Nói một cách khái quát, trào lưu nhân văn – hiện sinh (existentialhumanistic approach) có cơ sở từ trong tất cả những tư tưởng của con người về sự nhiệm mầu của ý thức và của cuộc sống. Nói tỉ mỉ hơn, chúng ta có thể phát hiện những cội nguồn của trào lưu này ngay từ thời có những quan điểm muốn “khách thể hóa” (objectify) những trải nghiệm của con người của những nhà tư tưởng như Aristotle, Newton, Descartes; c
Trang 1TRÀO LƯU NHÂN VĂN – HIỆN SINH TRONG TÂM LÝ TRỊ LIỆU
Nói một cách khái quát, trào lưu nhân văn – hiện sinh (existential-humanistic approach) có cơ sở từ trong tất cả những tư tưởng của con người về sự nhiệm
mầu của ý thức và của cuộc sống Nói tỉ mỉ hơn, chúng ta có thể phát hiệnnhững cội nguồn của trào lưu này ngay từ thời có những quan điểm muốn
“khách thể hóa” (objectify) những trải nghiệm của con người của những nhà tư
tưởng như Aristotle, Newton, Descartes; cho đến những khuynh hướng hiện đạihơn muốn đặt nặng tầm quan trọng vào “tính chất chủ quan” của con người
(human subjectivity) của các học giả trong thế kỷ 20 như Husserl, Heidegger,
Sartre và Merleau-Ponty
Những tác giả theo chủ nghĩa hiện sinh (existentialists), cùng với những nhà
tâm lý nổi tiếng như Freud, Gordon Allport, Buber, William James, và các triếtgia như Ortega y Gasset và Pascal, đã phát biểu về ý nghĩa cốt yếu của các trải
nghiệm (experience) trong nội tâm của con người Trong khi đó, quan điểm nhân văn (humanistic perspective) trong tâm lý học, tiêu biểu bởi các tác giả
như Anderson, Bugental, Arthur Deikman, Erich Fromm, George Kelly, SidneyJourard, Abraham Maslow, Carl Rogers, lại phát triển mạnh trong khoảng bốnthập niên cuối thế kỷ 20 và trở nên đồng điệu với trào lưu tư tưởng hiện sinh.Tất cả những trào lưu tư tưởng này có ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ trên sựphát triển của ngành tâm lý trị liệu trong khoảng thời gian này Sự kết hợp haidòng tư tưởng hiện sinh và nhân văn đã đưa sự chú tâm của những nhà chuyênmôn trở về với những chủ đề đậm chất con người như: tình yêu, sự ganh ghét,tính trung thực, sự phản bội, lòng can đảm, sự giận dữ, đức hy sinh, sự toàn mỹ,tính sáng tạo, sự độc ác, cùng với những chiều kích khác rất phong phú nhưngcũng đầy mâu thuẫn trong cuộc sống nội tâm của tất cả chúng ta
Trang 2Trong thập niên 1960, những thách thức đối với các mô hình tâm lý trị liệu theotruyền thống phần nào đã thúc đẩy sự phá vỡ các mô hình trị liệu kém hiệu lựccủa phương pháp phân tâm cổ điển và đồng thời cũng phá vỡ những tầm nhìncòn nhiều hạn chế của các nhà trị liệu không phải phân tâm Và như câu châm
ngôn của Alexander Pope: “Việc nghiên cứu đúng đắn về con người chính là loài người” (The proper study of humans is humankind) Việc này đặt nặng vai
trò trung tâm của đời sống chủ quan của con người bao gồm sự nhận biết, chútâm, xúc cảm, nhận thức, cùng tất cả những chiều kích muôn màu muôn vẻtrong cuộc sống Mỗi tác giả theo khuynh hướng nhân văn – hiện sinh đều cócách riêng độc đáo của mình, tuy nhiên tất cả họ đều chia sẻ lòng tin vào sựthánh thiện và tiềm năng của đời sống con người, đặc biệt là đời sống nội tâm
Sự phát triển khuynh hướng nhân văn – hiện sinh cũng hòa nhịp cùng với trào
lưu “hiện tượng học” trong ngành tâm lý học (phenomenological psychology)
Do vậy có một “dòng sông” được tạo nên bởi ba nhánh phụ bao gồm: (1) Tâm
lý học hiện sinh và triết học hiện sinh; (2) Tâm lý học nhân văn và (3) Phươngpháp nghiên cứu và quan điểm hiện tượng học Tất cả những trào lưu này cùngtương tác và có ảnh hưởng lên quan điểm của trường phái nhân văn – hiện sinhtrong tâm lý học nói chung và tâm lý trị liệu nói riêng ở các nước phương Tây
Lịch sử văn hóa phương Tây (cũng như toàn thế giới) đã chứng kiến rất nhiềunhững mối công kích tràn lan lên những nguồn lực mang lại ý nghĩa cho đờisống của con người Trong một châu Âu đang hồi phục từ những sang chấnhàng loạt sau chiến tranh thế giới thứ hai, tất cả những nhà tư tưởng đều phảiđối mặt với một thực tại về sự hủy diệt của con người Một số người có tư duy
mang nặng tính hình thái cơ học (mechanomorphs), xem con người chỉ như là
những cỗ máy được chi phối bởi những tác nhân có ảnh hưởng từ bên ngoài.Một số trở nên bi quan nhìn đời đen tối, xem toàn bộ thế gian này là một sự phi
Trang 3lý Một số người khác lại cố tìm cách cứu vớt những hy vọng còn sót lại saunhững hủy hoại do chiến tranh và thất bại kinh tế
Nhiều nhà chuyên môn như các bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý và các cán bộ xã hộinhận thấy rằng những phương thức trị liệu tâm lý theo truyền thống lúc ấy (chủyếu dựa trên nền tảng phân tâm và các tư vấn khuyên bảo) là không đầy đủ vàhiệu quả nữa Ngoài ra, cũng có ảnh hưởng từ những thay đổi trong thái độ củacông chúng nói chung về việc thế nào là “được trị liệu” và những kỳ vọngthông thường về những gì mà tâm lý trị liệu có thể mang lại Thay vì chỉ trôngđợi được trị liệu tâm lý khi mắc phải những tâm bệnh quan trọng, những thânchủ mới của thời kỳ ấy có thể tìm kiếm sự trợ giúp khi họ gặp phải những vấn
đề rất đời thường nhưng có tính cấp bách của cuộc sống như ly hôn, trầm cảm,thất tình, bất đắc chí, cô đơn, ghen tuông, những tình trạng xâm hại, lạm dụng,những nỗi lo sợ thường xuyên và các chủ đề thông thường khác trong đời sống(tức là những vấn đề có ảnh hưởng lên trên sự “tồn tại” hay “hiện sinh”), và họ
đã đưa các chủ đề ấy vào trong các phòng tư vấn
Chuyên ngành sức khỏe tâm thần có sẵn lúc ấy đã chậm trễ không nhận ranhững thay đổi này, không nhận ra những gì mà các thân chủ yêu cầu nơi họcũng như những gì mà người trong ngành cần phải dạy và học Hậu quả lànhiều chuyên gia không phải ngành y khoa như các nhà giáo, nhân viên xã hội,
những người thiện nguyện đôi khi chỉ có học vị master trong các lĩnh vực
chuyên môn của mình đã đứng ra đảm trách việc đáp ứng cho các nhu cầu đang
lên ấy và đã nhanh chóng nắm bắt ngành nghề mới mẻ này (Tình hình này rất giống với sự hình thành ngành Tư vấn Tâm lý tại Việt Nam vào những năm sau chiến tranh - Người dịch)
Trang 4Cả một pho tư liệu bao gồm nhiều công trình nghiên cứu đã xuất hiện và gópphần đáng kể vào việc hình thành phương pháp trị liệu theo hướng nhân văn –hiện sinh, một phương pháp có gốc rễ bắt nguồn từ rất nhiều khuynh hướng trịliệu trước đó Ở đây ta có thể kể đến một số nội dung có ảnh hưởng quan trọngnhất như:
Các luận thuyết của Freud về sự phản kháng, chuyển di và chuyển di ngược
(resistance, transference, countertransference), cùng với sức mạnh và sự phong
phú của vô thức
Lòng tin của Carl Rogers về tiềm năng tự bình phục của thân chủ và vai trò
trung tâm của bản ngã (self)
- Sự khẳng định của Husserl về vai trò trung tâm của chủ thể và sự mở rộngcác trải nghiệm của con người theo cách thức làm mới liên tục thông qua bốicảnh của cuộc sống thường ngày từ lúc này sang lúc khác
- Từ việc Rollo May mang quan điểm hiện sinh vào trong tâm lý trị liệu, với
sự nhấn mạnh vào hiện tại, sự thách thức đối đầu với thực tế cuộc sống
(confrontation), và vai trò quan trọng của sự chủ tâm có dự định của con người.
May cũng mang đến những nghiên cứu về những trải nghiệm cơ bản trong cuộcsống con người như về sự lo âu, tình yêu, ý chí, sức mạnh, sự vô tội )
- Allen Wheelis nhiều lần đòi hỏi con người phải đối mặt với những bi kịch,với sự méo mó và trống trải vốn là một phần trong cuộc sống
- Irvin Yalom thận trọng kết hợp những ý nghĩa trong việc thực hành tâm lýtrị liệu với những giả định cơ bản trong cuộc sống
Trang 5- Peter Koestenbaum dùng những tư duy có tính triết lý để mô tả các đề tàicủa cuộc sống và đã nghiên cứu về “sự sống động của cái chết” (vitality ofdeath)
Việc thực hành tâm lý trị liệu theo quan điểm nhân văn – hiện sinh do vậy cũng
đa dạng và phong phú như chính sự phát triển của trào lưu tư tưởng này Đốivới nhiều người, quan điểm này đã góp phần chủ yếu vào việc mở rộng phạm vithích ứng với các phương pháp và khái niệm từ nhiều học thuyết nền tảng khácnhau Vì thế, ngày nay, phạm vi ứng dụng của quan điểm này đã mở rộng từnhững nhà trị liệu phân tâm theo kiểu truyền thống cho đến những tác giả ủng
hộ việc trị liệu theo xu hướng ngắn hạn, tập trung trị liệu triệu chứng focused) và cả những nhà trị liệu thực hành các liệu pháp dài hạn hướng đến
(symptom-những thay đổi lâu dài trong cuộc sống Những tác giả của bài viết này chủ yếuthực hiện công việc mô tả quan điểm nhân văn – hiện sinh như những báo cáoviên có tính trung dung, nêu lên những lập trường có tính quan điểm và những
áp dụng của chúng trên lĩnh vực lâm sàng
Có hai sự chuyển biến trong tư duy của ngành tâm lý học đã tạo nên nền tảngcho quan điểm nhân văn – hiện sinh: (1) Chuyển từ việc “khách thể hóa” cáchiện tượng tâm lý sang việc nhận ra tầm quan trọng của “tính chủ quan”; (2)Chuyển đổi lĩnh vực tâm lý trị liệu từ chỗ chủ yếu nghiên cứu về các trạng tháitâm bệnh kinh điển (như loạn tâm hoặc nhiễu tâm) trở thành một ngành ứngdụng rộng rãi vào các chủ đề rộng hơn, bao gồm cả những chủ đề gây phiềnmuộn thông thường trong cuộc sống
Nói thẳng ra, phần lớn các trường phái tâm lý trị liệu đều xem thân chủ như
những “khách thể” (object), có thể là đối tượng để nghiên cứu, để hiểu biết, có
thể “tác động” vào để làm cho thay đổi ; thân chủ cũng có thể được xem như
Trang 6những “vấn đề” từ đó có thể được phân tích, xem xét và “giải quyết”; hoặc họcũng có thể được xem như những người bệnh cần được “chữa trị” Theo quanđiểm nhân văn – hiện sinh, thân chủ về căn bản được xem như những “chủ thể”
(subject) tham gia vào tiến trình trị liệu, còn nhà trị liệu được xem như một
người hỗ trợ, một cố vấn hoặc như một người đồng hành trong lúc thân chủđang cố gắng làm cho đời sống của mình trở nên dễ chịu hơn, toại ý hơn.Những chủ đề mà quan điểm nhân văn – hiện sinh lưu tâm đến cũng rất đa dạng
và điều này cũng liên quan mật thiết đến sự phát triển, bởi chừng nào mà lĩnhvực tâm lý vẫn còn là một lĩnh vực chú tâm đến những rối loạn tâm trí nghiêmtrọng và rõ ràng thì cái nhìn của nhà trị liệu đối với thân chủ cũng vẫn nhắmđến việc “khách thể hóa”, tìm cách “xử lý” các triệu chứng và tạo nên mối quan
hệ xa cách giữa một bên là “nhà chuyên môn” và bên kia là “bệnh nhân”
Các thủ tục chẩn đoán theo thông lệ đòi hỏi nhà lâm sàng phải giữ khoảng cách
“từ xa” để có thể xác định được những tình trạng của thân chủ bằng cách xemxét các biểu hiện hành vi của họ Đây là cách thức làm việc dựa trên lập trường
“phi nhân tính” và “khách thể hóa” (impersonal and objectifying) Trái lại, tính
“chủ quan” (subjectivity) chủ yếu dựa vào sự lưu ý đến những trải nghiệm bên
trong nội tâm của cả thân chủ lẫn nhà trị liệu, chú ý đến những cảm nhận, ýnghĩa và cảm xúc ở từng con người từ lúc này sang lúc khác, cùng sự thể hiệncủa những trải nghiệm đó trong mối quan hệ sống động giữa nhà trị liệu và thânchủ lúc đang diễn ra cuộc gặp gỡ giữa họ với nhau Đây là một lập trường cótính cá nhân, dựa trên mối quan hệ giữa người với người và có xem xét đến nội
tâm con người (personal, interpersonal and intrapsychic)
Cả sự chú trọng đến tính chủ quan lẫn việc mở rộng chủ đề phục vụ sang nhiềulĩnh vực thông thường trong đời sống cũng góp phần vào việc “định nghĩa lại”thế nào là “làm người” và thế nào là “những nỗi khổ của con người”, và đương
Trang 7nhiên cũng giúp xác định lại cách thức để loại bỏ những nỗi khổ đó Bằng cáchthức này, những nỗi khổ của con người, với một mức độ khá quan trọng, đượcxem như là những điều được nhận biết một cách chủ quan, thay vì xem chúngnhư những “sự trừng phạt về mặt đạo đức”, một “căn bệnh” mà người bệnh mắcphải, một thất bại về mặt tính cách, hoặc như một rối loạn về mặt hóa học hoặcthực thể
Những sự chuyển biến trong lập trường và quan điểm này đưa chúng ta đếnviệc nhận thức được rằng những nỗi khổ là có tính chủ quan, và do vậy tiếntrình làm vơi đi những nỗi khổ ấy ít nhất cũng phần nào tương tự như vậy Điềunày trái ngược với những tác giả chủ trương sử dụng các phương thức điều trịhóa dược hoặc thay đổi hành vi; những người này thường cho rằng tính chủquan không phải là yếu tố quan trọng cả trong việc hình thành những phiềnnhiễu nơi thân chủ lẫn trong phương thức để “chữa lành” chúng Đối lập vớinhững tác giả này là những nhà trị liệu theo khuynh hướng nhân văn – hiệnsinh, những người có lòng tin rằng sức mạnh luôn tồn tại bên trong con người,
và rằng chính cái sức mạnh đã gây ra nỗi đau khổ kia cũng có thể được “chuyểnhướng” để đưa đến sự bình phục
KHÁI NIỆM VỀ NHÂN CÁCH
Thuật ngữ “nhân cách” không được xem là cách dùng từ hữu ích Nhân cách làmột khái niệm trừu tượng, không chính xác, cả trong ngôn ngữ khoa học lẫnphổ thông Nhân cách là khái niệm trừu tượng chứ không “có tính hiện tượng”(phenomenological) Do vậy, thay vì cố gắng trình bày khái niệm nhân cách vớimột ý nghĩa đặc biệt nào đó, các tác giả theo xu hướng nhân văn – hiện sinh chỉnêu ra một số khái niệm có liên quan với nhau, mỗi khái niệm thể hiện một khíacạnh có tính tiến trình quan trọng của con người
Trang 8Từ khóa (key word) ở đây là “tiến trình” Thay vì mô tả những cấu trúc có tính
cố định, các tác giả nhận thấy sẽ hữu ích hơn nếu công nhận cơ chế động năngliên tục (continual dynamism) của đời sống con người – một “dòng chảy”không ngừng của đời sống về tất cả một phương diện Chính Gordon Allport(1964) cũng có lần nêu rõ “Cấu trúc là sản phẩm được thải xuất ra từ các tiếntrình” (Structure is the secretion of process)
Tính chủ quan (subjectivity)
Như đã nêu trên, quan điểm về tính chủ quan là nền tảng của nhãn quan nhânvăn – hiện sinh (còn gọi là nhãn quan “hiện tượng học” – phenomenological -trong văn phong nghi thức hơn) Khái niệm này có ý nói về những trải nghiệmbên trong của cả nhà trị liệu lẫn thân chủ như những “cảnh quang” chính trongquá trình chúng ta cố gắng chú tâm và làm việc Lập trường này rất khác biệtvới phần đông những trường phái khác trong tâm lý học cũng như tâm lý trị liệuhiện nay đang cố “tranh đua” với các ngành khoa học tự nhiên về tính “kháchquan”, chính xác
Tập trung vào tính chủ quan tức là chú tâm vào những gì con người cảm nhậnđược, vào cảm xúc trong hiện tại, vào những dự định và toàn bộ những trảinghiệm ẩn sâu trong mỗi con người (thân chủ) Điều này có lúc bị hiểu sai là sựchú tâm vào những tình cảm (emotions), và tuy đôi khi đúng là như thế nhưngquả là một sự bóp méo nếu người ta xem việc nhấn mạnh vào tính chủ quan như
là cách thức xem cảm xúc (feelings) có ý nghĩa quan trọng hơn các lĩnh vực tưduy và các suy nghĩ có chủ ý (cognitive and intentional spheres)
Liên chủ thể (intersubjectivity)
Trang 9Khi hai con người tham gia sâu vào một công việc chung, ví dụ như mối quan
hệ trong tâm lý trị liệu, sẽ tạo nên một hiện tượng (phenomenon) với nhữngthuộc tính lớn hơn tổng số hai thành phần hợp lại Sản phẩm mới tạo lập nàyđược gọi là “liên chủ thể” (intersubjectve) (Levenson, 1983, 1991; Stolorow,Brandtchaft & Atwood, 1987) Đó là sản phẩm của tiến trình nhận biết cả có ýthức lẫn dưới ngưỡng ý thức, về cả những gì được nói lẫn chưa được nói, cảnhững tín hiệu từ lời nói lẫn từ cơ thể, cả trong ký ức hiện tại lẫn dự báo chotương lai, và phần nhiều những sự nhận biết này khó có thể nói hết thành lời
Bằng thuật ngữ hiện sinh quen thuộc hơn, các tác giả hay nói về tình trạng cănbản này của con người như là một tình trạng vừa tách rời khỏi người khác vừavẫn như là một phần của người khác Điều này cũng có ngụ ý khi nói về nhữngcam kết trong việc trị liệu, cũng như sự phân tích các quá trình xảy ra trong trịliệu như phản kháng (resistance), chuyển di (transference) và chuyển di ngược(counter-transference) (Bugental, 1987)
Sự hiện hữu (presence)
Để có thể thực sự hiện hữu người ta phải nhận biết và tham gia đầy đủ vào thực
tế sống ngay trong hiện tại, không sống tách biệt, đảm nhận các vai trò và kháchthể hóa bản ngã của mình (self-objectification) Mức độ hiện hữu của chúng tatrong từng hoàn cảnh sống cụ thể luôn luôn thay đổi, bởi vì những trạng tháitình cảm, các dự định, các mối quan hệ với người xung quanh và nhiều chiềukích khác trong cuộc sống của chúng ta cũng liên tục thay đổi Khi xem xét sựhiện hữu bên trong tình huống tâm lý trị liệu, chúng ta có thể thấy rằng cả haicon người, nhà trị liệu và thân chủ, đều cần phải hiện hữu một cách đầy đủ;nhưng đồng thời chúng ta cũng nhận thấy rằng đây không phải là một trạng thái
mà một khi đã hình thành thì đương nhiên sẽ được duy trì sau đó Sự hiện hữu
Trang 10ấy rất quan trọng trong tâm lý trị liệu; đó là một mục đích luôn phải được tìmkiếm liên tục nhưng thường lại hay bị bỏ quên
Những nhà trị liệu thông thái sẽ học cách quán sát sự hiện hữu của chính bảnthân mình cũng như sự hiện hữu của thân chủ và nhận biết được những cáchthức đặc trưng mà con người sử dụng để né tránh hiện hữu Những cách thức nétránh này (sẽ mô tả trong phần sau) góp phần hình thành nên sự phản kháng(resistance) và luôn là một chủ đề quan trọng trong tâm lý trị liệu
Hệ thống kiến tạo Ngã-và-Thế giới (Self-and-World Construct System)
Ngay từ những giờ phút đầu tiên trong đời, chúng ta đã thực sự dấn thân vàomột quá trình vừa khám phá, vừa tạo tác nên một thế giới trong đó chúng tasống và lập nên một bản sắc để bản thân mình có được một “chỗ đứng” trongthế gian này Tất nhiên, phần nhiều những công việc sống động này là có tínhtiềm ẩn, không diễn đạt được bằng lời và xảy ra bên ngoài tầm nhận biết Tuynhiên, cuộc sống sinh động của chúng ta tùy thuộc vào cách thức mà ta thựchiện quá trình này
Để sống trong thế gian, chúng ta phải hiểu rõ những gì là “tốt” và những gì là
“nguy hiểm”; những gì có thể cho chúng ta sức mạnh, sự nâng đỡ và bảo vệ;những gì chúng ta phải làm để đạt đến sự hài lòng và tránh được những khổđau Trong khi hình thành những quan điểm này, chúng ta vẫn liên tục pháttriển, duyệt xét lại và thể hiện quan niệm sống của chính mình – về những gì làsức mạnh và điểm yếu của chúng ta; về cách thức mà chúng ta xử lý các tìnhhuống sống và về những gì mà chúng ta cố gắng tìm kiếm sâu xa nhất Tấtnhiên, phần lớn cái hệ thống Ngã-và-Thế-giới này tồn tại một cách tiềm ẩn vàkhông thể diễn đạt thành lời
Trang 11Khi xem xét từ bên ngoài, Hệ thống kiến tạo Ngã-và-Thế giới tạo nên điều màchúng ta vẫn thường hình dung như là “nhân cách” hoặc “cá tính” của một conngười Khi xem xét từ bên trong, hệ thống này dường như “chỉ là cách thức màqua đó các sự vật và bản thân ta đang tồn tại” (just the way things are and theway I am) Hệ thống ấy tự nó rất trong suốt và có chức năng như một lăng kínhsàng lọc một số điều này và tập trung vào một số điều khác Chính lăng kính ấycũng có thể bóp méo nhận thức của chúng ta
Những thực tại hiện hữu (existential “givens”)
Sẽ hữu ích khi chúng ta nhận thấy rằng cuộc sống mang đến cho tất cả chúng tanhững điều kiện nhất định để tồn tại và để đáp ứng, mặc dù chúng ta có thể
“rộng đường” thay đổi những cách thức đáp ứng này Hệ thống kiến tạo và-Thế giới là một mô hình vận hành thường xuyên những đáp ứng này Hoặc,khi nhìn từ một góc độ khác, đó là cách thức chính yếu để chúng ta đương đầuvới những lo âu, theo đuổi những lợi ích và thiết lập những giới hạn cho chính
Ngã-sự tồn tại của mình
Các tác giả theo xu hướng hiện sinh đã trình bày nhiều khía cạnh cơ bản trongcuộc sống của chúng ta, ở đây chúng ta chỉ xem xét đến 6 “yếu tố thực tại” củaviệc “làm người” (six “givens” of being human):
Sự nhận biết (awareness)
Khả năng cơ bản nhất trong tất cả các khả năng trong cuộc sống của chúng ta đó
là khả năng chú ý đến cả những gì “ngoài kia” (out there) và những gì “trongnày” (in here) Từ chõ nhận biết này mà phát sinh nên ý thức của chúng ta, khảnăng nhận biết được ta đang nhận biết (awareness of being aware), mà điều nàykhiến cho cuọc sống con người có sự khác biệt về chất lượng (trong chừng mực