1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác quản lý và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ là bảo vật quốc gia tại trung tâm lưu trữ quốc gia III

85 21 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 3,41 MB

Nội dung

Những Sắc lệnh này từng được sử dụng để biên soạn hàng trăm cuốn sách có giá trị như “Hồ Chí Minh toàn tập”, “Lịch sử Chính phủ Việt Nam”, “Lịch sử Quốc hội”… Đây là Tập Sắc lệnh có giá

Trang 1

BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA VĂN THƯ - LƯU TRỮ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÀI LIỆU LƯU TRỮ LÀ BẢO VẬT QUỐC GIA TẠI TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA III

Khóa luận tốt nghiệp ngành : LƯU TRỮ HỌC

Người hướng dẫn : THS TRỊNH THỊ NĂM

Sinh viên thực hiện : PHẠM THỊ THU PHƯƠNG

Mã số sinh viên : 1405LTHB048

Trang 2

HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan: Báo cáo Khóa luận tốt nghiệp này là sản phẩm, kếtquả thực sự của cá nhân em khảo sát và thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lýluận và thực tiễn khảo sát tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III dưới sự hướngdẫn của cán bộ lưu trữ trung tâm, Cô Trịnh Thị Năm và các thầy cô trongkhoa Văn thư - Lưu trữ trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Các số liệu, những nhận xét, đánh giá được trình bày trong khóa luậnnày là hoàn toàn chính xác và trung thực

Một lần nữa, em xin khẳng định về sự trung thực lời cam đoan trên

Trang 3

Em xin chân thành cảm ơn Trung tâm Lưu Trữ Quốc gia III, Thư Việntrường ĐHNVHN, Khoa Văn thư - Lưu trữ trường ĐHNVHN đã tạo điềukiện thuận lợi cho em trong việc tìm hiểu, khai thác tài liệu nhằm phục vụ cho

dề tài khóa luận này

Hà Nội, tháng 3 năm 2017

Sinh viên

Phạm Thị Thu Phương

Trang 4

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN 2

LỜI CẢM ƠN 3

Đầu tiên em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, các cô trong khoa Văn thư - Lưu trữ Trường Đại học Nội vụ Hà Nội - Những người đã trang bị cho em những kiến thức quý báu Đặc biệt giảng viên cô Trịnh Thị Năm - người đã chỉ dẫn tận tình để em hoàn thiện đề tài khóa luận tốt nghiệp này .3

Em xin chân thành cảm ơn Trung tâm Lưu Trữ Quốc gia III, Thư Viện trường ĐHNVHN, Khoa Văn thư - Lưu trữ trường ĐHNVHN đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong việc tìm hiểu, khai thác tài liệu nhằm phục vụ cho dề tài khóa luận này .3

Hà Nội, tháng 3 năm 2017 3

Sinh viên 3

Phạm Thị Thu Phương 3

MỞ ĐẦU 7

1 Lý do chọn đề tài 7

2 Mục tiêu nghiên cứu 8

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 9

4 Nhiệm vụ nghiên cứu: 9

5 Lịch sử nghiên cứu: 10

6 Phương pháp nghiên cứu 12

7 Đóng góp của đề tài 13

8 Bố cục khóa luận 13

Chương 1 15

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VIỆC QUẢN LÝ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÀI LIỆU LƯU TRỮ LÀ BẢO VẬT QUỐC GIA VÀ GIỚI THIỆU TẬP

Trang 5

SẮC LỆNH CỦA CHÍNH PHỦ LÂM THỜI VIỆT NAM DÂN CHỦ

CỘNG HÒA GIAI ĐOẠN 1945 - 1946 15

1.1 Cơ sở lý luận về quản lý và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ 15

1.1.1 Một số khái niệm 15

1.1.2 Cơ sở pháp lý của việc quản lý và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ và tài liệu lưu trữ là bảo vật Quốc gia 16

1.1.2 Cơ sở thực tiễn 17

1.2 Bảo vật quốc gia và việc công nhận Nhật ký trong tù là bảo vật quốc gia 17

1.2.1 Bảo vật quốc gia 17

1.2.1.1 Đối tượng, tiêu chuẩn của bảo vật quốc gia 18

1.2.1.2 Quy trình, thủ tục công nhận bảo vật quốc gia 20

1.2.1.3 Quá trình công nhận Tập Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giai đoạn 1945 – 1946 là Bảo vật quốc gia 20

1.3 Khái quát về tập Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1945 – 1946 21

1.2.1 Sự ra đời của Tập Sắc lệnh 21

1.2.2 Nội dung của Tập Sắc lệnh 23

1.2.3 Đặc điểm của tập Sắc Lệnh 32

1.2.4 Giá trị của Tập Sắc Lệnh 34

Tiểu kết chương 1 37

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, PHÁT HUY GIÁ TRỊ: TẬP SẮC LỆNH CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA GIAI ĐOẠN 1945 – 1946 38

2.1 Cơ sở lý luận về tổ chức quản lý và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ 38

1.1Cơ sở pháp lý 38

1.2Cơ sở thực tiễn 40

2.2 Thực trạng công tác quản lý tập Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giai đoạn 1945 – 1946 40

1.3Công tác quản lý tập Sắc lệnh 40

1.4Công tác bảo quản tập Sắc lệnh 41

2.3 Thực trạng công tác phát huy giá trị tập Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giai đoạn 1945 – 1946 44

2.3.1 Sử dụng tài liệu tại phòng đọc 45

2.3.2 Công tác công bố tài liệụ 46

2.3.3 Phát hành sách, tạp chí về Tập Sắc lệnh 49

Trang 6

2.3.4 Trưng bày triển lãm giới thiệu tập Sắc lệnh 51

2.4 Nhận xét, đánh giá 53

2.4.1 Ưu điểm 53

2.4.2 Hạn chế 54

Tiểu kết chương 2 56

Chương 3 57

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ BẢO VẬT QUỐC GIA - TẬP SẮC LỆNH CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA GIAI ĐOẠN 1945 -1946 57

3.1 Nhóm giải pháp chung về nhận thức 57

3.2 Nhóm giải pháp về công tác quản lý bảo vật Quốc gia - Tập Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giai đoạn 1945 – 1946 59

3.3 Nhóm giải pháp về phát huy giá trị bảo vật Quốc gia 60

3.3.1 Tổ chức khoa học khối tài liệu lưu trữ và đa dạng hóa các hình thức khai thác, sử dụng tài liệu 60

3.3.2 Sử dụng tài liệu tại phòng đọc 61

3.3.3 Công bố, giới thiệu tài liệu 62

3.3.4 Triển lãm, trưng bày tài liệu 62

3.3.5 Các hình thức khác 63

Tiểu kết chương 3 65

KẾT LUẬN 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

PHỤ LỤC 70

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sau thắng lợi của Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, Nhà nướcViệt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời ngày 2/9/1945 với bản Tuyên ngôn Độclập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trước toàn thể quốc dân đồng bào và toànthế giới

Ngay khi ra đời, để bảo vệ và củng cố những thành quả cách mạng đãđạt được, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ Lâm thời non trẻ của nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hòa do chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, đã bắt tayngay vào quá trình quản lý đất nước trước sự đe dọa của thù trong, giặc ngoài

và đối mặt với muôn ngàn khó khăn chồng chất về nhiều mặt, bằng cách banhành kịp thời các sắc lệnh điều chỉnh rất nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau

Thực tiễn đã khẳng định rằng, chính từ việc ban hành kịp thời và bảođảm thực thi nghiêm minh các sắc lệnh này, đã phát huy hiệu quả ở mức caonhất hoạt động quản lý xã hội của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòatrong giai đoạn sau 2/9/1945 - 28/2/1946, góp phần giữ vững và phát huyđược thành quả của Cách Mạng, đảm bảo vững chắc nền độc lập vừa giànhđược của Nhà nước Việt Nam non trẻ, tạo tiền đề quyết định cho những bướcphát triển tiếp theo của Cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt vàtài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 22 tháng 12 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyếtđịnh số 2496/QĐ-TTg về việc công nhận “Tập Sắc lệnh của Chủ tịch Chínhphủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa từ 30/8/1945 - 28/02/1946”,hiện lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Cục Văn thư và Lưu trữ nhànước, Bộ Nội vụ là Bảo vật quốc gia Tập sắc lệnh bao gồm gồm 118 sắclệnh Đây là Tập Sắc lệnh có giá trị đặc biệt, liên quan đến nhiều sự kiệntrọng đại của đất nước, gắn liền với thành quả của Cách mạng Tháng Tám và

sự thành lập, hoạt động của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ

Trang 8

Cộng hòa.

Các Sắc lệnh được ban hành nhằm củng cố chính quyền cách mạng, thểhiện các chủ trương, chính sách quan trọng về kinh tế, văn hóa, giáo dục,quốc phòng, an ninh, xã hội… Có 88 Sắc lệnh được ban hành năm 1945 và 30Sắc lệnh được ban hành năm 1946, ngay sau khi Chính phủ lâm thời nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời Những Sắc lệnh này từng được sử dụng

để biên soạn hàng trăm cuốn sách có giá trị như “Hồ Chí Minh toàn tập”,

“Lịch sử Chính phủ Việt Nam”, “Lịch sử Quốc hội”…

Đây là Tập Sắc lệnh có giá trị, ý nghĩa to lớn, là một nguồn tư liệu quý

về lịch sử hoạt động của Chính phủ Việt Nam, về sự hoạt động, lãnh đạo củacác thành viên Chính phủ Lâm thời, đặc biệt là vai trò lãnh đạo vô cùng tàitình, sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đứng đầu Chính phủ lâmthời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Vấn đề quản lý và phát huy giá trị của tập sắc lệnh là Bảo vật Quốc gia

là trách nhiệm của toàn xã hội nói chung và ngành lưu trữ nói riêng Là sinhviên chuyên ngành Lưu trữ học, với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về các bảovật Quốc gia là tài liệu lưu trữ, tác giả đã lựa chọn

Đề tài “Công tác quản lý và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ là Bảo vậtquốc gia tại trung tâm lưu trữ quốc gia III ( Tập sắc lệnh của Chủ tịch Chínhphủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giai đoạn từ năm 1945 đếnngày 28/02/1946)” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Những mục tiêu cơ bản của đề tài:

- Giới thiệu đặc điểm, nội dung, ý nghĩa, quá trình công nhận bảo vậtquốc gia của Tập sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước Việt NamDân chủ Cộng hòa 1945 – 1946

- Tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng công tác quản lý và phát huy giá trịtài liệu của Tập sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam

Trang 9

Dân chủ Cộng hòa 1945 – 1946 tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý vàphát huy giá trị tài liệu của Tập sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thờinước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1945 – 1946

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các sắc lệnh trong tập sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thờinước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1945 – 1946

4 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Khóa luận tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:

- Khái quát về sự hình thành và phát triển của Chính phủ lâm thời nướcViệt Nam dân chủ Cộng hòa;

Khái quát về hoản cảnh ra đời, nội dung, ý nghĩa của tập Sắc lệnh

- Các khái niệm và tiêu chí công nhận Bảo vật quốc gia;

- Quá trình công nhân Tập Sắc lệnh giai đoạn 1945-1946 là bảo vậtQuốc gia;

- Công tác quản lý và phát huy giá trị tài liệu của Tập sắc lệnh của Chủtịch Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1945 – 1946 tạiTrung tâm Lưu trữ Quốc gia 3 Qua đó rút ra ưu điểm và hạn chế của công tácnày trong thời gian vừa qua;

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý vàphát huy giá trị tài liệu của Tập sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời

Trang 10

nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1945 – 1946.

Năm 2010, trước khi được công nhận là bảo vật quốc gia, tập Sắc lệnh

đã được Trung tâm Lưu trữ III sưu tầm và biên soạn cuốn “Sưu tập Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945” Cuốn sách bao gồm những sắc lệnh được ban hành trong năm 1945 từ

khi Chính phủ Lâm thời được thành lập từ 28/8/1945 đến 30/12/1945 màthiếu đi toàn bộ những tài liệu sản sinh từ 01/01/1946 đến 28/02/1946

Sau khi được Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia, Trung tâm Lưu

trữ Quốc gia III đã biên soạn lại cuốn “Bảo vật quốc gia: Tập Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1945 – 1946” xuất bản năm 2017 Cuốn sách này sưu tầm tất cả các sắc lệnh sản sinh

từ ngày 28/8/1945 đến hết ngày 28/02/1946 khi đã bầu ra được Chính phủLiên hiệp Kháng chiến thông qua kì họp Quốc hội khóa I Tuy nhiên, Cuốnsách này, chỉ là scan hình ảnh lại những Sắc lệnh bản gốc mà không có sự baoquát toàn bộ quá trình sự kiện của đất nước

Tiến sĩ Phạm Quốc Quân trong tạp chí "Thế giới di sản" tại địa chỉwww.thế giới di sản.vn có bài viết " Bảo vật quốc gia Tập Sắc lệnh của Chủtịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1945 – 1946" Bài viết

Trang 11

giới thiệu những suy nghĩ của tác giả về Tập Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủlâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1945 - 1946 Theo tác giả, với sốlượng đồ sộ (117 sắc lệnh, 207 tờ), bởi sự mong manh, nhạy cảm của chất liệugiấy, với giá dẫu trải qua năm tháng với khí hậu nóng ẩm, chiến tranh sơ tánliên miên mà vẫn giữ được tính vẹn nguyên của tài liệu Và, trên hết thảy, đó

là giá trị lịch sử, văn hóa tư tưởng của nhóm bảo vật này đem lại, sau 72 năm,

mới được đưa ra phục vụ công chúng Có thể khẳng định rằng, Chính phủ

Lâm thời đã ban hành nhiều Sắc lệnh nhằm lãnh đạo nhân dân thực hiện cácchính sách liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từng bước ổn định

và xác lập quan hệ xã hội của chế độ mới, có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặtnền tảng, cơ sở xã hội của chúng ta ngày nay

Sắc lệnh là kết quả của quá trình lao động sáng tạo, tập trung trí tuệ củacác tập thể thành viên Chính phủ, đặc biệt là sự thể hiện vai trò lãnh đạo vôcùng tài tình, sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc chèo lái conthuyền cách mạng Việt Nam vượt qua giai đoạn lịch sử đầy cam go, thửthách, khó khăn trong giai đoạn đầu của đất nước Việt Nam mới

Ngoài ra, tạp chí Văn Thư – Lưu trữ Việt Nam cũng có một số bài viếtgiới thiệu về tập Sắc lệnh này Đó là các bài viết:

““Công tác bảo quản và phát huy giá trị tài liệu của Tập Sắc Lệnh củaChính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1945 – 1946”, trên tạp chí

số 8/2017 Bài viết giới thiệu công tác bảo quản, quản lý tập Sắc lệnh đangđược lưu trữ tại Trung Tâm lưu trữ Quốc gia III; những hoạt động của Trungtâm nhằm phổ biến và phát huy giá trị của tập sắc lệnh

Bài viết “Giới thiệu về Tập Sắc lệnh của Chính phủ Lâm thời Việt NamDân chủ Cộng hòa 1945 – 1946”, bài viết nêu tóm tắt nội dung chi tiết của

117 sắc lệnh theo thời gian từ ngày 30/8/1945 đến ngày 28/02/1946

Hai bài viết đã nói lên tầm quan trọng của việc bảo quản tập Sắc lệnhvới tuổi thọ hơn 70 năm và việc phát huy giá trị tập Sắc lệnh còn quan trọng

Trang 12

và khó khăn hơn rất nhiều Nhưng hai bài viết còn khá chung chung và chưa

có sự chuyên sâu về nội dung của tập Sắc lệnh, quá trình bảo quản, tu bổ, bồinền và giá trị của tập Sắc lệnh cũng như việc làm thế nào phát huy giá trị tàiliệu, mở các cuộc triển lãm hay các bài viết trên các trang báo lớn sao cho đếnđược với đông đảo nhà nghiên cứu, độc giả và nhân dân trên cả nước

Về luận án, khóa luận tốt nghiệp:

Đến nay, theo tìm hiểu của em, đã có một số nghiên cứu của sinh viênngành Lưu trữ học Trường Đại học Khoa học Xá hội và Nhân văn, TrườngĐại học Nội Vụ về Bảo vật quốc gia, đó là: Khóa luận Nguyễn Thị Thư về

“Công tác quản lý và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ bảo vật quốc gia: Nhật

ký trong tù” năm 2016; khóa luận “Tìm hiểu về công tác bảo quản, phát huy giá trị các bảo vật quốc gia là tài liệu lưu trữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh” của

sinh viên Lục Thị Kim Yến năm 2014 Các bài viết có tìm hiểu về Công tácbảo quản và phát huy giá trị bảo vật quốc gia song chưa có đề tài tìm hiểu,nghiên cứu chuyên sâu và trực tiếp về Tập Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủLâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1945 – 1946

6 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành đề tài em có sử dụng phương pháp nghiên cứu cơ bảnsau:

- Phương pháp sử liệu học: Tập sắc lệnh ra đời trong hoàn cảnh đấtnước có muôn vàn khó khăn, thử thách Nội dung của tập Sắc lệnh có giá trịđặc biệt liên quan đến những sự kiện trọng đại của đất nước: gắn liền vớiCách mạng Tháng Tám và sự thành lập, hoạt động của Chính phủ Lâm thờigiai đoạn 1945-1946; quá trình xây dựng và củng cố chính quyền Vì vậy để

đi sâu tìm hiểu được tập Sắc lệnh ta phải sử dụng phương pháp sử liệu học đểkhai thác được tập Sắc lệnh này

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Căn cứ vào những thông tin tìmhiểu được để phân tích và đưa ra những nhận xét của cá nhân về vấn đề đang

Trang 13

nghiên cứu, tìm hiểu Những nhận xét này có chọn lọc dựa trên những bàinghiên cứu, bài viết về tập Sắc lệnh này

- Phương pháp hệ thống: Sử dụng phương pháp này giúp em có thể hệthống lại được những nội dung, tài liệu liên quan đến tập Sắc lệnh

- Phương pháp khảo sát: Đến Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III khảo sát

và tiếp cận bản gốc

- Phương pháp thống kê: Công trình, bài báo nghiên cứu

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn chị Lý (chuyên viên tại TrungTâm lưu trữ Quốc gia III)

- Đề tài là tài liệu tham khảo cho các sinh viên ngành Lưu trữ học vàcác độc giả quan tâm đến việc quản lý và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ làbảo vật Quốc gia

8 Bố cục khóa luận

Chương 1: Cơ sở khoa học về việc quản lý và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ là bảo vật Quốc gia và giới thiệu tập sắc lệnh của Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giai đoạn 1945 - 1946

Chương này, giới thiệu khái quát về cơ sở khoa học về quản lý và pháthuy giá trị tài liệu lưu trữ và tài liệu lưu trữ là bảo vật quốc gia; giới thiệukhái quát về bảo vật Quốc gia và các tiêu chí công nhận bảo vật Quốc gia;Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tập sắc lệnh, nội dung, đặc điểm, ý nghĩa, quátrình công nhận bảo vật Quốc Gia của tập Sắc Lệnh

Trang 14

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý, phát huy giá trị tài liệu lưu trữ là bảo vật Quốc gia: Tập Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1945 – 1946

Chương 2 tập trung nghiên cứu về công tác quản lý, phát huy giá trị tàiliệu lưu trữ là Bảo vật Quốc gia Từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá về ưuđiểm của công tác và những tồn tại của công tác quản lý và phát huy giá trị tàiliệu

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và phát huy giá trị tài liệu của Bảo vật Quốc gia: Tập Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1945 – 1946

Chương 3 tập trung tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản

lý và phát huy hiệu quả giá trị tài liệu của Bảo vật Quốc gia: tập Sắc lệnh củaChủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1945 – 1946

Em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Trịnh Thị Năm đã hướng dẫn emhoàn thành khóa luận này Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trongKhoa Văn thư – Lưu trữ, trường Đại học Nội Vụ Hà Nội, Trung tâm Lưu trữQuốc Gia III, cán bộ tham gia quản lý phông tài liệu “Tập Sắc lệnh của Chủtịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa 1945 – 1946” đã giúp

em có nhiều thông tin để có thể hoàn thành khóa luận

Trong quá trình thực hiện đề tài, do kinh nghiệm và kiến thức bản thâncòn hạn chế nên còn những sai sót Em rất mong nhận được sự đóng góp vàphê bình của các thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện khóa luận này hơn nữa

Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2018

Sinh viên

Phạm Thị Thu Phương

Trang 15

Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VIỆC QUẢN LÝ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÀI LIỆU LƯU TRỮ LÀ BẢO VẬT QUỐC GIA VÀ GIỚI THIỆU TẬP SẮC LỆNH CỦA CHÍNH PHỦ LÂM THỜI VIỆT NAM DÂN CHỦ

CỘNG HÒA GIAI ĐOẠN 1945 - 1946 1.1 Cơ sở lý luận về quản lý và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ 1.1.1 Một số khái niệm

- Khái niệm quản lý

Về quản lý, trên thực tế tồn tại nhiều cách tiếp cận khái niệm “quản lý”.Thông thường, quản lý đồng nhất với các hoạt động tổ chức chỉ huy, điều

khiển, động viên, kiểm tra, điều chỉnh… theo lý thuyết hệ thống: “quản lý là

sự tác động có hướng đích của chủ thể quản lý đến một hệ thống nào đó nhằm biến đổi nó từ trạng thái này sang trạng thái khác theo nguyên lý phá

vỡ hệ thống cũ để tạo lập hệ thống mới và điều khiển hệ thống”

Theo Cuốn Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng năm 2008 khái niệm

quản lý là một động từ và được hiểu là :“1 Trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định 2.Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định.” [34; Tr.991]

Quản lý là những hoạt động cần thiết phải thực hiện khi những conngười kết hợp với nhau trong các tổ chức nhằm đạt được những mục tiêuchung

- Khái niệm tài liệu lưu trữ:

Theo Luật Lưu trữ 2011, tài liệu Lưu trữ là Tài liệu lưu trữ là tài liệu

có giá trị phục vụ hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học, lịch sử được lựachọn để lưu trữ

Tài liệu lưu trữ bao gồm bản gốc, bản chính; trong trường hợp khôngcòn bản gốc, bản chính thì được thay thế bằng bản sao hợp pháp

- Khái niệm bảo vật Quốc gia

Trang 16

Theo Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 và sửa đổi bổ sung năm

2009 đưa ra một số khái niệm về bảo vật quốc gia và liên quan đến bảo vậtquốc gia như sau:

Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,khoa học, bao gồm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổvật, bảo vật quốc gia Trong đó:

Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý

hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học

Như vậy, tài liệu lưu trữ và bảo vật Quốc gia đều đều là các loại hìnhtài liệu hoặc hiện vật có giá trị về lịch sử, văn hóa và khoa học Đáp ứng tiêuchí này, rất nhiều tài liệu lưu trữ đã, đang và sẽ được công nhận là bảo vậtQuốc gia, một loại hình di sản đặc biệt quý, hiếm của dân tộc

1.1.2 Cơ sở pháp lý của việc quản lý và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ và tài liệu lưu trữ là bảo vật Quốc gia

Điều 29 Luật Lưu trữ 2011 khẳng định:

1 Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng tài liệu lưu trữ để phục

vụ công tác, nghiên cứu khoa học, lịch sử và các nhu cầu chính đáng khác

2 Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng tài liệu lưu trữ có các nghĩa

vụ sau đây:

a) Chỉ dẫn số lưu trữ, độ gốc của tài liệu lưu trữ và cơ quan, tổ chứcquản lý tài liệu lưu trữ; tôn trọng tính nguyên bản tài liệu khi công bố, giớithiệu, trích dẫn tài liệu lưu trữ;

b) Không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp phápcủa cơ quan, tổ chức, cá nhân;

c) Nộp phí sử dụng tài liệu lưu trữ theo quy định của pháp luật;

d) Thực hiện các quy định của Luật này, nội quy, quy chế của cơ quan,

tổ chức quản lý tài liệu lưu trữ và các quy định khác của pháp luật có liênquan

Trang 17

3 Cơ quan, tổ chức có tài liệu lưu trữ có trách nhiệm sau đây:

a) Chủ động giới thiệu tài liệu lưu trữ và tạo điều kiện thuận lợi choviệc sử dụng tài liệu lưu trữ đang trực tiếp quản lý;

b) Hằng năm rà soát, thông báo tài liệu lưu trữ thuộc Danh mục tài liệu

có đóng dấu chỉ các mức độ mật đã được giải mật

Ngoài ra, Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg ngày 02-3-2007 của Thủ tướngChính phủ về việc tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ vànhiều văn bản quy phạm pháp luật khác cũng đề cập đến việc khai thác, sửdụng tài liệu lưu trữ, trong đó có tài liệu lưu trữ của Đảng

1.1.2 Cơ sở thực tiễn

Hiện nay các cơ quan lưu trữ thường áp dụng các hình thức khai thác

sử dụng như sau :

- Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ tại phòng đọc

- Thông báo giới, thiệu tài liệu lưu trữ

- Triển lãm tài liệu lưu trữ

- Công bố tài liệu lưu trữ

- Cấp chứng thực lưu trữ

Trong các hình thức trên, tùy từng cơ quan lưu trữ và tùy từng tài liệukhác nhau mà các cơ quan áp dụng một hoặc nhiều hình thức khác nhau đểđảm bảo phát huy được rộng rãi giá trị của tài liệu lưu trữ, đưa tài liệu lưu trữđến với công chúng thuộc các tầng lớp trong xã hội, cả ở trong nước và ngoàinước, nhất là đó lại là những tài liệu của các danh nhân, nhà lãnh đạo Đảng,đất nước

1.2 Bảo vật quốc gia và việc công nhận Nhật ký trong tù là bảo vật quốc gia

1.2.1 Bảo vật quốc gia

Hiện nay, có nhiều người còn gọi bảo vật quốc gia là “báu vật quốcgia”

Trang 18

Tiếp theo, cần có sự phân loại được đâu là cổ vật thông thường, đâu làbảo vật, bảo vật quốc gia Bảo vật và bảo vật quốc gia có giá trị hoàn toànkhác nhau Chúng đều được nhà nước bảo hộ và có những chế độ khác so vớicác cổ vật thông thường Ở Pháp, những hiện vật được xếp là bảo vật quốc giathì hằng năm đều được tài trợ kinh phí để bảo quản Còn ở Việt Nam do nhiềuđiều kiện khách quan nên việc thực hiện điều này vẫn chưa được tốt.

Có thể thấy rằng, bảo vật quốc gia chính là những di sản có giá trị đặcbiệt quý báu của dân tộc Việt Nam Chúng không những cần được giữ gìn antoàn, cẩn thận mà quan trọng hơn cả là phải được trưng bày, phổ biến và pháthuy những giá trị tốt đẹp của bảo vật, làm cho chúng thật sự trở thành kho báucần được bảo vệ và cần phải biết sử dụng vào việc giáo dục, xây dựng, bảo vệ

Tổ quốc

1.2.1.1 Đối tượng, tiêu chuẩn của bảo vật quốc gia

Nghị định số 92/2002/NĐ-CP của Chính phủ cũng quy định chi tiết thihành một số điều của Luật Di sản văn hóa đã quy định tương đối cụ thể Saumột thời gian nghiên cứu có những điểm chưa hợp lý nên đã có Luật sửa đổi,

bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa

Theo như điều 41a Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sảnvăn hóa năm 2009, để được công nhận là bảo vật quốc gia thì các hiện vật cầnphải đáp ứng đầy đủ các yếu tố sau:

“1 Bảo vật quốc gia phải có các tiêu chí sau đây:

a) Là hiện vật gốc độc bản;

b) Là hiện vật có hình thức độc đáo;

c) Là hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại củađất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêubiểu; hoặc là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giátrị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại;hoặc là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao,

Trang 19

có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định; hoặc

là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển củalịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên

2 Bảo vật quốc gia phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩmquyền về văn hóa, thể thao và du lịch Tổ chức, cá nhân sở hữu bảo vật quốcgia đã đăng ký có các quyền quy định tại khoản 3 Điều 42 của Luật này Khichuyên quyên sở hữu bảo vật quốc gia, tổ chức, cá nhân sở hữu bảo vật quốcgia phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao

và du lịch vê chủ sở hữu mới trong thời hạn 15 ngày, kê từ ngày chuyênquyên sở hữu

3 Bảo vật quốc gia được bảo vệ và bảo quản theo chế độ đặc biệt

4 Nhà nước dành ngân sách thích đáng để mua bảo vật quốc gia” Điều đó có nghĩa, những tài liệu, hiện vật muốn trở thành bảo vật quốcgia cần phải:

Thứ nhất, tài liệu hoặc hiện vật phải là hiện vật gốc độc bản Điều này

có nghĩa tài liệu, hiện vật đó không phải là phiên bản làm lại và là tiêu bảnduy nhất thuộc một hoặc nhiều tiêu chí về hình dáng, kích thước, chất liệu hoavăn trang trí, kỹ thuật chế tác, phương thức sử dụng, nội dung

Thứ hai, phải là hiện vật có hình thức độc đáo, đặc biệt, khác lạ so với

những tiêu bản khác

Thứ ba, tài liệu, hiện vật phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Là hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại củađất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêubiểu;

- Là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trịthẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại;

- Là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễncao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định;

Trang 20

hoặc là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và pháttriển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên.

Như vậy, chúng ta có thể hiểu các hiện vật được công nhận là bảo vậtquốc gia thì không nhất thiết phải là cổ vật (có niên đại trên 100 năm) mà cóthể bao gồm cả các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc

1.2.1.2 Quy trình, thủ tục công nhận bảo vật quốc gia

Quy trình xét công nhận là bảo vật quốc gia đã được Bộ Văn hóa Thểthao và Du lịch ban hành Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL quy định vềđiều này Theo đó, thông tư áp dụng cho các tổ chức, cá nhân, tham gia trình

tự, thủ tục đề nghị công nhận các hiện vật mình đang sở hữu là bảo vật quốcgia

Theo quy định, hồ sơ hiện vật bao gồm một bản thuyết minh, trình bày

rõ đặc điểm của hiện vật, bản ghi âm, ghi hình, bản dập (nếu có), bên cạnh đó

là các bài viết về hiện vật, xác nhận của nhân chứng đối với các hiện vật cógiá trị lịch sử, giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật…

Việc thẩm định hiện vật và tiếp nhận hồ sơ hiện vật được giao cho SởVăn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh thành, thành lập hội đồng xét duyệt.Bước tiếp theo, hồ sơ sẽ được gửi Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia lấy ýkiến trong thời hạn 10 ngày Cuối cùng, hồ sơ này sẽ được trình lên Thủtướng Chính phủ xem xét công nhận bảo vật quốc gia

1.2.1.3 Quá trình công nhận Tập Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giai đoạn 1945 – 1946 là Bảo vật quốc gia

Từ khi tập Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dânchủ Cộng hòa giai đoạn 1945 - 1946 được sản sinh thì khối tài liệu này đãđược sưu tầm và lưu trữ tại “Cục lưu trữ Phủ Thủ Tướng” sau đó thì đã đượcchuyển về Trung Tâm Lưu trữ Quốc Gia I Đến năm 1995 Trung Tâm Lưu trữQuốc gia III được thành lập, đã chuyển khối tài liệu này đến Trung tâm Lưu

Trang 21

trữ Quốc gia III bảo quản từ đó đến ngày nay

Những tài liệu này có hình thức độc đáo và đều là bản gốc, độc bản, cóchữ ký trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Mih và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.Một số Sắc lệnh có bút tích sửa chữa nội dung, câu từ của thành viên Chínhphủ Lâm thời

Tập Sắc lệnh có giá trị đặc biệt bởi những văn bản này có liên quan đếnnhững sự kiện trọng đại của đất nước, gắn liền với thành quả Cách mạngTháng Tám và sự thành lập, hoạt động của Chính phủ Lâm thời Việt NamDân chủ Cộng hòa

Tập Sắc lệnh phản ánh trung thực quá trình xây dựng, củng cố chínhquyền nhà nước; chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước ViệtNam Dân chủ Cộng hòa dẫn đến sự ra đời cơ quan quyền lữ cao nhất cả nước– Quốc Hội năm 1946 và sự ra đời của bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta

Nhận thức được tầm quan trọng của Tài liệu lưu trữ Quốc gia nói chung

và Tập Sắc lệnh nói riêng, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đã nghiên cứu cácvăn bản về tiêu chí, thủ tục công nhận Bảo vật Quốc gia và thuyết minh choHội đồng Khoa học các cấp và trình Hồ sơ đề nghị công nhận bảo vật Quốcgia với Tập Sắc lệnh

Ngày 22/12/2016, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số TTg công nhận 14 bảo vật Quốc gia đợt 5, trong đó có Tập Sắc lệnh của Chủtịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1945 – 1946 Đây thực

2496/QĐ-sự là niềm vinh dự và 2496/QĐ-sự tự hào của ngành Lưu trữ, của các Lưu trữ Quốc gia

và của người làm lưu trữ Đó sẽ là động lực để người làm lưu trữ nâng niuhơn những tài liệu lưu trữ là di sản dân tộc

1.3 Khái quát về tập Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1945 – 1946

1.2.1 Sự ra đời của Tập Sắc lệnh

Sắc lệnh (hay Sắc lệnh hành pháp, lệnh) là hình thức văn bản pháp quy

Trang 22

của cơ quan hành pháp cao nhất, là văn bản dưới luật theo hệ thống thang bậcvăn bản do Chủ tịch Nước hay Tổng thống ban hành Ở Việt Nam, Hiến phápnăm 1959, Sắc lệnh là văn bản hành pháp cao nhất do Chủ tịch Nước kí vàban hành Hiện nay, trong hệ thống các văn bản pháp luật của Việt Namkhông có hình thức văn bản là Sắc lệnh nữa (Tạp chí VT-LT số 10/2017)

Tập lưu “Tập Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dânchủ Cộng hòa 1945 – 1946” đang được lưu trữ và bảo quản tại Trung tâm Lưutrữ Quốc gia III, hồ sơ số 01, Phông Phủ Thủ Tướng

Tập Sắc lệnh gồm những tài liệu lưu trữ Quốc gia là bản gốc với 117sắc lệnh được ban hành trong quá trình hoạt động của Chính phủ Lâm thời từngày 30/8/1945 đến ngày 28/02/1946, nhằm kịp thời điều hành, quản lý đấtnước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Tập Sắc lệnh do Chủ tịch Hồ ChíMinh, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chủ tịch Chính phủLâm thời ký và có nhiều bút tích của thành viên Hội đồng Chính phủ

Tập Sắc lệnh ra đời trong hoàn cảnh đất nước gặp muôn ngàn khókhăn, thử thách, Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thể hiệnđược vai trò của mình, là cơ quan nhà nước, lãnh đạo và điều hành mọi côngviệc của đất nước Nội dung tập Sắc lệnh có giá trị đặc biệt liên quan đến sựkiện trọng đại của đất nước: gắn liền với thành quả của Cách mạng ThángTám và sự thành lập, hoạt động của Chính phủ Lâm thời giai đoạn 1945 –1946; với quá trình xây dựng, củng cố chính quyền nhà nước, chuẩn bị, tổchức cuộc Tổng Tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, dẫđến sự ra đời cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất – Quốc Hội Việt Namnăm 1946 và sự ra đời bản hiến pháp đầu tiên – Hiến phá nước Việt Nam Dânchủ Cộng hòa năm 1946 cũng như đối với việc giải quyết các vấn đề đối nội,đối ngoại

Trong số 117 Sắc lệnh, được ra đời từ 30-8-1945 đến 28-2-1946, có 88Sắc lệnh ban hành năm 1945 và 29 Sắc lệnh ban hành năm 1946 Các Sắc

Trang 23

lệnh ra đời ngay sau khi Chính phủ Lâm thời được thành lập đến khi có Chínhphủ chính thức của nhân dân Việt Nam do Quốc hội khóa I cử ra và đượcQuốc hội công nhận tháng 3-1946.

Việc ban hành những Sắc lệnh trên đây là công cụ lãnh đạo nhân dân,thực hiện các biện pháp, quyết sách để từng bước vừa xây dựng, vừa củng cốchính quyền nhà nước Sắc lệnh ấn định thời hạn và thể lệ cuộc Tổng tuyển

cử, về việc ấn định ngày bầu cử và thể lệ bầu cử Quốc hội, Sắc lệnh về việcthành lập một Ủy ban Dự thảo và đệ trình Quốc hội một bản hiến pháp chonước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà… là những mệnh lệnh hết sức kịp thời,khẩn trương góp phần quan trọng vào việc củng cố, xây dựng chính quyềnnhà nước, bảo vệ vững chắc thành quả Cách mạng Tháng Tám

Để từng bước xác lập và ổn định kinh tế của chế độ mới, giải quyết nạnđói, Chính phủ Lâm thời đã ban hành Sắc lệnh về việc lập Ủy ban Nghiên cứu

kế hoạch kiến thiết, về việc ấn định trưng dụng bất động sản, trưng dụng vàtrưng thu động sản, trưng tập người, đặt một số cơ quan kinh tế dưới quyềnđiều khiển trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Kinh tế, về chế độ thuế khóa

Sắc lệnh là kết quả của quá trình lao động sáng tạo, tập trung trí tuệ củacác tập thể thành viên Chính phủ, đặc biệt là sự thể hiện vai trò lãnh đạo vôcùng tài tình, sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc chèo lái conthuyền cách mạng Việt Nam vượt qua giai đoạn lịch sử đầy cam go, thửthách, khó khăn trong giai đoạn đầu của đất nước Việt Nam mới

Tập Sắc lệnh không chỉ là cơ sở, hành lang pháp lý cho các Bộ, Ngành,

cá nhân lúc bấy giờ thực hiện Mà còn mang giá trị, ý nghĩa đắc biệt minhchứng cho những quyết sách đúng đắn, sát sao của Đảng và Chính phủ nontrẻ Đồng thời là nền tảng cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền và chế độ

Xã hội Chủ Nghĩa say này

1.2.2 Nội dung của Tập Sắc lệnh

Tập Sắc lệnh của Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Trang 24

1945 – 1946 đã cho thấy sự ra đời của một nhà nước được vận hành trên cơ sởpháp quyền Nó cho thấy cuộc Cách Mạng Việt Nam đã đánh đổ được chế độThực dân và chế độ Phong kiến để xác lập nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộnghòa ngay cả khi là Chính phủ Lâm thời, khi nước ta chưa có Quốc Hội – cơquan quyền lực cao nhất nhưng nó đã được vận hành theo nguyên tắc phápquyền

Đây là nhà nước Dân chủ trên bộ máy pháp quyền ngay từ những ngàyđầu tiên dựng nước Đó cũng là nền tảng vững chắc để thế hệ sau học tập vàphát huy tiến bộ những cái đã xây dựng

Tập Sắc lệnh có giá trị lịch sử, chính trị của đất nước Là cơ sở pháp lýcho việc xây dựng văn bản Quy phạm pháp luật của Nhà nước, xây dựngnước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Cách đây 73 năm, cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công dẫn tới sự

ra đời của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Đó là một nhà nước kiểu

mới, đại diện cho quốc gia, dân tộc, khởi đầu cho quá trình xây dựng nhànước pháp quyền của dân, do dân và vì dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo

Cách Mạng Tháng Tám thành công, mở ra rất nhiều thuận lợi cho chínhquyền Việt Nam lúc bấy giờ Sau khi giành được chính quyền thì nước ViệtNam ta đã trở thành một quốc gia độc lập Đảng Cộng Sản Đông Dương đãdày dặn kinh nghiệm sau 15 năm kháng chiến Chủ tịch Hồ Chí Minh – cánhân xuất chúng đủ sức để trèo lái con tàu Cách Mạng đi đúng hướng Dântộc Việt Nam với lòng nồng nàn yêu nước, một dân tộc anh hùng, sẵn sángchấp nhận mọi hy sinh vì dân tộc Bên cạnh đó các cuộc Cách Mạng trên Thếgiới đang phát triển mạnh Đây chính là những thuận lợi cho việc phát triểnCách mạng và giành được thắng lợi sau này

Bên cạnh những thuận lợi đó, chính quyền non trẻ của ta cũng gặpkhông ít những khó khăn, thử thách Khi cả nước ta đang phải lâm vào nạnđói năm 1945 khiến cho hơn 2 triệu người chết đói Cả nước lâm vào nạn dốt

Trang 25

với hơn 90% dân số nước ta mù chữ và các tệ nạn xã hội tràn lan Ngân khốcủa Nhà nước thì trống rỗng vì chỉ còn “một triệu bạc rách” và ta cũng chưađược quyền kiểm soát Ngân hàng Đông Dương Nhà nước Dân chủ của ta thìcòn rất non trẻ Song phải đối mặt với bao kẻ thù Kẻ thù ngoại xâm và nộiphản nổi lên và bao vây tứ phía

Từ Vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, hơn 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc kéovào miền Bắc giải giáp quân Nhật với âm mưu chống phá Cách mạng BọnViệt Quốc, Việt Cách cũng nhân cơ hội để nổi lên và chống phá chính quyền

Từ Vĩ tuyến 16 trở vào Nam, hơn 1 vạn quân Annh đổ bộ để giải giápquân Nhật nhưng âm mưu của chúng là giúp Pháp để tái chiếm lại ĐôngDương, phản lại Cách mạng và nhân cơ hội đó để nổi lên chống phá

Trong khi đó, vẫn còn 6 vạn quân Nhật còn nguyên vũ khí chờ lệnh củaĐồng Minh

Chính quyền Việt Nam ta đang rơi vào tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc”.Trong lúc cam go, đầy thử thách, chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Chính phủLâm thời đã đề ra nhiều chính sách hết sức quan trọng để giải quyết tình hìnhđất nước lúc bấy giờ

Ngay sau khi thành lập, Chính phủ Cách mạng Lâm thời ban hành cácsắc lệnh giải tán một số đảng phái , với lý do các đảng này "tư thông vớingoại quốc", làm "phương hại đến nền độc lập Việt Nam" (như Việt NamQuốc xã, Đại Việt Quốc dân đảng ) nhằm kịp thời trừng trị "bọn phản cáchmạng", "bảo vệ" chính quyền non trẻ đồng thời "giáo dục ý thức về tinh thầncảnh giác" cho nhân dân

 Sắc lệnh số 8 ban hành ngày 05/9/1945 của Chủ tịch Chính phủ Lâmthời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc giải tán “Đại Việt Quốc gia Xã hộiĐảng” và “Đại Việt Quốc dân Đảng” Trong Sắc lệnh nói về việc 2 Đảng này

“tư thông với ngoại quốc để mưu những việc có hại cho độc lập và nền kinh

tế của Việt Nam Nên đề nghị “giải tán” 2 đảng này và nếu 2 Đảng này còn

Trang 26

họp bàn sẽ xử nghiêm theo Luật

 Theo Sắc lệnh số 30 ngày 12/9/1945 về việc giải tán Việt Nam hưngquốc Thanh niên Hội và Việt Nam Thanh niên ái quốc Hội vì hành động có 2hội này có hại đến nền độc lập Việt Nam

 Sau khi thành lập, Hồ Chủ Tịch ban hành Sắc lệnh số 05 ngày05/9/1945 về việc bãi bỏ cở Quẻ ly ấn định Quốc kỳ Việt Nam Ghi rõ kíchthước, mẫu cơ tiêu chuẩn được sử dụng làm Quốc kỳ Việt Nam Quốc kỳ vớinền đỏ tươi bên trên là ngoi sao vàng 5 cánh và vị trí đặt sao trên lá cờ

 Cùng với đó là giải tán các nghiệp đoàn để kiểm soát nền kinh tế,thống nhất các tổ chức thanh niên (vào Đoàn Thanh niên Cứu quốc ViệtNam) Đồng thời Chính phủ cũng ban hành sắc lệnh thành lập Hội đồng nhândân và Ủy ban hành chính địa phương các cấp

 Theo Sắc lệnh số 36 ban hành ngày 22/9/1945 của Chủ tịch Chínhphủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc bãi bỏ một số nghiệpđoàn: Nghiệp đoàn Nông sản và Lâm sản, Nghiệp đoàn kỹ nghệ, Nghiệp đoànkhoáng sản, Nghiệp đoàn Thương mại, Nghiệp đoàn vận tải, Nghiệp đoànngân hàng Những nghiệp đoàn này sẽ được thanh toán và sát nhập vào các cơ

Trang 27

quan kinh tế có liên can đến ngành hoạt động của Nghiệp đoàn

 Sắc lệnh số 63-SL ngày 22/11/1945 của Chủ tịch Chính phủ Lâmthời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhândân và Ủy ban hành chính các cấp Sắc lệnh này nói về Cách tổ chức bộ máy,quyền hạn và phân công, cách làm việc của HĐND cấp xã, UBHC cấp xã,UBHC cấp huyện, HĐND cấp tỉnh, UBHC cấp tỉnh, UBHC cấp kỳ

Trong cuộc họp đầu tiên của Chính phủ Cách mạng Lâm thời(3/9/1945), toàn bộ các thành viên trong chính phủ đã thống nhất các phươngpháp Chủ tịch chính phủ Hồ Chí Minh để giải quyết các vấn đề cấp bách củanước mới, bao gồm:

1. Phát động tăng gia sản xuất, mở các cuộc lạc quyên để chống nạnđói

6. Tuyên bố tự do tín ngưỡng và lương giáo đoàn kết

Theo Quyết nghị của Chính phủ, ngày 4/9/1945, Bộ trưởng Bộ Nội

vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt NamDân chủ Cộng hoà, ký ban hành Sắc lệnh số 4 lập "Quỹ độc lập" với mục đích

"để thu nhận các món tiền và đồ vật của nhân dân sẵn lòng quyên giúp Chínhphủ để ủng hộ nền độc lập của Quốc gia"

 Sắc lệnh số 7, ngày 05/9/1945 về việc trưng thu vật liệu của tư gia và

tư sở vào việc cấp thiết

 Sắc lệnh số 11, ngày 07/9/1945 quy định về thuế khóa, bãi bỏ thuế

Trang 28

 Sắc lệnh số 24, ngày 10/9/1945, về trợ cấp cho Quỹ bắc bộ Việt Nam

để chi tiêu về Bảo an binh

Sắc lệnh số 4 lập "Quỹ độc lập"

Trang 29

Sắc lệnh số 7 về việc trưng thu vật liệu của tư gia và tư sở vào việc cấpthiết.

Một thành tựu khác của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nontrẻ là xóa mù chữ Năm 1945, có 90% dân số Việt Nam mù chữ Trước thựctrạng đó, để xóa mù chữ, từ ngày 8 tháng 9 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh

ra các sắc lệnh:

 Sắc lệnh số 17 đặt ra một bình dân học vụ trong toàn cõi Việt Nam

và cử ông Nguyễn Công Mỹ làm giám đốc Bình dân học vụ

 Sắc lệnh số 19 lập cho nông dân và thợ thuyền những lớp học bìnhdân buổi tối Trong hạn sáu tháng làng nào và đô thị nào cũng phải có ít ra làmột lớp học dạy được ít nhất 30 người

Trang 30

 Sắc lệnh số 20 định rằng việc học chữ quốc ngữ từ nay bắt buộc và

không mất tiền “Hạn trọng một năm, toàn thể dân chúng Việt Nam trên tám tuôi phải biết đọc và biết viết chữ Quốc Ngữ Quá hạn đó, một người dân nào trên tám tuổi không biết đọc biết viết sẽ bị phạt tiền” Để phục vụ chiến dịch

xoá mù chữ, Nha Bình dân học vụ được thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1945

Ngày 4 tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Chống nạn thất học gửi tới toàn dân: " Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân mạnh nước giàu, mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức, mới có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ, hãy góp sức vào bình dân học vụ…Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi." Các lớp học Bình dân học vụ được mở khắp nơi ở cả ba miền thu hút sự

tham gia của mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp nhân dân Người biết chữ dạy chongười không biết chữ Đến tháng 9 năm 1946, phong trào Bình dân học vụ đã

tổ chức được 75.000 lớp học với trên 95.000 giáo viên, trên 2.500.000 ngườiđược phong trào dạy biết đọc, biết viết

Công việc cấp bách đặt ra là ra sức củng cố chính quyền nhà nước đểlãnh đạo nhân dân đưa đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách Trước hết

là xây dựng, củng cố bộ máy hành chính nhà nước “Của dân, do dân và vì dân” Chính phủ Lâm thời dứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc

rằng: Chỉ sau khi có 1 Quốc hội bầu bằng cuộc tổng tuyển cử và Quốc Hộithông qua Hiến pháp thì quyền lực nhà nước của nhân dân Việt Nam mớiđược xác lập về mặt pháp lý Vì vậy chỉ 1 ngày sau khi tuyên bố độc lập trongphiên họp đầu tiên của Chính phủ Lâm thời ngày 03/9/1945 Chủ tịch Hồ ChíMinh đã ra sớm đề nghị tổ chức Tổng tuyển cử và xây dựng Hiến pháp nhằmtrước hết ban bố quyền dân chủ của nhân dân và hợp thức hóa chính quyền donhân dân lập nên

Trang 31

Chính phủ đã ban hành các sắc lệnh đê làm cơ sở pháp lý để tiến hànhcuộc tổng tuyển cử sau này:

 Sắc lệnh số 14 ngày 08/9/1945 của Chủ tịch Chính phủ Lâm thờiViệt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc tổ chức Tổng tuyển cử để bầu Quốc dân

đại hội “Yêu cầu tất cả nhân dân Việt Nam cả trai gái từ 18 tuổi trở lên đều

có quyền tuyển cử và ưng cử trừ những người bị tước quyền công dân và những người đầu óc không bình thường Số đại biểu của Quốc dân đại hội ấn định là 300 người và sẽ có toàn quyền ấn định hiến pháp cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

 Tiếp theo, Sắc lệnh 39 ngày 26/9/1945 của Chủ tịch Chính phủ Lâmthời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc lập Ủy ban dự thảo thể lệ cuộcTổng tuyển cử và Ủy ban dự thảo Hiến pháp

 Sau 1 tháng rưỡi, Ủy ban này đã soạn thảo xong bản dự thảo đểChính phủ ban hành Sắc lệnh số 51 ngày 17/10/1945 ấn định ngày Tổngtuyển cử và thể lệ cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội gồm 12 khoản, 70 điều.Đây là Sắc lệnh quan trọng, cụ thể và đầy đủ nhất với những quy định thật sự

tự do, dân chủ

 Tuy nhiên, nhận thấy cần phải bổ sung một số điều và xúc tiến một

số công tác cho cuộc Tổng tuyển cử nên ngày 02/121945 Chủ tịch Chính phủLâm thời ban hành sắc lệnh số 71 về việc bổ khuyết Điều thứ 11 Sắc lệnh 51

để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người ứng cử Và Sắc lệnh 72 về việc bổkhuyết Bảng số đại biểu của từng tỉnh và thành phố định theo Sắc lệnh số 51

để nâng số đại biểu trong một số tỉnh để nâng số đại biểu trong Quốc hội lên

330 người

Thực hiện các Sắc lệnh này, và theo đúng ké hoạch ngày mùng 6 thánggiêng năm 1946 cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I diễn ra sôi nổi vàthuận lợi trên phạm vi cả nước Trở thành đợt sinh hoạt Chính trị sâu rộngtrên quy mô cả nước và là ngày hội của nhân dân Kết quả, số cử chi trong cả

Trang 32

nước tham gia bỏ phiếu đạt 89% có nơi đạt 95%

Sau cuộc Tổng tuyển cử, và thực hiện Sắc lệnh 03 ngày 09/01/1946 vềviệc ấn định ngày họp của Quốc dân Đại hội là ngày Chủ nhật 03/3/1946 tại

Hà Nội Cuộc họp công nhận danh sách Chính phủ Liên hiệp kháng chiến doChủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, Chính phủ Liên hiệp kháng chiến do Quốchội thành lập Được công nhận là 1 Chính phủ thống nhất, hợp pháp Nhànước Việt Nam đã được xây dựng về căn bản cũng như trên cơ sở pháp lýchính quyền lập hiến, lập pháp của nhân dân

Chính từ việc ban hành kịp thời và đảm bảo thực thi nghiêm minh, cácSắc lệnh này đã phát huy hiệu quả mức cao nhất quản lý xã hội của Nhà nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn từ 30/8/1945 đến 28/02/1946,góp phân giữ vững và phát huy được những thành quả của cách mạng, đảmbảo vững chắc nền độc lập vừa giành được của nhà nước non trẻ, đã tạo tiền

đề quyết định cho những bước phát triển tiếp theo của Cách mạng Việt Namdưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.Tập Sắc Lệnh có giá trị đặc biệt, các sự kiện trọng đại của đất nước giai đoạnnày: sự thành lập, hoạt động của Chính phủ Lâm thời giai đoạn 1945 – 1946;quá trình xây dựng, củng cố chính quyền nhà nước, chuẩn bị, tổ chức cuộcTổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, dẫn đến sự rađời cơ quan quyền lực cao nhất – Quốc hội Việt Nam năm 1946 và sự ra đờicủa bản Hiến pháp đầu tiên – Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòanăm 1946 cũng như đối với các vấn đề đối nội, đối ngoại

1.2.3 Đặc điểm của tập Sắc Lệnh

- Tập Sắc lệnh là bản gốc duy nhất và được đánh máy, trong có búttích của một số thành viên Chính phủ Lâm thời sửa chữa, bổ sung nội dung vàđều có giá trị pháp lý

- Trên đầu, phía trái mỗi Sắc lệnh có ghi dòng chữ thể hiện Quốc hiệucủa Việt Nam, cơ quan ban hành và số của Sắc lệnh Phía cuối mỗi Sắc lệnh

Trang 33

có chữ ký, là bút tích của người có thẩm quyền ban hành văn bản là thànhviên Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Ngoài ra, ở một số văn bản, phía cuối mỗi Sắc lệnh có nhiều chữ kýcủa một số Bộ trưởng trong Chính phủ Lâm thời (tiếp ký), thể hiện chế độ vănthư của nước ta trong giai đoạn này

- Trước thời kỳ năm 1945, nhân dân ta vẫn sử dụng chữ Hán, chữNôm là chữ viết chủ yếu Sau Cách mạng tháng Tám thành công, dưới sự chỉđạo của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhân dân

ta đã sử dụng chữ Quốc Ngữ thay chữ Hán, chữ Nôm Và tất cả các tập Sắclệnh đều sử dụng chữ Quốc Ngữ Đây chính là một bước phát triển lớn củanhân dân ta

- Trong số 117 Sắc lệnh, được ra đời từ 30-8-1945 đến 28-2-1946, có

88 Sắc lệnh ban hành năm 1945 và 29 Sắc lệnh ban hành năm 1946 Các Sắclệnh ra đời ngay sau khi Chính phủ Lâm thời được thành lập đến khi có Chínhphủ chính thức của nhân dân Việt Nam do Quốc hội khóa I cử ra và đượcQuốc hội công nhận tháng 3-1946

- Đây là tài liệu được ra đời trong quá trình hoạt động của Chính phủLâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945 và đầu năm 1946,nhằm kịp thời quản lý đất nước sau khi Chính phủ được thành lập, giải quyếtnhững vấn đề đối nội, đối ngoại của đất nước, củng cố, xây dựng chính quyềnnhà nước non trẻ

- Mỗi Sắc lệnh có chữ ký tươi của cá nhân người có thẩm quyền banhành văn bản, một số sắc lệnh có bút tích sửa chữa nội dung, câu từ… củathành viên Chính phủ Lâm thời Đặc biệt, có 86 Sắc lệnh do Chủ tịch Hồ ChíMinh ký, 25 Sắc lệnh do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chủtịch Chính phủ Lâm thời ký và 6 Sắc lệnh còn lại là bút tích sửa chữa và đánhmáy, tên người ký là Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp, nhưng không cóchữ ký, 43 Sắc lệnh được đóng dấu đỏ

Trang 34

- Tập Sắc lệnh được đánh máy, trên nhiều văn bản, ở nhiều vị trí cóviết tay để bổ sung, sửa chữa nội dung văn bản, sau khi đã đối chiếu với Côngbáo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công bố năm 1945 và đầu năm 1946,thì ở trong các nội dung viết tay thêm vào đều được sử dụng và có giá trị pháplý.

- Một số văn bản có nhiều chữ ký, ngoài chữ ký của người có thẩmquyền ban hành văn bản còn có chữ ký của những người đứng đầu, chịu tráchnhiệm của các lĩnh vực liên quan (tiếp ký), chứng tỏ chế độ văn thư, hànhchính lúc bấy giờ của Chính phủ ta rất độc đáo

- Tập Sắc lệnh trên đây có nhiều kích cỡ khác nhau 21 x 21,5 cm; 21 x

16 cm; 21 x 18 cm; chủ yếu là cỡ 21 x 27 cm Đây là tập Sắc lệnh gắn liền vớithành quả của Cách mạng Tháng Tám và sự thành lập, hoạt động của Chínhphủ Lâm thời năm 1945 – 1946, đối với quá trình xây dựng, củng cố chínhquyền nhà nước, chuẩn bị, tổ chức cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước ViệtNam, dẫn đến sự ra đời của cơ quan quyền lực cao nhất – Quốc hội Việt Namnăm 1946 và sự ra đời của bản Hiến pháp đầu tiên của nhân dân Việt Nam,giải quyết các vấn đề đối nội, đối ngoại

- Nhiều Sắc lệnh được đánh máy trên chất liệu giấy dó Giấy dó là loạigiấy được sản xuất từ vỏ cây dó theo quy trình thủ công có từ xa xưa củangười Việt Nam Giấy dó chủ yếu được sử dụng trong tranh vẽ mỹ thuật dângian Việt Nam, đặc biệt làm giấy Điệu cho tranh Đông Hồ Vì có ưu điểm nổibật nhất đó là độ bền của giấy dó nên nhiều Sắc lệnh đã được soạn thảo trênnền giấy dó Với đặc tính là có độ bền cao, xốp, nhẹ, không nhòe khi viết và ít

bị mối mọt hoặc giòn, gãy, ẩm nát Vì công tác bảo quản lúc bấy giờ cònnhiều bất cập nên việc sử dụng giấy dó làm vật liệu ghi tin giúp cho văn bảnđược bảo quản lâu, tuổi thọ được kéo dài Tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III,những Sắc lệnh soạn thảo trên nền giấy dó có tuổi thọ lâu bền nhất

1.2.4 Giá trị của Tập Sắc Lệnh

Trang 35

Ngày 22/12/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số TTg công nhận bảo vật quốc gia đối với Tập Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủLâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1945 – 1946 Tập Sắc lệnh ra đờitrong hoàn cảnh đất nước còn vô cùng khó khăn và thử thách, Chính phủ Lâmthời đã thể hiện được vai trò của mình là cơ quan nhà nước, lãnh đạo và điềuhành mọi công việc của đất nước thông qua 117 Sắc lệnh được ban hànhtrong quá trình hoạt động của Chính phủ

2496/QĐ-Nội dung Tập Sắc lệnh có giá trị đặc biệt, liên quan đến nhiều sựkiện trọng đại của đất nước, gắn liền với thành quả Cách mạng tháng 8 và sựthành lập Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Việc ban hành những Sắc lệnh là công cụ lãnh đạo nhân dân, thực hiệncác biện pháp, quyết sách để từng bước vừa xây dựng, vừa củng cố chínhquyền nhà nước Sắc lệnh ấn định thời hạn và thể lệ cuộc Tổng tuyển cử, vềviệc ấn định ngày bầu cử và thể lệ bầu cử Quốc hội, Sắc lệnh về việc thànhlập một Ủy ban Dự thảo và đệ trình Quốc hội một bản hiến pháp cho nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hoà… là những mệnh lệnh hết sức kịp thời, khẩntrương góp phần quan trọng vào việc củng cố, xây dựng chính quyền nhànước, bảo vệ vững chắc thành quả Cách mạng Tháng Tám

Để từng bước xác lập và ổn định kinh tế của chế độ mới, giải quyết nạnđói, Chính phủ Lâm thời đã ban hành Sắc lệnh về việc lập Ủy ban Nghiên cứu

kế hoạch kiến thiết, về việc ấn định trưng dụng bất động sản, trưng dụng vàtrưng thu động sản, trưng tập người, đặt một số cơ quan kinh tế dưới quyềnđiều khiển trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Kinh tế, về chế độ thuế khóa

Về văn hóa giáo dục, để diệt giặc dốt, nâng cao trình độ văn hóa chonhân dân, Chính phủ Lâm thời đã ban hành Sắc lệnh thành lập Nha bình dânhọc vụ, mở các lớp bình dân học vụ vào buổi tối cho nông dân, thợ thuyền, vềviệc bắt buộc học chữ quốc ngữ…

Trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn, xã hội, Chính phủ

Trang 36

Lâm thời ban hành nhiều Sắc lệnh quan trọng như Sắc lệnh thiết quân luật ở

Hà Nội, Sắc lệnh về việc giải tán Việt Nam Hưng quốc thanh niên Hội vàViệt Nam thanh niên ái quốc Hội v.v

Có thể khẳng định rằng, Chính phủ Lâm thời đã ban hành nhiều Sắclệnh nhằm lãnh đạo nhân dân thực hiện các chính sách liên quan đến mọi lĩnhvực của đời sống xã hội, từng bước ổn định và xác lập quan hệ xã hội của chế

độ mới, có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặt nền tảng, cơ sở xã hội của chúng tangày nay

Sắc lệnh là kết quả của quá trình lao động sáng tạo, tập trung trí tuệ củacác tập thể thành viên Chính phủ, đặc biệt là sự thể hiện vai trò lãnh đạo vôcùng tài tình, sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc chèo lái conthuyền cách mạng Việt Nam vượt qua giai đoạn lịch sử đầy cam go, thửthách, khó khăn trong giai đoạn đầu của đất nước Việt Nam mới

Hơn 70 năm đã qua, tập Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thờiViệt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn còn nguyên giá trị, là bài học vô cùng có ýnghĩa cho những quyết sách mang tầm tư tưởng, nhưng cũng hết sức thực tiễntrước những thử thách lớn lao của nước ta sau Cách mạng Tháng Tám năm

1945 mà trong bối cảnh hôm nay, nền hành chính chúng ta vẫn rất cần họctập

Với những nội dung trên, Tập Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâmthời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945 – 1946) hoàn toàn đáp ứng các tiêuchí đặt ra

Nội dung của Sắc lệnh được ban hành trong 60 ngày đầu của chínhquyền non trẻ (02/9/1945 – 28/02/1946) đúng là: Vì Dân và do dân Tất cảnhững Sắc lệnh được ban hành đều lấy dân làm gốc tất cả vì hạnh phúc và tự

do của nhân dân Đây chính là giá trị của bảo vật – của quý của thời khó khănnhất để lại cho muôn đời sau

Tinh thần vì dân luôn được đề cao mà nhất trong thuở sơ khai của

Trang 37

chính quyền non trẻ Trong đó với các Sắc lệnh đề cao quyền con người.Trong 02 Sắc lệnh 31 và 34 hai quyền chính là quyền được biểu tình – sự tôntrọng quyền tự do, dân chủ của người dân trong một nước độc lập và quy địnhtôn trọng cấm xâm phạm tín ngưỡng của nhân dân không phân biệt tôn giáo.Điều này cho thấy Đảng và Chính phủ luôn đề cao sự tự do của nhân dâncũng như thể hiện sự sáng suốt và tài tình trong việc lãnh đạo nhân dân củaChính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giai đoạn 1945 – 1946

Bảo vật quốc gia là những hiện vật có giá trị đặc biệt của dân tộc ViệtNam Chúng ta phải bảo quản, giữ gìn an toàn tài liệu Mà chúng ta phải ngàycàng phát huy giá trị của những bảo vật đó Đưa những bảo vật đó đến vớimọi người dân Việt Nam và bạn bè Quốc tế

Tiểu kết chương 1

Như vậy, chương 1 của khóa luận đã trình bày nội dung khái quát vềChính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giai đoạn 1945 – 1946 từngbước làm rõ các chính sách về chính trị, văn hóa, kinh tế nhằm củng cố và xâydựng chính quyền của nhà nước Trên cơ sở đó, khóa luận phân tích về cácsắc lệnh nói về chính sách sáng suốt, tài tình và kịp thời của Đảng và chủ tịch

Hồ Chí Minh đã đưa ra Bên cạnh đó khóa luận đề cập đến bảo vật quốc gia

và quá trình công nhận bảo vật quốc gia của “tập sắc lệnh của Chính phủ Lâmthời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1945 – 1946” Đây chính là cơ sở để phântích về thực trạng công tác quản lý và phát huy giá trị tài liệu của tập sắc lệnhnày

Trang 38

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, PHÁT HUY GIÁ TRỊ: TẬP SẮC LỆNH CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA GIAI ĐOẠN 1945 – 1946 2.1 Cơ sở lý luận về tổ chức quản lý và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ

1.1 Cơ sở pháp lý

Theo điều 29, 30 Luật Lưu trữ quy định về công tác quản lý tài liệu lưutrữ

Điều 29 Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc

sử dụng tài liệu lưu trữ

1 Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng tài liệu lưu trữ để phục

vụ công tác, nghiên cứu khoa học, lịch sử và các nhu cầu chính đáng khác

2 Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng tài liệu lưu trữ có các nghĩa

vụ sau đây:

a) Chỉ dẫn số lưu trữ, độ gốc của tài liệu lưu trữ và cơ quan, tổ chứcquản lý tài liệu lưu trữ; tôn trọng tính nguyên bản tài liệu khi công bố, giớithiệu, trích dẫn tài liệu lưu trữ;

b) Không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp phápcủa cơ quan, tổ chức, cá nhân;

c) Nộp phí sử dụng tài liệu lưu trữ theo quy định của pháp luật;

d) Thực hiện các quy định của Luật này, nội quy, quy chế của cơ quan,

tổ chức quản lý tài liệu lưu trữ và các quy định khác của pháp luật có liênquan

3 Cơ quan, tổ chức có tài liệu lưu trữ có trách nhiệm sau đây:

a) Chủ động giới thiệu tài liệu lưu trữ và tạo điều kiện thuận lợi choviệc sử dụng tài liệu lưu trữ đang trực tiếp quản lý;

b) Hằng năm rà soát, thông báo tài liệu lưu trữ thuộc Danh mục tài liệu

có đóng dấu chỉ các mức độ mật đã được giải mật

Trang 39

Điều 30 Sử dụng tài liệu lưu trữ tại Lưu trữ lịch sử

1 Tài liệu lưu trữ tại Lưu trữ lịch sử được sử dụng rộng rãi, trừ tài liệuthuộc Danh mục tài liệu hạn chế sử dụng và Danh mục tài liệu có đóng dấuchỉ các mức độ mật

2 Tài liệu hạn chế sử dụng có một trong các đặc điểm sau đây:

a) Tài liệu lưu trữ không thuộc Danh mục tài liệu có đóng dấu chỉ cácmức độ mật nhưng có nội dung thông tin nếu sử dụng rộng rãi có thể ảnhhưởng nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơquan, tổ chức, cá nhân;

b) Tài liệu lưu trữ bị hư hỏng nặng hoặc có nguy cơ bị hư hỏng chưađược tu bổ, phục chế;

c) Tài liệu lưu trữ đang trong quá trình xử lý về nghiệp vụ lưu trữ

Bộ Nội vụ ban hành Danh mục tài liệu hạn chế sử dụng phù hợp vớiđiều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ

Người đứng đầu Lưu trữ lịch sử quyết định việc sử dụng tài liệu lưu trữthuộc Danh mục tài liệu hạn chế sử dụng

3 Việc sử dụng tài liệu lưu trữ thuộc Danh mục tài liệu có đóng dấu chỉcác mức độ mật được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mậtnhà nước

4 Tài liệu lưu trữ thuộc Danh mục tài liệu có đóng dấu chỉ các mức độmật được sử dụng rộng rãi trong các trường hợp sau đây:

a) Được giải mật theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhànước;

b) Sau 40 năm, kể từ năm công việc kết thúc đối với tài liệu có đóngdấu mật nhưng chưa được giải mật;

c) Sau 60 năm, kể từ năm công việc kết thúc đối với tài liệu có đóngdấu tối mật, tuyệt mật nhưng chưa được giải mật

5 Tài liệu liên quan đến cá nhân được sử dụng rộng rãi sau 40 năm, kể

Trang 40

từ năm cá nhân qua đời, trừ một số trường hợp đặc biệt theo quy định củaChính phủ.

6 Tài liệu đến thời hạn được sử dụng rộng rãi quy định tại điểm ckhoản 4 và khoản 5 Điều này có thể chưa được sử dụng rộng rãi theo quyếtđịnh của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

7 Người sử dụng tài liệu lưu trữ tại Lưu trữ lịch sử phải có Giấy chứngminh nhân dân hoặc Hộ chiếu; trường hợp sử dụng để phục vụ công tác thìphải có giấy giới thiệu hoặc văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức nơi côngtác

1.2 Cơ sở thực tiễn

Hiện nay, có các hình thức khai thác tài liệu phổ biến:

1 Sử dụng tài liệu tại phòng đọc của Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử

2 Xuất bản ấn phẩm lưu trữ

3 Giới thiệu tài liệu lưu trữ trên phương tiện thông tin đại chúng, trangthông tin điện tử

4 Triển lãm, trưng bày tài liệu lưu trữ

5 Trích dẫn tài liệu lưu trữ trong công trình nghiên cứu

6 Cấp bản sao tài liệu lưu trữ, bản chứng thực lưu trữ

Trong các hình thức trên, tùy vào quy mô của các Trung tâm lưu trữ màthực hiện các hình thức khai thác tài liệu lưu trữ khác nhau để phát huy hếtgiá trị tài liệu lưu trữ đến cho người đọc trong nước và cả bạn bè quốc tế

2.2 Thực trạng công tác quản lý tập Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giai đoạn 1945 – 1946.

Ngày đăng: 23/07/2021, 10:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w