Chọn hom: Mặc dù các bộ phận thân, cành của cây sắn đều có khả năng mọc mầm, nhưng chất lượng của hom ảnh hưởng trực tiếp đến sức mọc mầm, sinh trưởng và năng suất củ. Tiêu chuẩn hom tết là cây không có vết bệnh, cây còn tươi, đường kính > 2,0cm, nhặt mắt. Không chọn hom ở phần thân già (gốc) và phần non (ngọn). Tốt nhất là chọn hom bánh tẻ đem trồng. Chặt hom: Dùng dao sắc để chặt hom, khi chặt hom nên chặt vát so với thân cây. Chặt hom vát dễ chặt và ít gây dập nát 2 đầu hom. Hom có chiều dài khoảng 15-20cm. Chặt hom quá ngắn hoặc quá dài đều
hom sau:
+ Đặt hom đứng: Các vùng trồng sắn quy mô rộng, khi
thu hoạch đất đủ ẩm và sắn trồng trên đất cát pha, đặt hom đứng có nhiều thuận lợi là giảm chi phí công trồng sắn. Rễ ra xung quanh hom nên chống đổ tốt. Chỉ mắt hom ở phía trên cùng có khả năng mọc mầm và phát triển thành cây. Nhưng đặt hom đứng có nhược điểm là hom dễ bị khô vì một phần hom hở trên mặt đất, hom phải chặt dài > 20 cm. Khi thu hoạch, nếu đất khô tỷ lệ gẫy củ cao.
+ Đặt hom nằm ngang mặt đất: Cách này đơn giản đỡ tốn công. Rễ có thể ra và phát triển thành củ ở cả hai đầu hom. Có thể có từ 1-3 mầm phát triển thành cây. Do đó sau trồng khoảng một tháng cần phải tỉa lại cây, chỉ để lại cây to mập và để từ 1- 2 cây/ hom. Cách đặt này cũng như đặt hom đứng có nhược điểm là hầu hết củ sắn ra tập trung ở tầng từ 0 - 20 cái. Vì thế khi vun cao cho sắn làm củ sắn ở vị trí khá sâu dưới đất ảnh hưởng đến phình to và khi thu hoạch tỷ lệ gẫy củ cao.
+ Đặt hom nghiêng một góc so với mặt đất. Đây coi là cách cải tiến của 2 cách đặt hom ở trên. Khi đặt hom cần lưu ý hướng mắt hom lên phía trên và cùng theo một hướng nhằm tạo thuận lợi cho thu hoạch. Cách đặt hom này chỉ phần hom già sẽ ra rễ là chính, vì vậy củ ra tập trung về một phía. Trên hom có thể có 1- 3 mầm, sau trồng một tháng nên tỉa định cây.
* Chú ý: Khi đặt hom không để hom tiếp xúc trực tiếp với phân bón. Nếu hom tiếp xúc với phân bón, hom dễ bị nhiễm bệnh và bị thối hom.
4.4.5. Kỹ thuật bón phân
Sau một vụ trồng, cây trồng tạo ra lượng sinh khối rất lớn. Vì thế nó lấy đi từ đất lượng dinh dưỡng đáng kể. Để duy trì năng suất sắn nhất thiết phải bón phân đầy đủ và cân đối cho sắn. Nhất là hiện nay trồng các giống sắn mới có tiềm năng năng suất cao lại càng cần phải tăng cường
đầu tư phân bón cho sắn. Các nghiên cứu về phân bón NPK cho sắn lâu năm tại trường Đại học Nông Lâm - Thái Nguyên và tại Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Hưng Lộc cho thấy ở công thức không bón Kali và có bón đạm năng suất sắn thậm chí thấp hơn công thức không bón phân. (Bảng 4.9). Bảng 4.9: ảnh hưởng của NPK đến năng suất sắn củ tươi tại ĐHNL -Thái Nguyên Năng suất sắn củ (tấn/ha) các năm Công thức Thứ nhất Thứ nhất Thứ nhất Thứ nhất 1.0N0P0K 5,57 0,00 1,78 2,73 2. 0N20P80K 17,00 2,38 2,25 9,10 3. 40N20P80K 23,50 9,02 12,91 18,01 4. 80N20P80K 23,90 10,05 15,59 18,66 5. 160N20P8ÛK 25,00 16,05 18,65 21,11 6. 80N0P40K 20,30 18,97 7,93 10,55 7. 80N20P80K 21,20 9,00 14,56 16,53 8. 80N80P80K 24,50 10,05 17,58 18,92 9. 80N40P0K 5,40 0,00 1,59 2,20 10. 80N40P40K 24,70 8,90 13,30 15,25 11.80N40P160K 30,40 14,42 18,81 21,02 12. 160N80P160K 30,60 17,85 24,60 25,16 Nguyễn Thế Đặng và cộng tác, 2005.
Thực tế trong sản xuất sắn của nước ta, ở các tỉnh miền Nam, nông dân chủ yếu sử dụng NPK để bón hàng năm cho sắn. Nhưng ở miền Bắc do quy mô diện tích sắn của mỗi hộ dân không lớn, nên thường bón kết hợp phân khoáng với phân chuồng. Kết quả nghiên cứu bón phân chuồng kết hợp với phân khoáng tại nhiều địa phương trong chương trình
nhau (1996' 1998ì tại Phổ Yên -Thái Nguyên Công thức Năng suất săn (tấn/ha) Tổng thu (Tr.thua) Chi phí phân bón (Tr.thua) Lãi thuần (Tr.thua) Lựa chọn của nông dân 1.Công thức 14,36 7,48 1,87 5,61 0 2.Công thức 16,09 8.23 1,39 6,48 28 3.Công thức 17,70 9,26 2.01 7.25 64 Nguồn: Nguyễn Thế Đặng. 2000. Ghi chú:
+ Công thức l: 12 tấn phân chuồng + 61kgN + 25kg P2O5 + 44kg K2O/ha + Công thức 2: 10 tấn phân chuồng + 40kgN + 40kg K2O/ha
+ Công thức 3: 10 tấn phân chuồng + 80kgN+ 40kg P2O5+ 80 kg K2O /ha + Công thức 4 : 10 tấn phân chuồng + 120kgN +40 kg P2O5 + 120 kg K2O /ha - Lượng phân bón/ha: 15-20 tấn phân chuồng + 40- 60 KgN + 40kg P2O5
+ 80- 120kg K2O.
- Bón lót: Sau khi cuốc hốc bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân.
Bón thúc lần 1 : Sau trồng khoảng 30-45 ngày (tùy diết kiện khí hậu từng vùng), bón 112 N + 1/2K2Oha kết hợp với làm cỏ lần thứ nhất.
Bón thúc lần 2: sau trồng từ 3 tháng đến 3,5 tháng, bón toàn bộ lượng đạm va kim còn lại, kết hợp với vun cao cho sắn.
* Chú ý Sau khi bón lót cần phải lấp đất kín phân.
4.4.6. Chăm sóc
Dặm tỉa cây: sau khi sán vừa mới mọc đều, cần kiểm tra để trồng dặm nhằm đảm bảo mật độ. khi làm cỏ lần một tỉa định cây Mỗi gốc sắn chỉ để lại 2 thân.
sắn ở nước ta và một số nước ở khu vực châu Á là sán không bi đe dọa bởi các loại sâu, bệnh hại nguy hiểm mà các vùng sắn của châu Phi, châu Mỹ -La tình bị nặng Đó là không bị bệnh thối thân, rễ do vi khuẩn, nấm và do vi rút gây hại.
Ở nước ta có xuất hiện bênh cháy lá do vi khuẩn và sâu ăná, dế phá hoại ở thời kỳ nảy mầm, nấm loang thói nhũn củ và nhẹn đỏ phá hoại, nhưng mức độ hại không đáng kể. Trong sản xuất cần lưu ý dế và nhện đỏ.
Trừ dế hằng 2 cách là phát hiện hang dế để đào bãiắtoặc dùng bẫy bả độc chua ngọt rắc xung quanh gốc sắn V.àn oầu mùa hè, khi thời tiết nắng nóng có thể sắn bị nhện đỏ phá hoại. Nhện phá hoại phần phiến là gần cuống và gân lá và hại từ lá bánh tẻ lên phần lá non của cây, trong điều kiện thời tiết vôkhhạn cây có thể bị chết.
Ngoài ra trong sản xuất thỉnh thoảng có xuất hiện bệnh thối khô và thói nhũn củ do nam gây nên Thiệt hại do các tác nhân côn trùng và các loại vì khuẩn, nấm, vi rút gây ra đối với sản xuất không phải là mối đe dọa với sự ổn định năng suất là một lợi thế của sản xuất sắn của nước ta.
4.4.7. Thu hoạch củ và bảo quản hom giống
Thu hoạch củ: sau trồng từ 6 tháng trở ra có thể thu hoạch củ Hầu hết các giống sắn mới đều có thời gian sinh trưởng từ 7- 10 tháng. Quan sát trên đồng ruộng khi có 213 số lá trên cây rụng trở lên ta có thể thu hoạch, lúc này tỷ lệ tinh bột cũng như khối lượng củ đã đạt đến tối ưu. Riêng ở miền Bắc nước ta có mùa đông lạnh và khô kéo dài, sau đó chuyển sang thời kỳ lạnh ẩm (Tháng 12 và tháng l). Vì vậy, nếu thu hoạch để lát phơi khô, bảo quản cần chọn thời kỳ khô hanh để thu hoạch. Khi thu hoạch cần dùng cuốc phá
Bảo quản hom giông: người dân cần phải thay đổi thói
quen tùy tiện trước đây. Đó là do sắn dễ trồng hom giống không cần bảo quản, khi đến vụ trồng mới ra nương hoặc cả đống cây để chọn hom đem trồng. Làm như vậy vừa tốn thời gian, công sức để chuẩn bị hom, vừa không đảm bảo chất lượng hom giống. Đối với sản xuất sắn hiện nay chủ yếu trồng các giống sắn mới, vì thế để đảm bảo đủ hom giống tết cho vụ sau cần phải bảo quản hom đúng kỹ thuật. Khi thu hoạch củ xong, cần chọn các cây sạch vết sâu, bênh, cây to mập, đều mắt, không bị xây xát làm cây giống cho vụ sau. Các cây được chọn để giống được bó thành từng bó nhỏ (Khoảng 20 cây) đưa về để bảo quản. Nơi bảo quản là nơi râm mát, khuất gió. Từng bó hom được đặt đứng trên nền đất xốp, lớp đất xốp dày khoảng 0,2 m. Sau đó lấp đất xung quanh cao khoảng 0,2m rồi tưới ẩm và phủ kín bằng rơm rạ hoặc lá khô để hạn chế thoát hơi nước. Bảo quản cẩn thận như vậy hom giống gần như còn tươi nguyên và chất lượng hom giống đảm bảo.
Chương 5
CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG SẮN
5.1. Chất độc trong sắn và biện pháp kiểm soát
5.1.1. Chất độc trong sắn
Ngoài giá trị dinh dưỡng của củ và lá sắn, trong các bộ phận của cây sắn còn chứa độc tố gây cản trở chính khi sử dụng củ và lá sắn làm lương thực và thức ăn gia súc dưới dạng tươi là do trong các bộ phận của cây sắn có chứa hợp chất mà khi phân giải sẽ tạo ra axít cyanhydric (HCN) gây ngộ độc cho người và gia súc Chất độc này tồn tại trong cây sắn dưới dạng glucôzít có tên gọi là Linamarozit (C10H17O6N) và Lotostrarozit (C11H18O6N). Trong cây sắn lượng Linamarozit chiếm từ 93% đến 96% còn lại Lotostrarozit chiếm từ 4% đến 7%. Sự tổng hợp những glucozít sinh ra HCN được thực hiện trong cây từ axít quan. Chất Linamarozit từ Valin và chất Lotostrarozit từ Izoleuxin. Glucozit này được tìm thấy có ở trong nhiều loại thực vật. Chất này không hòa tan trong lượn và ete, hòa tan ít trong axit loãng, dễ hòa tan trong nước lã và dễ bị thủy phân bởi enzim. Vai trò của glucozit trong cây là tổng hợp các chất hữu cơ, cây nào đi theo con đường này thì cũng tự giải độc (Nartey). Lượng độc tố phân bố không đều trong cây sắn, chủ yếu tập trung ở bộ phận dưới mặt đất (bảng 5.1 ).
Bảng 5.l: Sự phân bố chất độc trong các bộ phận của cây sắn Bộ phận của cây Khối lượng (gam) Hàm lượng HCN (mg/100gam) HCN trong cây (%)
- Bộ phận dưới mặt đất 682,9 16,87 70,7 - Gốc thân già dưới đất 110,8 13,06 8,9 - R và cễ ủ 572,1 1 ,50 7 61,8 Nguồn: Hoài Vũ và Trần Thành,1980.
Ở củ sắn: Lượng HCN cao nhất ở phần vỏ thịt, sau đó là ở 2 đầu củ và lõi
Ở lá: Lượng HCN ở lá non nhiều hơn lá già. Ở thân: Lượng HCN ở thân già nhiều hơn thân.
Trước đây, các nhà khoa học coi HCN như là yếu tố hạn chế một khi sử dụng sắn làm thức ăn gia súc. Ngày nay, HCN không còn là trở ngại nữa. Bởi vì 80-90% HCN sẽ bị loại trừ bằng các phương pháp chế biến đơn giản như phơi khô, ủ silo, ngâm nước, nấu chín. Ở sắn lát khô giảm tới 84% hàm lượng HCN Ở dạng liên kết và tăng 213% HCN tự do mà HCN tự do rất rễ đàng bay hơi. Lá sắn băm nhỏ, phơi khô, hoặc sấy khô giảm từ 87 đến 96,77% HCN.
5.1.2. Các yếu tốảnh hưởng đến hàm lượng độc tố
- Giống sắn: Trong sản xuất hiện nay có 2 nhóm là các giống sắn đắng (đắng và rất đắng) và các các giống sắn ngọt (ngọt và không đắng).
+ Giống sắn ngọt: từ 30 đến 130 ppm HCN trong chất tươi.
+ Giống sắn không đắng: từ 30 đến 180 ppm HCN trong
chất tươi
+ Giống sắn đắng: từ 80 đến 400 ppm HCN trong chất tươi
+ Giống sắn rất đắng: từ 275 đến 500 ppm HCN trong chất tươi
Các giống sắn ngọt là các giống sắn có hàm lượng HCN thấp. Trước đây nông dân dân trồng sắn chủ yếu để làm
lương thực do vậy họ thường rất quan tâm đến giống sắn ngọt. Vì thế khi điều tra thu thập giống tỷ lệ diện tích trồng các giống sắn ngọt rất cao trong sản xuất. Trong nhóm giống sắn ngọt địa phương có giống sắn xanh Vĩnh Phú là giống sắn có nhiều ưu điểm nổi trội. Giống có dạng cây thẳng, chiều cao cây trung bình, tiềm năng năng suất cao. Sau đó là các giống sắn chuối, xanh Hà Bắc. Ở Miền Nam và Miền trung có các giống HL 23, Nếp Hồng Hạ. Các giống sắn này hiện nay vẫn đang được trồng nhiều ở các vùng núi của nước ta, nơi mà người dân vẫn còn sử dụng sắn làm lương thực và chăn nuôi dưới dạng củ tươi. Trong những năm gần đây việc phát triển sắn công nghiệp các giống sắn mới là những giống sắn đắng có năng suất bột cao đã và đang thay thế các giống sắn địa phương.
Điều kiện môi trường: Mặc dù hàm lượng glucozít cao hay thấp được quyết định chủ yếu bởi các đặc tính của giống. Song sự thay đổi về hàm lượng HCN tùy thuộc vào phản ứng của giống với những biến đổi của điều kiện môi trường. Điều kiện khô hạn kéo dài, thiếu nước, trồng sắn trong bóng râm làm tăng HCN. Ngược lại lượng mưa cao có tác dụng làm giảm HCN.
Bảng 5.2: ảnh hưởng của lượng mưa tới hàm lượng HCN
Lượng mưa (mm) HCN (mg/100 gam chất tươi)
932.2 63,5
1318,3 29,8
1473,5 23,4
Chế độ canh tác, phương thức canh tác làm thay đổi hàm lượng HCN. Trồng xen cây họ đậu và bón đạm nhiều làm cho hàm lượng HCN tăng rõ rệt. Khi bón phân đạm cho sắn cần hết sức lưu ý bởi loại glucôzít này là chất xuất hiện đầu tiên trong quá trình tổng hợp chất đạm.
(giống sắn xanh Vĩnh Phú)
Công thức thí nghiệm HCN (mg/ 100 gam) 1 Sắn trồng thuần. bón phân (nền) 1,40 2 Sắn xen đậu đỗ. lạc 2,33 3 Không bón phân đạm (nền) 1,70 4 Nền + 30 N 2,10 5 Nền + 60 N 2,20 6 Nền + 90 N 2,60 7 Nền + 120N 5,30
Nguồn: Các kết quả nghiên cứu về cây sắn, Trường ĐHNN3,1983.
*: Nền= 8,0 tấn phân chuồng+30P2O5 + 60 K2O/ha. Mặt khác, hàm lượng HCN còn lại trong củ sắn có liên quan rất chặt đến phương pháp sơ chế và chế biến.
Bảng 5.4: Hàm lượng HCN còn lại trong sản phẩm sắn Sản phẩm HCN (mg/100gam) Sắn tươi 9,72 Sắn lát khô 2,70 Sắn sợi khô 2,16 Bột sắn 1,08 Nguồn: Hoài Vũ và Trần Thành,1980 5.1.3. Say sắn và biện pháp khắc phục
Liều gây chết của HCN ở động vật vào khoảng 2-2,5 mg/1 kg thể trọng. Liều gây độc đối với người là 20 một người lớn, liều gây chết người là 1 mg/kg thể trọng. Khi người hoặc gia súc ăn phải sắn đắng dễ bị say. Người bị say sắn có triệu chứng nhức đầu chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, mắt đỏ, khô cổ họng. Nếu bị nặng người say bị dối loạn thần kinh, co giật, ngạt thở. Vì vậy tốt nhất không ăn củ sắn tươi đặc biệt là sắn đắng. Nếu bị ngộ độc phải cấp
cứu kịp thời bằng gây nôn, tiêm thuốc trợ tim, uống thêm nước đường và đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay. Đối với gia súc, gia cầm không sử củ và lá các giống sắn đắng dưới dạng tươi để làm thức ăn mà phải qua chế biến.
5.1.4. Biện pháp phòng chống ngộđộc sắn
Đề phòng ngộ độc sắn: Cách tết nhất là không ăn sắn củ tươi nhất là các giống sắn đắng. Không chăn thả và cho trâu, bò ăn củ hoặc lá sắn tươi.
- Nếu ăn sắn củ tươi cần phải bóc vỏ thịt, ngâm nước, luộc kỹ. Nếu sử dụng lá sắn cần phải luộc kỹ, vò, ngâm nước lã và vắt bỏ nước.
- Sơ chế sắn thành sắn sợi, sắn lát khô, muối dưa chua lá sắn.
5.2. Chế biến sắn
- Sơ chế sắn lát khô (cả vỏ thịt và bóc vỏ): Đây là hình thức sơ chế phổ biến nhất hiện nay do sơ chế đơn giản, phù hợp với điều kiện của nhân dân ở nhiều vùng. Chọn thời kỳ nắng hanh và khô của mùa đông để sơ chế sắn nếu phơi dưới nắng mặt trời. Tùy vào độ dày của lát sắn ta có thể phơi dưới nắng trên vùng đất sỏi hoặc nền sân xi măng từ 3 đến 5 nắng là sắn tương đối khô kiệt có thể bảo quản, cất trữ