẹp Ngày hội đến Từ sáng sớm đã diễn ra lễ rước Thành Hoàng từ lườn nghè đến điểm hội, nghe trống hiệu, già trẻ kéo nhau, gồng gánh mâm cỗ đi hội Ngai thờ được kê cao một mét cho ông từ bày cỗ thờ Khu vực trước ngai thờ trải bốn tấm chiếu Đây là vị trí ông Từ mo, lạy, điều khiển lễ hội Hai bên cánh gà, mâm cỗ của các gia đình, dòng họ trong thôn được bày thành hàng ngang trên tấm chiếu mang theo gọi là phe Đông, phe Tây, thờ Pá tạo nà, A tạo rẩy (người làm nên ruộng nương), là tổ tiên con họ đã xây đắp nên thôn bản, sau 9 khi ông Từ mo, lạy, mọi nam nữ trong thôn thực hiện văn hóa lạy Thành Hoàng từng tốp, theo nhịp trống, rất nghiêm trang, cung kính thiêng liêng lên thần linh Tiếp theo nam thanh nữ tú hát bài lượn cầu mùa, cầu an, chúc tụng, múa hát diễn ra suốt ngày Cách ngai thờ về phía trước 25-30 mét là sân diễn các trò chơi truyền thống, quay đu, tung còn, kéo co, bắn nỏ, đánh quay, đánh yến, đi cà kheo, cầu noi, đu rút diễn ra nhộn nhịp Các trò diễn trong lễ hội mỗi năm chỉ một lần, lại luôn có thế hệ người mới lớn tham gia nên không hề nhàm chán Mọi người đi dự hội mặc trang phục dân tộc sao cho mình đẹp hơn mọi ngày Mọi hoạt động văn hóa, trò chơi, trang phục mâm cỗ được thi đua tự nhiên, tự giác, trong phạm vi thôn bản vì thế không ai muốn gia đình bị kém hơn người Xiên lí (người ngoài thôn) đến dự chủ yếu chỉ thưởng thức, học tập để xây dựng lễ hội ở thôn mình đẹp hơn Nhờ thế chơi vui hội lồng tồng luôn gắn kết cộng đồng, chủ khách không hề lâm vào tình thế thụ động Hết ngày hội, theo quan niệm của dân bản, mâm cỗ của gia đình nào được mọi người ăn hết thì coi như cả năm gia đình đó được sung túc, ấm no Ông Từ làm lễ cầu mùa bông vải, tung khẩu phéc (thóc nổ bỏng) mọi người reo hò hứng lấy may rồi ra về, kết thúc ngày hội, mọi người ra về với niềm kiêu hãnh, để năm sau lễ Lồng tồng còn vui hơn thế Đêm đến, Xiên lí - nam nữ người ngoài xã đến chơi hội được mời nghỉ lại để hát lượn giao duyên với chúa bản – tìm bạn tình trong thôn bản, để rồi ngày hôm sau cùng đi chơi hội Lồng tồng ở thôn bản khác Có thể nói, ngày nay, việc khôi phục lễ hội đã hoàn toàn nằm trong tầm tay, cái cần là người làm văn hóa phải nhận thức được rõ vai trò của văn hóa bản địa và các gia đình trong thôn cùng góp công chung sức xây dựng cơ sở vật chất lễ hội như xưa để bảo tồn giá trị văn hóa bản sắc 10 2.3 Hát then – Bắc Cạn Hát then, Đàn tính - Di sản nghệ thuật truyền thống độc đáo: Là một di sản nghệ thuật truyền thống độc đáo của các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở các tỉnh miền núi phía bắc như Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Lạng Sơn….và một số ít ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên, then được lưu giữ, phát triển thành một không gian văn hóa hát then – đàn tính hết sức đồ sộ về khối lượng, phong phú về thể loại, đa dạng về hình thức biểu diễn Cùng với sự phát triển của các tộc người trong quá khứ và hiện tại, then mang dấu ấn nền văn minh nhân loại Hát then, đàn Tính - “đặc sản văn hóa dân gian” vùng cao phía Bắc Trải qua thời gian, điệu hát Then đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu là linh hồn trong đời sống văn hóa của bà con nơi đây Nhưng để điệu hát Then phát triển đến ngày hôm nay, một phần lớn nhờ công của những con người đã gìn giữ, thổi hồn vào điệu hát Then độc đáo này Theo quan niệm dân gian, Then có nghĩa là Thiên, Thiên tức là “trời”, được coi là điệu hát của thần tiên truyền lại Chính vì thế, trong đời sống của người Tày cổ, nó được dùng trong những sự kiện trọng đại hay lễ cầu an, cầu mùa, gọi hồn…Đồng bào Tày quan niệm, những điệu then giúp gửi lời cầu khấn đến nhà trời Bắc Kạn cũng là một trong những nơi nghệ thuật hát then, đàn tính được bảo tồn và phát triển Ở mỗi vùng làn điệu Then lại có những nét độc đáo riêng: Then Lạng Sơn dìu dặt tha thiết, Then Tuyên Quang dồn dập như thúc quân ra trận, Then Hà Giang nhấn nhá từng tiếng một, Then Bắc Kạn như chuyện kể thầm thì Trong hầu hết các trình văn hóa, nghệ thuật quần chúng Bắc Kạn, tiếng đàn tính, câu hát then là một trong những tiết mục không thể thiếu Nhưng nói đến việc bảo tồn hát then, đàn tính ở Bắc Kạn thì đầu tiên phải kể đến các nghệ nhân, như ông Lưu Đình Bạo một nghệ nhân cao tuổi xã Dương Quang, thị xã Bắc Kạn, người đang giữa một kho tàng Then cổ Việc lưu truyền loại hình 11 Then bản địa, ông Bạo hiện đã truyền lại cho 2 người con trai trong gia đình những bài Then cổ truyền thống và đặc sắc nhất, trong gia đình ông đã 8 đời theo nghề hát Hầu hết những bài Then phổ biến mà ông vẫn thường sử dụng chính là sản phẩm mà được truyền lại từ thế hệ đi trước Cán bộ ngành văn hoá ở tỉnh Bắc Kạn đều biết đến ông Ma Văn Vịnh - người thôn Phiêng Giường, xã Yên Cư, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, người có công gìn giữ nhiều bài then Tày cổ Hiện nay, kho tư liệu then của ông đã có hơn 100 bài Trong đó có những bài quý hiếm của lễ Lẩu then (lễ cấp sắc của nhà then), then Đệ cộ Ông đã sưu tầm được 36 kiểu hát then, một số bài có thể hát theo nhiều kiểu Người già tìm đến Câu lạc bộ then bản Tinh để nói chuyện với ông, lũ trẻ trong thôn, bản tìm đến ông để học đánh đàn tính và hát then Ông Vịnh còn là một nghệ nhân làm đàn nổi tiếng Trong hai năm gần đây, ông đã làm trên 200 cây đàn tính, sản phẩm làm ra không đủ bán Nhằm lữu giữ và phát huy nghệ thuật của hát Then, đàn Tính, Sở VH - TT và DL Bắc Kạn đã tổ chức mời các nghệ nhân hướng dẫn, truyền dạy loại hình nghệ thuật này cho thế hệ trẻ Các cấp, ngành và nhân dân Bắc Kạn tiếp tục duy trì nghệ thuật này không chỉ trên sân khấu mà còn diễn trong ngày lễ tết, tổ chức cầu an, cầu may, chúc thọ… Đồng thời, tỉnh còn gắn hát Then - đàn Tính với làm du lịch, vừa góp phần nâng cao đời sống tinh thần, giúp đồng bào có công ăn việc làm cải thiện cuộc sống, vừa tăng thêm phần hấp dẫn đối với du khách khi đến với Bắc Kạn 3 KẾT LUẬN Từ những tiềm năng, điều kiện tự nhiên, điều kiện nhân văn và những thế mạnh ở trên chúng ta hoàn toàn có thể phát triển thành công sản phẩm du lịch sinh thái và cộng đồng tại VQG hồ Ba Bể Cần phát triển và mở rộng mô hình 12 này trên toàn bộ khu vực VQG hồ Ba Bể và các vùng lân cận Phát triển các chiến lược xúc tiến quảng bá và kế hoạch hành động đối với du khách trong nước và khách du lịch quốc tế Để phát triển tốt cần xây dựng các chủ đề chính dành cho khách du lịch có thể bao gồm những chủ đề sau: Du thuyền truyền thống trên một trong những Hồ tự nhiên đẹp nhất trên thế giới “Hồ Ba Bể” Ngắm cảnh và thư giãn dọc các địa tạo kỹ vĩ (động Puông, đảo An Mã, thác Đầu Đẳng, ao Tiên, núi đá vôi và địa hình…., tại các bản lân cận, hang động và di tích lịch sử Trải nghiệm nhà nghỉ cộng đồng của người dân tộc Đi bộ leo núi, lựa chọn sản phẩm du lịch sinh thái và cộng đồng cho hồ Ba Bể và khu vực xung quanh 13 ... kiện nhân văn mạnh hồn tồn phát triển thành công sản phẩm du lịch sinh thái cộng đồng VQG hồ Ba Bể Cần phát triển mở rộng mơ hình 12 tồn khu vực VQG hồ Ba Bể vùng lân cận Phát triển chiến lược... Pắc Ngòi Khu vực VGQ Ba Bể biết đến thị trường du lịch nước quốc tế, sản phẩm Hồ Ba Bể có tiềm lớn để mở rộng quy mô thị trường hướng ý khách du lịch tới sản phẩm khu lịch sinh thái Các thành... chốt khu vực VGQ Ba Bể bao gồm VQG Ba Bể, Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch Bắc Kạn bắt đầu số hoạt động du lịch sinh thái thơn Pắc Ngịi bên liên quan chủ chốt phát triển, xúc tiến quản lý sản phẩm du

Ngày đăng: 30/03/2021, 13:56

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI CỦA HỒ BA BỂ VÀ CÁC KHU VỰC LÂN CẬN

  • 2.2.2 Lễ hội Lồng Tồng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan