1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận PHÂN TÍCH một CUỘC đàm PHÁN

7 2,3K 32

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 66 KB

Nội dung

CH5 QTKD Tiểu luận Đàm phán quốc tế MỞ ĐẦU Đàm phán là việc giải quyết vấn đề giữa ít nhất hai bên thông qua hội đàm được thực hiện một cách khoa học và nghệ thuật để chia sẻ quyền lợi hoặc giảm bớt đối kháng. Đàm phán về công việc và lương bổng là lĩnh vực đàm phán tế nhị, đặc biệt đứng về phía người lao động điều này rất khó tổ chức thực hiện thành công. Theo yêu cầu môn Đàm phán quốc tế trong chương trình đào tạo MBA của trường Đại học Ngoại thương, tác giả chọn phân tích một cuộc đàm phán như thế mà bản thân mình là người trong cuộc. Với những thông tin được cung cấp từ môn học, từ các tài liệu tham khảo và hiểu biết của bản thân về đàm phán, tác giả phân tích một số khía cạnh của vụ đàm phán này nhằm đưa ra một ví dụ tham khảo cho người đọc. Hơn nữa, tác giả cũng mong đem lại cho các bạn trẻ một vài kinh nghiệm để có thể thành công trong đàm phán với doanh nghiệp về công việc và thu nhập. 1. Các bên tham gia đàm phán Người sử dụng lao động: Lãnh đạo các công ty trong tập đoàn Logitem Người lao động: Ông Nguyễn Văn Kiên (tác giả) Nội dung đàm phán: Thay đổi công việc và lương Thời gian đàm phán: Từ ngày 02/03/10 đến ngày 30/03/10 2. Tình huống dẫn đến đàm phán Công ty TNHH dịch vụ vận tải Việt Nhật số 2 (Logitem Vietnam Corp. No.2 - LV2) là một liên doanh tập đoàn Logitem Nhật Bản với đối tác Việt Nam là Công ty cổ phần vận tải ô tô số 2, một doanh nghiệp nhà nước. Ông Kiên đã làm việc trong công ty LV2 từ ngày 10/10/05. Từ năm 2008 được phân công làm trưởng ban Nghiệp vụ, phụ trách mua hàng, bảo hiểm, phòng cháy, giải quyết khiếu nại, bồi thường, thiết kế quy trình & dụng cụ lao động. Ông Kiên đã tổ chức công việc tốt, giảm biên chế đơn vị từ 5 người xuống còn 3 người, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả công việc. Ngoài lương (khoảng 400USD/tháng) ông Kiên cũng có thêm thu Đàm phán thay đổi công việc và tăng lương Page 1 CH5 QTKD Tiểu luận Đàm phán quốc tế nhập từ hoa hồng mua hàng và bảo hiểm. Tổng thu nhập hàng năm vào khoảng 15.000USD. Hợp đồng liên doanh chỉ còn 5 năm nữa nên Tập đoàn Logitem đã thành lập công ty TNHH Logitem Vietnam (LVC) 100% vốn Nhật Bản, vai trò và hoạt động của LV2 vì thế ngày càng giảm trong khi LVC đang thiếu cán bộ quản lý có kinh nghiệm. Nhận thấy công việc hiện nay của mình không có cơ hội phát triển, thu nhập có tính chất không chính đáng và rất nhạy cảm. Mục tiêu của ông Kiên là tìm cách chuyển sang vị trí trưởng phòng Nghiệp vụ của LVC với mức lương khoảng 1.200USD/tháng. Ông Kiên đã tiến hành một cuộc đàm phán rất mạo hiểm và thành công. 3. Tóm tắt quá trình đàm phán a. Diễn biến cuộc đàm phán: Ngày 02/03/10 ông Kiên gửi đơn xin nghỉ việc cho cấp trên trực tiếp là trưởng phòng Nghiệp vụ. Trong đơn ông Kiên xin nghỉ việc từ ngày 01/05/10. Bất ngờ về việc này nên Trưởng phòng lập tức gặp riêng ông Kiên tìm hiểu lý do. Ông Kiên trình bày một số lý (đã nêu trong đơn) như sau: - Ông Kiên thấy mình chậm tiến bộ và phải thay đổi, bắt đầu từ thay đổi công việc, tìm cơ hội, chấp nhận thách thức để tiến lên. - Ông Kiên luôn cố gắng học tập vươn lên (sắp có băng MBA), nhưng công việc hiện tại chưa sử dụng hết khả năng chuyên môn và kinh nghiệm của ông Kiên. - Thu nhập thấp trong điều kiện kinh tế gia đình chưa vững. Trưởng phòng thận trọng lắng nghe, ghi chép, trao đổi, sau cùng ông nêu ra ý kiến: - Cơ cấu quản lý của công ty sẽ thay đổi trong tháng 4. Ông ta sẽ có vị trí mới quan trọng hơn và ông Kiên là một phần trong kế hoạch của ông ấy. - Ông hứa sẽ thuyết phục Ban Giám đốc thực hiện các khoản phụ cấp để ông Kiên có thể đạt thu nhập như mong muốn và đề nghị ông Kiên tiếp tục làm việc cho công ty. Ông Kiên cũng gửi ngay một email cho Tổng Giám đốc trình bày nguyện vọng nghỉ việc của mình, gửi kèm báo cáo tổng hợp việc mua sắm năm 2009 nêu rõ đã tiết kiệm Đàm phán thay đổi công việc và tăng lương Page 2 CH5 QTKD Tiểu luận Đàm phán quốc tế cho công ty trên 200 triệu đồng, tương đương 4% (so sánh với giá mua gần nhất của người tiền nhiệm). Ngày 05/03/10 Tổng Giám đốc LV2 mời ông Kiên đi ăn trưa, dĩ nhiên với mục đích thương thảo. Ngoài việc nói rõ lý do nghỉ, ông Kiên còn trình bày những dự định tương lai của mình, thể hiện rõ quyết tâm ra đi. Tổng Giám đốc người Nhật đã nản lòng nhưng vẫn chưa hoàn toàn chào thua. Sau đó cả ba vị phó Tổng giám đốc (trong đó có 2 người Việt Nam) đã lần lượt gặp riêng và thuyết phục ông Kiên ở lại với nhiều dự định nhưng đều không thành công. Ngày 26/03/10 vị Tổng Giám đốc của công ty LVC gặp ông Kiên (chắc chắn không hề tình cờ như đã diễn ra) và đưa ra hai câu hỏi: thứ nhất nhằm xác nhận ông Kiên đã xin nghỉ việc; thứ hai để biết ông Kiên đã tìm việc được việc ở đâu chưa? Ông Kiên không giấu giếm trong 3 tuần qua đã ba lần đi dự phỏng vấn, được 2 công ty chấp nhận, nhưng ông Kiên vẫn chưa nhận lời. Trước hết vì tính chất công việc cũng như tầm vóc các công ty này chưa tốt. Mặt khác ông Kiên còn phải làm cho công ty cũ đến hết 30/04/10. Ông Tổng Giám đốc LVC hẹn một cuộc gặp vào ngày hôm sau. Trong cuộc gặp này ông Kiên nêu mong muốn thay đổi công việc và khả năng thực hiện mong muốn ấy là không khó. Tổng Giám đốc LVC cũng bày tỏ mong muốn mời ông Kiên sang làm việc nhưng băn khoăn về việc nếu ông Kiên nhanh chóng được nhận mức lương quá cao sẽ gây phản ứng không tích cực cho nhân viên của cả hai công ty. Bằng tất cả tình cảm của mình, ông Kiên thừa nhận đó là lý do mà ông Kiên chọn ra đi chứ không yêu cầu lãnh đạo công ty tăng lương. Tổng Giám đốc LVC nói sẽ bàn bạc với lãnh đạo các công ty trong tập đoàn để xem xét khả năng đáp ứng mong muốn của ông Kiên để có thể hợp tác. Ông Kiên không quên cám ơn ông Tổng Giám đốc LVC đã quan tâm và hân hạnh nếu được tiếp tục là người của tập đoàn Logitem, tất nhiên với điều kiện các lãnh đạo ở công ty cũ không phản đối. b. Kết quả đàm phán Đàm phán thay đổi công việc và tăng lương Page 3 CH5 QTKD Tiểu luận Đàm phán quốc tế Ngày 29/03/10 ông Kiên nhận được trả lời LVC mời ông Kiên làm trưởng phòng Nghiệp vụ của họ với mức lương năm đầu tiên là 1,000USD/tháng. Ông Kiên đã gọi điện cho Tổng Giám đốc của công ty cũ. Với tất cả sự kính trọng của mình, ông Kiên cho ông biết ông Kiên sẽ không làm việc cho công ty LVC nếu đây không phải là mong muốn của ông này. Ông trả lời rằng ông mừng cho ông Kiên và mong muốn ông Kiên cộng tác tốt với bên kia. Ngày hôm sau, ông Kiên đã nhận lời LVC, sớm bàn giao công việc ở LV2 và chuyển sang LVC làm việc tử ngày 12/04/10. 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đàm phán. Trong vụ đàm phán này ông Kiên đã tự tạo cho mình môi trường đàm phán tốt và nắm quyền chủ động. Việc chuấn bị có một quá trình lâu dài từ việc thể hiện năng lực bản thân và tự tin trước cơ hội của mình. Lãnh đạo Công ty đã bị thuyết phục hoàn toàn về việc ông Kiên sẽ dễ dàng nhận được công việc ở nơi khác với thu nhập cao đã tạo áp lực cạnh tranh lớn lên đối phương. Thời gian đàm phán ở đây kéo dài gần một tháng và trải qua bảy cuộc nói chuyện khác nhau với sáu vị lãnh đạo. Tuy nhiên, mức độ căng thẳng trong quá trình đàm phán là không có, mỗi cuộc đàm phán đều diễn ra chóng vánh và sớm đưa đến hiểu biết lẫn nhau và đi đến kết luận. Trong vụ đàm phán này mỗi bên đều có ưu thế của mình. Ông Kiên có ưu thế về chuyên môn, ngoại ngữ, kinh nghiệm làm việc và đặc biệt là sự cạnh tranh trên thị trường lao động. Ưu thế của công ty là gần nơi ở của ông Kiên, môi trường làm việc quen thuộc là sự lựa chọn tốt hơn so với thách thức trong công việc mới còn chưa biết. 5. Chiến lược, chiến thuật đàm phán. Trước những yếu tố ảnh hưởng như trên, viêc tiếp tục cộng tác sẽ có lợi cho cả hai bên. Do vậy Ông Kiên và công ty đã cùng chọn lựa cho mình chiến lược đàm phán hai bên cùng có lợi (win-win). Công ty thể hiện rõ thiện chí ngay từ đầu. Khi biết sẽ được trả mức lương gần với mong muốn của mình, ông Kiên cũng có sự nhượng bộ nhất định để đạt được thỏa thuận với LVC. Đàm phán thay đổi công việc và tăng lương Page 4 CH5 QTKD Tiểu luận Đàm phán quốc tế Trong suốt quá trình đàm phán, nhiều chiến thuật đã được hai bên áp dụng một cách linh hoạt. Do ông Kiên với lợi thế của bên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước và nắm quyền chủ động hơn trong vụ đàm phán, có phương án dự phòng không tồi nên đã dùng chiến thuật “sức ép thời gian”. Phía công ty không có sự chuẩn bị và phải chịu sức ép do việc sẽ mất người nếu ngày 30/04/10 không thành công. Trong đàm phán mức lương, hai bên đều sử dụng “sức ép” từ chủ thể khác. Công ty sử dụng sức ép của mức lương hiện tại của “nhân viên” trong hai công ty. Ông Kiên sử dụng sức ép từ “kinh tế gia đình” và cả hai bên đã chịu nhượng bộ lẫn nhau về vấn đề này, ông Kiên cũng sử dung chiến thuật “đánh lạc hướng”. Ngoài ra, trong toàn bộ quá trình đàm phán với LV2, ông Kiên che dấu nhu cầu thực sự của mình không phải là được nhận lương cao bằng mọi giá mà là “tiếp tục làm việc gần nhà” với một mức lương chấp nhận được. KẾT LUẬN Cuộc đàm phán thành công hay không phụ thuộc hoàn toàn vào đánh giá của chủ thể tham gia đàm phán. Thành công của đàm phán là việc đạt được ở mức độ nhất định một số trong những mục tiêu đặt ra trước khi đàm phán. Trong cuộc đàm phán trên đây, tác giả đã đạt được cả hai mục tiêu quan trọng là chuyển đổi công việc cũng như nâng cao thu nhập chính đáng của mình (dù có thấp hơn so với dự kiến một chút). Việc sử dụng các chiến lược, chiến thuật cũng tùy theo tính chất của mỗi cuộc đàm phán. Trong cuộc đàm phán kiểu này chúng ta nên chọn chiến lược đàm phán hợp tác win-win, mọi chiến thuật đều không sánh được sự hiểu biết lẫn nhau. Các chiến thuật và sự kiên trì, quyết đoán là cần thiết, sự chuẩn bị kỹ lưỡng, kể cả các phương án dự phòng luôn không thừa vì chúng đem lại lợi thế và sự tự tin trong đàm phán. Việc đòi hỏi lãnh đạo hiểu hết được mọi điều ở nhân viên của mình là không thể. Việc một nhân viên Ngoài việc nỗ lực làm việc, cống hiến, nhân viên phải biết tìm cách cho các lãnh đạo thấy được phẩm chất và giá trị của mình không thể hiện ra trong công việc và nhiệm vụ hàng ngày. Đàm phán thay đổi công việc và tăng lương Page 5 CH5 QTKD Tiểu luận Đàm phán quốc tế TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Hoài Bảo. (2005). “Tài liệu hướng dẫn trình bày tiểu luận” Được tải về từ: http//www.youth.euh.edu.vn 2. Herb Cohen. (1980). “Bạn có thể đàm phán mọi thứ” Nguyễn Vũ Thành, Minh Khôi dịch. NXB Lao động - Xã hội – 2008. Đàm phán thay đổi công việc và tăng lương Page 6 CH5 QTKD Tiểu luận Đàm phán quốc tế MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Các bên tham gia đàm phán 1 2. Tình huống dẫn đến đàm phán 1 3. Tóm tắt quá trình đàm phán 2 a. Các bên tham gia đàm phán 2 b. Kết quả đàm phán 3 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đàm phán 4 5. Chiến lược, chiến thuật đàm phán 4 KẾT LUẬN 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 6 Đàm phán thay đổi công việc và tăng lương Page 7

Ngày đăng: 08/01/2014, 11:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w