Với những thông tin được cung cấp từ môn học, từ các tài liệu tham khảo và hiểu biết của bản thân về đàm phán, tác giả phân tích một ví dụ mang tính cập nhật, có ý nghĩa thực tiễn cao về
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Đàm phán là việc giải quyết vấn đề giữa ít nhất hai bên thông qua hội đàm được thực hiện một cách khoa học và nghệ thuật để chia sẻ quyền lợi hoặc giảm bớt đối kháng Đàm phán trong hoạt động mua bán sát nhập (M&A) cũng là đàm phán phổ biến trên thị trường tài chính quốc tế Theo yêu cầu môn Đàm phán quốc tế trong chương trình đào tạo MBA của trường Đại học Ngoại thương, tác giả chọn phân tích một cuộc đàm phán trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng quốc tế
Với những thông tin được cung cấp từ môn học, từ các tài liệu tham khảo và hiểu biết của bản thân về đàm phán, tác giả phân tích một ví dụ mang tính cập nhật,
có ý nghĩa thực tiễn cao về đàm phán thương lượng trong ngành tài chính- ngân hàng của những đối tác cụ thể tại một cường quốc về tài chính- ngân hàng trên thế giới là nước Mỹ nhằm cung cấp tài liệu tham khảo cho người đọc về lĩnh vực này
Trong khuôn khổ tiểu luận môn học “Đàm phán quốc tế” dưới sự hướng dẫn
của TS Nguyễn Hoàng Ánh, tác giả đã tiến hành phân tích một cuộc đàm phán, đó
là “Phân tích cuộc đàm phán của JP Morgan Chase mua lại ngân hàng Bear Stearns bên bờ vực phá sản”, để từ đó tìm hiểu sâu hơn những kiến thức về kỹ
năng đàm phán Do khuôn khổ thời gian có hạn cùng trình độ hiểu biết và kiến thức còn hạn hẹp nên bài tiểu luận này chắc chắn sẽ còn những thiếu sót, kính mong sự góp ý của TS Nguyễn Hoàng Ánh và các bạn để tôi sẽ hoàn thiện hơn trong các tiểu luận cũng như luận văn sau này Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2011
Học viên Nguyễn Thị Lan Phương
Trang 2Phân tích cuộc đàm phán của JP Morgan Chase mua lại ngân hàng Bear Stearns bên bờ vực phá sản
1 Các yếu tố chính của cuộc đàm phán
Các bên tham gia đàm phán
Ngân hàng mua lại: JP Morgan Chase
Vài nét c ơ bản về JP Morgan Chase:
- JPMorgan Chase & Co., là một trong những tập đoàn tài chính lâu đời nhất trên thế giới, trụ sở tại New York, Mỹ JP Morgan Chase có vị trí thứ 2 tại
Mỹ trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng, chỉ đứng sau Bank of America; JP Morgan Chase nổi bật trong cung cấp dịch vụ tài chính, ngân hàng đầu tư và quản lý tài sản Tài sản của tập đoàn này hiện là 2.041 tỷ USD, quỹ bảo hiểm rủi ro của JP Morgan Chase là quỹ lớn nhất nước Mỹ với tài sản 34 tỷ USD năm 2007
- Cổ phiếu của JPMorgan Chase (NYSE: JPM) được niêm yết trên nhiều trung tâm giao dịch chứng khoán trên thế giới tại các nước như: Mỹ, Đức, Nhật, Thụy Sĩ… Đến 1/7/2004, J.P Morgan Chase & Co., tập đoàn cung cấp dịch
vụ tài chính lớn thứ hai ở Mỹ và Bank One, ngân hàng lớn thứ sáu của nước này vừa hoàn tất việc sát nhập để trở thành ngân hàng đứng thứ năm trên thế giới J.P Morgan Chase & Co
Ngân hàng bị mua lại: Bear Stearns
Vài nét c ơ bản về Bear Stearns :
- Được thành lập năm 1923, là một trong những ngân hàng đầu tư, giao dịch chứng khoán và môi giới toàn cầu lớn nhất thế giới, có trụ sở tại Mỹ;
- Sơ lược hoạt động kinh doanh: Năm 2006 NH này có doanh thu 9 tỷ USD, lợi nhuận 2 tỷ USD, 13.000 nhân công trên toàn thế giới; lợi nhuận chủ yếu của NH thu được từ hoạt động của các quỹ đầu cơ (hedge fund)- cũng là nguyên nhân gây nên sự sụp đổ của NH này Do đầu tư lớn vào chứng khoán thế chấp dưới chuẩn (subprime mortgage-backed securities), tháng 12/2007, lần đầu tiên trong lịch sử hơn 80 hoạt động, Bear Stearns tuyên bố khoản
Trang 3thua lỗ 854 tỷ USD trong Quý IV/2007 cùng với các tài sản liên quan đến thứ cấp tương đương 1,9 tỷ USD mất dần giá trị Bear Stearns đứng bên bờ vực phá sản
Đối tượng và thời gian đàm phán: Mức giá cả và các điều kiện khác
trong thoả thuận của JPMorgan Chase mua lại Bear Stearns để ngăn cản việc Bear Stearns bị phá sản, đàm phán diễn ra trong trung tuần tháng 03/2008
Phân tích quyền lợi các bên trong đàm phán
Đối với JP Morgan Chase
- Đây là một cơ hội kinh doanh thuận lợi của JPMorgan Chase, mua lại Bear Stearns trong hoàn cảnh Bear Stearns đang gặp khó khăn, đứng trước nguy
cơ phá sản nên giá thương lượng thuận lợi cho JPMorgan Chase (mua với giá 2USD/cổ phiếu chỉ bằng 1/5 thị giá của Bear Stearns lúc bấy giờ)- có thể nói đây là một món hời;
- Vụ giải cứu Bear Stearns đã đánh bóng tiếng tăm của JPMorgan và đây là yếu tố nâng đỡ cho Ngân hàng trong suốt 1 năm hoạt động sau đó, thậm chí khi hoạt động kinh doanh vẫn tiếp tục đi xuống theo đà suy thoái của nền kinh tế;
Đối với Bear Stearns
- Do tính chất cấp bách của việc nếu không có sự giải cứu bằng giải pháp tài chính (bail-out) ngay lập tức, NH Bear Stearns sẽ đối mặt với nguy cơ phá sản và sự phá sản này đe doạ hoạt động của cả hệ thống tài chính nước Mỹ,
từ đó có thể tác động xấu đến nền tài chính toàn cầu Tham gia đàm phán trong một thương vụ kiểu mua bán sáp nhập (merger and acquisition), Bear Stearns tránh khỏi nguy cơ phá sản kéo theo nhiều hệ luỵ đối với bản thân Bear Stearns cũng như cả hệ thống kinh tế Mỹ;
Đối với bên thứ ba là Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (FED) và chính phủ Mỹ
- Thông qua ý kiến của FED, chính phủ Mỹ đã phê chuẩn khoản hỗ trợ tài chính 30 tỷ USD bổ sung vào tài sản lưu động còn thiếu hụt của Bear Stearns, điều này đã giúp cuộc thương lượng mua bán thành công Không chỉ
Trang 4đóng góp vào thành công của cuộc đàm phán mà kết quả là hai bên tham gia đàm phán đều có lợi, chính phủ Mỹ và FED còn góp phần giải nguy cho hệ thống tài chính Mỹ nói riêng và hệ thống tài chính toàn cầu nói chung trước hậu quả của cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn
2 Tình huống dẫn đến đàm phán
- Khủng hoảng nợ dưới chuẩn của Mỹ năm 2008 lan rộng dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế- tài chính toàn cầu, ngân hàng Bear Stearns của Mỹ đứng trước nguy cơ phá sản
Mười năm sau cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ châu Á, thế giới lại đứng trước một cuộc khủng hoảng tài chính mà mức độ nghiêm trọng và khả năng tàn phá lớn hơn gấp nhiều lần Xuất phát từ khủng hoảng nợ dưới chuẩn của Mỹ, do những chính sách tín dụng dễ dãi của các ngân hàng và tổ chức đầu tư bất động sản, thông qua mối quan hệ kinh doanh chằng chịt của hệ thống ngân hàng thời đại toàn cầu hoá, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã nhanh chóng lan rộng ra nhiều lĩnh vực và khu vực trên toàn thế giới
Cả thế giới bàng hoàng khi hàng loạt các định chế tài chính lớn lần lượt sụp
đổ, tiêu biểu nhất là sự phá sản của Lehman Brothers, ngân hàng mà chỉ một năm trước đó còn được đánh giá là ngân hàng đầu tư bất động sản tốt nhất nước Mỹ Tiếp đó là các tên tuổi như Bradford and Bingley (Anh), Hypo Real Estate (Đức), Fortis (Bỉ), Dexia (Pháp), Yamamoto Life (Nhật Bản)… Tính tới cuối tháng 11 năm
2008, số ngân hàng thương mại phá sản ở Mỹ đã lên tới 22 (trong đó đứng đầu danh sách những thể chế tài chính xấu số này là Washington Mutual với tổng tài sản 307
tỷ USD) và chưa có dấu hiệu dừng lại Số ngân hàng nằm trong danh sách "có vấn đề” vẫn tăng không ngừng, đạt tới con số 171 trong quý III/2008, mức cao nhất kể
từ năm 1995
Trên thực tế, tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu xuất phát từ khủng hoảng nợ dưới chuẩn của Mỹ đến nền kinh tế thế giới là rất lớn Sự lan rộng của khủng hoảng khiến cho chính phủ nhiều nước phải bắt tay vào đối phó khủng hoảng nhằm hạn chế tác động xấu của khủng hoảng tài chính, đồng thời các ngân hàng
Trang 5cũng nắm bắt cơ hội kinh doanh thông qua hoạt động mua bán- sáp nhập (M&A) để
mở rộng cơ hội kinh doanh và tăng lợi nhuận Trong bối cảnh đó, ngân hàng JP Morgan Chase đã tiến hành mua lại ngân hàng Bear Stearns tháng 03 năm 2008 với mức giá xấp xỉ 240 triệu USD, tương ứng 2 USD/cổ phiếu;
3 Tóm tắt quá trình đàm phán
Diễn biến cuộc đàm phán
Cuộc đàm phán diễn ra nhanh chóng, hai bên thống nhất và ra quyết định trong vòng khoảng 1 tuần Tuần đầu tiên của tháng 3/2008 vẫn còn khá im ắng tại phố Wall, nhưng bên trong nội bộ Bear Stearns đã bắt đầu rối loạn Vào ngày 12/3/2008, Bear Stearns chỉ nắm giữ 5,9 tỉ USD tiền mặt và giá cổ phiếu mất tời 98% giá trị so với mức đỉnh 158 USD/cổ phiếu vào tháng 4/2007
Tối thứ Năm, ngày 13/3/2008, vì tình hình quá nguy cấp, Tổng Giám đốc điều hành (CEO) Alan Schwartz của Bear Stearns đã tìm đến CEO Jamie Dimon của JPMorgan Chase nhờ giúp đỡ Sau khi biết Schwartz cần vay 30 tỉ USD, Dimon
đã từ chối Ông nói: "Đây là thời khắc khó khăn Chúng tôi không biết gì về các vấn
đề bên Bear Stearns Hơn nữa, tôi cần phải có ý kiến của Hội Đồng Quản Trị" Dimon đề nghị Schwarts liên hệ với Cục Dự trữ Liên Bang (FED) và Bộ tài chính
Mỹ để cầu xin giúp đỡ Đêm hôm đó, CEO Dimon gọi cho Tim Geithner, lúc đó phụ trách dàn sếp vụ giải cứu Bear Stearns và nói rõ "Chúng tôi không thể làm điều này một mình" Ông đã gọi cho Bộ trưởng tài chính Mỹ khi đó là Henry Paulson và Chủ tịch FED Ben Bernanke
Lúc 11h đêm ngày 13/03/2008, ông gửi một nhóm nhân viên chuyên về tính dụng sang văn phòng của Bear Stearns tại đại lộ Madison Sau đó, nhóm của ông cùng làm việc với nhóm của FED và Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) Đến 6h sáng ngày thứ Sáu (14/3), mọi kế hoạch giải cứu Bear Stearns được lập ra: Vì FED không có quyền trực tiếp cho các khách hàng môi giới như Bear Stearns vay nên sẽ cho JPMorgan vay từ JPMorgan chuyển khoảng vay sang cho Bear Stearns Đến 6h45, Dimon gửi thư email thông báo đến các nhà quản trị của Bear Stearns
Trang 6Khi thị trường chứng khoán mở cửa vào sáng hôm đó, nhà đầu tư quả nhiên cảm thấy vơi bớt nỗi lo ngại Cổ phiếu của Bear Stearns dao động quanh mức đóng cửa của ngày trước đó với giá 57 USD/cổ phiếu, thậm chí có lúc leo lên 62 USD/cổ phiếu Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau đó, giá cổ phiếu đã giảm xuống một nửa Trước tình hình này, Paulson và Geithner ra chỉ thị cho Bear Stearns phải bán cổ phiếu trong vòng 48 tiếng đồng hồ tời trước khi thị trường chứng khoán thế giớ mở cửa vào sáng thứ 2 (17/3/2008) nhằm lấy lại niềm tin của nhà đầu tư
Ngày chủ nhật, Dimon gọi cho Geithner và nói rõ, trừ phi ông nhận được sự đảm bảo của Chính phủ Mỹ cho các tài sản xấu của Bear Stearns trị giá 30 tỉ USD, nếu không ông không thể tiến hành vụ giao dịch Geithner đã đống ý cho vay 30 tỉ USD Ngày 14/03/2008 (Thứ Sáu), trong quá trình thương lượng với JPMorgan Chase nhằm thuyết phục JPMorgan Chase mua lại NH này, Bear Stearns được xác định có trị giá 3,5 tỷ USD Tuy nhiên, đến đầu tuần sau, ngày 17/03/2008, JPMorgan Chase xác định Bear Stearns chỉ còn trị giá 236 triệu USD- tương đương 1/5 giá trị công trình xây dựng các trụ sở của Bear Stearns Tuy nhiên, nhờ vị thế đã
sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính của mình, các thương vụ đang còn tồn đọng, chờ giải quyết của Bear Stearns trị giá lên tới 10 nghìn tỷ USD., do đó JP Morgan Chase cần Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (FED) hỗ trợ 30 tỷ USD bằng bảo lãnh cho vay mới
có thể hoàn tất việc mua lại ngân hàng này
Kết quả đàm phán
Ngày 17/03/2008, JP Morgan Chase&Co đã tuyên bố mua lại đối thủ đang gặp rắc rối Bearn Steams với giá thoả thuận cơ bản là 236,2 triệu USD với điều kiện Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (FED) hỗ trợ 30 tỷ USD bảo lãnh cho vay Thương vụ chuyển nhượng hoàn toàn bằng cổ phiếu là một con đường để giúp ngân hàng đầu
tư lớn thứ 5 phố Wall này khỏi bị phá săn và sự lan tràn của cuộc khủng hoảng niềm tin trên thị trường tài chính toàn cầu có thể được dập tắt Cục Dự trữ Liên bang Mỹ
và chính phủ Mỹ ngay lập tức phê chuẩn vụ mua bán này JPMorgan Chase tuyên
bố sẽ đảm bảo các nghĩa vụ tài chính với Bear Stearns và khoản trợ cấp đồi với tập
Trang 7đoàn ngân hàng này cho đến khi các cổ đông của Bear Stearns chấp nhận các nội dung cụ thể của thoả thuận mua bán dự kiến sẽ hoàn thành trong Quý II/2008
4 Các yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đàm phán.
Thời gian đàm phán: rất ngắn, trong vòng khoảng 1 tuần, trong trung tuần
tháng 03/2008 kể từ ngày 13/03/2008, các nhà lãnh đạo 2 tập đoàn tài chính lớn của
Mỹ (hai đối tác đàm phán)- đều tỏ ra rất quyết đoán trong việc đưa ra quyết định cuối cùng, do tính chất cấp bách của việc giải cứu Bear Stearns khỏi tình trạng phá sản cũng như việc chuyển nhượng bằng cổ phiếu yêu cầu phải thương lượng nhanh chóng trước khi tuần giao dịch mới diễn ra vào thứ Hai 17/03/2008, tránh việc cổ phiếu Bear Stearns rớt giá thê thảm
Trong cuộc đàm phán này có sự tham gia của bên thứ ba là Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (FED), FED đóng vai trò hỗ trợ về tài chính cho cuộc đàm phán thành công, tuy nhiên không can thiệp vào việc đàm phán giữa 2 bên tham gia
Môi trường đảm phán: Trong vụ đàm phán này, JPMorgan Chase đã lựa chọn thời điểm đàm phán có lợi cho mình và nắm toàn quyền chủ động Tuy nhiên,
do tính cấp bách của vấn đề được đưa ra đàm phán, cuộc đàm phán diễn ra tương đối thân thiện, không có nhiều kịch tính, chóng vánh, sớm đưa đến hiểu biết lẫn nhau và đi đến thỏa thuận
Vị thế các bên: Trong cuộc đàm phán này mỗi bên đều có ưu thế của mình,
sự tham gia của bên thứ ba là chính phủ Mỹ và Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (FED) cũng đóng góp không nhỏ vào thành công của cuộc đàm phán
Đối với ngân hàng thực hiện mua lại, JPMorgan Chase, họ đã đánh giá được thông tin về ba yếu tố quan trọng trong đàm phán là giá cổ phiếu, tương lai của công ty bị sát nhập và đội ngũ quản lý của công ty bị sát nhập Họ đồng thời là nhà kinh doanh ngân hàng đứng thứ 2 tại Mỹ, thứ 5 trên thế giới và đã thực hiện vụ mua bán sát nhập thành công với ngân hàng Bank One (NH lớn thứ 6 tại Mỹ), khẳng định ưu thế tiềm lực tài chính rất mạnh của mình trong thương vụ mua bán này Đối với ngân hàng bị mua lại, mặc dù là tâm chấn của vụ “động đất” mang tên tín dụng dưới chuẩn, Bear Stearns cũng có một số lợi thế nhất định: đây là NH lớn
Trang 8của Mỹ có lịch sử hơn 80 năm hoạt động và kinh doanh có lãi cho đến năm 2006, với cơ sở vật chất, đội ngũ quản lý, chuyên gia giỏi, nhân viên chuyên nghiệp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Do đó, ban đầu JPMorgan Chase cũng đã phải chấp nhận thương lượng chi trả Bear Stearns với mức giá 10$/cổ phiếu
Đối với kiểu đàm phán mua bán sát nhập, các điều kiện kinh tế, xã hội nói chung vẫn đóng một vai trò quyết định, nghĩa là các quy định của chính phủ và các chính sách định hướng vĩ mô về lĩnh vực đàm phán có liên quan đóng vai trò quan trọng Nếu cuộc đàm phán không được chính phủ và cơ quan chức năng của chính phủ ủng hộ hay hậu thuẫn thì cuộc đàm phán đó có thể lâm vào thế bế tắc hoặc gặp khó khăn Ví dụ, chính phủ có thể thông qua các văn bản luật, dưới luật để ngăn cản tình trạng “cá lớn nuốt cá bé” trên thị trường mua bán sát nhập, nhằm mục đích ngăn chặn tình trạng độc quyền Trong trường hợp này, vụ mua bán được chính phủ
Mỹ và FED ủng hộ hoàn toàn, thể hiện bằng việc chi viện tài chính thúc đẩy cuộc đàm phán nhanh chóng dẫn đến thành công
5 Chiến lược, chiến thuật đàm phán.
Kiểu đàm phán: đàm phán hợp tác trong đó cả 2 bên cùng có lợi, còn gọi là win-win negotiation, vì các lý do sau:
Đối với Ngân hàng JP Morgan Chase: có cơ hội mua lại ngân hàng Bear Stearns với giá rẻ, tạo cơ hội mở rộng quy mô kinh doanh, tăng thêm lợi nhuận;
Có thể nói, việc mua lại Bear Stearn có thể coi như một món hời, công ty môi giới sơ cấp và các trụ sở của tập đoàn Bear chính là những tài sản đầy hấp dẫn
Đối với Ngân hàng Bear Stearns: thoát khỏi nguy cơ phá sản đã cận kề, mà
sự phá sản của Bear Stearns sẽ đem lại nhiều hệ luỵ, hậu quả nặng nề cho các
cổ đông, chủ nợ, người lao động của Bear Stearns nói riêng, cũng như cả nền kinh tế Mỹ nói chung
Trong suốt quá trình đảm phán, nhiều chiến thuật đã được hai bên sử dụng một cách linh hoạt Tập đoàn tài chính- ngân hàng JPMorgan Chase đã có sự chuẩn
Trang 9bị kỹ lưỡng từ trước và nắm quyền chủ động hơn trong đàm phán nên cũng đã dùng chiến thuật “sức ép thời gian” để mua lại Bear Stearns với mức giá thương lượng có lợi cho mình Cuộc đàm phán này không thể kéo dài do thương lượng mua bán bằng
cổ phiếu mà giá cổ phiếu thay đổi từng ngày
Chiến thuật “cây gậy và củ cà rốt” cũng đã được sử dụng trong cuộc đàm phán này Tính mềm dẻo, sáng tạo của JPMorgan Chase thể hiện ở chỗ có sự chuẩn
bị trước nhiều phương án thương lượng cho đối tác lựa chọn, để vừa đạt được mục đích của mình, vừa không chặn hết đường tiến của đối tác Do vậy, chỉ trong vòng khoảng 1 tuần, một trong những niềm tự hào của phố Wall với giá cổ phiếu thời hoàng kim cách đây 1 năm lên đến 170 USD - xuôi tay chấp nhận bị mua lại với giá 2USD/cổ phiếu đã gây chấn động cả thị trường tài chính
Trang 10KẾT LUẬN
Cuộc đàm phán thành công hay không phụ thuộc hoàn toàn vào đánh giá của chủ thể tham gia đàm phán Thành công của đàm phán là việc đạt được ở mức độ nhất định một số trong những mục tiêu đặt ra trước khi đàm phán Trong cuộc đàm phán trong khuôn khổ bài tiểu luận này, các bên đều bảo vệ được quyền lợi của mình cũng như quyền lợi chung của toàn xã hội
Việc sử dụng các chiến lược, chiến thuật cũng tùy theo tính chất của mỗi cuộc đàm phán Trong cuộc đàm phán kiểu này hai bên tham gia đàm phán đã thành công trên cơ sở lựa chọn chiến lược đàm phán hợp tác còn gọi là đàm phán thắng-thắng (win-win negotiation), nhưng trên hết, mọi chiến thuật đều không sánh được
sự hiểu biết lẫn nhau Các chiến thuật và sự kiên trì, quyết đoán là cần thiết, sự chuẩn bị kỹ lưỡng đem lại lợi thế và sự tự tin trong đàm phán Mặt khác, việc tận dụng thời cơ đàm phán cũng tạo ra ưu thế và quyền chủ động cao hơn cho mỗi bên trong đàm phán, kết quả cuối cùng tốt đẹp cho cả hai phía Kết quả này cũng phản ánh một xu thế rất phổ biến trên thế giới là xu thế mua bán sát nhập (M&A) trong lĩnh vực ngân hàng tài chính- kinh nghiệm rất quý giá cho hệ thống ngân hàng Việt nam trong giai đoạn hiện nay
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Trang web: http//www.nytimes.com- Tờ thời báo “The NewYork Times” của
Mỹ, bài viết “Lịch sử hoạt động JPMorgan Chase” Tháng 02/2009
2 Trang web: http//useconomy.about.com viết về nền kinh tế Mỹ, bài viết “Số
phận Bear Stearns đã được định đoạt” Tháng 06/2008
3 Trang web: http//doanhnhan360.com, bài “Chuyện về sát nhập công ty” trong
loạt bài Những câu chuyện quản lý thời hiện đại -Tháng 03/2011
4 Trang web: http//doanhnhan.net, bài viết “Lạt mềm buộc chặt” ngày
28/03/2011