Yêu cầu của lịch sử Việt Nam đặt ra cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

Một phần của tài liệu Sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản của việt nam trong xu thế thời đại luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 30 - 36)

Chương 2: SỰ LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VÔ SẢN CỦA VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA LỊCH SỬ

2.1. Yêu cầu của lịch sử Việt Nam đặt ra cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

Ngày 25/ 8/ 1883, thực dân Pháp và triều đình Huế kí hiệp ước Hácmăng xác định sự thất bại của Việt Nam và sự thắng lợi của Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài 26 năm của chúng. Một năm sau 6/ 6/ 1884 chúng điều chỉnh lại bằng điều ước Patơnốt xác định quyền thống trị của Pháp và vị trí tay sai của triều đình trong việc cai trị Việt Nam. Như vậy, từ một quốc gia độc lập có chủ quyền nhưng chúng ta đã để mất nước. Từ đây, nước ta trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Muốn cứu nước chúng ta phải xác định được yêu cầu về con đường cứu nước đặt ra. Yêu cầu ở đây chính là yêu cầu khách quan mà lịch sử dân tộc đặt ra về con đường cứu nước như thế nào? Ai xác định được yêu cầu đó thì sẽ xác định được phương cách cứu nước đúng đắn.

Yêu cầu đặt ra là phải tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. Con đường ấy phải bao gồm hai giai đoạn: cứu nước tức là giải phóng dân tộc và phát triển xã hội tức là định hướng phát triển đi lên của đất nước. Đó có thể là phong kiến, chủ nghĩa tư bản hoặc cũng có thể là chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, yêu cầu của lịch sử dân tộc đặt ra cho con đường giải phóng dân tộc là phải trải qua hai giai đoạn ấy. Chính vì vậy, ai nhận thức được yêu cầu khách quan đó và đề ra đường lối sách lược, chiến lược đúng đắn thì sẽ dẫn đến thắng lợi.

Chúng ta đều biết kể từ khi nước ta bị đế quốc Pháp vũ trang xâm lược và đặt ách đô hộ thì Việt Nam dần trở thành một xã hội thuộc địa còn tàn dư phong kiến. Sau hiệp ước Patơnốt 1883, thực dân Pháp tổ chức lại bộ máy cai trị mới. Pháp lập ra chính phủ bù nhìn do Đồng Khánh làm vua, lập ra “Viện hàn lâm” để thu hút các nhà nho ngả về phía chúng. Chúng lập ra hội đồng kì mục để hỏi han thôn xã. Thế là bên cạnh bộ máy cai trị của người Pháp,

chúng vẫn duy trì chế độ quan lại, nắm luôn cả tầng lớp đại địa chủ nông thôn bằng cách bảo tồn chế độ làng xã với cả hệ thống hương lí, kì hào theo luật lệ phong kiến cũ. Đồng thời thực dân Pháp thủ tiêu quyền quân sự và nội trị của triều đình, tách Bắc Kì ra khỏi ảnh hưởng của triều đình Huế. Tại Trung Kì, với chiếu dụ 5/ 7/ 1887 của Đồng Khánh cho phép Pháp biến hệ thống vua quan thành kẻ thừa hành do Pháp trả lương. Như vậy, từ 1885- 1887 thực dân Pháp đã biến hệ thống cai trị phong kiến cũ thành chỗ dựa và công cụ để tổ chức hệ thống cai trị mới. Chúng vừa thủ tiêu quyền lực của triều đình, vừa cấu kết với toàn bộ giai cấp địa chủ phong kiến, từ vua quan đến hào lí. Đến năm 1891 nền thống trị mới của thực dân Pháp trên đất nước ta đã có chỗ dựa vững chắc để chúng bình định và bóc lột nhân dân. Chúng thực hiện chính sách lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, đề ra nhiều thuế khóa nặng nề. Chúng chia thuế thành hai loại là thuế trực thu và thuế gián thu. Thuế trực thu đánh vào sự tồn tại của con người. Thuế gián thu đánh vào mọi hoạt động kinh tế phục vụ con người. Từ năm 1888 đến 1896 thuế trực thu tăng lên gấp 2 lần. Việt Nam trở thành kho thuế khổng lồ cung cấp tài chính cho Pháp. Song song với việc tăng thuế, thực dân Pháp ra sức chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Đến cuối thế kỉ XIX, Pháp đã chiếm 332.014 héc ta ruộng đất trên toàn cõi Việt Nam.

Đặc biệt, sau sự thất bại của phong trào Cần Vương nói riêng và phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX nói chung thì thực dân Pháp bắt đầu thực hiện chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897- 1918) do Pôn- đu- me khởi xướng. Đu- me đã tiến hành sắp xếp lại bộ máy thống trị toàn diện cả kinh tế chính trị, văn hóa để thiết chế chính quyền thực dân có thể cai trị lâu dài trên đất nước ta.

Về hành chính, Pháp xây dựng hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương. Đứng đầu là Viên Toàn quyền Đông Dương, dưới là Thống đốc, Thống sứ, Khâm sứ rồi đến Công sứ, Tri phủ, Tri huyện cuối cùng là hội đồng kì hào ở xã. Thực dân Pháp đã tiến hành chia nước ta thành 3 kì: Bắc Kì

(Tomkin), Trung Kì (An Nam), Nam Kì (Côchichina). Đó là thủ đoạn thâm độc nhằm chia cắt sự thống nhất đất nước ta, biến nước ta thành một nhà tù lớn, biến dân ta thành những khổ sai làm giàu cho bọn tư sản và quan cai trị Pháp.

Về kinh tế, chúng tập trung xây dựng thiết bị cho các ngành giao thông vận tải, thương nghiệp, công nghiệp, nông nghiệp biến nền kinh tế Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ và là nơi cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chính quốc. Nền kinh tế thực dân đã làm cho nền kinh tế Việt Nam kiệt quệ, tàn phá nguồn tài nguyên nước ta, chèn ép nền công nghiệp dân tộc. Kinh tế nông nghiệp vẫn giữ nguyên tình trạng lạc hậu vì nông dân bị sưu thuế quá nặng nề, không có điều kiện phát triển nông nghiệp. Quan hệ sản xuất và lối bóc lột phong kiến vẫn nguyên vẹn.

Về văn hóa giáo dục: Chúng thực hiện chính sách ngu dân để nô dịch nhân dân, hạn chế học vấn của người bản xứ. Triệt để khai thác nội dung và hình thức của nền giáo dục phong kiến lạc hậu, phối hợp duy trì nho học với chế độ khoa cử lỗi thời. Thực dân Pháp mở trường đào tạo một lớp người tay sai trung thành với chính phủ thực dân. Đồng thời chúng thực hiện chính sách văn hóa phản động nhằm làm cho sức khỏe và tinh thần của nhân dân bị giam hãm trong vòng ngu dốt, lạc hậu.

Điều này đã làm cho xã hội Việt Nam biến đổi sâu sắc. Bên cạnh những giai cấp cũ thì xuất hiện những giai cấp, giai tầng mới.

Giai cấp địa chủ tồn tại từ lâu nay dựa vào thế lực của thực dân Pháp để củng cố địa vị kinh tế. Được kích thích bởi giá lúa gạo cao do Pháp vơ vét để xuất khẩu, thực dân và địa chủ đua nhau khai mở đất mới, cướp ruộng của dân, chiếm đoạt công điền công thổ để sản xuất lúa gạo xuất khẩu. Chính quyền làng xã nằm trong tay giai cấp địa chủ. Song trên thực tế giai cấp địa chủ giàu lên nhờ làm tay sai cho Pháp thì rất phản động, rất mực trung thành với Pháp. Còn một bộ phận nhỏ địa chủ vẫn có tinh thần dân tộc, tích cực tham gia phong trào chống Pháp.

Nông dân lớp người đông đảo nhất trong xã hội , đối tượng bóc lột chính của chính quyền thực dân phong kiến. Ruộng đất mất dần vào tay chúng. Do chính sách độc quyền về kinh tế mà hơn 50 % nông dân Việt Nam không có ruộng. Họ phải đóng thuế nặng nề “Trăm thứ thuế, thuế gì cũng có, đủ các đường thuế nọ thuế kia, lưới vây chài quét trăm bề, róc xương róc thịt còn gì nữa đâu”[8; 23]. Chính sách thuế khóa đã đẩy hàng vạn gia đình vào cuộc sống lầm than. Phẫn uất vì cuộc sống khốn cùng người ta mơ ước một cuộc sống dễ chịu hơn. Chính vì vậy, họ đã không ngừng đứng lên chống đế quốc, phong kiến. Họ sẵn sàng ủng hộ bất cứ cá nhân hoặc giai cấp nào giúp họ thực hiện dù chỉ một phần ước mơ trên. Vấn đề độc lập, tự do, no ấm trở nên bức thiết hơn, là cơ sở để vận động cách mạng trong giai đoạn mới. Song trong suốt thời gian cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX chưa có giai cấp nào lôi kéo được nông dân về phía mình.

Bên cạnh những giai cấp cũ thì công cuộc khai thác thuộc địa đã xuất hiện một số giai tầng mới.

Giai cấp công nhân ra đời sớm. Họ lao động trong các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền. Bị bóc lột theo phương thức tư bản chủ nghĩa rất khắc nghiệt cho nên họ đã tự đấu tranh chống lại tư bản ngay từ khi mới ra đời. Giai cấp công nhân mang trong mình những đặc điểm của giai cấp công nhân thế giới. Đó là lao động và sinh sống tập trung, trình độ kĩ thuật cao. Bên cạnh đó, giai cấp công nhân mang trong mình những đặc điểm riêng. Thứ nhất, cũng như các giai cấp khác công nhân Việt Nam có truyền thống yêu nước. Đặc điểm này do lịch sử dân tộc quy định. Chúng ta thấy rằng nhìn vào lịch sử nước ta thì những năm tháng nước ta mất độc lập, phải trải qua cuộc chiến tranh chính nghĩa hay “nồi da nấu thịt” cộng lại nhiều hơn những năm tháng hòa bình. Điều này đã tạo nên một dân tộc Việt Nam kiên cường và bất khuất. Thứ hai, giai cấp công nhân Việt Nam có mối quan hệ mật thiết với giai cấp nông dân. Sở dĩ như vậy vì công nhân Việt Nam phần lớn xuất thân từ giai cấp nông dân. Đây là cơ sở cho việc xây dựng khối liên minh công- nông. Thứ ba là

giai cấp công nhân Việt Nam không có tầng lớp quý tộc. Những đặc điểm trên do giai cấp công nhân Việt Nam là sản phẩm của quá trình khai thác thuộc địa. Điều này khác hẳn với sự ra đời của giai cấp công nhân thế giới. Tuy nhiên, giai cấp công nhân Việt Nam số lượng còn ít, chất lượng còn hạn chế. Do đó, vẫn ở trình độ “tự phát” hay như Hêghen gọi là “tự nó”.

Tầng lớp tiểu tư sản thành thị bao gồm nhiều thành phần: giáo viên, học sinh, những người buôn bán nhỏ... Cuộc sống của họ có khá hơn công nhân, nông dân, nhưng bấp bênh luôn bị đe dọa bởi sự mất mùa, đói kém, bị phân biệt đối xử. Họ mong muốn có độc lập tự do để cuộc sống được đảm bảo, nhân cách được tôn trọng.

Tầng lớp tư sản cũng ra đời và có sự phân hóa thành hai bộ phận đó là: tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Tư sản mại bản quyền lợi gắn chặt với đế quốc. Còn tư sản dân tộc bị tư sản thực dân chèn ép, không phát triển được. Họ muốn có độc lập dân tộc để phát triển kinh tế tư bản dân tộc. Nhìn chung tư sản Việt Nam què quặt về kinh tế, non yếu về chính trị.

Xã hội Việt Nam lúc này có rất nhiều mâu thuẫn. Nhưng nổi bật hơn cả là hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn thứ nhất là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta, nhân dân ta với đế quốc Pháp xâm lược và đô hộ, mâu thuẫn thứ hai là mâu thuẫn giai cấp. Trong số mâu thuẫn giai cấp thì mâu thuẫn bao trùm nhất vẫn là mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến. Mâu thuẫn này vốn có xuyên suốt trong chế độ phong kiến. Lẽ ra đến khi đế quốc Pháp xâm lược và đô hộ thì nó phải được lắng dịu xuống, phải được điều tiết nhường chỗ cho mâu thuẫn dân tộc. Nhưng đáng tiếc triều Nguyễn đã không biết triệt để lợi dụng quy luật thông thường đó.

Mặt khác, bọn phong kiến tay sai nước ta lại cam tâm cấu kết với đế quốc Pháp trong quá trình chúng dùng vũ trang xâm lược cũng như cai trị đô hộ đất nước ta. Thành thực mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với địa chủ lại diễn ra gay gắt hơn.

Để giải quyết hai mâu thuẫn trên đòi hỏi Việt Nam phải tiến hành nhiệm vụ dân tộc và dân chủ. Nhiệm vụ dân tộc được hiểu ở mức độ triệt để là đánh đuổi đế quốc Pháp, giành lại độc lập dân tộc, thiết lập chính quyền. Nhiệm vụ dân chủ là đánh đổ chế độ phong kiến, thực hiện “người cày có ruộng” (cách mạng ruộng đất) đem lại tự do dân chủ cho nhân dân. Có thể nói rằng “thực chất của vấn đề dân chủ xét đến cùng là vấn đề nông dân”. “Xét đến cùng vấn đề nông dân là vấn đề ruộng đất”. Trước chế độ phong kiến là chế độ chiếm hữu nô lệ thì xã hội loài người từng tỏa sáng những giá trị dân chủ tuy còn rất đỗi thô sơ. Điều này được biểu hiện cụ thể qua nền văn minh Hy- La. Tuy nhiên dưới chế độ phong kiến là một bước thụt lùi, các giá trị ấy không còn nữa. Vì vậy, các cuộc cách mạng tư sản đã làm sống lại những giá trị dân chủ của nền văn minh Hy- La và nâng nó lên một tầm cao mới. Thế kỉ Ánh sáng đã mang lại dân chủ nhưng chỉ mang lại cho một bộ phận: giai cấp tư sản mà thôi. Còn đối với cách mạng Việt Nam dân chủ phải phục vụ số đông.

Căn cứ vào việc xác định mâu thuẫn và giải quyết nhiệm vụ trên, chúng ta xét thấy nội dung của cách mạng nước ta được đặt ra khách quan lúc bấy giờ là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Nhiệm vụ tính chất của cuộc cách mạng đó vẫn được giữ nguyên nhưng vấn đề là nó có thể được biểu hiện ra bên ngoài hoặc là cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ hay cũng có thể là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới do vô sản lãnh đạo, sau khi hoàn thành sẽ chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Như vậy, yêu cầu của một cuộc cách mạng tư sản dân quyền là giải phóng dân tộc và đưa đất nước phát triển. Độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của các dân tộc trên thế giới. Đây là yêu cầu cơ bản, cấp thiết và khách quan của lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, đặt vấn đề giành độc lập dân tộc của Việt Nam vào bối cảnh chung của khu vực và thế giới thì rõ ràng vấn đề giành độc lập dân tộc không phải là mục tiêu duy nhất. Mà để đáp ứng được yêu cầu này, lịch sử dân tộc cũng đặt ra một vấn đề là nền độc lập dân tộc gắn với con đường phát triển của đất nước, phù hợp với xu thế của

thời đại. Bởi vì chính sự phát triển của đất nước về kinh tế, chính trị, xã hội một cách vững chắc là nhân tố cơ bản và chủ yếu tạo nên nền tảng vững chắc cho độc lập dân tộc.

Vấn đề đặt ra cho những người lãnh đạo là phải tìm ra đường lối cứu

Một phần của tài liệu Sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản của việt nam trong xu thế thời đại luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w