1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận tâm lý học tâm lý dân tộc và đặc điểm tâm lý của mối quan hệ dân tộc ở việt nam hiện nay

24 35 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 181 KB

Nội dung

Vấn đề dân tộc, tâm lý dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc luôn có vị trí quan trọng trong đời sống chính trị xã hội của mỗi quốc gia có một hay nhiều tộc người cả trong lịch sử và trong thế giới hiện đại. Nó ảnh hưởng đến sự ổn định, tồn tại và phát triển của nhà nước, thể chế chính trị ở quốc gia đó nếu không được giải quyết đúng đắn.Ở Việt Nam tồn tại 54 tộc người sống bình đẳng và hòa hợp trong khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam. Từ khi có Đảng lãnh đạo cách mạng đến nay,

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

1 Khái quát chung về dân tộc và tâm lý dân tộc 4

1.2 Tâm lý dân tộc

9

2 Đặc điểm tâm lý của mối quan hệ dân tộc và những

vấn đề đặt ra để giải quyết tốt mối quan hệ dân tộc

Trang 2

nhiều tộc người cả trong lịch sử và trong thế giới hiện đại Nó ảnh hưởng đến

sự ổn định, tồn tại và phát triển của nhà nước, thể chế chính trị ở quốc gia đónếu không được giải quyết đúng đắn

Ở Việt Nam tồn tại 54 tộc người sống bình đẳng và hòa hợp trongkhối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam Từ khi có Đảng lãnh đạo cáchmạng đến nay, Đảng ta luôn coi việc xây dựng quan hệ đoàn kết, bìnhđẳng, hữu nghị giữa các tộc người là một trong những nhiệm vụ chiến lượcquan trọng Chính sách dân tộc của Đảng qua các thời kỳ vì thế luôn hướngvào khắc phục sự chênh lệch giữa các tộc người, xây dựng một khối đạiđoàn kết thống nhất, thực sự bình đẳng, cùng nhau xây dựng và bảo vệ tổquốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Mặc dù đạt được những thành tựu rất quan trọng trong giải quyết vấn

đề dân tộc ở mỗi giai đoạn, từng nhiệm vụ cách mạng trọng tâm trong từngthời điểm nhất định Tuy nhiên, vấn đề dân tộc, quan hệ các dân tộc và chínhsách dân tộc là những vấn đề lớn, phức tạp và mang tính nhạy cảm, đặt ranhững vấn đề mang tính cấp thiết cần được nghiên cứu, giải quyết cả về lýluận và thực tiễn Trong đó, vai trò của việc nghiên cứu tâm lý dân tộc, đặcđiểm của mối quan hệ dân tộc ở Việt Nam hiện nay là những vấn đề trực tiếpcần làm rõ giúp cho Đảng, Nhà nước ta có chủ trương và chính sách đúngđắn, hợp lý giải quyết tốt vấn đề dân tộc hiện nay

Từ những vấn đề đặt ra trên tác giả lựa chọn vấn đề “Tâm lý dân tộc và đặc điểm tâm lý của mối quan hệ dân tộc ở Việt Nam hiện nay” làm chủ đề

tiểu luận

NỘI DUNG

1 Khái quát chung về dân tộc và tâm lý dân tộc

1.1 Khái quát chung về dân tộc

Trang 3

Vấn đề dân tộc là vấn đề không chỉ bó khuôn của mỗi quốc gia nàotrên thế giới Chính vì vậy, nghiên cứu về dân tộc có rất nhiều các quanđiểm khác nhau về khái niệm này và tùy theo lĩnh vực khoa học nghiêncứu mà người ta có thể đưa ra các khái niệm khác nhau.

Hiện nay, khái niệm này được sử dụng trong nhiều ngành khoa họckhác nhau bởi dân tộc như nói ở trên không chỉ là đối tượng riêng củangành Dân tộc học ở mức độ khác nhau, dân tộc và các vấn đề dân tộc đềuđược nhiều khoa học như: Xã hội học, Sử học, Tâm lý học, Văn hoá học nghiên cứu Tuy nhiên, các dân tộc là đối tượng nghiên cứu trục tiếp củakhoa học Dân tộc học, ngành khoa học ra đời từ thế kỷ XIX và ngày càngphát triển, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay Một khái niệm trong khoahọc xã hội và nhân văn được định nghĩa, được hiểu khác nhau là hiệntượng phổ biến, với tư cách là đối tượng của một ngành khoa học cụ thể

Ở nước ta cần sớm có quan niệm thống nhất dựa trên những tiêu chíchung của khái niệm dân tộc, bởi vấn đề không chỉ liên quan đến nhậnthức khái niệm dưới góc độ khoa học mà còn liên quan để nhận thức tronghoạt động thực tiễn Khái niệm dân tộc liên quan trực tiếp đến việc xácđịnh thành phần dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc, giải quyết cácquan hệ dân tộc mà trực tiếp là việc đưa ra và thực hiện đúng chính sáchdân tộc

Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Việt Nam: Dân tộc(cộng đồng): theo nghĩa rộng là cộng đồng người có chung nền văn hóa,nhóm sắc tộc, ngôn ngữ, nguồn gốc, lịch sử; đôi khi bao gồm nhiều nhóm sắctộc Dân tộc trong trường hợp quốc gia dân tộc còn được gọi là quốc dân

Còn Sắc tộc: chỉ nhóm xã hội được phân loại dựa trên nhiều nét chungnhư di sản văn hóa, nguồn gốc, lịch sử, ngôn ngữ hoặc phương ngữ

Trang 4

Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì: Dân tộc được hiểu theo 4 nghĩa,trước hết dân tộc là cộng đồng người hình thành trong lịch sử có chungmột lãnh thố, các quan hệ kinh tế, một ngôn ngữ văn học và một số đặctrung văn hoá và tính cách, ví dụ như: Dân tộc Việt, dân tộc Nga

Theo một cách hiểu khác; dân tộc là tên gọi chung những cộngđồng người cùng chung một ngôn ngữ, lãnh thố, đời sống kinh tế và vănhoá, hình thành trong lịch sử từ sau bộ lạc Việt Nam là một nước cónhiều dân tộc, đoàn kết các dân tộc để cứu nước, xây dựng khối đại đoànkết các dân tộc

Có quan điểm lại cho rằng; khái niệm dân tộc nói tắt có nghĩa làdân tộc thiếu số

Quan điểm nữa; dân tộc là cộng đồng người ổn định làm thành nhândân một nước, có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởiquyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấutranh chung

Trong Từ điển bách khoa Việt Nam, khái niệm dân tộc được địnhnghĩa hai cách

Thứ nhất; “dân tộc (nation) hay quốc gia dân tộc là cộng đồngchính trị xã hội được chỉ đạo bởi một nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổnhất định, ban đầu do sự tập họp của nhiều bộ lạc và liên minh bộ lạc, saunày của nhiều cộng đồng mang tính tộc người (ethnie) của bộ phận tộcngười, tính chất của dân tộc phụ thuộc vào những phương thức sản xuấtkhác nhau Bước vào giai đoạn công nghiệp, rõ rệt nhất là ở các nướcphương Tây, do yêu cầu xoá bở tính cát cứ của các lãnh địa trong một dântộc, nhằm tạo ra một thị trường chung, nên cộng đồng dân tộc được kếtcấu chặt chẽ hơn Kết cấu của cộng đồng dân tộc rất đa dạng, phụ thuộc

Trang 5

vào hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội trong khu vực và bản thân”.

Thứ hai: “Dân tộc (ethnie) còn đồng nghĩa với cộng đồng mang tínhtộc người, ví dụ dân tộc Tày, dân tộc Bana Cộng đồng có thể là bộ phậnchủ thể hay thiểu số của một dân tộc (nation) sinh sống ở nhiều quốc giadân tộc khác nhau được liên kết với nhau bằng những đặc điểm ngôn ngữ,văn hoá và nhất là ý thức tự giác tộc người”

Khi đưa ra khái niệm dân tộc, tộc người, các nhà dân tộc học đềuquan tâm đến những tiêu chí xác định dân tộc Cũng như việc xác định cáctiêu chí khác nhau dẫn đến các định nghĩa hay quan niệm chưa hoàn toànthống nhất, về phương diện dân tộc học, theo cách hiểu truyền thống thì:Dân tộc là khái niệm dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định được hìnhthành và phát triển trong những điều kiện lịch sử nhất định với một số đặctrưng cơ bản là:

- Có một lãnh thổ chung

- Phương thức sinh hoạt kinh tế chung

- Ngôn ngữ giao tiếp chung

- Tâm lý chung biểu hiện trong văn hoá dân tộc

Quan niệm này cho đến nay vẫn tồn tại trong nhiều công trìnhnghiên cứu trong và ngoài nước Tuy nhiên, vấn đề xác định các tiêu chítộc người là rất phức tạp Ở Việt Nam, nhiều quan điểm về tiêu chí xác

định thành phần dân tộc đã được tập hợp trong cuốn sách “ Vấn đề xác định thành phần các dân tộc thiêu sổ ở Miền Bắc Việt Nam”.

Quan điểm của đa số các nhà dân tộc học Việt Nam cho rằng, cộngđồng tộc người hay là dân tộc phải được coi là đơn vị cơ bản để tiến hànhxác minh thành phần các dân tộc Khi nêu lên tầm quan trọng của lãnh thổnhư là một điều kiện quan trọng làm xuất hiện và tồn tại tộc người, nhưng

Trang 6

trong tình hình biến động về lãnh thố diễn ra phức tạp, ở nhiều quốc gia

đa dân tộc, vấn đề lãnh thổ tộc người rất khó xác định Bởi vậy, lãnh thổhay địa vực cư trú không được coi là tiêu chí khi xác định thành phần tộcngười ở Việt Nam Thông qua các hội thảo khoa học, hầu hết các ý kiếnđều tán thành ba tiêu chí xác định thành phần dân tộc, đó là những đặctrưng về tiếng nói, về đặc điểm sinh hoạt văn hoá và ý thức tự giác tộcngười được coi là tiêu chuẩn chủ yếu Đây cũng là quan điểm của dân tộchọc hiện nay

Như vậy, từ các quan điểm khác nhau đến quan niệm truyền thống,coi cộng đồng tộc người hay dân tộc là một tập đoàn người tương đối ổnđịnh hoặc ổn định, được hình thành trong quá trình lịch sử dựa trên nhữngmối liên hệ chung về địa vực cư trú, sinh hoạt kinh tế, tiếng nói, nhữngđặc điểm sinh hoạt văn hoá, và dựa trên ý thức về thành phần và tên gọichung, các nhà khoa học đã thống nhất đưa ra một quan niệm về dân tộc,làm cơ sở để xác định các thành phần dân tộc ở nước ta là:

Dân tộc là một cộng đồng người tương đối ổn định hoặc ổn định, được hình thành và phát triển trong lịch sử với ba đặc trưng làm tiêu chỉ

Đây được coi là đặc trưng cơ bản bởi vì: Ngôn ngữ chính là tiêu chí

cơ bản để phân biệt các tộc người khác nhau, bởi là phương tiện giao tiếp,giao lưu và gắn kết các thành viên trong một cộng đồng tộc người thốngnhất, nhờ có ngôn ngữ mà văn hoá tộc người được bảo tồn và phát triển

Trang 7

Vấn đề xem xét tiêu chí ngôn ngữ của mỗi dân tộc cần phải được cụthể: có dân tộc sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp chung Ví dụ, dân tộcViệt (Kinh) Cũng có dân tộc dùng ngôn ngữ của các dân tộc khác nhưtiếng mẹ đẻ hoặc sử dụng nhiều ngôn ngữ cùng một lúc bên cạnh ngônngữ mẹ đẻ Ví dụ, dân tộc Thái, dân tộc Tày, dân tộc Mường,… Trongquá trình hình thành và phát triển của dân tộc (tộc người), sự bảo tồn và pháttriển ngôn ngữ là một đặc trưng quan trọng Tình hình phổ biến là đa số cácdân tộc đều sử dụng ở mức độ khác nhau ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ của mình,một số ít dùng ngôn ngữ của dân tộc khác làm tiếng mẹ đẻ trong những điềukiện hoàn cảnh đặc biệt Trên thế giới cũng như ở nước ta, đặc trưng ngônngữ đều được coi là tiêu chí rất quan trọng để xác định tộc người.

* Cộng đồng văn hoá

Các đặc điểm chung về văn hoá hay bản sắc văn hoá tộc người cũng

là tiêu chí quan trọng để xem xét, phân định một dân tộc Những biểu hiện

cụ thể của văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần ở mỗi một dân tộc phảnánh những giá trị truyền thống, lối sống, phong tục, tập quán, tín ngưỡng,tôn giáo của dân tộc đó Lịch sử phát triển của các tộc người gắn liền vớilịch sử văn hoá, truyền thống văn hoá của họ Rất nhiều dân tộc trải quahàng ngàn năm phát triển vẫn không bị đồng hoá về văn hoá nhờ sức sốngtrường tồn của văn hoá dân tộc Ngày nay cùng với xu thế giao lưu văn hoávẫn song song tồn tại xu thế bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của mỗimột dân tộc như là xu thế tất yếu đối với sự phát triển dân tộc

* Ý thức tự giác tộc ngưòi

Ý thức tự giác tộc ngưòi được coi là tiêu chí quan trọng nhất trongcác tiêu chí xem xét, phân định một dân tộc Đặc trưng nổi bật ở các dântộc, tộc người là luôn luôn tự ý thức về dân tộc mình: Từ nguồn gốc đếntộc danh Đó cũng là ý thức tự khẳng định sự hiện tồn và phát triển của

Trang 8

mỗi dân tộc dù có nhiều tác động hoặc thay đổi về địa bàn cư trú, lãnh thổhay tác động ảnh hưởng của giao lưu kinh tế, văn hoá Sự hình thành vàphát triển của ý thức tự giác tộc người liên quan trực tiếp đến các yếu tốcủa ý thức dân tộc, tình cảm dân tộc, tâm lý dân tộc Tuỳ thuộc vào nhiềuyếu tố khách quan và chủ quan khác nhau ở mỗi dân tộc, mà ý thức tựgiác tộc người được biểu hiện sinh động và đa dạng Nhưng đây vẫn làtiêu chí quan trọng, có vị trí quyết định đối với sự tồn tại và phát triển củamỗi tộc người.

Ba tiêu chí vừa nêu đã tạo ra sự ổn định trong mỗi cộng đồng dân tộc trongquá trình phát triển tộc người Dân tộc là sản phẩm của lịch sử Vấn đề dân tộc vốn

đã rất phức tạp do tính phức tạp của quá trình phát triển của các tộc người, vì vậy

khái niệm “dân tộc” là khái niệm đa nghĩa, đa cấp độ được sử dụng trong nhiều

ngành khoa học, đặc biệt là trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn Nhậnthức, sử dụng khái niệm dân tộc đòi hỏi phải đặt trong những cảnh huống cụ thể

Dưới góc độ của dân tộc học hay lý luận về dân tộc và chính sách dân tộc,

khái niệm “dân tộc” được xác định dựa trên những tiêu chí cơ bản vừa nêu trên Ở

nước ta, những tiêu chí cơ bản đó cũng là cơ sở để xác định các thành phần dân tộchay các tộc người với các đặc điểm, sắc thái rất đa dạng trong mỗi tộc người Việcthống nhất về khái niệm dân tộc và chỉ ra các tiêu chí phân biệt có ý nghĩa to lớn, là

cơ sở lý luận để nghiên cứu những vấn đề về tâm lý dân tộc Đặc biệt ở Việt Namhiện nay, vấn đề này còn khá mới mẻ cần được quan tâm nghiên cứu

Trang 9

lý dân tộc - tộc người.

Những tư tưởng về tâm lý dân tộc đã có từ rất sớm trong các côngtrình của các nhà triết học và lịch sử học cổ đại như Herodot, Hypocrat,Taxil, Plini, Xlrabon Trong thời kỳ này, những nghiên cứu về tâm lýdân tộc gắn liền với nghiên cứu lối sống, về phong tục, tập quán của cácdân tộc

Những nghiên cứu tâm lý dân tộc mang tính khoa học hơn vào thế

kỷ thứ XVIII Các nhà nghiên cứu hướng nhiều đến nghiên cứu trí tuệ vàđặc biệt là tinh thần dân tộc Trong nghiên cứu của Montesquicu (Pháp)cho rằng yếu tố khí hậu có ảnh hưởng lớn đến tinh thần dân tộc Thậm chíông còn cho rằng, khí hậu còn ảnh hưởng đến các truyền thống và phongtục của các dân tộc

Tinh thần dân tộc cũng được các nhà triết học Đức thế kỷ XVIIIquan tâm nghiên cứu Đại diện tiêu biểu của xu hướng này là I.G Herder.Ông đã đồng nhất các khái niệm tinh thần dân tộc, tâm hồn dân tộc vàtính cách dân tộc Theo ông, tâm hồn dân tộc có thể nhận biết qua tìnhcảm dân tộc, ngôn ngữ và lao động Ông cũng là người đầu tiên nghiêncứu tâm lý dân tộc qua văn hóa dân gian

Sự phát triển của một số ngành khoa học trong đó có Dân tộc học,Tâm lý học và Ngôn ngữ học đã dẫn tới việc ra đời của Tâm lý học dântộc như một ngành khoa học độc lập vào giữa thế kỷ XIX Cha đẻ và làngười sáng lập Tâm lý học dân tộc là hai nhà khoa học người Đức M.Luzarus (1824 - 1903) và G.Steinthal (1823 - 1893) Sự ra dời của Tâm lýhọc dân tộc được đánh dấu bằng một dấu mốc quan trọng là sự kiện xuấtbản Tạp chí Tâm lý học dân tộc và ngôn ngữ do chính hai ông sáng lậpvào năm 1859

Trang 10

Theo M Lazarus và G Steinthal nhiệm vụ của Tâm lý học dân tộclà: Thứ nhất; Nhận thức bản chất tâm lý của tinh thần dân tộc Thứ hai;Phát hiện các quy luật chỉ đạo hoạt động nội tâm của mỗi dân tộc Thứ ba;Tìm ra các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc xuất hiện, phát triển và diệtvong những đặc trưng nào đó của một dân tộc.

Những quan điểm của hai ông về nhiệm vụ của Tâm lý học dân tộc

đã nhận được nhiều sự ủng hộ của các nhà nghiên cứu thời đó

Ngày nay, những nhiệm vụ nghiên cứu của Tâm lý học dân tộc đã

có những thay đổi Sự phát triển của Tâm lý học dân tộc trong hơn mộtthế kỷ qua về lý luận và phương pháp nghiên cứu, sự phát triển về kinh tế

- xã hội của các quốc gia và toàn cầu đã làm cho những nhiệm vụ nghiêncứu của tâm lý học dân tộc đa dạng hơn, gắn liền với thực tiễn cuộc sốnghơn để góp phẩn giải quyết các vấn đề của dân tộc trong xã hội hiện tại.Cần lưu ý rằng, cùng với vấn đề tôn giáo, các vấn đề dân tộc là những vấn

đề bức xúc nhất, nhạy cảm nhất và là nguyên nhân cơ bản của các cuộcxung đột sắc tộc ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới hiện nay

Những nghiên cứu của tâm lý học dân tộc luôn luôn mang tính liênngành cao Các nghiên cứu về tâm lý dân tộc gắn liền với Dân tộc học,Văn hoá, Ngôn ngữ, Triết học, Lịch sử, Nhân chủng học Sự nghiên cứumang tính liên ngành cao đã làm cho các khía cạnh của tâm lý dân tộcđược nhìn nhận một cách sâu sắc hơn, toàn diện hơn và hệ thống hơn Dotính chất liên ngành của tâm lý học dân tộc mà các nhà nghiên cứu đãdùng nhiều khái niệm khác nhau đế nói về những nghiên cứu của lĩnh vựckhoa học này như “Tâm lý học các dân lộc", "Nhân chủng học tâm lý",'Tâm lý học văn hoá so sánh", "Tâm lý học văn hoá" Thậm chí, nhà Tâm

lý học dân tộc hiện đại nổi tiêng là J Berri đã gọi ngành khoa học mà ông

Trang 11

đã dành nhiều cống hiến cho nó là “Tâm lý học văn hoá và dân tộc".

Ở nước ta, Tâm lý học dân tộc là một lĩnh vực rất mới mẻ, Song,những nghiên cứu phán ánh những khía cạnh của tâm lý dân tộc đã cónhiều và dã được tiến hành từ nhiều thập kỷ trước đây Đó là nhữngnghiên cứu dưới góc độ của Dân tộc học, Văn hoá, Sử học, Ngôn ngữ học,Triết học Những nghiên cứu này có đề cập đến mội số nét tính cách củacon người Việt Nam

Có thể khẳng định, vấn đề dân tộc, tâm lý dân tộc là một trongnhững vấn đề quan trọng, mối quan tâm của nhiều nhà khoa học xã hội vànhân văn hiện nay, nhất là trong bối cảnh thế giới, khu vực và trong nướcthời gian qua có những diễn biến phức tạp về dân tộc, mối quan hệ dântộc như hiện nay

Hội nghị toàn thể Ban chấp hành Trung ương lần thứ V khóa VIIIcủa Đảng ta chuyên bàn về văn hóa đã đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề bảnsắc dân tộc, tâm lý dân tộc tới việc bảo tồn và phát huy những giá trị vậtchất và tinh thần của văn hóa, trong đó có các phẩm chất chính trị, đạođức, tâm lý của con người Việt Nam ta

Phát biểu trước các nhà tâm lý học, sử học, văn hóa học, triết học,GS.VS Phạm Minh Hạc đã từng chỉ ra: “Việc nghiên cứu để phát hiện rabản sắc dân tộc, hay bản sắc dân tộc tâm lý dân tộc – cái cốt lõi mà dântộc ta đã phát triển và lớn lên cũng chính là để tìm ra được những “cáiriêng” đáng tự hào của chúng ta với tư cách là một dân tộc”

Cũng giống như sự hình thành tâm lý học dân tộc ở nhiều nước trênthế giới, tâm lý học dân tộc ở nước ta trong buổi đầu xuất hiện cũng đượcnhiều nhà khoa học, sử học, khảo cổ học, triết học, văn hóa học, tâm lýhọc, cùng nhau nghiên cứu, xây đắp nên một cái nền chung với những

Trang 12

tri thức liên ngành và xuyên ngành để tiến tới một chuyên ngành độc lập

về tâm lý dân tộc Việt Nam

Trên cơ sở nghiên cứu của các nhà khoa học xã hội và nhân văn,các nhà tâm lý học đã đưa ra quan niệm về tâm lý học dân tộc:

Tâm lý học dân tộc là tất cả những đặc điểm của chức năng tâm lý, tất cả những phức hợp của các thuộc tính tâm lý được quy định bởi thành phần dân tộc, bất kể đó là bẩm sinh hay do con người tạo nên

Nói cách khác, để định nghĩa dân tộc là gì, ta có thể trả lời: Đó làmột lĩnh vực tri thức nghiên cứu những đặc điểm tâm lý tộc người và tínhcách dân tộc, những quy luật hình thành của chúng và những chức năngcủa tự ý thức dân tộc, những định khuôn tộc người

Tâm lý học dân tộc ngày nay phát triển theo nhiều khuynh hướngđộc lập:

Một là; Nghiên cứu so sánh đặc điểm tộc người có liên quan đến

tâm sinh lý học

Hai là; Nghiên cứu đặc điểm văn hóa tộc người có liên quan đến

văn hóa dân gian (văn học, nghệ thuật, định hướng giá trị)

Ba là; Nghiên cứu ý thức và tự ý thức tộc người

Bốn là; Nghiên cứu đặc điểm quá trình xã hội hóa của trẻ em ở mỗi

tộc người

Hiện nay, dù là phân ngành mới mẻ và non trẻ, song với việc tâm lýhọc dân tộc ở Việt Nam đã xác định đúng mục đích, nhiệm vụ cơ bản làphát hiện ra những nhân tố và cơ chế tâm lý, góp phần loại bỏ những hàngrào ngăn cách giữa các dân tộc; duy trì mối liên hệ chặt chẽ với các yếu tốkinh tế, văn hóa giữa các dân tộc góp phần giải quyết những vấn đề pháttriển của từng dân tộc, bộ tộc và con đường đúng đắn nhất nhằm kết hợp

Ngày đăng: 31/07/2021, 09:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w