HÀNG hóa CÔNG CỘNG

4 320 1
HÀNG hóa CÔNG CỘNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hàng hóa công cộng thuộc tính cung cấp hàng hóa công cộng

HÀNG HÓA CÔNG CỘNG NGƯT.TS. Nguyễn Thị Lan Trưởng BM Lý luận – Chính trị Trong học phần Lịch sử các học thuyết kinh tế, ở Chương 9: Học thuyết kinh tế của các trường phái chính hiện đại, phần Lý thuyết về Nền kinh tế hỗn hợp của P. A. Samuelson (Mỹ) có đề cập đến vấn đề “Chính phủ phải đảm nhiệm sản xuất những hàng hóa công cộng”. Vậy hàng hóa công cộng là gì, nó khác hàng hóa tư nhân như thế nào và vì sao chính phủ phải đảm nhận sản xuất hàng hóa công cộng là những vấn đề cần được làm rõ. 1. Hàng hóa công cộng là gì? Hàng hóa công cộnghàng hóa thõa mãn hai đặc điểm: không cạnh tranh và không loại trừ. Đối lập với hàng hóa công cộnghàng hóa tư nhân không mang hai đặc điểm trên. 2. Đặc điểm của hàng hóa công cộng Hàng hóa công cộng có hai đặc điểm cơ bản: Thứ nhất, là tính không cạnh tranh hay còn gọi là tính dùng chung trong tiêu dùng. Dùng chung là nếu một người tiêu dùng hàng hóa đó thì một người khác cũng có thể tiêu dùng nó cùng lúc mà không làm tăng thêm chi phí để cung cấp, cũng không làm thay đổi mức độ thỏa mãn của người thứ nhất. Ví dụ pháo hoa khi bắn lên thì tất cả mọi người đều được hưởng giá trị sử dụng của nó. Điều này đối lập với hàng hóa tư nhân. Chẳng hạn một cái áo người này đã mua và tiêu dùng thì người khác không thể mua và tiêu dùng nó nữa. Chính vì tính chất này mà người ta cũng không mong muốn loại trừ bất cứ cá nhân nào trong việc tiêu dùng hàng hóa công cộng hay nói cách khác, chi phí biên phục vụ cho một người tiêu dùng mới là bằng không. Thứ hai, là tính không loại trừ. Điều này có nghĩa là nếu người thứ nhất đang tiêu dùng hàng hóa thì cũng không ngăn cản được người thứ hai tiêu dùng nó, hoặc là rất tốn kém nếu muốn loại trừ người tiêu dùng đó. Ví dụ, quốc phòng là hàng hóa công cộng nhưng quân đội không thể chỉ bảo vệ những người có đóng góp quỹ quốc phòng và không bảo vệ những người không đóng quỹ. Điều này đối lập với hàng hóa tư nhân. Nhà hát có thể loại trừ những người không mua vé nhưng trường hợp ngọn hải đăng được dùng để cảnh báo cho tàu thuyền lại khác. Nếu công ty tàu biển xây dựng một ngọn hải đăng để cảnh báo cho tàu thuyền của mình nhưng nó không thể dễ dàng loại trừ các chủ thuyền khác được hưởng lợi từ ngọn hải 1 1 đăng đó. Tuy nhiên, hiện nay việc dẫn dắt tàu thuyền bằng vệ tinh thì lại khác; vệ tinh có thể loại trừ không dẫn dắt những tàu thuyền không chịu nộp chi phí. 3. Hàng hóa công cộng thuần túy và không thuần túy Để hiểu tác động dùng chung và không loại trừ theo đúng nghĩa của nó, các nhà kinh tế học đưa ra khái niệm hàng hóa công cộng thuần túy và hàng hóa công cộng không thuần túy. Hàng hóa công cộng thuần túy là hàng hóa có đầy đủ hai đặc điểm nêu trên: không cạnh tranh và không loại trừ. Đây là hàng hóa có thể sản xuất cho tất cả mọi người trong xã hội hưởng thụ với mức chi phí tương tự với mức chi phí sản xuất cho một người dùng. Nó cũng là hàng hóa mà chi phí loại trừ quá lớn, hay nói cách khác là không thể loại trừ, chẳng hạn như quốc phòng, ngoại giao, đèn biển, phát thanh. Trong thực tế không phải hàng hóa công cộng nào cũng có đầy đủ, chặt chẽ hai đặc điểm của nó. Trường hợp đường giao thông, nếu có quá đông người sử dụng thì đường sẽ bị tắc. Như vậy người tiêu dùng trước đã làm ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng sau. Vì thế, cần có khái niệm hàng hóa công cộng không thuần túy. Đó là loại hàng hóa công cộng thiếu một trong hai đặc điểm trên. Ví dụ, con đường đông người có thu phí, truyền hình cáp … 4. Vì sao tư nhân không muốn sản xuất hàng hóa công cộng ? Các nhà kinh tế học cho rằng hàng hóa công cộng là một thất bại của thị trường. Điều này muốn nói đến vấn đề tư nhân không đầu tư kinh doanh hàng hóa công cộng. Vì sao như vậy? Việc cung cấp hàng hóa công cộng là rất cần thiết đối với xã hội. Nó là hàng hóa thường có lợi ích lớn hơn chi phí tạo ra. Do vậy, về mặt xã hội đó là hàng hóa cần thiết được cung cấp. Mặt khác, có nhiều hàng hóa công cộng có ý nghĩa quan trọng cho quốc gia nên nhất thiết phải sản xuất, chẳng hạn như quốc phòng … Nhưng với hai đặc điểm của hàng hóa công cộng đã dẫn đến tình trạng “người ăn theo”. Để xác định được mức cung cấp hàng hóa công cộng hiệu quả, các cá nhân phải thực hiện nguyên tắc nhất trí và tự nguyện đóng góp đồng thời phải công khai bộc lộ một cách trung thực nhu cầu của mình về hàng hóa đó. Sẽ có hai trường hợp có thể xảy ra về vấn đề này. Thứ nhất, cá nhân nào đó biết được chi phí mà người khác phải đóng góp để có hàng hóa công cộng thì anh ta sẽ bộc lộ nhu cầu ít hơn thực tế và đóng góp ít hơn. Thứ hai, một số người biết rằng nếu mình không đóng góp chi phí thì hàng hóa đó vẫn được sản xuất ra nên anh ta sẽ không trả tiền và trở thành “người ăn theo”. Nếu có rất ít “kẻ ăn theo” thì hàng hóa công cộng vẫn được cung cấp có hiệu quả . Nhưng nếu với số lượng lớn thì không thể cung cấp vì chi phí quá lớn mà không thể thu hồi được. Vì thế, tư nhân sẽ không sản xuất hàng hóa 2 2 công cộng. Hơn nữa, nếu tư nhân cung cấp thì họ sẽ không có chế tài để buộc những người sử dụng trả tiền. Đây chính là nguyên nhân quan trọng khiến khu vực tư nhân không muốn sản xuất hàng hóa công cộng. Ví dụ : Thành phố có một triệu dân muốn xem pháo hoa vào dịp Tết nguyên đán. Lợi ích bình quân của mỗi người khi xem pháo hoa khoảng 15.000đồng. Tổng lợi ích của việc bắn pháo hoa là 15 tỷ đồng. Giả sử tổng chi phí để bắn pháo hoa là 9 tỷ đồng. Phúc lợi ròng xã hội thu được là 6 tỷ đồng. Vì tư nhân không thể thu được tiền của từng người dân để có đủ 9 tỷ đồng nên tư nhân không tổ chức. Tư nhân không muốn cung cấp hàng hóa công cộng còn vì lý do tính không hiệu quả khi khu vực kinh tế tư nhân cung cấp hàng hóa này. Điều đó được thể hiện: Thứ nhất, có thể loại trừ những “kẻ ăn theo” bằng việc định giá (như qua cầu phải nộp tiền) nhưng như vậy sẽ làm tổn thất phúc lợi chung của xã hội. Nếu thu phí tất cả những người qua cầu thì lượng người qua cầu sẽ giảm và sẽ làm cản trở những hoạt động khác trong xã hội. Do đó, có những loại hàng hóa công cộng phải được cung cấp miễn phí vì lợi chung của xã hội. Điều này tư nhân không thể thực hiện được vì mục đích kinh doanh của tư nhân là lợi nhuận. Thứ hai, hàng hóa công cộng có chi phí giao dịch rất lớn (chi phí để duy trì hệ thống quản lý nhằm loại trừ bằng giá). Ví dụ, chi phí để duy trì hệ thống thu phí trên đường cao tốc. Do đó, sẽ là hiệu quả hơn nếu cung cấp nó miễn phí và tài trợ bằng thuế. Mà điều đó chỉ có chính phủ mới làm được. 5. Giải pháp đối với việc cung cấp hàng hóa công cộng Hàng hóa công cộng là thất bại của thị trường vì tư nhân không muốn cung cấp hàng hóa công cộng. Nhưng hàng hóa công cộng là loại hàng hóa mang tính chất thiết yếu không thể không có. Giải pháp cho vấn đề này là chính phủ phải tổ chức cung cấp hàng hóa công cộng. Nhưng không phải bất cứ hàng hóa công cộng nào mà chính phủ cũng trực tiếp tổ chức sản xuất. Có hai phương thức mà chính phủ có thể thực hiện. Thứ nhất: Chính phủ chi tiền và tổ chức thực hiện đối với an ninh quốc phòng, cứu hỏa v.v… Thứ hai: Chính phủ chi tiền và tổ chức đấu thầu để tư nhân thực hiện đối với đường sá, cầu cống, công viên .v.v… Vậy cung cấp loại hàng hóa công cộng nào sẽ do tổ chức nào quyết định? Điều này còn tùy thuộc vào từng loại hàng hóa, nhưng thường có 2 trường hợp : 3 3 - Ra quyết định tập thể: tùy từng loại hàng hóa công cộng để tập thể nào được quyết định. Tập thể ở đây có thể là Quốc hội, Chính phủ hoặc Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp. Ví dụ, việc làm đường sắt cao tốc ở nước ta do Quốc hội biểu quyết quyết định. - Do trưng cầu ý kiến của nhân dân. Điều này bảo đảm tính dân chủ và công bằng nhưng có thể không hiệu quả. Chẳng hạn, kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lấy ý kiến nhân dân về việc bắn pháo hoa./. 4 4

Ngày đăng: 21/12/2013, 10:24

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan