Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 64 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
64
Dung lượng
2,92 MB
Nội dung
1 DẪN LUẬN 1. Lý do chọn đề tài. Bên cạnh các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa …. thì loại hình du lịch suối nướcnóng cũng được người Nhật đặc biệt quan tâm. Nhật Bản là một nước có nhiều núi lửa nhất trên thế giới nên hàng năm nhiều trận động đất xảy ra gây thiệt hại vô cùng to lớn về vật chất, của cải, sinh mệnh. Nhưng nguồn núi lửa cũng là một trong những nguyên nhân làm cho nguồn suố i nướcnóng ở Nhật lại dồi dào và phong phú. Với sự hình thành và phát triển hàng ngàn năm, suối nướcnóng đã ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong cuộc sống của người Nhật. Ngay từ thời Cổ đại, suối nướcnóng đơn giản chỉ là một ao nước, một hồ nước, hay một con suối chảy từ nguồn nướcnóng nhưng qua thời gian, con người đã từng bướ c khai thác và phát triển nguồn tài nguyên quí giá này. Bên cạnh các suối, hồ nướcnóng là những căn nhà gỗ với nhiều phòng trọ dành cho du khách. Ngày nay suối nướcnóng được phát triển như một hình thức kinh doanh rất phát triển ở Nhật Bản. Những khu nhà nghỉ có suối nướcnóng được hình thành ở các vùng nông thôn xa xôi kèm theo các dịch vụ khác như khách sạn, nhà hàng với các món ăn đặc sản của miền quê, sân tennis, sân golf, hoặc có các phòng Supper sento (siêu phòng tắm công cộng) - kiểu phòng tắm giống phòng tắ m hơi của phương Tây. Vào năm 2003 khu suối nướcnóng LaQua ( ラクーア ) được thành lập ngay tại trung tâm Tokyo và kèm theo các dịch vụ khác như dịch vụ nhà hàng, khách sạn, tiệm spa dành cho nữ giới ., thu hút được rất nhiều du khách. Từ xa xưa, người Nhật đã thích tắm suối nước nóng, vừa tắm, vừa ngắm cảnh, thư giãn trong dòng nước ấm áp, giải tỏa căng thẳng sau những ngày tháng làm việc mệt nhọc. Việc hàng năm đi tắm suối nướcnóng dường như đã tr ở thành thói quen không chỉ của người Nhật mà thậm chí cả du khách nước ngoài. Tại các khu suối nước nóng, khách du lịch không chỉ được ngâm mình trong dòng nước ấm áp mà còn được quây quần với gia đình, bè bạn ăn uống, ca hát, nhảy múa. Số 2 lượng khách du lịch tại các khu suối nướcnóng hàng năm đều tăng lên, góp phần vào sự phát triển ngành du lịch Nhật Bản. Việt Nam cũng có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, chính phủ Việt Nam cũng đã và đang khai thác loại hình suối nướcnóng để phục vụ cho nhu cầu du lịch và nghỉ dưỡng. Do mới khai thác và còn thiếu kinh nghiệm nên các khu suối nướcnóng Việt Nam chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Ng ười viết thiết nghĩ việc nghiêncứuvề suối nướcnóng và các loại hình du lịch nghỉ dưỡng của Nhật Bản để đóng góp vào việc xây dựng và phát triển ngành du lịch Việt Nam đặc biệt là dịch vụ khai thác suối nướcnóng là một điều hết sức cần thiết. Đó chính là mục đích của đề tài “ Tìmhiểuvề suối nướcnóng (Onsen) Nhật Bản”. 2. Lịch s ử nghiêncứu đề tài. Hiện nay những tài liệu về suối nướcnóng viết bằng tiếng Việt rất ít, có chăng cũng chỉ là một vài trang web đề cập vài nét khái quát. Phần lớn tài liệu người viết sử dụng là tài liệu tiếng Nhật và tiếng Anh. Cụ thể là các công trình nghiêncứu sau: Về các tài liệu trong nước, trước tiên có thể kể đến: Cuốn "Nhật Bản đất nước và con người" ( 国と日本人 ), tác giả Eiichi Aoki ( 栄一青木 ), Ts.Nguyễn Kiên Trường dịch, xuất bản năm 2006 đã giới thiệu sơ nét về vị trí, đặc điểm của suối nướcnóng Beppu. Luận văn nghiêncứuvề “Nhà tắm công cộng Sento xưa và nay” của sinh viên Trần Công Danh, trường Đại họcKhoahọc xã hội và nhân văn, báocáo tháng 5 năm 2009 đã nghiêncứu nhà tắm công cộng. Ngoài ra tác giả còn giới thiệu sơ lược về suối nuớcnóng Nhậ t Bản. Trong luận văn này, nguời viết tham khảo về khía cạnh nhà tắm cộng cộng (quá trình hình thành và phát triển). Đặc biệt phần nhà tắm công cộng là một tư liệu quí giá trong quá trình hoàn thành luận văn. Về tài liệu nước ngoài, có thể kể đến một số cuốn sách sau: 3 Cuốn “Japan’s hidden hot spring”( những suối nướcnóng ẩn mình của Nhật Bản ), tác giả Robert Neff, NXB Tuttle, xuất bản năm 1995, giới thiệu 87 khu nghỉ mát với các suối nướcnóng nằm sâu trong núi và những thôn xóm Nhật Bản, những nơi mà ngay cả nhiều người Nhật cũng chưa bao giờ được nghe nói tới. Cuốn “Onsen to Nihonjin”( 温泉と日本人 )( người Nhật và Suối nước nóng), tác giả Yatsuiwa Madoka, nhà xuất bản JouHou, xuất bản vào năm 2002 gồm có 7 chương. Chương 1 viết về suối nướcnóng và con người thời Cổ đại. Chương 2 đề cập đến sự lan rộng việc sử dụng suối nướcnóng đến tầng lớp võ sĩ. Chương 3 nói lên suối nướcnóng từ việc mang tính chất học thuật đến mang yếu tố thầ n thánh. Chương 4 đề cập đến hương vị của suối nướcnóng khi đi du lịch. Chương 5 phân tích suối nướcnóng tự nhiên vượt qua năng lực con người. Chương 6 suối nướcnóng cùng với sự cạnh tranh và sự khai hóa. Chương 7 trình bày vùng đất suối nướcnóng đi đến thời đại cá tính hóa. Đây là cuốn sách tiếng Nhật khá chi tiết về suối nước nóng. Cuốn “Nishikie ni miru nihon no onsen”( 錦絵に見る日本の温泉 ) (suốinướcnóng nhìn từ những bức tranh Nishiki thời Cổ đại), tác giả Kikurashi Kintaifu ( 気暮金太夫 ), NXB Kokushokankoukai (Hội xuất bản sách quốc gia), xuất bản vào tháng 7 năm 2003, là cuốn sách tập hợp nhiều bức tranh Nishiki suối nướcnóng rất đẹp và tinh tế. Qua những bức tranh có thể nhìn thấy và cảm nhận được khung cảnh thật tại các trạm suối nướcnóng ngày xưa của Nhật Bản. Cuốn “ Sento dokuhon”(Sách về nhà tắm công cộng), tác giả Sento style suisin iinkai (Hội ủy viên tiên tiến Sentostyle), người giám chế Machida Shinobu, NXB Bonjinsha, xuất bản vào ngày 6 tháng 11 nă m 2002, là cuốn sách nói về nhà tắm công cộng, giới thiệu các bồn tắm trong nhà với nhiều chủng loại lớn nhỏ đa dạng. Cuốn “Nipponjin ni ha Nihon ga tarinai”(tạm dịch Nhật Bản vẫn chưa đủ trong người Nhật Bản), tác giả Fuji Jeanie, NXB Nihon bungeisha (NXB văn nghệ Nhật Bản), xuất bản vào năm 2005, là cuốn sách nói về món ăn được phục vụ trong 4 các lữ quán suối nuớc nóng, đặc biệt là suối nướcnóng Ginzan. Nhiều món ăn được miêu tả chi tiết, cách chế biến cũng được hướng dẫn tỉ mỉ. Đây hầu như là những món ăn mang tính địa phương, dân dã, đậm tính độc đáo của từng vùng, miền. Trong khuôn khổ của đề tài, người viết đi sâu nghiêncứuvề dịch vụ suối nước nóng, sự phát triển, đóng góp của suối nướcnóng cho ngành du lịch, nghỉ dưỡng của Nhật Bản và ý nghĩa của nó trong đời sống của người Nhật Bản. 3. Đối tượng và phạm vi nghiêncứu đề tài. Đề tài “ Tìmhiểuvề suối nướcnóng (Onsen) Nhật Bản, lấy suối nướcnóng làm đối tượng nghiên cứu. Đề tài nghiêncứu dịch vụ suối nướcnóng từ thời Cổ đại đến ngày nay. 4. Ý ngh ĩa thực tiễn của đề tài. Đề tài chủ yếu nghiêncứuvề dịch vụ suối nướcnóng trong ngành du lịch Nhật Bản. Thông qua việc nghiên cứu, đề tài có thể ứng dụng vào khai thác du lịch suối nướcnóng Việt Nam. 5. Kết quả đạt được của đề tài. Qua quá trình nghiên cứu, đề tài đạt được kết quả sau: Hiểu biết về suối nướcnóngNhật Bản (Nguồn g ốc hình thành và quá trình phát triển, dịch vụ suối nướcnóng cũng như ý nghĩa của nó trong đời sống người Nhật Bản), vận dụng kiến thức phát triển loại hình du lịch suối nướcnóng của Nhật Bản vào Việt Nam. 6. Những dự kiến nghiêncứu tiếp tục của đề tài. Người viết thiết nghĩ bên cạnh dịch vụ suối nướcnóng thì các hình thức dịch vụ kèm theo như nhà hàng, khách sạn, phòng tắm hơi cũng là một loại hình góp phần phát triển ngành du lịch nghỉ dưỡng của Nhật Bản. Vì vậy, nếu được nghiêncứu tiếp tục, người viết sẽ nghiêncứuvề các loại hình du lịch xung quanh suối nướcnóng và vai trò của nó trong ngành du lịch Nhật Bản. 5 7. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu, chọn lọc nguồn tài liệu cần thiết cho đề tài. Phương pháp lịch sử: phần nguồn gốc hình thành và quá trình phát triển suối nướcnóng có dùng phương pháp lịch sử để tái hiện những giai đoạn phát triển của suối nướcnóng cũng như thời kỳ bị tàn phá bởi thiên tai để thấy rõ việc kinh doanh phát triển suối n ước nóng không hề đơn giản (Chương I). Phương pháp tổng hợp liên ngành: đề tài có tổng hợp nghiêncứu nhiều ngành khác nhau như sử học, địa lý học, mỹ thuật học,… khái quát được vị trí các suối nước nóng, vai trò của nó trong đời sống người Nhật cả về vật chất lẫn tinh thần. Phương pháp thống kê: thống kê số lượng những người yêu thích suối nướcnóngNhật Bản t ừ năm 2006 đến năm 2008. 8. Cấu trúc đề tài. Trong đề tài nghiêncứu này, ngoài phần dẫn luận và phần kết luận thì phần nội dung được chia làm 3 chương như sau: Chương I: Khái quát về suối nướcnóngNhật Bản, gồm 3 vấn đề chính. Thứ nhất là định nghĩa suối nướcnóng để bước đầu hình dung ra suối nước nóng. Thứ hai là Nguồn gốc hình thành và quá trình phát triển suối nướcnóng qua thời Cổ đại, Cận và Hiện đại. Còn lại là vị trí các suối nướcnóng trên bản đồ Nhật Bản, số lượng người sử dụng các nhà trọ suối nướcnóng hàng năm. Chương II: Dịch vụ suối nướcnóngNhật Bản, gồm 3 phần. Đầu tiên là trình bày các loại hình suối nướcnóngNhật Bản gồm có tắm lộ thiên và tắm trong nhà, tiếp theo là các loại hình dịch vụ xung quanh suối nước nóng, phần còn lạ i là trình bày các suối nướcnóng tiêu biểu, liên hệ đến suối nướcnóng Bình Châu của Việt Nam. 6 Chương III: Suối nướcnóng trong đời sống người Nhật Bản, gồm 2 phần. Suối nướcnóng trong đời sống vật chất của người Nhật Bản thể hiện trong việc nấu ăn, chữa bệnh, nuôi rùa, xây dựng trạm địa nhiệt điện sản xuất ra nguồn năng lượng dồi dào, làm tan tuyết ở những thành phố tuyết rơi nhiều gây cản trở giao thông. Nh ờ ứng dụng này mà ở một số thành phố đã giải tỏa được tình trạng kẹt xe vào những ngày đông lạnh giá. Phần 2 là suối nướcnóng trong đời sống tinh thần của người Nhật Bản thể hiện trong các tác phẩm văn học, tiểu thuyết và đặc biệt thể hiện rõ nét trong các tác phẩm hội họa tiêu biểu là tranh phù thế Ukiyoe, và tranh Nishiki thời Edo. 7 CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT ONSENNHẬT BẢN 1.1 Định nghĩa suối nước nóng. Theo tiếng Hán: Trong tiếng Hán Onsen ( 温泉 ) là Ôn Tuyền. “Ôn” ( 温 ) có nghĩa là ấm, nóng. “Tuyền” ( 泉 ) có nghĩa là suối. Vì vậy, Onsen ( 温泉 ) có nghĩa là suối nước nóng. Luật Onsen ( 温泉 ) Để công nhận là Onsen ( 温泉 ) một cách chính thức, cần phải thoả mãn những điều kiện được qui định trong luật Onsen ( 温泉 ) ban hành vào năm Chiêu Hòa ( 昭和 ) thứ 23 (năm 1948). Ở điều 2 luật Onsen ( 温泉 ) và ở bảng biểu, suối nướcnóng được phân biệt dựa vào định nghĩa sau đây: "Theo điều 2 luật Onsen ( 温泉 ) thì Onsen ( 温泉 ) là những suối bao gồm hàm lượng vật chất và độ C được ghi trong bảng biểu, là suối nướcnóng được phun ra từ trong lòng đất, là nước khoáng, nước bốc hơi và các khí gas (trừ gas thiên nhiên có thành phần chính là CO)" Tuy nhiên theo bảng biểu đính kèm, suối nướcnóng phải thỏa mãn 1 trong 3 điều kiện dưới đây cũng được thừa nhận với tư cách là Onsen ( 温泉 ). 1. Nhiệt độ khi đo đạc tại nguồn suối nướcnóng trên 25 o C. 2. Trong 1kg suối nước nóng, dung lượng các chất bao gồm (trừ khí gas) trên 1000mg (1g). 3. Trong 18 thành phần chủng loại được chỉ định, nếu có chủng loại trên lượng qui định cũng được gọi là Onsen ( 温泉 ). 1 1 Nguồn: 日本温泉総合研究所(Trung tâm nghiêncứu tổng hợp suối nướcnóngNhật Bản) 8 Tóm lại suối nướcnóng phải là nướcnóng trên 25 o C; chiếm 25 o C nhưng phải có thành phần dung lượng các chất trên 1g/1kg nước hoặc có một chủng loại trên quy định cho phép. Nói khác hơn, người ta quy định một suối có phải là Onsen ( 温 泉 ) không được dựa trên 2 yếu tố: - Độ nóng của nước . - Thành phần các chất khoáng và tỉ lệ của chúng trong nước. Định nghĩa suối nướcnóng trị liệu. Trong 2300 suối nướcnóng ở Nhật Bản, có 64 suối nướcnóng được Bộ Y tế công nhận là suối nướcnóng trị liệu. Bởi trong các suối nướcnóng này có chứa một lượng thành phần khoáng chất có khả năng chữa được m ột số chứng bệnh. Suối nướcnóng trị liệu được định nghĩa như sau: "Trong suối nước nóng, tùy thuộc vào thành phần khoáng chất và lượng chất bao gồm mà người ta gọi những suối nướcnóng có hiệu quả trong việc điều trị bệnh là suối nướcnóng trị liệu". Trong suối nướcnóng trị liệu, do có các thành phần chất khác nhau nên công hiệu chữa bệnh khác nhau và được chia thành các loại suố i nướcnóng trị liệu như sau: 1. Suối nướcnóng có thành phấn muối hóa. 2. Suối nướcnóng có muối cacbonat. 3. Suối nướcnóng có muối axitsunfuric. 4. Suối nướcnóng đơn thuần. 5. Suối nướcnóng có CO2. 6. Suối nướcnóng có thành phần sắt. 7. Suối nướcnóng có tính axit. 9 8. Suối nướcnóng có chứa lưu huỳnh. 2 1.2 Nguồn gốc hình thành và quá trình phát triển suối nước nóng. Cũng giống như loài người, suối nướcnóng cũng có nguồn gốc hình thành và trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau. 1.2.1 Nguồn gốc hình thành. Theo truyền thuyết được ghi lại trong cuốn “Onsen to Nihonjin”「 温泉と 日本人 」(người Nhật Bản và suối nước nóng) rằng vào thời kỳ Jomon ( 縄文 ) có một người nông dân tình cờ thấy một con sếu bị thương đang ngâm chân trong dòng nước. Chẳng bao lâu sau người nông dân thấy chân con sếu lành rất nhanh nên nghĩ là dòng nước đó có tác dụng làm lành vết thương. Sau đó người nông dân thường xuyên đến tắm ở chỗ này.[8; 2002: 13] Kể từ đó mỗi khi kết thúc vụ mùa, người dân trong vùng kéo nhau đến vùng này tắm và lập một căn nhà để sau khi tắm có thể nghỉ ngơi một cách thoải mái. Nhật Bản là một trong những quốc gia có nguồn suối nướcnóng dồi dào nhất trên thế giới. Khoảng 3000 điểm nghỉ mát có suối nướcnóng trên khắp quần đảo Nhật Bản và con số này tiếp tục tăng hàng năm. Ngâm mình trong các suối nướcnóng với nhiệt độ khoảng từ 25 o C đến 60 o C hay có nơi gần 100 o C như suối nướcnóng Ogama ( 小蒲 ) ở Nagano ( 長野 ) đã từ xa xưa là thói quen ưa thích của người Nhật Bản. Việc ngâm mình trong suối nướcnóng giữa khung cảnh thiên nhiên được khoahọc chứng minh là một trong những liệu pháp hữu hiệunhất để thư giãn, giảm mệt mỏi căng thẳng cũng như chữa được một số căn bệnh khác nhờ vào nguồn khoáng chất dồi dào trong các suối nước nóng. Do địa hình Nhật Bản có nhiều núi lử a nên nơi đây có nhiều nguồn nước nóng. Ngoài ra còn có một số yếu tố sau góp phần làm nguồn nướcnóng dồi dào, đó là : Thứ nhất do 2 Nguồn: 日本温泉総合研究所(Trung tâm nghiêncứu tổng hợp suối nướcnóngNhật Bản) 10 các mạch nước ngầm được các dòng magma núi lửa làm nóng tạo ra nguồn nước nóng; thứ hai trong các xác động vật cổ xưa bị hoá thạch, có một phần thấm vào đất tạo thành một lượng khoáng chất đáng kể trong các mạch nước nóng; thứ ba là nước tinh khiết đi qua phần tâm trái đất bị làm nóng tạo ra nguồn nước nóng. 1.2.2 Quá trình phát triển suối nước nóng. Thời Cổ đại. Suối nướcnóng sau khi được phát hi ện đã có nhiều người tìm đến để tận hưởng làn hơi ấm của suối nước nóng. Những người thời Cổ đại chủ yếu đến tắm nướcnóng là để chữa bệnh. Tại các suối nước nóng, người ta tìm thấy những mảnh gốm vụn vỡ, và những vỏ sò. Theo các nhà khảo cổ học Nagaya ( 長谷 ) có lẽ sau khi thu hoạch mùa vụ, những người nông dân kéo nhau về suối nướcnóng thưởng thức dòng nước ấm áp, trong lành hàng tháng trời. Những mảnh gốm được tìm thấy là những dụng cụ nấu ăn của người thời Joomon ( 縄文 ). Những vỏ sò là những con sò được mua ở đâu đó về và mọi người vừa luộc sò vừa tắm và cùng quây quần bên nhau. Điều này chứng tỏ thời Cổ đại con người đã biết tận dụng nguồn tài nguyên suối nướcnóng [8; 2002: 12] Thời Trung đại. Vào thời Heian ( 平安 ) Bình An (794-1192) có “Quyền Ký” ( 権記 ) viết như sau: Vào tháng 8 năm Chotoku ( 長徳 )Trường Đức thứ 4 tức là năm 998, có những câu như thế này: Mùng 2 tắm Mùng 3 gội rửa. Năm Choho ( 長保 ) Trường Bảo thứ 4 tức năm 1002. Ngày mùng 8 tháng 6 gội rửa Ngày mùng 7 tháng 7 tắm toàn thân sạch sẽ. [8; 2002: 27-28]