Câu hỏi: PhântíchtưtưởngcủaÂmdương,ngũ hành? Giátrịvàhạn chế? Bài làm Triết học Trung Quốc cổ trung đại được hình thành từ rất sớm và phát triển thành nhiều học phái triết học khác nhau. Do đặc điểm tự nhiên rất phức tạp và một xã hội bất ổn đã tạo nên một nền tưtưởng triết học khá đặc sắc, giải thích các hiện tượngtự nhiên và quan điểm về nhân sinh quan. Một trong những trào lưu tưtưởng triết học Trung quốc cổ trung đại là cố gắng tìm hiểu, giải thích căn nguyên và cơ cấu của vũ trụ với quan điểm duy vật chất phác vàtưtưởng biện chứng tự phát, lấy chính tự nhiên để giải thích các hiện tượngcủatự nhiên, đó là tưtưởngcủa học thuyết Âm dương - Ngũhành 1.Tư tưởng thuyết Ngũ hành. “Ngũ hành” theo truyền thuyết đã có trong bản văn viết vào khoảng thế kỷ XX TCN. Nhưng quan niệm đầu tiên chính xác về Ngũhành được thấy trong “Kinh thư” phần V quyển 4 với cái tên “Hồng Phạm” (nghĩa là khuôn lớn) và “Cửu Trù” (nghĩa là chín phép tắc trị nước). HỒNG PHẠM, CỬU TRÙ cho ta thấy quan niệm về vũ trụ, vạn vật, về tâm lý, về chính trị - xã hội căn cứ vào quan sát thực nghiệm của người Trung quốc thời cổ đại, đang ở trong giai đoạn nông nghiệp sơ khai. Đến thế kỷ IV TCN, các nhà triết học đã phát triển quan điểm Ngũhành với các ý nghĩa khác nhau, nhất là việc vận dụng học thuyết ngũhành vào giải thích các hiện tượng xã hội, làm cho thuyết Ngũhành càng có ý nghĩa quan trọng. Thiên “Hồng phạm” viết: “Thứ nhất trong cửu trù là Ngũ hành. Tthứ nhất trong Ngũhành là Thủy, nhì là Hỏa, ba là Mộc, bốn là Kim và năm là Thổ. Thủy là ướt và thấm xuống, Hỏa là nóng và bốc lên, Mộc là cong và thẳng, Kim là theo và đôi, Thổ có công dụng cấy và gặt lúa. Tất cả vũ trụ vạn vật đều do năm khí ấy mà biến hóa ra”. 1 Các Âm dương gia cũng coi sự thay đổi ngày đêm là sự thu gọn của các mùa trong năm ứng với sự luân chuyển củangũ hành: Buổi sáng tương ứng với mùa xuân do hành mộc chủ. Buổi trưa tương ứng với mùa hạ do hành hỏa chủ. Buổi chiều ứng với mùa thu do hành kim chủ. Buổi tối ứng với mùa đông do hành thủy chủ. Ngũhành không chỉ biểu hiện các hiện tượngtự nhiên mà còn biểu hiện chính chất, năng lực của con người cũng như các quan hệ xã hội và những biến cố lịch sử. Trong thiên “Hồng phạm”, sau phạm trù Ngũ hành, ứng với Ngũhành là Ngũ sự viết: “Thứ nhì là ngũ sự: Mạo, ngôn, thị, thính, tư”. Dáng mạo phải kính cẩn. Ngôn là lời nói, lời nói phải thuận theo lẽ phải. Thị là nhìn, nhìn nên sáng suốt. Thính là nghe, nghe phải rõ ràng. Tư là suy nghĩ, suy nghĩ phải thấu suốt. Kính làm cho nghiêm, thuận làm cho đều, sáng suốt làm cho khôn, rõ ràng làm cho nhanh lẹ, sâu làm cho thành. Các yếu tố củangũhành không tồn tại tĩnh, bị động mà chúng là những yếu tố hoạt động (hành), liên hệ, tương tác, thâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau, nên còn gọi là NĂM TÁC NHÂN. Các Âm dương gia đã chia sự tác động lẫn nhau củaNgũhành thành bốn quá trình mâu thuẫn, thống nhất nhau là: TƯƠNG SINH – TƯƠNG KHẮC – TƯƠNG THỪA – TƯƠNG VŨ. 2. Tưtưởng thuyết Âm dương. Cùng với học thuyết Ngũ hành, học thuyết âm dương là quan điểm về vũ trụ quan trọng nhất của triết học Trung quốc cổ đại. Nếu như học thuyết Ngũhành chủ yếu giải thích cơ cấu của vũ trụ, thì học thuyết Âm dương lại di sâu vào lý giải nguồn gốc và sự biến đổi của vạn vật trong thế giới. Quan điểm về “Âm” “Dương” đã được nói đến trong sách “Quốc ngữ” viết vào thế kỷ IV TCN. Học thuyết Âm dương đặc biệt được thể hiện trong tưtưởng “Kinh dịch”, 2 tác phẩm cổ điển vĩ đại nhất của Trung hoa thời cổ. Trong đó ý nghĩa triết lý vũ trụ và nhân sinh của nó hết sức phong phú và sâu sắc. Theo học thuyết Âmdương, nguyên lý tối cao và là nguồn gốc biến hóa của mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ là sự liên hệ, tác động giữa hai thế lực “Âm” và “Dương” trong hai thái cực. Thái cực là nguyên thể đầu tiên của thế giới bao hàm trong nó hai mặt đối lập “Âm” và “Dương”. “Dương” nguyên nghĩa là ánh sáng mặt trời và những gì thuộc về ánh sáng mặt trời. “Âm” là bóng tối và những gì thuộc về bóng tối. Trong sự phát triển về sau “Âm” và “Dương” được coi là hai thế lực cơ bản của vũ trụ; tiềm ẩn trong thái cực, biểu thị và chi phối vạn vật trong thế giới, từtự nhiên đến xã hội. - Từ “đạo trời” đến “đạo người”. - Từ vật vô cùng lớn đến vật vô cùng nhỏ. - Từ cái đơn giản đến cái phức tạp. - Từ cỏ cây động vật đến con người như: Trời và đất, sáng và tối, nóng và lạnh, hút và đẩy, cương và nhu, động và tĩnh, trong và đục, nặng và nhẹ, thể chất và tinh thần, đồng hóa và dị hóa, giống đực và giống cái, Vua và tôi, cha và con, chồng và vợ, hưng và vong, chính và tà, hànvà nhiệt, khí và huyết, phủ và tạng, tỳ và vị v.v… Vậy bản chất phổ biến của thế giới là bao gồm hai yếu tố Âm – Dương mà thành và những nguyên lý phổ biến của nó là: - Mối quan hệ biến và bất biến: Âm thịnh thì dương suy và ngược lại; Âm – Dương bất tương đẳng; nguyên lý “đánh đổi cơ hội” - Âm – Dương tương biến: Âm cùng thì Dương khởi; Dương cực - Âm sinh, thực chất là quy luật biến đổi về lượng dẫn đến biến đổi về chất trong giới hạn xác định. - Âm – Dương tương ỷ: Thuần Âm vô dưỡng; thuần Dương vô sinh có nghĩa là nguyên lý về tính quy định lẫn nhau giữa các khác biệt và đối lập để phát sinh tác dụng 3 - Âm – Dương tương thôi: là sự tương tác giữa các mặt đối lập và thôi thúc phát triển - Âm – Dương tuần hoàn: nguyên lý về nhịp điệu có tính chu kỳ của các quy\á trình biến đổi của các hiện tượngtự nhiên, xã hội và cuộc sống con người. Những giátrịcủatưtưởngÂm dương Ngũ hành: TưtưởngÂm dương – Ngũhành là kết quả của quá trình khái quát những kinh nghiệm thực tiễn lâu dài của nhân dân Trung quốc thời cổ trung đại. Những khuynh hướng duy vật vàtưtưởng biện chứng đã bộc lộ rõ mặc dù mang tính tự phát trong quan điểm về cơ cấu, sự vận động, sự biến hóa của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên cũng như trong xã hội. Khuynh hướng duy vật đã làm lu mờ vai trò của thần thánh, của lực lượng siêu nhiên, những lực lượng không có trong hiện thực khách quan mà do chủ nghĩa duy tâm tôn giáo tạo ra. Trong thực tế thì tưtưởngÂm dương – Ngũhành vẫn còn được úng dụng trong cuộc sống, nhất là trong y học phương Đông và trong việc điều hoà các hiện tượng, các mối quan hệ trong xa hội… Những hạnchếcủatưtưởngAm dương – NgũhànhTưtưởngÂm dương – Ngũhành vẫn còn mang tính chất trực quan, ước đoán chất phác, ngây thơ, chưa có chứng minh cụ thể rõ ràng và có những quan điểm duy tâm, thần bí về lịch sử xã hội nên các luận điểm trên chưa khuất phục được tưtưởng duy tâm, chưa trở thành công cụ giải phóng con người khỏi quan điểm duy tâm thần bí đó. Do vậy, học thuyết Âm dương đã được nhiều thế lực cầm quyền trong các triều đại phong kiến Trung quốc khai thác, nhất là các thuyết duy tâm thần bí, và quan niệm lịch sử tuần hoàn của các Âm dương gia. Chúng đã sử dụng nó như một công cụ đắc lực về mặt tinh thần để duy trìvà củng cố địa vị thống trịcủa họ đối với nhân dân Trung quốc thời cổ trung đại. 4 . đổi của các hiện tư ng tự nhiên, xã hội và cuộc sống con người. Những giá trị của tư tưởng Âm dương Ngũ hành: Tư tưởng Âm dương – Ngũ hành là kết quả của. hỏi: Phân tích tư tưởng của Âm dương, ngũ hành? Giá trị và hạn chế? Bài làm Triết học Trung Quốc cổ trung đại được hình thành từ rất sớm và phát triển thành