1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cái tôi trữ tình ca ngợi cuộc sống mới trong thơ việt nam 1954 1975

79 1,4K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 183 KB

Nội dung

Vinh, tháng 5 - 2007 ------------ Lời cảm ơn Trờng Đại học Vinh Khoa ngữ văn --------------- Trần thị phợng cái tôi trữ tình ngợi ca cuộc sống mới trong thơ Việt Nam 1954 - 1975 Khoá luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Văn học Việt Nam hiện đại Giảng viên hớng dẫn : Ngô Thái Lễ Tiến hành nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi đã thực sự cố gắng, đồng thời tôi nhận đợc sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn Trờng Đại học Vinh, đặc biệt là sự hớng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy giáo Ngô Thái Lễ, cùng với sự động viên khích lệ của bạn bè. Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy giáo Ngô Thái Lễ và các thầy cô cùng bạn bè đã giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận. Vinh, tháng 5/2007 Sinh viên: Trần Thị Phợng mục lục Trang: Phần mở đầu: 3 1. Lý do chọn đề tài: 3 2 2. lịch sử nghiên cứu vấn đề: . 7 3. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài: 9 4. Phạm vi và đối tợng nghiên cứu: . 10 5. Phơng pháp nghiên cứu: 11 6. Cấu trúc luận văn: . 12 Phần nội dung: Chơng 1: Một số vấn đề lý luận chung xung quanh khái niệm cái tôi trữ tình trong thơ: 14 1.1. Khái niệm về cái tôicái tôi trữ tình: 14 1.2. Bản chất của cái tôi trữ tình: 17 1.3. Sự vận động của cái tôi trữ tình: 20 Chơng 2: Cái tôi trữ tình ngợi ca cuộc sống mới trong thơ Việt Nam giai đoạn 1954 1975 28 2.1. ảnh hởng của thời đại đối với việc hình cái tôi trữ tình 28 2.2. Những biểu hiện của cái tôi trữ tình ngợi ca cuộc sống mới trong thơ miền Bắc giai đoạn 1954 1975 thể hiện trên phơng diện nội dung: . 35 Chơng 3: Cái tôi trữ tình ngợi ca cuộc sống mới trong thơ Việt Nam giai đoạn 1954 1975 thể hiện trên phơng diện nghệ thuật: 63 3.1. Hình ảnh thơ: 63 3.2. Kết cấu đối lập: 66 3.3. Giọng điệu và ngôn ngữ thơ: 70 3.4. Thể loại: . 71 Phần kết luận: . 74 Tài liệu tham khảo: 76 Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 3 1.1. Sáng tác thơ trữ tình là một nhu cầu tự biểu hiện, một sự thôi thúc từ bên trong nhiều khi mãnh liệt, dồn dập do tác động đời sống gây nên. Đối với thơ trữ tình, vai trò chủ thể, cái tôi trữ tình có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Điều này đã đợc Hêghen nhấn mạnh trong tác phẩm mỹ học: Nguồn gốc và điểm tựa của thơ trữ tình và chủ thể là ngời duy nhất, đọc nhất mang nội dung . Có thể thấy cái tôi trữ tình đợc xem nh một nhân tố khởi sự và hoàn tất của sáng tạo thơ trữ tình. Tuy nhiên cách biểu hiện cái tôi trữ tình thì hết sức phong phú, đa dạng, gắn với mỗi hoàn cảnh lịch sử, mỗi giai đoạn khác nhau, thì cái tôi trữ tình cũng có những biểu hiện khác nhau. Cái tôi trữ tình với t cách là một hạt nhân của thể loại trữ tình đã đợc chú ý và khảo sát ở nhiều góc độ khác nhau, nhiều phơng diện khác nhau. Nhng những công trình đó thờng gắn với chặng đờng dài văn học, một xu hớng, một trào lu hoặc một quá trình văn học, hay cái tôi trữ tình của một tác giả cụ thể nào đó, ít có công trình nào nghiên cứu cái tôi trữ tình một chặng đờng thơ cụ thể. 1.2. Giai đoạn 1954 1975: Một giai đoạn mở đầu và kết thúc bằng hai chiến thắng hai dấu son chói lọi trong lịch sử dân tộc: 1954: Chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, miền Bắc hoàn toàn giải phóng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, năm 1975: Chiến thắng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử: Đất nớc thống nhất, cả nớc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Khoảng thời gian 20 năm - không ngắn cũng không dài để cả một đất nớc khẳng định chính mình, để cho nền văn học dân tộc chứng tỏ: Giai đoạn văn học 1954 1975 là giai đoạn rực rỡ nhất trong lịch sử thơ ca dân tộc. Hai mơi năm - hai m- ơi năm kết tinh cả một quá trình văn học trớc đó tạo một sự chuyển biến về chất lợng ở mọi thể loại, mọi phơng diện. Thơ ca giai đoạn này vẫn tiếp nối những gì đã đạt đợc ở giai đoạn trớc và bớc vào thời điểm phát triển cao trào mà khởi đầu là tiếng thơ hào hứng của Tố 4 Hữu. Chúng ta khó mà quên đợc dấu ấn về sự thăng hoa ngoạn mục của thơ ca và vẻ đẹp của những vần thơ nh hát lên cùng lòng ngời những năm tháng ấy. Lịch sử từ 1954 1975 có thể chia làm hai chặng nhỏ: 1954 1964, 1964 1975, ở mỗi chặng nền văn học nói chung và thơ ca nói riêng đều mang những dấu ấn riêng đặc sắc phản ánh rõ nét sự chuyển biến của lịch sử dân tộc cùng thời kỳ. Chặng 1954 1964 là chặng miền Bắc tng bừng chào đón cuộc sống mới, hân hoan tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhng vẫn không quên nghĩ đến miền Nam ruột thịt đang còn bị dày xéo. Chặng 1964 1975 sau khi Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa tiến hành chống Mỹ xâm lợc và chi viên cho miền Nam ruột thịt Thơ ca luôn bám sát b ớc đi của lịch sử dân tộc. Chặng đờng thơ 1954 1964: Thơ tập trung ngợi ca cuộc sống mới, ngợi ca công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đây chính là cảm hứng chủ đạo của thơ ca thời kỳ này. Bớc sang 1964 1975, vẫn là tiếng nói ngợi ca công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhng thêm vào đó còn là tiếng nói ngợi ca công cuộc chiến đấu và chiến thắng giặc Mỹ xâm lợc trên cả hai miền Nam Bắc. Thực ra không phải đến giai đoạn sau 1954 dân tộc ta mới đợc sống trong không khí của ngời chiến thắng, mà ngay 1945 khi cách mạng tháng Tám thành công cả dân tộc đã sống trong niềm vui hoà bình, độc lập, nhng niềm vui đó cha trọn vẹn bởi chỉ ít lâu sau đó năm 1946 cả nớc ta lại phải trải qua cuộc kháng chiến trờng kỳ chống Pháp lần 2. Trong hoàn cảnh đó, thơ ca giai đoạn này chủ yếu là cái tôi trữ tình yêu nớc và kháng chiến đã có một phong cách chung nhng lại cha có dấu ấn rõ rệt của phong cách nhân, trừ Tố Hữu. Đến sau năm 1954 với chiến thắng Điện Biên Phủ, mặc dù đất nớc còn bị chia cắt, miền Nam nằm trong vùng địch, nhng đây là lần đầu tiên cả nớc ta thực sự đợc sống trong niềm vui chiến thắng trọn vẹn khi miền Bắc bớc vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Lúc này nhu cầu trở về với nhân trở thành một điều kiện tự nhiên trong đời sốngtrong nghệ thuật. Khẳng định con ngời nhân 5 cũng là khẳng định nhân cách tự chủ, t thế tồn tại và bản lĩnh sáng tạo của nhà thơ ở giai đoạn này. Đặc biệt thơ ca giai đoạn này đã diễn ra một hiện tợng có ý nghĩa lớn lao đó là cuộc đấu tranh bên trong của các nhà thơ lãng mạn trong phong trào thơ Mới để xác định một chỗ đứng, một hớng đi cả trong đời và trong thơ. ở mỗi nhà thơ lãng mạn đi theo cách mạng đã diễn ra một sự dằn vặt trong cái thế giới sâu kín của tâm hồn để đẩy lùi nỗi đau riêng , dứt bỏ ám ảnh cũ để đến với niềm vui mới, niềm vui chung. Với lần lột xác này, nền thơ ca Việt Nam đã đón nhận một lớp nhà thơ dày dặn kinh nghiệm, cùng với những nhà thơ cách mạng , những nhà thơ trẻ trởng thành trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới, trong cuộc chiến đấu chống Mỹ xâm lợc Thơ ca Việt Nam giai đoạn 1954 1975 đã có một đội ngũ sáng tác hết sức đông đảo, cha từng có. Các nhà thơ không ngừng hoàn thiện mình, khẳng định ngòi bút của mình. Và giai đoạn này cũng là giai đoạn thơ ca tập trung nhiều nhất những nhà thơ lớn, phản ánh một cách kịp thời một thời đại hào hùng của dân tộc, để lại một dấu ấn hết sức quan trọng trong cả một nền văn học có lịch sử lâu đời 1.3. Thơ ca Việt Nammỗi một giai đoạn lịch sử đều mang một dấu ấn riêng, cái tôi trữ tình vì thế cũng có sự khác biệt. Khi nghiên cứu chặng đờng thơ Việt Nam giai đoạn 1954 1975 nói chung và thơ ca miền Bắc giai đoạn 1954 1975 nói riêng, ta sẽ thấy đợc những nét đặc trng riêng biệt so với giai đoạn thơ trớc và sau đó. Nếu nh thơ giai đoạn 1945 1954, cái tôi trữ tình trong thơ chủ yếu là cái tôi yêu nớc và kháng chiến, đến sau năm 1975, trong hoàn cảnh đất nớc thống nhất, cả nớc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, cái tôi trữ tình có sự phân hoá dới những dạng thức mới lạ, thì cái tôi trữ tình giai đoạn 1954 1975 lại mang một cảm hứng khác: Cái tôi trữ tình ngợi ca cuộc sống mới và tiếp theo đó là sự phát triển đỉnh cao của cái tôi trữ tình công dân Rõ ràng ở mỗi thời kỳ, cái tôi trữ tình trong thơ lại có một bớc phát triển, và tổng hợp các bớc phát triển đó ta sẽ có đợc một bớc tiến dài trong thơ ca dân 6 tộc. Nh vậy khi nghiên cứu cái tôi trữ tình trong thơ giai đoạn 1954 1975 ta sẽ thấy đợc tiến trình phát triển của thơ ca hiện đại. 1.4. Chặng đờng thơ 1954 1975 với sự góp của đông đảo các nhà thơ từ nhiều thế hệ, với những cây bút già dặn, giàu kinh nghiệm, những cây bút trẻ tràn đầy nhiệt huyết đã để lại cho nền văn học dân tộc rất nhiều tập thơ, bài thơ nổi tiếng đầy giá trị. Ta có thể kể đến những tập thơ nh: Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa của Tố Hữu, Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Những năm 60 của Huy Cận, Riêng chung, Một khối hồng, Hai đợt sóng của Xuân Diệu, ánh sáng và phù sa , Hoa ngày thờng, chim báo bão của Chế Lan Viên, Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông Đó là cha kể sáng tác của những nhà thơ trẻ trởng thành ngay trong công cuộc xây dựng và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc nh Minh Huệ, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khoa Điềm và rất nhiều những g ơng mặt tiêu biểu khác. Một chặng thơ tiêu biểu với một loạt tác phẩm đạt đến đỉnh cao và hơn nữa đã đợc tuyển chọn đa vào chơng trình học phổ thông. Chính vì vậy, khi nghiên cứu cái tôi trữ tình trong thơ giai đoạn 1954 1975 là một dịp thuận lợi để ta có thể nắm vững kiến thức phục vụ cho quá trình giảng dạy sau này Nh vậy chúng ta có thể thấy thơ ca giai đoạn 1954 1975 là thời kỳ phát triển rực rỡ và đã đạt đến độ chín của thơ. Sự thành công của thơ ca giai đoạn này với cái tôi ngợi ca cuộc sống mới, cái tôi chiến đấu và chiến thắng giặc Mỹ xâm lợc là hiện tợng đặc biệt trong thơ mà từ trớc đến nay cha từng có . Nó đã tạo nên sắc diện hồng và rực rỡ của thơ ca giai đoạn 1954 1975. Với cái tôi trữ tình ngợi ca cuộc sống mới trong cả một giai đoạn 1954 1975, thơ ca giai đoạn này đã đạt đợc những thành tựu to lớn, nhng cho đến nay cha có một công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể, đầy đủ và có hệ thống về vấn đề trên, chỉ mới đợc nghiên cứu ở góc độ một chặng đờng dài của thơ hoặc các tập thơ của một tác giả nào đó trong giai đoạn này. Vì thế chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài này. Đi vào nghiên cứu cái tôi trữ tình ca ngợi cuộc sống mới trong thơ 7 miền Bắc giai đoạn 1954 1975 để thấy đợc sự mới mẻ, độc đáo và những thành tựu to lớn của nó mà trớc đây trong thơ ca cha từng xuất hiện. Đồng thời thấy đợc những đóng góp có giá trị và ý nghĩa đối với cả nền văn học Việt Nam hiện đại. 2. lịch sử nghiên cứu vấn đề Trớc hết phải thấy rằng, đây là đề tài mang tính tổng hợp gồm hai phần: Lý luận về cái tôi trữ tình và văn học sử, đi vào tìm hiểu một chặng đờng thơ cụ thể Những vấn đề này trong thực tế không phải là mới mẻ mà nó đã đ ợc không ít nhà nghiên cứu, phê bình văn học quan tâm và đa ra nhiều công trình nghiên cứu nh: - Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại của Hà Minh Đức. - Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 1945 - 1995 của Vũ Tuấn Anh. - Cái tôi trữ tình qua một số hiện thơ 1975 - 1990 của Lê Lu Oanh. - Trong công trình nghiên cứu của Hà Minh Đức Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, tác giả đã đề cập đến mỗi quan hệ của nhà thơ với cái tôi trữ tình trong thơ. Chuyên luận đã tập trung đi vào khai thác mối quan hệ thống nhất nhng không đồng nhất của cái tôi trữ tình với bản thân nhà thơ và khẳng định cái tôi trữ tình chính là cái tôi tác giả đã đợc nghệ thuật hoá, lý tởng hoá, điển hình hoá. Trong công trình nghiên cứu của Vũ Tuấn Anh Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 1945 - 1995 cùng đã khái quát đợc quy luật vận động của thơ trữ tình Việt Nam nửa thế kỷ qua và đã phát hiện ra rằng cuộc kháng chiến trờng kỳ đã làm biến đổi bộ mặt thơ ca Việt Nam, hình thành cái tôi trữ tình kiểu mới trong thơ trữ tình. Trong công trình này tác giả Vũ Tuấn Anh cũng đã giành một số trang để nói về cái tôi trữ tình giai đoạn 1954 1975 trên các phơng diện nhng chỉ 8 một cách khái quát chung chung cha đi sâu hẳn vào nghiên cứu cái tôi trữ tình ca ngợi cuộc sống mới trong thơ miền Bắc giai đoạn 1954 1975. Lê Lu Oanh cũng có công trình nghiên cứu về: Cái tôi trữ tình qua một số hiện tợng thơ 1975 - 1990. ở đây tác giả cũng khái quát đợc bản chất chủ quan của thể loại trữ tình và khái niệm cái tôi trữ tình, tiếp cận nó nh nó một phạm trù mang tính hệ thống cùng các hiện tợng của nó. Từ việc khám phá, phân loại các mô típ trữ tình về chủ đề, nhân vật, cảm xúc, hình ảnh Lê Lu Oanh đã khái quát lên một xu hớng ý thức cơ bản của các kiểu cái tôi trữ tình trong thơ giai đoạn 1975 1990. Trong ba công trình trên, chúng ta thấy các tác giả mới chỉ đa ra những đánh giá chung, có tính khái quát. Tuy nhiên ở công trình của tác giả Vũ Tuấn Anh đã có sự phân chia cái tôi trữ tình trong từng giai đoạn và có đề cập đến cái tôi trữ tình ca ngợi cuộc sống mới nhng chỉ ở giai đoạn 1954 1964 và còn chung chung, khái quát, cha cụ thể. Lý do có thể là vì đề tài của ba tác giả đều quá rộng, lợng kiến thức tìm hiểu là khái quát. Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu khác của những tác giả nh: Trần Đình Sử trong chuyên luận Thi pháp thơ Tố Hữu hay Sự thức tỉnh những nhu cầu xã hội và nhân của cái tôi trữ tình hiện nay của Lê Lu Oanh trong tạp chí văn học số 4 năm 1991, Phong Lê trong Nhận dạng văn học Việt Nam tạp chí văn học số 4 năm 1991 Đó là những công trình nghiên cứu thiên về phần lý luận cái tôi trữ tình nhiều hơn. Về văn học sử có thể kể đến các công trình nh: Tiến trình thơ Việt Nam của Mã Giang Lân, Giáo trình văn học Việt Nam tập III của Đại học S phạm Hà Nội Mỗi công trình đều có sự khái quát về sự phát triển của nền văn học hiện đại dân tộc, những chặng đờng thơ nh 1945 1954, 1954 1964, 1964 1975, 1975 cho đến nay Tuy nhiên sự nghiên cứu đó cũng mới chỉ 9 dừng lại ở một mức khái quát, chung chung, cha đi sâu vào một chặng đờng thơ cụ thể nào. Nhìn chung hiện nay trong thực tế nghiên cứu cái tôi trữ tình đã đợc nhiều nhà nghiên cứu chú ý và khảo sát, song mới chỉ đợc nghiên cứu ở mức độ khái quát, quá rộng của một trào lu, khuynh hớng, một quá trình dài của thơ ca hay của một tác giả, một tác phẩm cụ thể chứ cha có một công trình nào đề cập trực tiếp đề tài: Cái tôi trữ tình ngợi ca cuộc sống mới trong thơ Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 , mà thơ Việt Nam giai đoạn 1954 1975 với cái tôi ngợi ca cuộc sống mới trong cả hai hoàn cảnh: xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ cứu nớc, là giai đoạn thơ phát triển rực rỡ nhất của nền thơ ca Việt Nam hiện đại và là giai đoạn đánh dấu bớc phát triển, hoàn thiện mình của không ít các thế hệ nhà thơ ( nhà thơ cách mạng, nhà thơ lãng mạn đi theo cách mạng, nhà thơ trẻ trởng thành trong kháng chiến ). Vì vậy mà chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài này, đồng thời cũng xuất phát từ tình hình nghiên cứu của các tác giả đi trớc, lấy đó làm cơ sơ tham khảo trong quá trình nghiên cứu đề tài này. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Thơ ca giai đoạn 1954 1975 bên cạnh việc tái hiện lại cái tôi sử thi xuất hiện ở giai đoạn trớc thì về cơ bản thơ ca giai đoạn này đã cho chúng ta thấy sự hình thành của cái tôi trữ tình kiểu mới mà trớc đây cha từng xuất hiện trong thơ ca. Thực chất thì không phải cái tôi trữ tình kiểu mới đến giai đoạn này mới đợc hình thành mà nó đợc hình thành từ sau năm 1945, nhng ở giai đoạn1945 1954 với hiện thực đất nớc đang trong thời kỳ kháng chiến chống pháp, cho nên cái tôi trữ tình kiểu mới lúc này là cái tôi yêu nớc và kháng chiến. Nhng đến giai đoạn này với không khí tng bừng của cuộc sống hoà bình trên đất Bắc, sau đó vẫn không khí xây dựng chủ nghĩa xã hội ấy cộng thêm công cuộc chiến đấu và chiến thắng giặc Mỹ xâm lợc thì trong thơ ca đã xuất hiện thêm một cái tôi trữ tình kiểu mới, đó là cái tôi trữ tình ngợi ca cuộc sống mới: cuộc sống mới 10

Ngày đăng: 18/12/2013, 15:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tuyển tập thơ Huy Cận, NXB Văn học, Hà Nội, 1986 Khác
2. Tuyển tập thơ Tố Hữu, NXB Văn học, Hà Nội, 2004 Khác
3. Tuyển tập thơ Tế Hanh, NXB Văn học, Hà Nội, 1997 Khác
4. Tuyển tập thơ Chế Lan Viên , tập I, NXB Văn học, Hà Nội, 1985.Tuyển tập Chế Lan Viên tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1990 Khác
5. Tuyển tập thơ Hoàng Trung Thông, NXB Văn học , Hà Nội, 1994 Khác
6. Tuyển tập thơ Xuân Diệu.* Các tác gia, tác phẩm Khác
8. Tác gia, tác phẩm Huy Cận Khác
9. Tác gia, tác phẩm Xuân Diệu Khác
10. Tác gia, tác phẩm Chế Lan Viên Khác
11. Tác gia , tác phẩm Tế hanh Khác
12. Tác gia, tác phẩm Hoàng Trung Thông Khác
13. Lý luận văn học, NXB Giáo dục, 1993 Khác
14. Hoàng Trung Thông một đời thơ, NXB Hội nhà văn, 1998 Khác
15. Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nguyễn Văn Long, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002 Khác
16. Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, Mã Giang Lân, NXB Giáo dục, Hà Néi, 2004 Khác
17. lịch sử Văn học Việt Nam, tập III, Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên), NXB Đại học S phạm, Hà Nội, 2004 Khác
18. Văn học Việt Nam 1945 – 1975, tập I, II, Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên), NXB Giáo dục, Hà Nội, 1983 Khác
19. Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Hà Minh Đức, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997 Khác
20. Những thế giới nghệ thuật thơ, Trần Đình Sử , NXB Giáo dục, 1995 Khác
21. T duy thơ và tuy duy thơ hiện đại Việt Nam, Nguyễn Bá Thành, NXB Văn học, Hà Nội, 1996 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w