Con đường cách mạng vô sản của Việt Nam phù hợp với xu thế thời đạ

Một phần của tài liệu Sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản của việt nam trong xu thế thời đại luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 68 - 87)

Chương 3: SỰ LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VÔ SẢN CỦA VIỆT NAM PHÙ HỢP VỚI XU THẾ THỜI ĐẠ

3.3.Con đường cách mạng vô sản của Việt Nam phù hợp với xu thế thời đạ

thời đại

Nếu như ở Ấn Độ, Inđônêxia con đường giải phóng dân tộc mà mỗi dân tộc đó lựa chọn là con đường cách mạng tư sản thì ở Việt Nam có một sự lựa chọn khác. Đó là con đường cách mạng vô sản. Con đường cách mạng này do Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh tìm thấy sau đó được nhân dân ta và lịch sử dân tộc ta lựa chọn. Sở dĩ như vậy vì con đường cứu nước này không những đáp ứng yêu cầu của lịch sử dân tộc mà còn phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử nhân loại. Sự phù hợp đó qui tụ trong hai nhân tố lớn: một là cách ra đi tìm đường cứu nước của Người là một quyết định của thời đại; hai là khi Người quyết định đi theo cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga và đặt cách mạng giải phóng dân tộc theo quỹ đạo của cách mạng vô sản. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu từng nội dung cụ thể.

Thứ nhất, cách ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc là một quyết định của thời đại. Trong khi nhiều người yêu nước đi sang các nước phương Đông thì Người đã quyết định chọn phương Tây trên con đường tìm kiếm chân lí của mình.

Vậy tại sao chọn phương Tây để ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc là một quyết định hợp thời đại ?

Trước hết, phương Tây là quê hương của các cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật, nơi mà nền kinh tế phát triển với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đây cũng chính là trung tâm của cách mạng thế giới. Ngay từ buổi đầu thời cận đại thì phương Tây là nơi bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản: Hà Lan, Anh, Pháp...Bước sang thời hiện đại, cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản thì phong trào đấu tranh của giai cấp ở châu Âu, Bắc Mĩ trở nên

rầm rộ. Và tại đế quốc phong kiến Nga hoàng- một mắt xích yếu nhất của chủ nghĩa tư bản, một cuộc cách mạng vô sản đang nhen nhóm phá vỡ sợi dây chuyền đế quốc chủ nghĩa. Muốn làm cách mạng thì phải hiểu cách mạng là gì? Và không đâu hết, chỉ có phương Tây mới trả lời được cho Nguyễn Ái Quốc làm cách mạng thì phải làm như thế nào? Còn ở phương Đông lúc bấy giờ cũng chỉ là những xứ thuộc địa như An Nam, là anh em “đồng bệnh” cùng dân tộc ta mà thôi. Ở phương Đông cách mạng cũng đang trong đêm tối không có đường ra thì có thể tìm thấy chân lí ở đó được bởi chỉ từ thực tiễn cách mạng mới xây dựng được lí luận cách mạng.

Mặt khác, phương Tây chính là sào huyệt của chủ nghĩa đế quốc, của thực dân Pháp xâm lược. Nguyễn Ái Quốc muốn hiểu rõ về chủ nghĩa đế quốc, về kẻ thù của mình. Sự tương phản giữa các mĩ từ: tự do, bình đẳng, bác ái với sự dã man của bọn thực dân Pháp đã tác động vào nhận thức của Người thôi thúc lớn hơn, bao quát hơn, đầy đủ hơn về kẻ thù dân tộc, về nước Pháp văn minh. Người đã giải thích quyết định ra đi của mình như sau: Vào trạc 13 tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe những từ ngữ: tự do, bình đẳng, bác ái. Đối với chúng tôi lúc ấy, mọi người da trắng được coi là người Pháp. Thế là tôi muốn làm quen với văn minh Pháp, tìm xem những gì ẩn dấu đằng sau các từ ấy.

Việc quyết định sang phương Tây của Nguyễn Ái Quốc chưa phải là đã xác định được con đường cứu nước ngay từ khi rời tổ quốc mà là nảy sinh một ý định táo bạo khác với cách suy nghĩ, lựa chọn không thành công trước đây. “Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi lúc này thường tự hỏi nhau ai là người sẽ giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Nhật, người khác nghĩ là Anh, có người lại cho là Mĩ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”. Với tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc, với đôi bàn tay và quyết tâm đi tìm chân lí để trở về cứu dân, cứu nước thoát đời nô lệ thì Nguyễn Ái Quốc ra đi. Lòng yêu nước của Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn khác

với lớp sĩ phu yêu nước cuối thế kỉ XIX nặng chủ nghĩa trung quân. Đó là coi nước và dân là mục tiêu của công cuộc giải phóng dân tộc, là chuẩn mực cao nhất của mọi giá trị tinh thần. Giải phóng dân tộc bao hàm cả giải phóng nhân dân.

Về cách đi tìm đường cứu nước có một số điểm đáng chú ý:

Một là phương tiện của Người ra đi cũng hết sức độc đáo. “Người đã dùng tàu buôn làm phương tiện để đi hầu khắp thế giới, quan sát xã hội, tích lũy kiến thức, giao du kết bạn nhằm đại nghĩa” [13; 24]. Đây hẳn cũng là một sự lựa chọn. Đó là phương tiện thuận lợi nhất có thể đưa Người đi khắp các hải cảng của châu Âu, châu Mỹ và sau này Người còn đến cả châu Phi. Đi đến đâu Người cũng quan sát xã hội, ghi chép những nỗi thống khổ của các dân tộc bị áp bức, của các giai cấp bị bóc lột, của những người da màu bị khinh miệt và tàn sát, thông cảm sâu sắc với tâm tư của những người nô lệ mới của thời kì tư bản đế quốc, tập hợp tư liệu sách báo về sau. Đồng thời, Người kết bạn rộng rãi với nhiều chiến sĩ đấu tranh chống áp bức dân tộc và chống bóc lột giai cấp.

Hai là: hòa mình vào cuộc sống của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Từ một thầy giáo của trường Dục Thanh Nguyễn Tất Thành trở thành Nguyễn Văn Ba thủy thủ tàu buôn rồi tiếp tục làm nhiều nghề lao động tay chân khi xúc tuyết, khi bồi bàn, khi rửa ảnh. Nguyễn Ái Quốc đã tự đặt mình trong hàng ngũ giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Giáo sư Trần Văn Giàu cho rằng: “Nếu không có ý thức thì hẳn là có trực giác, một trực giác hợp thời và vượt thời, điều chắc chắn là sự lựa chọn này, bất cứ phần vô tâm bao nhiêu, phần ý thức bao nhiêu, là hết sức độc đáo và phù hợp với hướng đi lên của lịch sử nhân loại trong một thời gian dài”[13; 126]. Kết quả của quá trình đó là Nguyễn Ái Quốc hiểu rõ năng lực cách mạng của các tầng lớp trong xã hội như là số người có cảm tình với phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa, có sự ủng hộ cuộc vận động giải phóng của Việt Nam? Đồng thời

Người cũng đã tự tạo cho mình một trạng thái tư tưởng cho phép mình nhạy cảm với Cách mạng tháng Mười Nga.

Ba là vừa lao động tay chân để kiếm sống vừa tích tụ cho mình một khối lượng kiến thức văn hóa Tây phương khá lớn và đa dạng.

Trong lúc làm tàu, làm bếp, quét tuyết...thì Nguyễn Ái Quốc giành nhiều thì giờ đi thư viện, đi bảo tàng, đi học tiếng Anh, tiếng Pháp. Kết quả nhờ thông thạo ngoại ngữ mà Nguyễn Ái Quốc hiểu biết lịch sử châu Âu, châu Mĩ, theo dõi sát sao mọi tình hình chuyển biến trên thế giới. Cái học rộng này là điều kiện để Nguyễn Ái Quốc tiếp thu chủ nghĩa Mác- Lênin. Xét đến cùng thì thiếu một kiến thức văn hóa vừa sâu vừa rộng, thiếu một cuộc sống phong phú thì khó mà trở thành một người cách mạng sáng tạo.

Chính từ việc quyết định sang phương Tây và hòa mình vào giai cấp công nhân và nhân dân lao động đã làm thay đổi rất lớn nhận thức của Nguyễn Ái Quốc. Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy rằng chủ nghĩa đế quốc là lực lượng phản động, là kẻ thù chung của nhân dân lao động ở chính quốc và thuộc địa, muốn đánh thắng chúng phải thực hiện khối liên minh chiến đấu giữa lao động thuộc địa với nhau và giữa lao động thuộc địa với vô sản chính quốc, nếu tách mỗi lực lượng ra thì không thể nào đánh thắng được. Điểm vượt lên của Nguyễn Ái Quốc so với các lãnh tụ yêu nước và chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX chính là ở đó. Những bậc tiền bối đã không nhận thức được đặc điểm của thời đại, không phân biệt được bản chất của kẻ thù. Họ không phân biệt được thực dân Pháp với giai cấp công nhân và nhân dân lao động Pháp, đó là những người bạn có chung một kẻ thù là bọn thực dân và đế quốc Pháp.

Như vậy, Nguyễn Ái Quốc sang phương Tây vào năm 1911 nhằm tìm một giải pháp cho quê hương là một quyết định hợp thời đại vào tuổi đôi mươi.

Thứ hai con đường cách mạng vô sản của Việt Nam phù hợp với xu thế thời đại thể hiện khi Người quyết định đi theo cách mạng xã hội chủ nghĩa

tháng Mười Nga và đặt cách mạng giải phóng dân tộc theo quỹ đạo của cách mạng vô sản.

Qua khảo nghiệm các cuộc cách mạng: từ cách mạng Hà Lan, cách mạng Anh đến cách mạng Pháp và chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ thì Nguyễn Ái Quốc không muốn đi theo những con đường cách mạng đó. Sau này, Người đã nhận định rằng: cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kì thực trong thì nó tước đoạt công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã bốn lần rồi mà nay công nông Pháp hãy còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức. Cách mệnh An Nam nên nhớ những điều ấy. Đối với cách mệnh Mỹ cũng vậy: Mỹ tuy rằng cách mệnh đã thành công đã hơn 150 năm nay (từ 1776 đến 1924) nhưng công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính cách mệnh lần thứ hai. Ấy là vì cách mệnh Mỹ là cách mệnh tư bản mà cách mệnh tư bản là cách mệnh chưa đến nơi.

Tuy nhiên phải đợi đến 7/ 1920 với việc tiếp cận “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin trên báo “Nhân đạo” số 17, 18 thì Nguyễn Ái Quốc mới có một sự lựa chọn: tán thành Quốc tế III và hoàn toàn tin theo Lênin. Trong đó bản Luận cương đã nêu cao những tư tưởng chiến lược phù hợp với cách mạng Việt Nam.

1. Lênin đặt vấn đề dân tộc đi đôi với vấn đề thuộc địa. Lâu nay Quốc tế II chỉ nói đến quyền của các dân tộc da trắng, còn đối với các dân tộc thuộc địa không được nhắc đến, có chăng chỉ là quyền “tự trị văn hóa”. Đến Lênin và Quốc tế III quyền tự quyết của các dân tộc bao gồm cả quyền tự quyết của các dân tộc thuộc địa phải đi đến công nhận thực hiện quyền dựng nước độc lập, tự chủ chứ không phải chỉ có tự trị văn hóa. Quyền dựng nước độc lập tự chủ này không phải dành riêng cho các dân tộc da trắng mà cho cả các dân tộc thuộc các màu da đều phải thực hiện.

2. Lênin đặt cho người cách mạng ở các nước đế quốc một nhiệm vụ trọng đại là phải ủng hộ một cách tích cực nhất phong trào giải phóng các dân tộc thuộc địa và lệ thuộc. Đồng thời, Lênin cũng đặt ra cho những người cách mạng ở các xứ thuộc địa lệ thuộc một nhiệm vụ không kém phần trọng đại là phải đoàn kết chặt chẽ với nhân dân lao động ở nước đi áp bức mình, nhằm đánh bại kẻ thù chung là đế quốc, đừng bị mê hoặc hoặc bởi đầu óc quốc gia chủng tộc hẹp hòi. Lênin đặt ra nước làm cách mạng xã hội chủ nghĩa thành công rồi phải đóng vai trò là thành trì cách mạng thế giới, giúp đỡ, ủng hộ các nước cách mạng chưa thành công cho dù nước đó là tư bản hay xứ thuộc địa.

3. Lênin đặt cho các nước thuộc địa và lệ thuộc không những có nhiệm vụ giải phóng khỏi ách nước ngoài mà còn phải đấu tranh chống các lực lượng phản động ở ngay trong xứ mình, những lực lượng đó thường là đồng minh với đế quốc thực dân. Lênin dặn dò những người cách mạng ở các xứ thuộc địa phải đặc biệt chú ý đến nông dân, phải phát triển phong trào nông dân chống lại điền địa, hình thành một phong trào cách mạng điền địa, cách mạng phản phong.

4. Lênin đề ra nhiệm vụ lớn của cách mạng thế giới. Sự đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc bị áp bức với các nước đã làm cách mạng thành công. Lênin cho rằng xứ thuộc địa làm cách mạng thành công, chính quyền về tay nhân dân thì có thể nhờ sự giúp đỡ của các nước Xô viết, nhờ sự hợp tác với các nước tiên tiến mà tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội khỏi phải qua thời kì tư bản chủ nghĩa phát triển thành hệ thống chính.

5. Quốc tế III là bộ tham mưu chung của cách mạng thế giới. Nước Nga Xô Viết là ngọn cờ đầu, là căn cứ địa, là thành trì của cách mạng thế giới.

Luận cương đã giải đáp đúng những vấn đề mà Nguyễn Ái Quốc nung nấu, tìm kiếm. Luận cương đã giải thích vì sao phải chú ý đến vấn đề giải phóng dân tộc, vạch rõ sự giả dối của khẩu hiệu: tự do, bình đẳng, bác ái, chỉ rõ điều kiện thủ tiêu áp bức dân tộc. Luận cương nói rõ: “Điều quan trọng nhất trong chính sách của Quốc tế cộng sản về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc

địa là phải làm cho vô sản và quần chúng lao động của tất cả các dân tộc và tất cả các nước gần gũi nhau để tiến hành cuộc đấu tranh chung nhằm lật đổ bọn địa chủ và giai cấp tư sản. Bởi vì chỉ có sự gần gũi ấy mới bảo đảm chiến thắng chủ nghĩa tư bản, nếu không có chiến thắng ấy thì không thể thủ tiêu được ách áp bức dân tộc và tình trạng bất bình đẳng”[8; 112]. Đến đây có thể thấy mọi suy tư của Nguyễn Ái Quốc về tìm đường cứu nước nhập làm một với Luận cương Lênin. “Luận cương làm tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ và tin tưởng biết bao, tôi vui mừng đến phát khóc lên, ngồi một mình trong lòng mà tôi nói to lên như đang nói trước đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”[27- T10; 127].

Đến tháng 12/ 1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế III và sáng lập Đảng cộng sản Pháp.

Như vậy, sau trọn một thập kỉ ra đi tìm đường cứu nước đến năm 1920 ba sự kiện lịch sử đáng ghi nhớ đánh dấu sự chuyển biến trong cuộc đời hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc đó là: tiếp cận và thừa nhận Luận cương của Lênin; bỏ phiếu tán thành Đảng Xã hội Pháp, gia nhập Quốc tế cộng sản; góp phần sáng lập nên Đảng cộng sản Pháp. Đây là những sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ một người Việt Nam yêu nước chân chính trở thành người chiến sĩ quốc tế vô sản, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, trở thành người Việt Nam tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta: con đường cách mạng vô sản.

Sau khi xác định hướng đi cho cách mạng Việt Nam thì Nguyễn Ái Quốc không ngừng truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin và con đường cách mạng vô sản về nước. Con đường này đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân ta nên được nhân dân ta chấp nhận và trở thành con đường phát triển của lịch sử dân tộc.

Lý luận về cách mạng vô sản đã được Mác- Ăngghen khẳng định trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” (2/ 1848). Tuyên ngôn đã khẳng

định vai trò và sứ mệnh của giai cấp vô sản “người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản”. Đó là không chỉ giải phóng giai cấp mình mà còn giải phóng nhân dân

Một phần của tài liệu Sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản của việt nam trong xu thế thời đại luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 68 - 87)