Tính chất hóa học của đất trồng sắn

Một phần của tài liệu Giáo trình cây sắn (Trang 65 - 67)

Đối chiếu với bảng phân nhóm về tình trạng dinh dưỡng đất:

+ Độ pH: Trung bình

+ OM: Từ trung bình đến cao (Hòa Bình và Bình Phước) + Ai (%): Từ thấp đến cao (Thái Nguyên, Yên Bái và Phú Thọ) + Ca: hầu hết các vùng trồng sắn đều thừa Ca

+ Mg: các vùng dư thừa Mg là Bình Phước, Bà Ria -

Vũng Tàu, Hòa Bình,

+ K: cả các vùng trồng sắn đã nghiên cứu đều rất thiếu kaly

+ Các nguyên tố và lượng: từ trung bình đến cao Từ

kết quả phân tích cho thấy rằng: Về hàm lượng dinh dưỡng trong đất ở các vùng rất khác nhau, vì vậy cần nghiên cứu xác định chế độ bón phân hợp lý vừa có tác

dụng nâng cao năng suất, vừa nâng cao hiệu quả kinh tế của trồng sắn.

Chương 4

KỸ THUẬT CANH TÁC SẮN

Vào những năm cuối thế kỷ 20, chúng ta đã chứng kiến những biến đổi sâu sắc trong nghê trồng sắn ở nước ta. Đó là sự hoán vị từ chỗ sán là cây trồng của người nghèo bị lãng quên trong nghiên cứu để trở thành cây trồng hàng hóa với mặt hàng xuất khẩu chính là tinh bột sắn. Bước sang thế kỷ 2 1, cây sắn của nước ta đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Đặc biệt là những thách thức về sản xuất sắn bền vững. Vì vậy, việc nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất trồng sắn trên cơ sở áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật tiến bộ như sử dụng giống sắn mới có năng suất bột cao kết hợp với bón phân hợp lý, trồng xen, hệ thống canh tác thích hợp trên đất dốc, rải vụ thu hoạch sẽ là những yếu tố đảm bảo phát triển bền vững cây sắn.

Một phần của tài liệu Giáo trình cây sắn (Trang 65 - 67)