Tìm hiểu quy trình ương nuôi ấu trùng tôm he chân trắng (penaeus vannamei, boone 1931) của công ty CP việt nam chi nhánh ninh thuận luận văn tốt nghiệp đại học
LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luậnvăntốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các tổ chức và cá nhân. Với lòng biết ơn sâu sắc: Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm khoa cùng các thầy cô giáo trong Khoa Nông Lâm Ngư - Trường Đạihọc Vinh, những người đã dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn quýcôngty cổ phần chănnuôi C.P Việt Nam, An Hải - Ninh Phước - Ninh Thuận, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi về cơ sở vật chất cũng như kỹ thuật trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS. Trương Thị Thành Vinh, người đã hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài. Tôi xin cảm KS. Nguyễn Tiến Lâm người đã đưa ra những góp ý, kinh nghiệm của mình, để giúp đỡ tôi hoàn thành luậnvăn này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ thư viện Trường Đạihọc Vinh. Tôi xin cảm ơn đến tập thể 48K - NTTS, các anh chị, những người đã luôn bên cạnh tôi, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luậnvăntốtnghiệp này. Và, tôi xin dành sự biết ơn đặc biệt đến gia đình và người thân đã luôn động viên cổ vũ cho tôi vượt qua mọi khó khăn trong suốt quá trìnhhọc tập. Cuối cùng cho tôi gửi lời hỏi thăm và chúc sức khỏe tới toàn thể cán bộ công nhân viên khoa Nông Lâm Ngư, quýcôngty cổ phần chănnuôi C.P ViệtNam và các bạn đã giúp đỡ tôi hoàn thành luậnvăn một cách suất xắc nhất. Sinh viên thực hiện. Trần Nam Long i MỤC LỤC Trang 2.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu 19 ii THUẬT NGỮ VIẾT TẮT Ar: Artemia CP: Charoen Pokphand CPF: Charoen Pokphand Foods CPSH: Chế phẩm sinh học EDTA: Ethylenediamine tetraacetic acid. C 10 H 14 N 2 O 8 Na 2 .2H 2 O FAO: Tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới M1 – M3: Mysis 1 – Mysis 3 N1 – N6: Nauplius 1 – Nauplius 6 NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn NTTS: Nuôi trồng thủy sản PCR: Polymerase Chain Reaction PL: Post Larvae ppm: phần triệu (part per million) PVC: Polyvinyl clorua PVP: Povidone iotdine 50%. T1 – T4: TNT 100 – TNT 400 TLS: Tỷ lệ sống Th: Thalassiosira SXTG: Sản xuất tôm giống Vasep: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản ViệtNam Z1 – Z3: Zoea 1 – Zoea 3 iii DANH MỤC CÁC BẢNG 2.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu 19 iv DANH MỤC CÁC HÌNH 2.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu 19 v MỞ ĐẦU Với hơn 3.260 km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông, lạch và hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển. Thêm vào đó, trong nội địa hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt đã tạo cho nước ta có tiềm năng về mặt nước, nguồn lợi giống loài thủy sản phong phú, là những tiền đề thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Trong NTTS, sản lượng nuôi hải sản chiếm đa số và đóng vai trò quan trọng trong giá trị xuất khẩu. Điều này thể hiện rõ trong những năm gần đây, giá trị xuất khẩu hàng năm tăng bình quân 20%/năm. Năm 2000 là 1,47 tỷ USD, năm 2001 là 1,76 tỷ USD, năm 2002 đạt gần 2 tỷ USD. Trong tổng giá trị ngoại tệ, xuất khẩu thì tôm luôn là mặt hàng có tỷ trọng từ 44 - 52%, trong đó chủ yếu là tôm nuôi. Do đời sống xã hội ngày một tăng nên nhu cầu về thực phẩm giàu đạm, động vật thủy sản của con người ngày càng lớn, trong đó tôm là một loại hải sản có giá trị dinh dưỡng cao (Protein 18%; lipid 1 - 2%; một số các acid amin, vitamin…) được ưa thích. Mặt khác, nghề nuôitôm đã góp phần đáng kể vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế ven biển, nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo, góp phần vào việc thay đổi ngành khai thác thủy sản cũng như bảo vệ nguồn lợi và môi trường sinh thái. Trong những năm qua, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự chuyển đổi của các mô hình nuôi rất nhanh, diện tích nuôitômcủa nước ta không ngừng mở rộng nhưng còn nhiều khó khăn bất cập như sự phát triển của nghề nuôi mang tính tự phát và thiếu quy hoạch, trình độ hiểu biết về kỹ thuật của người nuôi, nguồn giống sạch bệnh nên môi trường nuôi ngày càng xấu đi và dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Để phát triển nghề nuôi mang tính bền vững, một giải pháp được nhiều quốc gia sử dụng hiện nay là đa dạng hóa các đối tượng nuôi, đi kèm với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các khâu trong quá trình sản xuất, phù hợp với từng vùng, từng địa phương. Việc nhập nuôi thử nghiệm tômhechântrắng(Penaeus vannamei) được xem là một trong các giải pháp đa dạng hóa đối tượng nuôi hiện nay ở Việt Nam. Trong 1 đó, việc giải quyết các vấn đề trong ươngnuôi con giống được coi là một trong những khâu quan trọng quyết định đến hiệu quả của mỗi vụ nuôi. Hiện nay, đã có một số quytrìnhươngnuôitômhechântrắng được áp dụng tại một số địa phương, song tính hiệu quả của mỗi quytrìnhvẫn chưa được so sánh đánh giá một cách cụ thể. Chính vì những lý do đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài : Tìm hiểuquytrình kỹ thuật ươngnuôiấutrùngtômhechântrắng(Penaeusvannamei,Boone1931)củacôngty cổ phần chănnuôiCPViệtNamchinhánhNinh Thuận. Với mục đích nắm vững quytrìnhươngnuôiấutrùngtômhechântrắng tại Ninh Thuận, góp phần hoàn thiện quy trình, nhằm cung cấp cho thị trường con giống tốt cả về chất lượng và số lượng. Cũng trên cơ sở đó có thể nhân rộng mô hình ra các địa phương khác trong cả nước. 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đặc điểm củatôm thẻ chântrắng 1.1.1. Hệ thống phân loại Ngành: Arthropoda Lớp: Crustacea Bộ: Decapoda Họ: Penaeidae Giống: Penaeus Loài: Penaeus vannamei Boone, 1931 Tên khoa học theo giống phụ: Liptopenaeus vannamei Tên tiếng Anh: Pacific white/ Whitelegs prown. [3] Tên Việt Nam: Tôm thẻ chântrắng hoặc Tômhechân trắng. 1.1.2. Phân bố Tômhechântrắng phân bố tự nhiên ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khắp thế giới, chủ yếu ở vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương, Châu Mĩ - từ ven biển Mexico đến miền trung Peru, nhiều nhất ở vùng biển gần Ecuado. Đây là loài tôm được nuôi phổ biến nhất (chiếm hơn 70% các loài tômheNam Mĩ) ở Tây Bán Cầu. Hình 1.1. Vùng phân bố chủ yếu củatômhechântrắng 3 Tômhechântrắng thích nghi với biên độ độ mặn rộng từ 2 - 40‰, chúng có thể sinh trưởng được trong nước lợ, ngọt, mặn. Tôm sống ở các vùng biển đáy cát có độ sâu từ 0 - 72m, nhiệt độ nước tương đối ổn định: 25 - 32 ºC, độ mặn 28 - 34‰, pH 7,7 - 8,3. Tômhechântrắng có sự thích nghi rất tốt với những sự thay đổi đột ngột của môi trường sống, lên khỏi mặt nước khá lâu vẫn không chết [1]. Một số nghiên cứu cho thấy: Ngưỡng Oxy tối thiểu củatômhechântrắng cỡ 4cm là 2mg O 2 /lít. Tôm cỡ 2 cm là 1,05mg O 2 /lít. Trong tự nhiên, tômhechântrắng sinh trưởng, thành thục sinh dục, giao vĩ và đẻ trứng ở những vùng biển có độ sâu 70m với nhiệt độ khoảng 26 - 28 ºC, độ mặn khá cao (35‰). Trứng nở ra ấutrùng và vẫn sống ở khu vực này. Đến giai đoạn Post Larvae (PL), chúng bơi vào gần bờ và sinh sống ở đáy những vùng cửa sông cạn. Điều kiện môi trường ở đây khác biệt hơn: thức ăn nhiều hơn, độ mặn thấp hơn, nhiệt độ cao hơn… Sau một vài tháng tômấu niên trưởng thành bơi ngược ra biển và tiếp tục vòng đời. [1] 1.1.3. Đặc điểm hình thái Tômhechântrắng có màu trắng bạc, vỏ mỏng và không có vằn như tôm Sú. Nhìn vào cơ thể có thể thấy rõ đường ruột, chân bò có màu trắng ngà, chân bơi màu vàng nhạt, các vành chân đuôi có màu đỏ nhạt. Râu tôm có màu đỏ và chiều dài râu gấp 1,5 lần chiều dài thân. Tômhechântrắng có 8 - 9 răng trên chủy và 2 răng dưới chủy [2]. Cơ thể tôm chia làm 2 phần: đầu ngực (Cephalothorax) và phần bụng (Abdomen). Phần đầu ngực có 14 đôi phần phụ, bao gồm: 1 đôi mắt kép có cuống mắt. 2 đôi râu: Anten 1 (A1) và Anten 2 (A2). A1 ngắn, đốt 1 lớn và có hốc mắt, có 2 nhánh ngắn. A2 có nhánh ngoài biến thành vẩy râu (Antennal scale), nhánh trong kéo dài. Hai đôi râu này đảm nhận chức năng khứu giác và giữ thăng bằng. 3 đôi hàm: đôi hàm lớn, đôi hàm nhỏ 1 và đôi hàm nhỏ 2. 3 đôi chân hàm (Maxilliped), có chức năng giữ mồi, ăn mồi và hỗ trợ cho hoạt động bơi lội của tôm. 5 đôi chân bò hay chân ngực (pereiopods hoặc walking legs), giúp cho tôm bò trên mặt đáy. 4 Ở tôm cái, giữa gốc chân ngực 4 và 5 có thelycum (cơ quan sinh dục ngoài, nơi nhận và giữ túi tinh từ con đực chuyển sang). Phần đầu ngực được bảo vệ bởi giáp đầu ngực (carapace). Trên giáp đầu ngực có nhiều gai, gờ, sóng, rãnh. Phần bụng có 7 đốt. Năm đốt đầu mỗi đốt mang 1 đôi chân bơi hay còn gọi là chân bụng. Mỗi chân bụng có 1 đốt chung bên trong, đốt ngoài chia làm 2 nhánh: nhánh trong và nhánh ngoài. Đốt bụng thứ 7 biến thành telson hợp với đôi chân đuôi phân nhánh tạo thành đuôi, giúp cho tôm chuyển động lên xuống và búng nhảy. Ở tôm đực, 2 nhánh trong của đôi chân bụng 1 biến thành petasma và 2 nhánh trong của đôi chân bụng 2 biến thành đôi phụ bộ đực, là các bộ phận sinh dục đực bên ngoài. Hình 1.2. Tômhechântrắng 1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển Tômhechântrắng nói riêng, giáp xác nói chung, sự tăng lên về kích thước có dạng bậc thang, thể hiện sự sinh trưởng không liên tục. Kích thước cơ thể giữa hai lần lột xác hầu như không tăng hoặc tăng không đáng kể và sẽ tăng vọt sau mỗi lần lột xác. Sự tăng trưởng về khối lượng thì có tính liên tục. 5