1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản của việt nam trong xu thế thời đại luận văn tốt nghiệp đại học

90 5,2K 32

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 456 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA LỊCH SỬ -----------*----------- NGUYỄN THỊ NGA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SỰ LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG XU THẾ THỜI ĐẠI CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN THỨC VINH- 2011 2 LỜI CẢM ƠN Để thực hiện đề tài này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Thư viện trường Đại học Vinh, Thư viện tỉnh Nghệ An, Viện khoa học xã hội Việt Nam đã giúp đỡ tôi có điều kiện tiếp cận và sưu tầm xác minh tư liệu nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài khoa học. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Văn Thức người đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn và động viên tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành đề tài này. Đồng thời, tôi xin trân trọng cảm ơn BCN, CBGD khoa Lịch sử trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập,rèn luyện, tu dưỡng tại khoa và nhà trường. Tuy nhiên, vì thời gian và năng lực có hạn nên chắc chắn đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô và bạn bè để chất lượng đề tài được hoàn chỉnh hơn. Vinh, tháng 4 năm 2011 Nguyễn Thị Nga 3 MỤC LỤC Trang A. MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, cũng như các nước phương Đông, Việt Nam đối diện với cuộc vũ trang xâm lược của thực dân phương Tây. Thực tế cho thấy triều đình phong kiến Việt Nam chống đỡ một cách yếu ớt rồi từng bước thỏa hiệp, đầu hàng cục bộ đến đầu hàng hoàn toàn vào năm 1884. Yêu cầu của lịch sử đặt ra là phải tìm một con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc và đưa đất nước phát triển. Trước yêu cầu lịch sử đó, những người Việt Nam yêu nước đã nỗ lực tìm những hướng đi mới cho lịch sử dân tộc. Đó là các con đường cứu nước theo lập trường phong kiến, tư sản, sản. Tuy nhiên chỉ có con đường cách mạng sản mới đáp ứng được những yêu cầu mà lịch sử dân tộc đặt ra. Thực tế lịch sử đã cho chúng ta thấy rằng bằng nhãn quan chính trị nhạy bén, Nguyễn Ái Quốc đã ra đi “tìm một giải pháp khác cho quê hương” khác với các bậc tiền bối. Trải qua gần một thập kỉ hòa mình vào cuộc sống của người lao khổ trên thế giới, Người đã xác định con đường giải phóng dân tộc Việt Namcon đường cách mạng sản. Tính đúng đắn của con đường này được lịch sử dân tộc và nhân dân Việt Nam khảo nghiệm, phù hợp với xu thế thời đạitrong tương lai sẽ là con đường mà nhiều dân tộc khác sẽ trải qua. Tìm hiểu sự lựa chọn con đường cách mạng sản của Việt Nam trong xu thế thời đại là cần thiết bởi nó có ý nghĩa lí luận quan trọng ở chỗ: thế giới ngày nay đang có sự chuyển biến mau lẹ, phức tạp đã đặt ra vấn đề việc dân tộc ta lựa chọn con đường cách mạng sản có giải quyết được những yêu cầu mà lịch sử dân tộc đặt ra hay không? Vấn đề mục tiêu lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Việt Nam có phù hợp với xu thế phát triển của thời đại hay không? Và xu thế của thời đại mới bắt đầu từ đâu, nội dung chính là gì? 5 Với ý nghĩa đó, chúng tôi mong muốn thông qua đề tài “Sự lựa chọn con đường cách mạng sản của Việt Nam trong xu thế thời đại” nhằm hiểu biết và nhận thức sâu sắc về phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ. Tìm hiểu về con đường giải phóng dân tộc của lịch sử Việt Nam trong xu thế thời đại không phải là một vấn đề mới mẻ. Vấn đề này đã được đề cập khá nhiều trong các công trình nghiên cứu khoa học của các nhà nghiên cứu lịch sử. Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu tìm hiểu vấn đề này ở góc độ tổng quát chưa đi sâu nghiên cứu nội dung này. Trong mục IV của chương II cuốn “Sự lựa chọn con đường phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam đầu thế kỉ XX và quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ 1930 đến nay” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Đảm có đề cập đến vấn đề mà đề tài nghiên cứu. Người viết đã tiếp thu có chọn lọc theo hướng của Tiến sĩ Nguyễn Thị Đảm trong tác phẩm để khóa luận thêm hoàn thiện. Trong cuốn “Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỉ XIX đến Cách mạng tháng Tám” bao gồm 3 tập của Giáo Trần Văn Giàu đã trình bày hệ thống con đường cứu nước, sự chuyển biến và đấu tranh giữa các hệ tư tưởng ở Việt Nam. Trong mục IX, X, XI của phần thứ hai cuốn “Bước chuyển tư tưởng Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX” của NXB Chính trị quốc gia, các tác giả đã chỉ rõ những nhân tố tác động đến sự chuyển biến về mặt tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc. Trong mục 2 của cuốn “60 năm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” (1848- 2008) của NXB Lý luận chính trị đã trình bày sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam của Đảng cộng sản Việt Nam. Chuyên đề “Các khuynh hướng chính trị trong phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỉ XX” của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Văn đã trình bày khá đầy đủ khuynh hướng cứu nước tư sản sản. 6 Trong chương IV của cuốn “ Cách mạng tháng Mười Nga” của NXB Giáo dục, các tác giả đã chỉ rõ ý nghĩa lịch sử toàn thế giới của Cách mạng tháng Mười Nga. Tác phẩm “Cách mạng tháng Mười và ý nghĩa thời đại của nó” của NXB Chính trị quốc gia, các tác giả đã đề cập đến tác động của Cách mạng tháng Mười Nga đối với phong trào cách mạng thế giới. Nhiều tác phẩm khác đề cập đến sự lựa chọn con đường cách mạng sảnViệt Nam cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh và cách mạng giải phóng dân tộc. - “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia, 2002. - “Cách mạng dân tộc nhân dân Việt Nam” (2 tập), NXB Sự thật, Hà Nội, 1975. - “Vững bước trên con đường đã chọn”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. -”Về con đường giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. - “Chủ tịch Hồ Chí Minh người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận giải phóng dân tộc”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1985. - “Sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc” (1911-1945), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. Trên cơ sở kế thừa thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước, đồng thời đưa vào một số nguồn tư liệu khác, tác giả hệ thống hóa kiến thức để trình bày sự lựa chọn con đường cách mạng của Việt Nam trong xu thế thời đại một cách có hệ thống và đầy đủ, cố gắng giải quyết vấn đề khoa học đặt ra. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Khóa luận tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống quá trình lựa chọn con đường cứu nước giải phóng dân tộc ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến 7 những năm 1930, phân tích con đường cách mạng sản mà dân tộc ta đã chọn là đáp ứng được yêu cầu lịch sử dân tộc, phù hợp với xu thế thời đại. Tập trung nghiên cứu sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc trong những năm đầu thế kỷ XIX, nhưng để thấy được kiểm nghiệm đúng đắn về con đường cách mạng sảnViệt Nam, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu trong xu thế thời đại. Từ đó, chúng ta có thể khẳng định rằng sự lựa chọn con đường cách mạng sản của Việt Nam là phù hợp với điều kiện cũng như hoàn cảnh lịch sử nước ta. 4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Thực hiện đề tài này, chúng tôi tham khảo và sử dụng các nguồn tài liệu thành văn như: - Tài liệu thông sử viết về lịch sử Việt Nam cận hiện đại. - Các chuyên khảo về các vấn đề lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, tư tưởng Hồ Chí Minh. - Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sách báo lý luận, văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam. Để hoàn thành khóa luận, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic, phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp. Những phương pháp này chúng tôi đều dựa theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin. 5. ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN. Tìm hiểu vấn đề Sự lựa chọn con đường cách mạng sản của Việt Nam trong xu thế thời đại, chúng tôi mong muốn đóng góp một số phương diện sau: - Hệ thống tư liệu có liên quan để tiện theo dõi con đường giải phóng dân tộc của Việt Nam trong xu thế thời đại. - Góp phần vào việc giảng dạy chuyên đề lịch sử Việt Nam ở các trường đại học, cao đẳng. 8 - Giáo dục thế hệ trẻ nhận thức đúng lịch sử dân tộc, trân trọng những thành quả đạt được của đất nước khi đi theo con đường cách mạng sản. 6. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận gồm 3 chương. Chương 1: Sự lựa chọn con đường cách mạng sản của lịch sử Việt Nam. Chương 2: Sự lựa chọn con đường cách mạng sản của Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của lịch sử dân tộc . Chương 3: Sự lựa chọn con đường cách mạng sản của Việt Nam phù hợp với xu thế của thời đại. 9 B. NỘI DUNG Chương 1: SỰ LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG SẢN CỦA VIỆT NAM 1.1. Tình hình thế giới ảnh hưởng đến lựa chọn con đường cách mạng sản của lịch sử Việt Nam. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XX, lịch sử thế giới chứng kiến sự bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản. Mở đầu là cuộc cách mạng Hà Lan giữa thế kỉ XVI tiếp đó là cách mạngsản Anh thế kỉ XVII, chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và đạt đến đỉnh cao là cách mạngsản Pháp 1789. Tư tưởng dân tộc, dân chủ của cách mạngsản dần dần được truyền bá nhiều nơi trên thế giới thúc đẩy cuộc đấu tranh cho độc lập và tự do tư sản. Minh chứng sinh động là sự bùng nổ của các cuộc cách mạngsản năm 1815- 1848. Ảnh hưởng của tư tưởng tư sản tiếp tục lan đi khắp nơi, làm bùng nổ các cuộc cách mạngsản diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Đó là đấu tranh thống nhất Đức và Ý hay là cuộc nội chiến ở Mĩ (1861- 1865) hoàn thành sự thắng lợi của chế độ tư bản trên cả nước Mĩ sau khi xóa bỏ chế độ nô lệ đồn điền ở Nam Mỹ. Một hình thức khác của cách mạngsản là Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản và cải cách nông nô ở Nga. Ở các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kì, Ba Tư . cuộc đấu tranh chống phong kiến, đế quốc xâm lược phương Tây vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX cũng liên tiếp diễn ra dưới ảnh hưởng tư tưởng dân chủ tư sản. Như vậy, với ảnh hưởng của cách mạngsản thì tư tưởng dân chủ tư sản từ Âu, Mĩ đã lần lượt truyền lan khắp thế giới, trực tiếp tấn công vào chế độ phong kiến. Kết quả hình thái kinh tế- xã hội này suy yếu, đi đến sụp đổ hoặc trở thành “cái bóng” phục vụ cho chính quyền của giai cấp tư sản. 10 . mạng vô sản của Việt Nam phù hợp với xu thế của thời đại. 9 B. NỘI DUNG Chương 1: SỰ LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VÔ SẢN CỦA VIỆT NAM 1.1. Tình hình thế. sử Việt Nam. Chương 2: Sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản của Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của lịch sử dân tộc . Chương 3: Sự lựa chọn con đường cách

Ngày đăng: 19/12/2013, 09:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w