1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Giáo trình cây sắn

107 6,6K 54
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 1,67 MB

Nội dung

Giáo trình cây sắn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PGS.TS. TRẦN NGỌC NGOẠN GIÁO TRÌNH CÂY SẮN NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2007 1 LỜI NÓI ĐẦU Quá trình chuyển dịch nền kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa đã tạo nên sự cạnh tranh giữa các loại cây trồng. Đặc biệt từ sau năm 2000, với định hướng ngành nông nghiệp sẽ có thêm một số nông sản tham gia vào xuất khẩu (mía đường, vừng, sắn, măng tre, bột giấy, thịt lợn) đã tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tê nông nghiệp nông thôn ở nhiều vùng trong cả nước. Sản xuất sắn của nước ta đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Cây sắn hiện đang chuyển đổi nhanh chóng từ cây lương thực truyền thống thành cây công nghiệp đánh dấu bước phát triển mới của cây trồng này ở nước ta. Việt Nam đã trở thành nước điển hình của châu Á và thế giới về việc tăng nhanh năng suất và sản lượng sắn,toàn quốc hiện có 53 nhà máy chế biến tinh bột sắn với tổng công suất ước đạt 2,2 - 3,8 triệu tấn củ tươi/ năm tạo thuận lợi cho sản xuất sắn. Giáo trình Cây sắn được biên soạn nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết phục vụ công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và sinh viên ngành nông học, đông thời là tài liệu tham khảo cho các cán bộ nghiên cứu và khuyên nông. Khi biên soạn giáo trình này, chúng tôi đã cố gắng tham khảo các tư liệu và cập nhật các thông tin về thành tựu nghiên cứu và phát triển cây sắn trên thế giới và ở nước ta. Song do thời gian và trình độ có hạn nên chắc chắn không tránh khỏi những thiến sót. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiên góp ý của các bạn đồng nghiệp và các độc giả Xin trân trọng cảm ơn Tác giả 2 Chương 1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ TRIỂN VỌNG CỦA CÂY SẮN 1.1. Nguồn gốc, phân loại 1.1.1 Nguồn gốc Lịch sử tiến hoá của cây sắn cũng như các cây có củ khác là rất khó xác định được chính xác nguồn gốc phát sinh. Bởi vì những di chỉ khảo cổ còn lại đối với các bộ phận của cây có bột rất hiếm hoi, đặc biệt ở vùng đất thấp nhiệt đới. Các nghiên cứu từ các chế tác của Côlômbia và Vênêzuêla đã đưa ra bằng chứng rằng nghề trồng sắn có cách đây từ 3000 đến 7000 năm (Reichel- Dolmantoff, 1957 và 1965; Rouse và Cruxent, 1963). Đến cuối thế kỷ thứ 1 8, các tác giả, đặc biệt là Crantz ( 1766) cho là tất cả những loài của chi Manihot đều cô nguồn gốc từ châu Mỹ nhiệt đới. Tuy nhiên, năm 1772 Raynal đưa ra ý kiến về nguồn gốc châu Phi, sau đó Humboldt, Brown, Moreaudejonnes, Saint-Hilaire và De Candolle khẳng định nguồn gốc châu Mỹ của cây trồng này. Năm 1886, đầu tiên De Candolle coi Braxin là trung tâm phát sinh của loài. Vavilov bênh vực quan điểm đó- giả thuyết gốc của ông là trung tâm phát sinh của một cây trồng là nơi loài cây đó có số lượng các chủng loại phong phú nhất. Vùng Đông Bắc Braxin có sự đa dạng, phong phú về sắn trồng và nhiều loài của chi Manihot. Tuy nhiên nguồn gốc Braxin cũng chỉ dựa trên những bằng chứng gián tiếp về sự có mặt của sắn vào những thời kỳ không lâu lắm: Di vật trên đảo Mario ở cửa sông Amazon vào khoảng năm 110 đến 1300 sau công nguyên (Rogers,1965), di tích còn lại của các cái rây bột thế kỷ thứ 16 và dấu hiệu đã gặp ở nơi hợp lưu hai con sông Ore'noque và Rio Ventuari vào năm 450 sau công nguyên. Những nhân tố lịch sử và khảo cổ học cho phép nghĩ tới hai trung tâm phát sinh khác (Roger, 1963, 1965). Một trung 3 tâm có thể ở Mêhicô và Trung Mỹ (Goatemala và Hondurat). Bằng chứng là những di vật tìm thấy trong dãy núi Tamoulipas, phía Đông Bắc Mehicô có từ năm 200 trước công nguyên và sự phát hiện ra những hạt tinh bột trong những phân hoá thạch có tuổi từ năm 200 đến 900 trước công nguyên và được tìm thấy trong những hang động của thung lũng Têhucan, bang Pueblo, Mêhicô. Ngoài ra lịch sử bộ lạc Maya chỉ rõ sắn đối với họ quan trọng hơn là người ta vẫn tưởng. Một trung tâm khác có thể ở vùng duyên hải khô Nam Mỹ, đặc biệt là ở các trảng cỏ Vênêzuêla. Người ta tìm thấy những bằng chứng củ sắn ở vùng ven biển Peru 2000 năm trước công nguyên và sự tồn tại của những lò nướng bánh sắn trong phức hệ Malambo, ở phía Bắc Côlômbia niên đại 1200 trước công nguyên cùng với những di tích khảo cổ học khác ở vị trí địa hình Rancho peludo (hồ Maracaibo Venêzuêla) niên đại 2700 trước công nguyên. J.C- Leon cho rằng việc buôn bán bột sắn đã nhộn nhịp ở phía bắc Nam Mỹ 1000 hay 2000 năm trước công nguyên. Những nghiên cứu gần đây cho rằng cây sắncây đa nguồn gốc phát sinh (Renvoize, 1973). Spath (1973) cây sắn có 4 trung tâm khởi nguyên đó là Guatemala, Mêhicô, vùng duyên hải Savana Tây Bắc của Nam Mỹ, miền Đông của Bolivia và miền Tây Bắc của Achentina và miền Đông của Braxin. Một số tác giả nghĩ rằng vì sắn ngọt không yêu cầu phải chế biến một cách đặc biệt trước khi ăn nên được thuần hóa trước tiên. Sự phân bố của sắn đắng và sắn ngọt hiện nay cho thấy rằng sắn đắng nhiều ở phía Đông Nam Mỹ, đặc biệt ở vùng Amazon và sắn ngọt nhiều ở phía Tây và ở trung tâm Nam Mỹ, ở Trung Mỹ và Mêhicô. Phân bố này không phản bác lại giả thuyết nêu trên nhưng cũng không chứng minh được là sắn được thuần hóa ở những nơi tập quán trồng sắn ngọt hiện nay. Thực ra, người ta trồng sắn ngọt khi sắn được coi như một loại rau bổ sung và trồng sắn đắng khi sắncây 4 lương thực chính. Dựa trên những nghiên cứu trên những phạm vi rộng từ Nam Mỹ đến Achentina, Rogers và Appan (1973) đã xác định được trong chi Manihot có 98 loài sắn hoang dại phân bố rộng khắp vùng thấp nhiệt đới của Châu Mỹ. Nassar (1978) xác định có 4 trung tâm phát sinh loài sắn hoang dại: Vùng trung tâm của Braxin (Miền nam Goias và miền tây Minas Gerais) có 38 loài; miền Tây Mêhicô có 19 loài và 2 trung tâm phụ là vùng Đông Bắc Braxin và miền tây Mâm Grosso và miền Đông Bolivia (Hình l). Roger (1963) đã xây dựng một bản đồ phân bố các loài của chi Manihot ở Trung Mỹ và Nam Mỹ, ở phía Tây và Tây Nam Mêhicô cũng như ở bờ biển Thái Bình Dương của các nước Trung Mỹ. Tóm lại, còn có những điều không chắc chắn về vấn đề trung tâm phát sinh cây sắn. Các công trình nghiên cứu gần đây của nhiều tác giả kết luận rằng: Cây sắn có nguồn gốc phức tạp và có 4 trung tâm phát sinh chính đó là ở Braxin có 2 trung tâm còn lại là ở Mêhicô và Bolivia. Sắn đã được trồng cách đây khoảng 3000-7000 năm (Reichel Dolmantoff 1957 và 1965; Rouse và Cruxent, 1963). 1.1.2. Phân loại Chi Manihot bao gồm những cây có hoa, hạt kín, có hai lá mầm, họ thầu dầu. Hình như Bauhin là người đầu tiên (năm 1651) đã dùng danh từ Manihot để chỉ chi này, khi ông mô tả một mẫu cây đã được một thày tu Pháp A. Thevet mang từ Braxin về. Ông đặt tên loài là Manihot Theveti. Có thể cho rằng loài cây đó hiện nay người ta gọi tên là Manihot esculenta Crantz. Năm 1776 Crantz công bố một sự mô tả loài với tên Manihot esculenta, căn cứ vào một mẫu cây Merian mang về từ Surinam năm 1726. Sau đó nhiều tác giả đã nghiên cứu về chi Manihot với các cách phân nhóm khác nhau. Đến năm 1938, Cifferi trở lại cách gọi tên của Crantz. ông dùng lại tên loài M esculenta và không còn phân biệt giữa sắn đắng và sắn ngọt. ông cung cấp một quan niệm về các giống 5 trồng phổ biến (cultivar).Bảng phân loại cuối cùng của Rogers và Appan (1973) là kết quả của một công trình nghiên cứu rất đầy đủ về chi Manihot, tiến hành trong 20 năm với phương pháp phân loại số lượng. Chi Manihot thuộc họ thầu dầu, có tới hơn 300 chi và 8000 loài hầu hết là cây nhiệt đới. Đặc điểm của họ thầu dầu là thường hay có mạch.nhựa mủ. Chi Manihot thuộc nhóm Manihotae. Tất cả các loài trong chi đều có số lượng nhiễm sắc thể 2n= 36. Rogers và Appan (1973) đã xây dựng một bảng phân loại cho 98 loài, phân thành 17 nhóm. Sự nhận dạng các loài và các nhóm dựa vào sự phân tích nhiều mặt của nhiều đặc điểm hình thái ở các bộ phận trên mặt đất. Nhờ vào bảng phân loại trên người ta đã lập được một bảng nhận dạng các loài trong chi. 1.2. Sự phát triển của cây sắn trên thế giới Khi khám phá ra châu Mỹ, cây sắn vẫn chưa hề được thế giới biết đến. Những người Bồ Đào Nha đến lập nghiệp đầu tiên ở Braxin thấy người da đỏ ở Braxin đã trồng sắn. Cây sắn được người Bồ Đào Nha du nhập vào châu Phi vào khoảng giữa thế kỷ 16. Tài liệu đầu tiên nói về cây sắn là của Barre và Thevet viết vào năm 1558. Vào thời kỳ đó sắn chỉ trồng ở các khu di dân người Bồ Đào Nha ở vịnh Benin- Sao Tome, Principe và cửa sông Côngo. Thế kỷ 17 nghề trồng sắn chỉ tăng một cách rất chậm chạp, lúc đầu ở vùng lòng chảo Côngo (Zaire, bộ lạc Bushongo ở Kassai 1650), ở Angôla (1614 đến 1648) và ở bờ biển Ghinê (1650). Đáng chú ý là ở châu Phi và châu Mỹ người ta trồng sắn đắng ở các vùng rừng coi sắn là một nguồn thực phẩm chính và trồng các giống sắn ngọt ở các vùng mới, coi sắn là nguồn thực phẩm bổ sung. Ở ấn Độ Dương sắn được du nhập vào đảo Bourbon và Ilede France (bao gồm Reunion và Maurice) vào các năm 1738 và 1739. Từ đó sắn được đưa sang Madagascar trồng ở Imerina năm 1875, sang Srilanca năm 1786 rồi từ đó sang Calcutta năm 1794. Hình như cũng từ các đảo ở ấn Độ 6 Dương sắn đã được đem vào trồng ở các nước phía Đông châu Phi. Ở châu á, ngoài con đường du nhập vào Srilanca và Calcutta vào cuối thế kỷ 18, hình như sắn đã được đưa vào trồng trước đó (thế kỷ 16) bởi người Bồ Đào Nha ở Goa (ấn Độ) và người Tây Ban Nha ở Philippin, từ đó sắn mới đem trồng ở Inđônesia cuối thế kỷ 18. Cuối cùng sắn được đem vào trồng ở úc đầu thế kỷ 20. Cũng như châu Phi, nghề trồng sắn mới bắt đầu trở nên quan trọng vào thế kỷ 1 9. 1.3. Tình hình sản xuất sắn 1.3.1. Sản xuất sắn trên thế giới Ngày nay, cây sắn được trồng từ 30 độ vĩ Nam đến 30 độ vĩ Bắc ở 89 nước nhiệt đới thuộc châu Mỹ, châu Phi và châu Á- Thái Bình Dương. Từ năm 1961 đến nay diện tích và năng suất sắn trên thế giới có xu hướng gia tăng. Theo thống kê của FAO, năm 2005 diện tích sản xuất sắn trên toàn thế giới đạt 18,63 triệu ha, năng suất bình quân 10,94 tấn/ha, sản lượng đạt 203,86 triệu tấn. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn thế giới có chiều hướng gia tăng trong 45 năm qua 1961 -2005 (Bảng 1.1 ). Trong 45 năm (1961 - 2005 ) diện tích trồng sắn ở trên thế giới sắn tăng 9,49 triệu ha (l03,8%), tăng bình quân hàng năm tăng 2,3%, tăng mạnh nhất là trong giai đoạn 1961 - 1991 tăng 71,4%. 7 Bảng l.l: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn trên thế giới (1961-2005) Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (triệu tấn) 1961 9,14 8,00 71,02 1991 15,67 9,80 153,69 1994 16,78 9,80 164,59 1995 16,43 9,84 161,79 1996 16,25 9,75 158,51 1997 16,05 10,06 161,60 1998 16,56 9,90 164,10 1999 16,56 10,31 170,92 2000 16,86 10,70 177,89 2001 17,17 10,73 184,36 2002 17,31 10,61 183,82 2003 17,59 10,79 189,99 2004 18,51 10,94 202,64 2005 18,63 10,94 203,86 Nguồn: 1961: Underground Crops, 1985; 1991-2005: FAOSTAT, 2006 Không chỉ tăng lên về diện tích mà năng suất và sản 8 lượng sắn trên thế giới cũng tăng. Năng suất tăng 36,75%, sản lượng tăng 178,73%. Có được kết quả đó là do: Chiến lược phát triển lương thực toàn cầu thực sự đã tôn vinh giá trị của cây sắn là một trong những cây lương thực dễ trồng, thích hợp với đất nghèo dinh dưỡng và là cây công nghiệp có khả năng cạnh tranh cao đối với nhiều cây trồng khác. Hiện nay có 89 nước trên thế giới trồng sắn, trong đó 22 nước đạt sản lượng sắn hàng năm hơn 1 triệu tấn. Châu Phi chiếm 53,42% sản lượng sắn của thế giới, sau đó là châu Á chiếm 29,12% và Châu Mỹ Latinh và vùng Caribe chiếm 17,52%. (Bảng l.2). Bảng l.2: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn của các nước đạt trên 1 triệu tấn trên thế giới năm 2004 Diện tích Năng suất Sản lượng Vùng trồng (1.000 ha) (tan/ ha) (triệu tấn) Toàn thế giới 18.511 10,94 202,64 Châu Phi 12.252 8,82 108,10 + Nigiêria 4.118 9,27 38,17 + Cônggô 1.850 8,08 14,95 + Ga na 783 12,42 9,73 + Tandania 660 10,43 6,89 + Môdămbích 1.050 5,85 6,15 + Ănggola 640 8,75 5,60 + U gan đa 407 13,51 5,50 + Bê nanh 300 13,33 4,00 + Mali 150 17,06 2,55 + Ma đa gaxca 352 6,21 2,19 + Camơ rum 145 13,44 1,95 + Cốtđi Voa 300 5,00 1,50 + Ghinê 270 5,00 1,35 Châu Á 3.515 16,76 58,92 + Thài Lan 1.050 19,42 20,40 + Indonesia 1.267 15,19 19,26 + Ấn Độ 240 27,91 6,70 + Việt Nam 370,5 14,50 5,37 + Trung Quốc 250 16,79 4,20 + Philippines 205 7,99 1,64 9 Châu Mỹ 2.728 12,99 35,44 + Braxin 1.773 13,55 24,03 + Paraguay 306 17,97 5,50 + Colombia 191 11,56 2,21 Nguồn: FAOSTAT, 2005 Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng của một số cây trồng chính ở Việt Nam từ năm 2001 đến 2004 Cây trông 2001 2002 2003 2004 Lúa Diện tích (1.000 ha) 7.492 7.504 7.449 7.400 Năng suất (tấn/ha) 4,28 4,59 4,63 4,79 Sản lượng (1.000 tấn) 32.065 34.443 34.488 35.446 Ngô Diện tích (1.000 ha) 729 776,8 909,8 900,4 Năng suất (tấn/ha) 2,96 2,78 3,20 3,487 Sản lượng (1.000 tấn) 2.158 2160 2.911 3140 Sắn Diện tích (1.000 ha) 292,3 329,9 300,0 370,0 Năng suất (tấn/ha) 12,00 13,50 15,20 14,49 Sản lượng (1.000 tấn) 3.508 4.454 4.560 5.361 Khoai lang Diện tích (1.000 ha) 244 237 219 220 Năng suất (tấn/ha) 6,76 7,17 7,24 7,50 Sản lượng (1.000 tấn) 1.649 1.699 1.586 1.650 Nguồn: FAOSTAT, 2005 1.3.2. Sản xuất sắn ở Việt nam Đến nay chưa có tài liệu minh chứng về sự du nhập 10 [...]... tiến bộ trong công tác nghiên cứu tuyển chọn giống sắn mới và khuyến nông sắn, với việc giới thiệu giống sắn mới KM60, KM94 vào sản xuất đã tạo ra bước đột phá trong nghề trồng sắn ở Việt Nam cùng với việc đưa 42 nhà máy chế biến tinh bột sắn vào hoạt động, đã đánh dấu sự chuyển dịch vị trí cây sắn từ cây lương thực thành cây trồng hàng hóa 1.4.3 Sử dụng sắn làm thức ăn gia súc Bên cạnh sử dụng làm lương... quan trọng nhất của củ sắn Phần này chiếm khoảng 90% khối lượng bột của củ sắn, ngoài ra còn có một ít sợi (tế bào hóa gỗ) và một lượng nhỏ Protêin, lipit, vitamin, chất khoáng - Lõi sắn (mạch gỗ và gỗ): Thường nằm ở giữa củ sắn và chạy suốt từ đầu củ đến cuối củ Lõi sắn chiếm khoảng 0,5% khối lượng củ sắn Thành phần chủ yếu là Xenllulô 35 2.1.2 Thân sắn Cây sắn thuộc loại thân gỗ Cây cao trung bình từ... nhiều tinh bột sắn Trung Quốc tiêu thụ khoảng 2 triệu tấn sắn lát + sắn thỏi cho công nghiệp chế biến thực phẩm, thức ăn gia súc và làm cồn, trong đó khoảng 60% sắn lát được nhập từ Thái Lan và khoảng 1 1- 30% sắn lát được nhập từ Việt Nam Trung Quốc cũng nhập khẩu 40-50% tinh bột sắn Thái Lan và 20-30% tinh bột sắn Việt Nam (IITA, 22 2004) Số liệu thống kê về xuất khẩu tinh bột sắnsắn lát của Việt...của cây sắn vào Việt Nam Song đã từ lâu cây sắn đã trở thành cây có củ đứng hàng đầu về diện tích trồng trọt và sản lượng trong số các cây có củ ở nước ta Việt Nam là nước nông nghiệp với dân số trên 80 triệu người Trong đó, hiện có khoảng 5% hộ đói và 20% hộ nghèo Cây sắn là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ nông dân nghèo Ở miền Bắc, sắn được trồng trên vùng đồi và... trường sắn 1.5.1 Thị trường sắn trên thế giới Tiêu thụ sắn trên thế giới năm 200312004 (Bảng 1.12; 1.13) đạt 4,6 - 4,9 triệu tấn sản phẩm, tương đương 14,015,2 triệu tấn sắn củ tươi Khối lượng xuất khẩu sắn "thức ăn gia súc" của Thái Lan sang các nước cộng đồng châu âu hiện đạt khoảng 1,7 triệu tấn giảm nhiều so với giai đoạn 19921993 khoảng 6,5 triệu tấn Trong khi đó nhập khẩu tinh bột sắn, sắn lát, sắn. .. 2005 1.4 Giá trị sử dụng của củ sắn Cây sắn có giá trị kinh tế lớn về nhiều mặt Sắn là nguồn lương thực đáng kể cho con người, là nguồn thức ăn dồi dào cho chăn nuôi, nguồn nguyên liệu cho công nghiệp Tất cả các bộ phận của cây sắn đều có thể sử dụng vào các mục đích kinh tế 1.4.1 Thành phần hóa học của củ son Thành phần hoá học (Bảngl.7) chính của củ sắn là gluxit, ở sắn củ tươi có tỷ lệ các chất khoáng... xuất sắn trên thế giới trong những năm qua là do: + Chiến lược phát triển lương thực toàn cầu đang tôn vinh giá trị của cây sắn là một trong những cây lương thực dễ trồng, thích hợp với những vùng đất nghèo và là cây công nghiệp có triển vọng có khả năng cạnh tranh cao đối với nhiều cây trồng khác + Sự hội nhập mở rộng thị trường sắn, tạo nên những cơ hội chế biến tinh bột, tinh bột biến tính, sắn lát,... sản phẩm của sắn chủ yếu là sắn lát phơi khô hoặc tiêu thụ tươi, chăn nuôi và một phần làm lương thực Cây sắn là một trong bốn cây lương thực chính, có vai trò quan trọng trong chiến lược an toàn lương thực quốc gia sau lúa và ngô (Bảng 1.3) Trước đây, nhân dân ta trồng sắn chủ yếu để sử dụng làm lương thực Đã có những thời kỳ diện tích sắn của Việt Nam đứng vào hàng thứ 7 trên thế giới Và sắn được trồng... sắn được trồng ở tất cả các vùng trong cả nước Quá trình phát triển cây trồng này có nhiều biến động về diện tích, Sau ngày giải phóng miền Nam, cây sắn coi là cây lương thực cứu đói Do đó diện tích trồng sắn đã tăng lên đáng kể đạt tới 500 000 ha (1985) Sau đó, giảm dần xuống chỉ còn 256 800 ha (1990) và thấp nhất là 226 800 ha (1999) Về năng suất sắn của nước ta xếp vào nhóm các nước có năng suất... biến rẻ nên sắn Việt Nam có lợi thế cạnh tranh cao và có nhu cầu thị trường Ngoài sản phẩm tinh bột sắn thì sắn lát khô cũng là một mặt hàng quan trọng và có nhu cầu cao Thị trường xuất khẩu sắn lát khô của Việt Nam chủ yếu là Trung Quốc Theo thống kê chưa đầy đủ, năm 2003-2004 Việt Nam đã xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng trên 328.000 tấn sắn lát Giá sắn của Việt Nam khá cạnh tranh so với giá sắn của các . máy chế biến tinh bột sắn với tổng công suất ước đạt 2,2 - 3,8 triệu tấn củ tươi/ năm tạo thuận lợi cho sản xuất sắn. Giáo trình Cây sắn được biên soạn nhằm. Sản xuất sắn ở Việt nam Đến nay chưa có tài liệu minh chứng về sự du nhập 10 của cây sắn vào Việt Nam. Song đã từ lâu cây sắn đã trở thành cây có củ

Ngày đăng: 14/11/2012, 14:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Nguyễn Viết Hưng, 2006: Luận án tiến sỹ nông nghiệp 4. Nguyễn Hứu Hỷ, 2001: Xây dựng mô hình trồng sắn(Manihot esculenta Crantz) có năng suất cao ổn định trên đất đỏ Bazan và đất xám phù sa cổ của vùng Đông nam Bộ. Luận án TS. Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: (Manihot esculenta Crantz)
2. Vũ Công Hậu và Trịnh Thường Mại dịch, 1990. Cây sắn (Người biên soạn: P.Silvestre và Manaudeau) Khác
5. Hoàng Kim,Phạm Văn Biên, 1995: Cây sắn. NXBNN, TP. Hồ Chí Minh Khác
6. Trần Ngọc Ngoạn, 1995: Đánh giá chọn lọc các dòng sắn nhập nội của CIAT trong điều kiện miền Bắc Việt nam.Luận án TS. Nông nghiệp Khác
9. Trần Ngọc Ngoạn, 2000: Kết quả tuyển chọn hai giống sắn mới có triển vọng với sự tham gia của nông dân. Kết Khác
12. Hoài Vũ và Trần Thành, 1980: Thu hoạch, Chế biến và Bảo quản sắn. NXBNN, Hà Nội Tiếng Anh Khác
13. C.J.Asher, D.G. Edwards and R.H.Howeler, 1980, 1996: Nutritional Disorders of Cassava. CIAT Khác
14. Phẩm Van Biên ẹt ai, 1992: Cassava Cultural Practices in Viet nam. A Bench Mark Study on Cassava Production, Processing and Marketing in Viet nam.Proceedings of a Workshop hẻm in Hanoi, Vietnam, Oct 29-3 1 , 1992 15. J.H.Cách, 1985: Cassava Physiological Basis. Cassava: Research, Production anđ Utilization, CIAT Khác
16. CIAT, 1992: Intemational Network for Cassava Genetic Resources Khác
17. Dang Thanh Ha, ẹt ai, 1992: Analysis of the Cunent and Future Cassava Starch Market in Vietnam. A Bench Mark study on Cassava Production, Processing and Marketing in Viet nam. Proceedings of a Workshop held in Hanoi, Vietnam, Oct 29-31, 1992. 18. C.H. Hershey, 1985: Cassava Germplasm Resources. Cassava:Research, Production and Utilization, CIAT Khác
19. Douglas Horton, 1988: Underground Crops, Long teml trends in production of root and tubers, Winrock Intemational Khác
20. R.H.Howeler, 1985: Minaral Nutritionand Fertilization of Cassava. Cassava.: Research, Production and Utilization, CIAT, 1985 Khác
21. R.H. Howeler, 2003: Integrated Cassava - Based Cropping Systems in Asia: Farming Practices to Enhance Sustainability. End- of- Project Report, Second Khác
22. Kazuo Kawano, 1985: mherent and Environmental Factors Related to Cassava Varietal Selection.Cassava Breeding: A Multidisciplinary Review. Proceedings of a Workshop held in the Philippines, 4-7 March 1985 Khác
23. Hoang Kim et al, 2000: Cassava Breeding and Vatietal Dissemination in Vietnam from 1975 to 2000.Cassava's Potential in Asia in the 21th Century: Present Situation and Future Research and Development Needs.Proceedings of the sixth Regional Workshop held in Ho Chi Minh city, Vietam, Feb 21-25,2000 Khác
24. Tan See Lian, 1985: Selection for Yield Potential in Cassava. Cassava Breeding: A Multidisciplinary Review. Proceedings of a Workshop held in the Philippines, 4-7 March 1985. 25. J.C.Lozano, A.Bellotti et al: Field Problem in Cassava ( 1 9 8 1 ) , CIAT Khác
26. Tran Ngoc Ngoan et al, 1992: Cassava Cultivars and Breeding Rese,arch in Vietnam.A Bench Mark Study on Cassava Production, Processing and Marketing in Viet nam. Proceedings of a Workshop held in Hanoi, Vietnam, Oct 29-3 1 , 1992. Tiếng Pháp Khác
27. Emile F.Tenoine, 1936: Le manioc et son utilíation alimentaire.Pans, Hemlann & Ce, E' diteurs Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng l.l: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn trên thế giới  (1961-2005) - Giáo trình cây sắn
Bảng l.l Diện tích, năng suất, sản lượng sắn trên thế giới (1961-2005) (Trang 8)
Bảng l.2: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn của các  nước đạt trên 1 triệu tấn trên thế giới năm 2004 - Giáo trình cây sắn
Bảng l.2 Diện tích, năng suất, sản lượng sắn của các nước đạt trên 1 triệu tấn trên thế giới năm 2004 (Trang 9)
Bảng l.4: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn Việt Nam  1961 - 2005 - Giáo trình cây sắn
Bảng l.4 Diện tích, năng suất, sản lượng sắn Việt Nam 1961 - 2005 (Trang 11)
Bảng 1.8: Năng lượng cung cấp trực tiếp cho con người ở  vùng nhiệt đới - Giáo trình cây sắn
Bảng 1.8 Năng lượng cung cấp trực tiếp cho con người ở vùng nhiệt đới (Trang 17)
Bảng 1.9: Cơ cấu dinh dưỡng của 100 gr các sản phẩm lương thực khác nhau. (*) - Giáo trình cây sắn
Bảng 1.9 Cơ cấu dinh dưỡng của 100 gr các sản phẩm lương thực khác nhau. (*) (Trang 18)
Bảng l.l0: Tình hình sử dụng sắn  ở các vùng khác nhau  của Việt Nam ( % ) - Giáo trình cây sắn
Bảng l.l0 Tình hình sử dụng sắn ở các vùng khác nhau của Việt Nam ( % ) (Trang 19)
Bảng l.11: Thành phần hoá học của lá sắn tươi, khô so với một số loại rau, thực phẩm - Giáo trình cây sắn
Bảng l.11 Thành phần hoá học của lá sắn tươi, khô so với một số loại rau, thực phẩm (Trang 21)
Bảng l.12: Buôn bán sắn (sắt lát, sắn viên, tinh hột) trên  thế giới 1983-2002 - Giáo trình cây sắn
Bảng l.12 Buôn bán sắn (sắt lát, sắn viên, tinh hột) trên thế giới 1983-2002 (Trang 23)
Bảng l.13: Buôn bán sắn (sắt lát, sắn viên, tinh bột) trên  thế giới năm 2003/04 - Giáo trình cây sắn
Bảng l.13 Buôn bán sắn (sắt lát, sắn viên, tinh bột) trên thế giới năm 2003/04 (Trang 24)
Bảng l.16: Dự báo tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn toàn cầu đến năm 2020 và tốc độ tăng tiêu thụ  sản phẩm sắn hàng năm, giai đoạn 1993-2020 - Giáo trình cây sắn
Bảng l.16 Dự báo tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn toàn cầu đến năm 2020 và tốc độ tăng tiêu thụ sản phẩm sắn hàng năm, giai đoạn 1993-2020 (Trang 29)
Bảng 1.17: Sắn Việt Nam trong vùng sắn chính của châu Á - Giáo trình cây sắn
Bảng 1.17 Sắn Việt Nam trong vùng sắn chính của châu Á (Trang 31)
Bảng l.18: Tồn tại chính về sản xuất, chế biến và tiêu thụ  sắn  ở một số vùng trồng sắn chính của châu Á và  tiềm năng của các sản phẩm chế biến từ sắn - Giáo trình cây sắn
Bảng l.18 Tồn tại chính về sản xuất, chế biến và tiêu thụ sắn ở một số vùng trồng sắn chính của châu Á và tiềm năng của các sản phẩm chế biến từ sắn (Trang 33)
Bảng 2.l: Tỷ lệ phân bố 2 loại rễ theo chiều sâu tầng đất - Giáo trình cây sắn
Bảng 2.l Tỷ lệ phân bố 2 loại rễ theo chiều sâu tầng đất (Trang 35)
Bảng 2.3: Sinh trưởng thân, lá của hai giống sắn nghiên  cứu tại trường Đại học Nông Lâm - Thái Nguyên - Giáo trình cây sắn
Bảng 2.3 Sinh trưởng thân, lá của hai giống sắn nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm - Thái Nguyên (Trang 41)
Bảng 3.1: Đặc  điểm các vùng trồng sắn chính trên thế  giới - Giáo trình cây sắn
Bảng 3.1 Đặc điểm các vùng trồng sắn chính trên thế giới (Trang 46)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w