0
Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Con đường cách mạng vô sản của Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của lịch sử dân tộc.

Một phần của tài liệu SỰ LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VÔ SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG XU THẾ THỜI ĐẠI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 36 -49 )

Chương 2: SỰ LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VÔ SẢN CỦA VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA LỊCH SỬ

2.2. Con đường cách mạng vô sản của Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của lịch sử dân tộc.

Vương theo lập trường phong kiến đến khuynh hướng dân chủ tư sản do Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Đảng lập hiến, Việt Nam Quốc dân Đảng lãnh đạo đều bị thất bại. Điều đó chứng tỏ rằng các phong trào này đã bị lịch sử bỏ qua vì không đáp ứng được những yêu cầu mà lịch sử dân tộc đặt ra. Thế nhưng đến 1930, một con đường cứu nước đã được nhân dân ta, lịch sử dân tộc lựa chọn đó là con đường cách mạng vô sản đánh dấu bằng sự kiện Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Con đường này giải quyết được những yêu cầu mà lịch sử dân tộc đặt ra, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

2.2. Con đường cách mạng vô sản của Việt Nam đáp ứng được yêucầu của lịch sử dân tộc. cầu của lịch sử dân tộc.

Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên phát hiện ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc và chỉ duy nhất con đường cách mạng vô sản mới đáp ứng được yêu cầu của lịch sử dân tộc ta đặt ra lúc bấy giờ.

Thực tế lịch sử cho thấy những con đường cứu nước theo lập trường phong kiến, tư sản đều mang trong mình những hạn chế riêng.

Lí giải con đường cứu nước theo lập trường phong kiến thất bại, chúng ta có thể xem xét dưới công thức chung sau:

Trước hết là các sĩ phu đã xác định kẻ thù là đế quốc Pháp, vua quan phong kiến đầu hàng nên cuộc đấu tranh của họ đều nhằm chống lại bọn đế quốc xâm lược cũng như bọn vua quan bù nhìn ôm chân đế quốc nhìn giang sơn bị chìm đắm. Các sĩ phu phong kiến đã tiếp nối tinh thần ấy từ chiếu Cần Vương mà tâm huyết của nhà vua yêu nước Hàm Nghi và đại thần Tôn Thất

Thuyết hun đúc nên. Con đường cứu nước này đã bỏ qua cốt lõi của vấn đề dân chủ đó là đánh đổ phong kiến tay sai thực hiện “người cày có ruộng”. Do đó, nó đã không đáp ứng được yêu cầu lịch sử dân tộc đặt ra vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

Phương hướng đấu tranh mà các cuộc khởi nghĩa hướng đến là làm sao giành được độc lập cho dân tộc, giành lại chính quyền, xây dựng một nhà nước phong kiến do một vị vua anh minh làm chủ. Trong khi ở phương Tây, chủ nghĩa tư bản đã phát triển thì sự trở lại “đêm trường trung cổ” sẽ làm cho xã hội trì trệ và kém phát triển. Vì vậy, con đường này không tìm ra được một tương lai tươi sáng cho dân tộc.

Hai là về giai cấp lãnh đạo: Trước yêu cầu của lịch sử dân tộc, các sĩ phu yêu nước “còn mang nặng cốt cách phong kiến”, Nho gia đã đứng lên cầm ngọn cờ lãnh đạo phong trào đấu tranh chống Pháp. Họ được tắm mình trong tư tưởng “trung quân” của sách thánh hiền nên kiên quyết chống lại thực dân Pháp. Đầu tiên phải kể đến các lãnh tụ của phong trào Cần Vương. Đó là Nguyễn Thiện Thuật (1844- 1926) lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy từng đỗ cử nhân và từng làm quan địa phương ở Hải Dương; Phạm Bành một trong những lãnh tụ của khởi nghĩa Ba Đình từng là quan lại trong phái chủ chiến của triều đình; hay Tống Duy Tân cầm đầu khởi nghĩa Hùng Lĩnh từng là một nhà khoa bảng; ngay đến linh hồn khởi nghĩa Hương Khê là Phan Đình Phùng cũng từng đậu Tiến sĩ và làm chức Ngự sử trong triều đình Huế. Ngay cả phong trào tự động chống Pháp thì các lãnh tụ vẫn không thoát khỏi hạn chế giai cấp và ý thức hệ Nho giáo: trung quân ái quốc. Đó là ngay sau khi giành được độc lập thì cũng quay trở lại xác lập chế độ phong kiến.

Ba là lực lượng tham gia: gồm có nhiều tầng lớp tham gia như văn thân, sĩ phu và nông dân. Tuy nhiên, chưa thực sự thu hút tất cả lực lượng trong nhân dân tạo thành một khối thống nhất để chống lại thực dân Pháp.

Bốn là phương pháp đấu tranh và hình thức tổ chức: Phong trào chủ yếu sử dụng hình thức bạo động là chủ yếu. Nhưng lại bạo động với vũ khí thô sơ

như giáo mác, mã tấu, một ít súng trường thô sơ. Điều này trở thành một sự đối nghịch khi phải đối diện với súng đạn và đại bác của nền công nghiệp Pháp. Hơn nữa phong trào chưa thông qua một hình thức tổ chức nào.

Năm là: qui mô, sự liên kết trong nước và quốc tế: mang tính địa phương, lẻ tẻ, thiếu tính liên kết đấu tranh giữa các phong trào trong nước với bên ngoài. Do đó, thực dân Pháp dễ đàn áp theo cách thông thường của chúng là “bẻ đũa từng chiếc”.

Từ những hạn chế trên, lịch sử dân tộc đoạn tuyệt với ý thức hệ phong kiến. Để rồi đến đầu thế kỉ XX, các sĩ phu yêu nước đã tìm hướng đi mới cho cách mạng Việt Nam- khuynh hướng dân chủ tư sản. Tuy nhiên, con đường cứu nước này cũng không đáp ứng được yêu cầu của lịch sử dân tộc.

Lí giải nguyên nhân thất bại của con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản nhưng lãnh đạo không phải là tư sản, chúng ta cũng xem xét công thức sau.

Trước hết là con đường cứu nước này mặc dù đã xác định kẻ thù của cách mạng là đế quốc và phong kiến tay sai, nhưng Phan Bội Châu thì thiên về chống đế quốc giành độc lập dân tộc, Phan Châu Trinh lại thiên về chống phong kiến đem lại dân chủ cho nhân dân. Cả hai lãnh tụ đều không thấy được mối quan hệ hữu cơ giữa đế quốc và phong kiến tay sai nên không chủ trương cùng một lúc đánh đổ cả hai kẻ thù của cách mạng. Thêm nữa hai ông đều không nêu ra và giải quyết được vấn đề cốt lõi của dân chủ- vấn đề ruộng đất.

Về phương hướng đấu tranh, các lãnh tụ của con đường cứu nước tư sản những năm 20 của thế kỉ XX chủ trương sau khi giành được độc lập dân tộc thì sẽ đưa đất nước phát triển theo chủ nghĩa tư bản. Nếu phát triển theo chủ nghĩa tư bản thì vô hình chung lại mang lại quyền lợi cho tư sản mà không phải tuyệt đại đa số nhân dân. Vì vậy, con đường này cũng không xác định được một hướng đi đúng đắn cho sự phát triển của xã hội trong tương lai.

Hai là về giai cấp lãnh đạo: Con đường cứu nước này do văn thân sĩ phu tư sản hóa lãnh đạo, đại biểu là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. Họ là những nhà nho yêu nước được trưởng thành, tôi luyện trong hệ tư tưởng Nho giáo phong kiến nhưng lại đứng lên phát động con đường cách mạng theo hướng mới- khuynh hướng tư sản. Bằng lăng kính của chủ nghĩa yêu nước, họ đã đứng ra tiếp nhận tư tưởng mới mà lẽ ra phải là giai cấp tư sản đảm nhiệm vai trò này. Do đó, ngay từ đầu con đường này đã mang trong nó những nguy cơ thất bại.

Ba là về lực lượng tham gia: Trong việc xác định lực lượng cách mạng, con đường cứu nước này cũng bộc lộ những hạn chế. Các sĩ phu tư sản hóa chưa thấy được sức mạnh của quần chúng nhân dân trong đó bộ phận đông đảo nhất là giai cấp nông dân. Cho nên, họ chưa đề ra những chủ trương biện pháp kịp thời lôi kéo các giai tầng vào một trận tuyến chung là chống đế quốc- phong kiến. Ngay cả Phan Bội Châu với nhãn quan chính trị của một nhà nho thì trong tác phẩm “Hải ngoại huyết thư”, ông đã chọn ra 10 hạng người là lực lượng cách mạng. Đó là: các nhà hào phú, các quan tại chức, các con nhà quyền quý, các giáo đồ Thiên chúa giáo, thủy lục quân, đồ đảng, thông ngôn, ký lục, đầu bếp, giới phụ nữ, con em nhà bị giặc tàn sát, hải ngoại. Nhưng trong 10 hạng người đó không thấy bóng dáng của hai giai cấp cơ bản của xã hội lúc bấy giờ là công- nông. Đây là hai giai cấp đông đảo trong xã hội và có tinh thần cách mạng triệt để nhất. Những người được Phan Bội Châu xếp vào lực lượng cách mạng lại là những hạng người dễ thỏa hiệp với đế quốc nhất. Theo Phan Bội Châu xác định lực lượng trọng yếu của cách mạng là tầng lớp binh lính. Vì muốn đánh Pháp phải có súng đạn mà những thứ này có sẵn trong binh lính. Họ lại được luyện tập nên công việc quan trọng ở trong nước là lo vận động bộ binh lính thủy. Cụ chưa nhận thức được rằng nếu không có khởi nghĩa toàn dân thì khởi nghĩa của binh lính chỉ có thất bại. Chính từ việc không tin vào sức mạnh của quần chúng nhân dân nên cả Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều có tư tưởng vọng ngoại. Phong trào

cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX không thu hút được đông đảo các lực lượng tham gia nên thất bại là điều khó tránh khỏi.

Bốn là phương pháp đấu tranh, hình thức tổ chức: Con đường cứu nước này chưa giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa bạo động và cải cách. Nếu như Phan Bội Châu chủ trương tiến hành bạo động vũ trang thì lại dựa vào Nhật, cũng là một tên đế quốc. Còn Phan Châu Trinh từ chỗ không chủ trương đánh đuổi thực dân Pháp nên kịch liệt phê phán tư tưởng bạo động. Ông cho rằng “bất bạo động bạo động tắc tử”, “bất vọng ngoại, vọng ngoại giả ngu”. Ông nêu lên chủ trương cải cách dân chủ, duy tân thực nghiệm để tự cường. Nhưng cái bế tắc của Phan Châu Trinh là dựa vào thực dân Pháp để đấu tranh công khai, hợp pháp nên việc thực hiện cải cách chỉ là ảo tưởng. Như vậy, con đường cứu nước này chưa thấy được mối quan hệ giữa hai xu hướng cải cách và bạo động nên chưa đưa ra phương pháp đấu tranh hợp lí nhất. Lúc thì nặng về phương pháp này, lúc thì nặng về phương pháp kia mà chưa kết hợp được cả hai phương pháp. Điều này xuất phát từ việc nhận thức bản chất của kẻ thù.

Bước tiến của con đường cứu nước theo lập trường tư sản nhưng lãnh đạo không phải giai cấp tư sản là đã thành lập được một số tổ chức cách mạng như Duy Tân hội, Việt Nam Quang phục hội... Song các tổ chức này chưa có chưa có cương lĩnh cách mạng đúng đắn, nhất là trong việc xác định yêu cầu của cách mạng Việt Nam.

Năm là về qui mô phong trào, sự liên kết trong nước và quốc tế: Các nhà lãnh đạo cách mạng bước đầu đã có tư tưởng đoàn kết với phong trào cách mạng thế giới đặc biệt là Phan Bội Châu. Tuy nhiên, Phan Bội Châu lại dựa vào Nhật Bản để đánh Pháp. Cụ nhìn thấy Nhật đánh thắng Nga là mạnh nhưng không thấy Nhật chiếm đóng Triều Tiên, Đài Loan, đảo Lưu Cầu- đó mới chính là bản chất của đế quốc Nhật. Sau khi nhận ra thuyết “đồng văn, đồng chủng”, Phan Bội Châu có bước tiến lớn đó là đoàn kết các dân tộc

“đồng bệnh”. Tuy nhiên, cả hai cụ chưa nhận thấy cần phải chủ trương đoàn kết với giai cấp vô sản trên toàn thế giới.

Một đặc điểm nổi bật của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX là hai xu hướng bạo động và cải cách cùng nảy sinh trong một khuynh hướng nhưng lại không đối lập nhau, không đi tới phủ định nhau, triệt tiêu nhau mà hổ trợ, bổ sung cho nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Bởi cả hai con đường đó đều xuất phát từ một nền tảng yêu nước, tinh thần dân tộc.

Đến những năm 20 của thế kỉ XX, giai cấp tư sản dân tộc cũng đã tiến hành đấu tranh để đòi quyền lợi tiêu biểu là Đảng lập hiến. Song do bản chất và mối quan hệ với chính quyền thực dân cho nên chỉ chủ trương cải lương tư sản. Sở dĩ gọi là cải lương tư sản là do giai cấp tư sản lãnh đạo đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ, kinh tế, chính trị trong chính quyền thực dân. Mục đích là chủ yếu đòi quyền lợi cho giai cấp tư sản và tầng lớp trên của trong xã hội bằng cách là dựa vào chính quyền thực dân để tiến hành những cải cách. Khi được chính quyền thực dân nhượng bộ cho một vài quyền lợi thì họ đã thỏa mãn và muốn dừng phong trào lại. Cuối cùng, họ đã bị phong trào quần chúng vượt qua. Năm 1927, Đảng lập hiến trở thành tay sai của chính quyền thực dân. Đúng như nhận xét của Giáo sư Trần Văn Giàu: “Chủ nghĩa dân tộc cải lương thật xứng với giai cấp tư sản bản xứ, đó là “tiên thiên bất túc, hậu thiên bất nghi” (trước khi ra đời không đủ tay chân, sau khi ra đời không hoàn chỉnh). Thân phận què quặt đã quy định tiếng nói chính trị. Nhân vật đớn hèn, tư tưởng lai căng thực dân phong kiến, vận mệnh của nó gắn chặt với thực dân Pháp và triều đình Huế. Chủ nghĩa cải lương chưa hề đưa ra nhiệm vụ giành độc lập dân tộc dù là bằng đường lối cải lương.

Vào năm 1927, Việt Nam Quốc dân Đảng ra đời. Trong quá trình phát triển dần dần, Đảng đã xác định được đường lối cứu nước của dân tộc ta là “trước làm cách mạng quốc gia, sau làm cách mạng thế giới”. Tuy nhiên, Đảng đã phạm sai lầm về tổ chức, biện pháp. Hình thức đấu tranh của Đảng thiên về vũ trang bạo động mang tính chất manh động, ám sát cá nhân, không

chăm lo đến công tác tuyên truyền vận động, thành lập các tổ chức cách mạng quần chúng. Tờ báo “Hồn cách mạng” của họ chỉ ra đời được một số duy nhất- số đầu tiên và cũng là số cuối cùng. Với khởi nghĩa Yên Bái (1930) với khẩu hiệu “không thành công thì cũng thành nhân” thất bại đã coi như chấm dứt vai trò của tổ chức Đảng này. Đồng thời nó chấm dứt hoàn toàn khuynh hướng cứu nước theo con đường cách mạng tư sản.

Trong khi đó, những lí tưởng cách mạng vô sản cũng như cương lĩnh, chiến lược, sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc mà Nguyễn Ái Quốc khởi xướng đã hấp dẫn đối với những thanh niên yêu nước và dần dần được truyền bá đến nhân dân và được nhân dân ta chấp nhận. Con đường này đáp ứng được những yêu cầu mà lịch sử dân tộc đặt ra. Điều này được thể hiện cụ thể qua năm đặc điểm sau:

Trước hết là trong việc xác định kẻ thù, Người đã vạch rõ tội ác của thực dân Pháp: “Không trừ một thủ đoạn nào, kể cả những thủ đoạn bỉ ổi nhất và những tội ác” để cai trị, chúng đã bắt gần một trăm ngàn người dân Việt Nam đi làm bia đỡ đạn cho chúng trong chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918). Người vạch trần các vụ tham nhũng, xa xỉ, đàn áp dã man của bọn quan lại thực dân, vạch trần vai trò gián điệp của bọn đội lốt tôn giáo. Người đã phơi bày nỗi thống khổ của người dân thuộc địa và kết án bản chất của chủ nghĩa thực dân là “ăn cướp và giết người”. Người viết một cách mỉa mai cay độc: “Khi người ta là nhà văn hóa thì người ta có thể làm những việc dã man nhất mà vẫn cứ cho là văn minh nhất và để dạy cho mọi người sống cho ra sống, người ta bắt đầu công việc giết họ đi đã”[27- T1;131]. Đồng thời Nguyễn Ái Quốc cũng đã lên án chế độ phong kiến Việt Nam. Triều đình nhà Nguyễn thỏa hiệp, đầu hàng cục bộ và cuối cùng là đầu hàng hoàn toàn. Chính thái độ của triều đình là nguyên nhân đẩy nước mất, nhà tan, nhân dân chịu ách nô lệ. Từ đó, trong tác phẩm “Đường cách mệnh” Người đã xác định rõ cách mệnh có hai thứ là cách mệnh dân tộc và cách mệnh thế giới. Dân tộc cách mệnh thì chưa phân chia giai cấp, nghĩa là sĩ, nông, công, thương đều nhất trí

chống lại cường quyền. Còn thế giới cách mệnh thì vô sản đứng đầu, đi trước.

Một phần của tài liệu SỰ LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VÔ SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG XU THẾ THỜI ĐẠI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 36 -49 )

×