1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XỬ LÝ TÌNH HUỐNG MÊ TÍN DỊ ĐOAN

16 9 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 101,5 KB

Nội dung

Mê tín dị đoan là hiện tượng không mới trong đời sống xã hội. Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại, mê tín dị đoan được coi là sự tin tưởng một cách mê muội vào điều hoang đường, dị thường, không hợp với tự nhiên, không có cơ sở khoa học, cần loại trừ khỏi cuộc sống. Theo các nhà nghiên cứu, gốc rễ của mê tín dị đoan là sự thiếu kiểm soát của con người trong khi họ luôn muốn được kiểm soát tốt hơn trong hoàn cảnh bị coi là bất an. Khi gặp điều gì đó quan trọng nhưng không chắc chắn, không giải thích được, mê tín dị đoan sẽ được dùng để lấp vào khoảng trống sợ hãi, và làm con người cảm thấy an tâm hơn. Là sản phẩm của thời kỳ nhận thức về thế giới, xã hội và con người còn ở trình độ thấp, mê tín dị đoan có mặt trong mọi nền văn hóa, chỉ khác biệt ở mức độ và cách thức con người điều khiển bản thân như thế nào. Bởi tập tục, niềm tin ra đời từ xa xưa có thể đúng mực, có thể là truyền thống tốt đẹp, nhưng lại bị một số người hay nhóm người biến thành mê tín dị đoan. Ở Việt Nam lâu nay, mê tín dị đoan thể hiện rất đa dạng, như: lễ bái, cúng tế, cầu xin; xem tướng số, bói toán; chữa bệnh bằng mẹo hay những kiêng cữ phản khoa học… Thường chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều trường hợp mê tín dị đoan trong cuộc sống hàng ngày. Trong nội dung này chúng tôi sẽ liệt kê một số trường hợp được xem là mê tín dị đoan phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta: Trước khi đi thi không dám ăn chuối hoặc không dám ăn trứng vì cho rằng sẽ bị điểm không tròn trĩnh giống quả trứng, hoặc bị trượt vỏ chuối. Một số người bị trúng gió, bị ốm nhưng không đến bệnh viện thay vào đó là mời thầy cúng về cầu khấn, cúng bái vì cho rằng ma nhập. Hiện nay ở vùng cao trường hợp này vô cùng phổ biến, nhà nước vẫn đang cải cách và phổ cập từng ngày trên khu vực đó. Còn có trường hợp 2 người yêu nhau, nhưng đi bói toán rồi ra trường hợp không hợp tuổi, khắc mệnh, sung tên dẫn đến phải chia tay. Đây cũng được xem là một trường hợp mê tín dị đoan gặp ở tất cả gia đình. Trường hợp những người đi xem bói rồi phán hạn tai nạn, chết chóc, đen đủi, mất tiền của… rồi phải bỏ tiền làm lễ, giải hạn, hóa giải… rất nhiều người nghe theo mặc dù không biết là đúng hay sai nhưng vẫn đặt niềm tin vô điều kiện vào những điều đó. Xem tướng số đầu năm khiến cho nhiều người bon chen xô đẩy trong chùa. Tình trạng nào diễn ra hàng năm đã làm mất thuần phong mỹ tục của nước ta. Nét văn hóa đi chùa cầu lộc cũng dần bị biến chất, ngày càng khó kiểm soát. Ngủ mơ và đi đánh đề, cá độ, tin rằng những điều xuất hiện trong mơi sẽ là điềm báo trúng tiền bạc để đổi đời. Quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng của công dân Việt Nam cũng được quy định trong Hiến pháp và được bảo đảm trên thực tế. Hiến pháp năm 2013 của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều 24 ghi rõ: " Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật ". Những sinh hoạt tôn giáo tập trung, các nghi lễ tập thể có tính bắt buộc của giáo luật các tôn giáo được tôn trọng. Một số lễ hội của các tôn giáo được tổ chức rầm rộ với quy mô lớn như Lễ hội Noel, Lễ Phật Đản, Lễ hội Chùa Bà…trở thành sự kiện quan trọng không chỉ của riêng đồng bào tôn giáo mà còn là ngày hội chung của toàn dân, lôi cuốn hàng vạn người tham gia. Đồng thời chúng ta biết rằng ngày nay, khoa học ngày càng phát triển hướng con người đến lối sống tiện nghi, văn minh, hiện đại. Bên cạnh những tư tưởng tiến bộ về tôn giáo, tín ngưỡng, thì một bộ phận nhân dân vẫn còn mang tư tưởng lạc hậu, mê tín dị đoan. Do nhận thức kém, nhiều bệnh nhân vẫn tin vào phép màu của trò chữa bệnh đồng bóng, bằng bùa chú, lấy “vong” hay lên đồng. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết khoa học của một bộ phận người dân, một số người đã thực hiện hành vi dụ dỗ trị bệnh bằng mê tín nhằm trục lợi bất chính. Thời gian gần đây, nhiều người trên địa bàn một số phường thuộc quận Thanh Khê đã trở thành nạn nhân của ông Dũng tự xưng là “chúa tể rừng xanh ngụ tại đỉnh Bà Nà” chữa được bá bệnh. Trước sự “báo động” các thực trạng hoạt động dịch vụ tín ngưỡng và mê tín dị đoan luôn diễn biến phức tạp. Là một người làm công tác có liên quan đến nền văn hóa, tôn giáo và tự do tín ngưỡng tôi quan tâm và chọn đề tài: “Xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề mê tín dị đoan có ảnh hưởng, liên quan đến môi trường văn hoá, y tế trên địa bàn quận Thanh Khê. Thành phố Đà Nẵng” để làm đề tài cuối khóa “Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên Thanh Khê năm 2019”.

Ngày đăng: 23/07/2021, 19:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w