1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phòng ngừa tình hình tội phạm về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

177 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 177
Dung lượng 2,32 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu từ kinh tế, chính trị đến văn hoá, xã hội. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh, thu hút đầu tư nước ngoài mạnh, đời sống người dân không ngừng được cải thiện và vị thế quốc gia không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế. Tuy nhiên, cũng chính quá trình phát triển đó đã tạo ra nhiều hệ lụy về môi trường. Kết quả ngày nay, Việt Nam đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề môi trường tiêu cực như: suy thoái đa dạng sinh học và mất cân bằng sinh thái; chất lượng rừng tiếp tục suy giảm và mất chức năng phòng hộ; gia tăng chất thải, ô nhiễm môi trường và vấn đề an toàn thực phẩm; gia tăng rủi ro và sự cố môi trường; gia tăng hạn hán, xâm nhập mặn và ảnh hưởng của thiên tai; cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và vấn đề an ninh nguồn nước; xâm lược sinh thái và an ninh môi trường xuyên biên giới; ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu; suy giảm chất lượng đất và đe dọa đến nền nông nghiệp; tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn phổ biến… Những vấn đề môi trường đang ngày càng trở nên trầm trọng và tất yếu đe dọa đến mục tiêu phát triển bền vững của đất nước. Ngoài những nguyên nhân tự nhiên làm biến đổi và suy thoái chất lượng môi trường toàn cầu, các vấn đề và xu hướng môi trường tiêu cực mà Việt Nam đang đối mặt phần lớn đều xuất phát từ những mặt trái của kinh tế thị trường, khiến con người chạy theo lợi ích cá nhân và tác động tiêu cực lên môi trường tự nhiên. Nói cách khác, nguyên nhân cơ bản của các vấn đề môi trường hiện nay là nhân tạo. Sự tăng trưởng làm cho nền kinh tế trở nên sôi động, cũng làm cho các hành vi xâm hại môi trường ngày càng phổ biến. THTP về môi trường theo thời gian cũng trở nên phức tạp và luôn có xu hướng gia tăng trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển kinh tế của đất nước, xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi của nhân dân như gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, lo lắng về thực phẩm kém an toàn... tại một số địa phương đã trở thành mầm mống mất an ninh trật tự. Điều này đồng thời cũng đặt ra đòi hỏi bức thiết về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về môi trường. Trong đó, phòng ngừa THTP về môi trường là một công tác chính yếu và là tư tưởng chủ đạo trong phòng chống tội phạm về môi trường. Phòng ngừa THTP về môi trường mặc dù được triển khai thực hiện và mang đến những kết quả đáng ghi nhận như THTP về môi trường ở một số lĩnh vực nhất định có xu hướng giảm; một số nhóm THTP về môi trường cơ bản được kiểm soát; THTP về môi trường ở một số địa phương cũng đã có những chuyển biến tích cực... Tuy nhiên, tựu chung lại công tác phòng ngừa vẫn chưa đạt được mục tiêu vì xét đến cùng các vấn đề về môi trường ở nước ta luôn duy trì xu hướng ngày càng tiêu cực. Nguyên nhân của sự chưa hiệu quả của phòng ngừa THTP về môi trường đến từ cả yếu tố khách quan và chủ quan như: sự tác động của kinh tế thị trường; các vấn đề tiêu cực của kinh tế toàn cầu; hệ thống pháp luật về BVMT chưa hoàn thiện; chất lượng đội ngũ thực thi còn hạn chế; các biện pháp phòng ngừa thiếu đa dạng; nhận thức của xã hội về phòng ngừa THTP về môi trường chưa phổ biến… Thực tế đó đặt ra đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa trong tương lai. Tỉnh Hà Tĩnh được xem là một hình ảnh thu nhỏ của Việt Nam về những vấn đề môi trường tiêu cực đang phải đối mặt như: quy mô rừng tự nhiên giảm 1/3 sau 10 năm; nền nhiệt độ gia tăng 2 độ C sau 8 năm; hoạt động săn bắt động vật hoang dã và khai thác thực vật hoang dã, khai thác tài nguyên tiếp tục diễn biến phức tạp làm suy thoái tài nguyên, một số chủng loại đã cạn kiệt; tình trạng xâm nhập mặn tính đến năm 2019 làm 17.000 ha đất nông nghiệp mất khả năng canh tác; Nồng độ carbon dioxide trong khí quyển ở mức cảnh báo từ 180 - 300ppm; đa dạng sinh thái bị đe dọa, ước tính 82% sinh khối động vật có vú hoang dã đã bị mất; ô nhiễm môi trường, đặc biệt ô nhiễm môi trường nước ngày một diễn biến phức tạp, trong 03 năm 2017, 2018 và 2019 trung bình mỗi ngày có 7 tấn rác thải rắn từ đại dương dạt vào bờ; thiên tai đang có diễn biến nặng và xuất hiện đa thiên tai; tần suất và quy luật lũ lụt cũng thay đổi. So với giai đoạn từ năm 2000 - 2010, giai đoạn từ năm 2010 - 2020 có số lượng đợt lũ tăng gấp đôi từ 02 đợt/năm lên 04 đợt/năm… Hậu quả này có mối liên hệ mật thiết với THTP về môi trường trên địa bàn tỉnh khi trong 10 năm từ năm 2010 - 2019 tổng số vụ án về tội phạm môi trường từ 7 vụ năm 2010 đến 37 vụ năm 2019, tăng 81% trong 10 năm, tổng số bị cáo phạm tội về môi trường có xu hướng tăng cao từ 11 người năm 2010 lên 66 người năm 2019, với tốc độ tăng sau 10 năm là 83%. Điều này cũng cho thấy công tác phòng ngừa THTP về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh chưa đạt được hiệu quả, nhiều vấn đề vướng mắc, khó khăn đặt ra đòi hỏi phải có sự xem xét, đánh giá để khắc phục. Việc nghiên cứu phòng ngừa THTP về môi trường trên một địa bàn cụ thể có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện và phân tích sâu sắc hơn các vấn đề thực tiễn. Từ đó đáp ứng được yêu cầu về xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa THTP về môi trường. Từ những yêu cầu bức thiết đó của thực tiễn, NCS chọn đề tài tiến sĩ “Phòng ngừa tình hình tội phạm về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm.

Ngày đăng: 17/07/2021, 09:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w