1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kết cấu ''tập truyện vừa của ông benkin'' ( a x puskin )

91 1,9K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Trờng đại học vinh Khoa ngữ văn === === Kết cấu Kết cấu tập truyện vừa của ông benkin tập truyện vừa của ông benkin (A.X. Puskin) khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành: văn học nớc ngoài GV hớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Trang SV thực hiện: Nguyễn thị Ngà Lớp: 47B 2 - Ngữ văn Vinh, 2010 =  = 2 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện khoá luận này, tôi đã vô cùng may mắn khi nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo, Thạc sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Trang. Để hoàn thành được khoá luận như ngày hôm nay, đối với tôi những góp ý mang tính định hướng, những chỉ bảo tâm huyết của cô có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Không biết nói gì hơn, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất của mình đối với cô giáo Nguyễn Thị Quỳnh Trang. Và tôi cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn đối với các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn - trường Đại học Vinh. Vì đây là công trình nghiên cứu đầu tiên nên còn có một số hạn chế. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để khoá luận được hoàn thiện hơn. Vinh, tháng 5 năm 2010 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Ngà M ỤC L ỤC Trang MỞ ĐẦU .1 1. Lý do chọn đề tài .1 2. Lịch sử vấn đề 4 3. Mục đích, nhiệm vụ .9 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .10 4.1. Phạm vi nghiên cứu 10 4.2. Đối tượng nghiên cứu 10 5. Phương pháp nghiên cứu .10 6. Giới thuyết khái niệm 11 7. Cấu trúc khoá luận .12 Chương 1. KẾT CẤU CỐT TRUYỆN .13 1. Giới thuyết khái niệm cốt truyện .13 2. Các kiểu kết cấu cốt truyện 14 2.1. Kết cấu cốt truyện tuyến tính 14 2.2. Kết cấu cốt truyện tâm lý 20 2.3. Kết cấu cốt truyện từ góc nhìn liên văn bản .24 3. Yếu tố ngoài cốt truyện .28 3.1. Đề từ 28 3.2. Trữ tình ngoại đề 30 Chương 2. KẾT CẤU NHÂN VẬT 33 1. Nhân vật và vai trò của nhân vật trong tác phẩm tự sự .33 2. Thế giới nhân vật trong "Tập truyện vừa của ông Benkin" .37 2.1. Hình tượng nhân vật viên chức .37 2.2. Hình tượng nhân vật tiểu thương .38 2.3. Hình tượng nhân vật người lính .39 2.4. Hình tượng các thiếu nữ, tiểu thư xinh đẹp, hồn nhiên .41 5 3. Các môtip nhân vật khởi sinh từ tập truyện .44 3.1. Con người nhỏ bé .45 3.2. Con người công dân .51 4. Nhân vật người kể chuyện .55 Chương 3. KẾT CẤU KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT 60 1. Kết cấu không gian nghệ thuật 60 1.1. Giới thuyết khái niệm .60 1.2 . Tổ chức không gian nghệ thuật của tập truyện .61 1.2.1. Không gian đời thường bó hẹp, tù túng, chật chội .61 1.2.2. Không gian tâm lý với sự xê dịch điểm nhìn không gian 65 2. Kết cấu thời gian nghệ thuật 70 2.1 . Giới thuyết khái niệm .70 2.2. Tổ chức thời gian nghệ thuật của tập truyện 71 2.2.1. Thời gian tuyến tính .71 2.2.2. Thời gian kí ức .74 2.2.3. Thời gian đồng hiện .77 KẾT LUẬN 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO .84 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Thế kỷ XIX, văn học Nga như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài với sự xuất hiện của một tài năng trác việt - Alêchxanđrơ Xécgâyêvich Puskin. Ông là một tài năng nhiều mặt, là nhà thơ lỗi lạc của nhân dân Nga và nhân dân thế giới, là người hoàn thiện ngôn ngữ dân tộc Nga, người mở ra những trang mới cho lịch sử văn học Nga. Với sự mở đường của ông, văn học Nga từ thế kỷ XIX đã phát triển với tốc độ phi thường, thành công rực rỡ và vươn đến tầm tiên tiến nhất của nhân loại. M.Gorki đã đánh giá vai trò của A.Puskin: “Sự nghiệp sáng tác của Puskin dường như đã thắp lên một vầng thái dương mới trên đất nước lạnh giá, và ánh nắng của vầng thái dương ấy lập tức làm cho nó phì nhiêu, tươi tốt lên. Có thể nói rằng trước A.Puskin ở nước Nga chưa có một nền văn học xứng đáng được công chúng chú ý đến, có được chiều sâu và phong phú ngang hàng với những thành tựu kỳ diệu của sáng tác văn học Châu Âu” [2, 143]. Nói đến A.Puskin là nói đến sự kế thừa, sáng tạo và phát triển. A.Puskin đã tiếp thu truyền thống tốt đẹp của văn học cổ điển Nga, phát huy và hoàn thiện nó, đồng thời đưa văn học Nga phát triển rực rỡ. Ông chính là người đặt nền móng và khẳng định sự chiến thắng của chủ nghĩa hiện thực cho nền văn học Nga. Hầu như ở thể loại nào ông cũng có những đóng góp và cống hiến xuất sắc như thơ trữ tình, truyện ngắn, trường ca, tiểu thuyết, kịch, truyện cổ tích.v.v Sự nghiệp sáng tác của A.Puskin mang tính “khởi đầu của mọi khởi đầu”. Nhà phê bình và mĩ học đương thời - V.Biêlinxki - khẳng định: "Viết về A.Puskin có nghĩa là viết về toàn bộ nền văn học Nga, bởi vì cũng như những nhà văn Nga trước đó cắt nghĩa Puskin, Puskin cắt nghĩa các nhà văn kế tục ông" [2, 142]. Chính bởi những cống hiến nổi trội trên, sự tiếp nhận và nghiên cứu các tác phẩm nghệ thuật của A.Puskin cho đến nay vẫn không ngừng nghỉ. Đặc 7 biệt vận dụng nhiều lí thuyết cảm thụ và phân tích văn học hiện đại, ý nghĩa của các sáng tác này ngày càng năng sản. Đề tài khoa học mà chúng tôi thực hiện không nằm ngoài mục đích muốn khám phá những giá trị độc đáo từ một số tác phẩm truyện ngắn của nhà văn bằng lí thuyết cấu trúc văn bản nghệ thuật để tiếp tục khẳng định, tôn vinh thiên tài văn học vĩ đại này. 1.2. Trong sự nghiệp sáng tác đồ sộ của mình, văn xuôi là một lĩnh vực được A.Puskin tập trung sáng tác và chiếm một vị trí quan trọng trong văn nghiệp. Mặc dù nhà văn chỉ dành 10 năm cuối đời để viết văn xuôi (1827 – 1837) nhưng ông đã viết trong giai đoạn mà sự nghiệp đang phát triển rực rỡ nhất, khi ngòi bút của ông đã đến độ thuần thục, điêu luyện. Di sản văn xuôi của ông không lớn như các cây bút đại thụ hậu sinh: L.Tônxtôi, F.Đôtxtôiepxki, Sêkhôp.v v. nhưng quả thực: “Nếu không có A.Puskin thì không có Gôgôn, Tuôcghênhep, Đôtxtôiepxki - Tất cả những con người Nga vĩ đại này đều công nhận A.puskin là vị thuỷ tổ tinh thần của mình" [2, 142]. Văn xuôi trước A.Puskin là thứ văn xuôi duy cảm, kiểu cách, giả tạo và hình thức. Có lẽ trừ nhà văn Rađiep còn các tác giả khác chỉ mới dừng lại ở bề mặt, ở sự thể hiện một cách hời hợt, sơ sài và non kém về cuộc sống. Ngôn ngữ văn xuôi còn chưa thoát ra những ảnh hưởng của tiếng cổ, tiếng nước ngoài, còn nặng nề thấp kém, chưa đủ sức diễn tả được những điều phong phú, tế nhị của cuộc sống. Trong màn đêm u ám của nền văn học nước nhà, A.Puskin đã xuất hiện như những tia sáng ấm áp, đầy sinh khí mới. Khi các nhà văn Nga trước và khi đó đã không theo kịp được cuộc sống, không tìm ra được một hướng đi mới phù hợp thì A.Puskin đã mạnh dạn mở ra một con đường mới cho nền văn học Nga nói chung và cho nền văn xuôi bây giờ. Trong văn xuôi của mình, A.Puskin đã đi vào thực tại, lấy cuộc sống đương thời làm đối tượng khám phá và sáng tạo. Đặc biệt nhà văn đã xây dựng được một thế giới nhân vật sinh động, đông đảo, đủ mọi tầng lớp người trong xã hội. 8 Đến ông, chủ nghĩa hiện thực phê phán bắt đầu trở thành một phương pháp sáng tác quan trọng. Ngoài các tiểu thuyết nổi tiếng, A.Puskin còn là tác giả của nhiều truyện ngắn đạt đến độ mẫu mực, cổ điển của văn học thế giới. A.Puskin đã đem lại cho truyện ngắn Nga khả năng phản ánh sinh động hiên thực, đồng thời có giá trị nhân đạo sâu sắc. Và chùm truyện vừa nổi tiếng được tập hợp dưới nhan đề Tập truyện vừa của ông Benkin được sáng tác theo khuynh hướng như thế. Mỗi truyện trong số đó là một bức tranh sinh hoạt, một cảnh đời rất chân thực, sinh động tiêu biểu cho các tầng lớp xã hội Nga đương thời. Tập truyện vừa của ông Benkin được hoàn thiện vào năm 1830, là bức tranh chân thực về xã hội Nga, được viết lên từ bản thân cuộc sống. Nhà văn đã tìm hiểu và để tâm nghiên cứu nhiều đến mọi sinh hoạt của các tầng lớp người trong xã hội, nhất là con người nhỏ bé. Qua đó thấu hiểu tâm lý con người thuộc các lứa tuổi, các nghề nghiệp khác nhau và diễn tả lại một cách giản dị không phô trương kiểu cách, không phù phép ngôn từ. Các câu chuyện diễn biến tự nhiên, hấp dẫn và được người đọc đón nhận một cách nhiệt thành. Mỗi truyện của A.Puskin có thể “ngắn” về hình thức ngôn từ nhưng không “ngắn” về nội dung và ý nghĩa chuyển tải. Tập truyện vừa của ông Benkin là tác phẩm văn xuôi hoàn chỉnh đầu tiên của A.Puskin, đồng thời cũng là một cái mốc trên đường phát triển văn xuôi hiện thực Nga. Với năm truyện: Phát súng, Bão tuyết, Ông chủ hiệu đám ma, Người coi trạm, Cô tiểu thư nông dân có ý nghĩa là tác phẩm đặt nền móng khẳng định vị trí của văn xuôi, đánh dấu sự trưởng thành của A.Puskin – nhà văn của thực tại, là bước tiến mới trong quá trình sáng tác của A.Puskin. 1.3. Tập truyện vừa của ông Benkin đã gây được sự chú ý đặc biệt của độc giả ngay từ khi xuất bản. Tác phẩm đã được khai thác, nghiên cứu từ nhiều góc độ song dường như vẫn chưa thỏa mãn bạn đọc. Lựa chọn đề tài: 9 "Kết cấu Tập truyện vừa của ông Benkin" trước hết không chỉ xuất phát từ niềm hứng thú chủ quan mà còn bởi hai lí do sau đây: Thứ nhất, đây là một vấn đề mà cho đến nay ở Việt Nam, hầu như chưa có một công trình như khoá luận đề cập đến một cách toàn diện, sâu sắc, cụ thể và đúng mực. Thứ hai, qua khảo sát bước đầu chúng tôi thấy “kết cấu nghệ thuật” có một vai trò sắc nét, quan trọng trong việc tham gia góp phần bộc lộ quan điểm, tư tưởng của nhà văn. Cụ thể ở Tập truyện vừa của ông Benkin, kết cấu cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian giúp tác giả có cách tổ chức cấu trúc tác phẩm hợp lý, qua đó truyền tải tới người đọc nội dung và ý đồ nghệ thuật của mình. Việc lựa chọn đề tài này của chúng tôi nhằm góp thêm một tiếng nói, một cách nhìn, một sự đánh giá mới về truyện A.Puskin nhằm có thể cung cấp một phần tư liệu cho việc học tập, nghiên cứu về Tập truyện vừa của ông Benkin nói riêng và của văn xuôi A.Puskin nói chung trong hệ thống nhà trường Việt Nam. Thực hiện đề tài này, chúng tôi còn mong muốn tạo ra một cái nhìn so sánh, đối chiếu để tìm ra điểm tương đồng và nét khác biệt trong việc sử dụng kêt cấu các tác phẩm văn học hiện thực Nga trong thế kỉ XIX. 2. Lich sử vấn đề Mỗi nhà văn bao giờ cũng tìm cho mình một hướng đi, một lĩnh vực khám phá riêng, phù hợp. A.Puskin cũng không nằm ngoài điều đó. Đối với ông, hiện thực cuộc sống với muôn màu của nó đã trở thành mảnh đất vừa gần gũi, quen thuộc lại vừa mới mẻ để nhà văn có cơ hội được khám phá và thể hiện. Cùng với tình yêu nhân loại, yêu cuộc sống, yêu tự do đã cho ông nghị lực để viết lên những kiệt tác văn học bất hủ, vượt thời gian. Chính vì những giá trị văn học vươn ra tầm nhân loại như thế mà đã có nhiều công trình nghiên cứu ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài viết về sự nghiệp sáng 10 . Trờng đại học vinh Khoa ngữ văn === === Kết cấu Kết cấu tập truyện v a c a ông benkin tập truyện v a c a ông benkin (A. X. Puskin) kh a luận tốt nghiệp. c a văn xuôi, đánh dấu sự trưởng thành c a A. Puskin – nhà văn c a thực tại, là bước tiến mới trong quá trình sáng tác c a A. Puskin. 1.3. Tập truyện vừa

Ngày đăng: 19/12/2013, 10:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb ĐHQG
[2]. PGS.TS Lê Nguyên Cẩn (chủ biên), Thành Đức Hồng Hà (biên soạn), Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường - Puskin (A.X.Puskin), Nxb Đại học Sư phạm, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường - Puskin (A.X.Puskin)
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
[3]. Đỗ Hồng Chung, A.Puskin nhà thơ Nga vĩ đại, tuyển dịch tác phẩm, Nxb ĐH và THCN, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A.Puskin nhà thơ Nga vĩ đại, tuyển dịch tác phẩm
Nhà XB: Nxb ĐH và THCN
[4]. Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Trường Lịch, Huy Liên, Lịch sử văn học Nga, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Nga
Nhà XB: Nxb Giáo dục
[5]. Nguyễn Kim Đính, A.Puskin - khởi điểm của văn xuôi hiện thực Nga thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục, 1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A.Puskin - khởi điểm của văn xuôi hiện thực Nga thế kỷ XIX
Nhà XB: Nxb Giáo dục
[6]. Hà Minh Đức (chủ biên), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
[7]. M.Gorki, Bàn về văn học, tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội, 1970 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về văn học
Nhà XB: Nxb Văn học
[8]. M.Gorki, Bàn về văn học, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội, 1970 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về văn học
Nhà XB: Nxb Văn học
[9]. Nguyễn Hải Hà, Epghênhi Ônêghin của Puskin - kiệt tác văn học thế giới, TCVH số 7, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Epghênhi Ônêghin của Puskin - kiệt tác văn học thế giới
[10]. Nguyễn Hải Hà, Văn học Nga sự thật và cái đẹp, Nxb Giáo dục, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Nga sự thật và cái đẹp
Nhà XB: Nxb Giáo dục
[11]. Nguyễn Hải Hà (chủ biên), Lịch sử văn học Nga thế kỷ XIX ( Sách dùng cho các trường ĐH và CĐ ), Nxb ĐHQGHN, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Nga thế kỷ XIX
Nhà XB: Nxb ĐHQGHN
[12]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
[13]. Tống Thị Hảo, Chủ nghĩa hiện thực nghiêm ngặt trong văn xuôi A.Puskin, KLTN, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa hiện thực nghiêm ngặt trong văn xuôi A.Puskin
[14]. Hà Thị Hòa (biên soạn và tuyển chọn), Văn học Nga trong nhà trường, Nxb Giáo dục, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Nga trong nhà trường
Nhà XB: Nxb Giáo dục
[15]. Nguyễn Thái Hoà, Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp của truyện
Nhà XB: Nxb Giáo dục
[16]. Dương Thu Hồng, Hoàng Thúy Toàn, Tuyển tập tác phẩm về A.X.Puskin, Nxb Văn học, Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập tác phẩm về A.X.Puskin
Nhà XB: Nxb Văn học
[17]. Nguyễn Thị Huế, Thế giới truyện cổ tích của Puskin, TCVH số 7, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới truyện cổ tích của Puskin
[18]. Nguyễn Đăng Lưu, A.Puskin tuyển tập văn học, Nxb Văn học, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A.Puskin tuyển tập văn học
Nhà XB: Nxb Văn học
[19]. Phương Lựu (chủ biên), Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam..., Lí luận văn học (tái bản lần thứ V), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
[21]. Hoàng Xuân Nhị, Lịch sử văn học Nga từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1957 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Nga từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX
Nhà XB: Nxb Sự thật

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w