1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự tương đồng và khác biệt trong cách nói tôn kính khiêm nhường giữa tiếng nhật và tiếng việt báo cáo nghiên cứu khoa học

111 2,6K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 865,78 KB

Nội dung

1 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài : Hiện nay, mối quan hệ Việt - Nhật không chỉ dừng lại trên lĩnh vực kinh doanh mà còn phát triển trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, phúc lợi xã hội…Trong đó, giáo dục là lĩnh vực được quan tâm chú ý nhiều nhất. Bởi vì nhu cầu học tiếng Nhật để đáp ứng chế độ tuyển dụng trong các công ty Nhật Bản ngày càng tăng. Nhu cầu tuyển dụng thông dịch viên tiếng Nhật có trình độ chuyên môn thành thạo ngày càng đượ c coi trọng, vì vậy chất lượng dạy học luôn được đặt lên hàng đầu. Tiếng Nhật dần trở thành một ngôn ngữ được nhiều người quan tâm, yêu thích, học tập nghiên cứu. Ngôn ngữ nào cũng có những nét đặc trưng vốn có thể hiện nét văn hóa độc đáo riêng biệt. Tiếng Nhật cũng có những đặc trưng thể hiện nét văn hóa đặc sắc của xứ sở hoa anh đ ào. Đó là nền văn hóa coi trọng truyền thống dân tộc, những chuẩn mực đạo đức trong các mối quan hệ xã hội. Tiếng Việt cũng vậy, đó là một loại hình ngôn ngữ thể hiện văn hóa truyền thống tốt đẹp, những quy phạm đạo đức, những chuẩn mực xã hội các mối quan hệ con người trong xã hội đó. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến các hình thức thể hiện lời nói trong giao tiếp, đặc biệtcách nói tôn kính cách nói khiêm nhường. Tùy vào từng đối tượng, hoàn cảnh mục đích giao tiếp mà sử dụng những hình thức xưng hô phù hợp. Trong trường hợp trao đổi với cấp trên, người lớn tuổi, người có địa vị xã hội…thì người nói phải sử dụng cách nói tôn kính (Sonkeigo) nhằm thể hiện sự kính trọng với đối tượng giao tiế p. Trong trường hợp muốn trình bày quan điểm của bản thân hay nói về những hành động mà người nói thực hiện thì sử dụng cách nói khiêm nhường (Kenjougo) nhằm biểu hiện sự nhún nhường kính trọng đối tượng một cách gián tiếp. 2 Thông qua đề tài “Sự tương đồng khác biệt trong cách nói tôn kính - khiêm nhường giữa tiếng Nhật tiếng Việt”, người viết muốn nghiên cứu những nét đặc trưng trong cách nói tôn kính - khiêm nhường nhằm thể hiện nét văn hóa giao tiếp độc đáo của hai quốc gia, dân tộc được ẩn trong mỗi ngôn ngữ. Qua đó, giúp người học tiếng Nhật hạn chế sự nhầm lẫn trong các hình thức sử dụng có thể s ử dụng các cách nói này phù hợp trong những tình huống giao tiếp cụ thể. Lịch sử nghiên cứu đề tài “Cách nói tôn kínhkhiêm nhường” là một đề tài được nhiều nhà nghiên cứu, các học giả quan tâm đã viết nên nhiều công trình nghiên cứu bằng tiếng Nhật tiếng Việt. Bởi vì hai hình thức xưng hô này có vai trò quan trọng trong giao tiếp ảnh hưởng rất nhiều đến các mối quan hệ xã hội đặc biệt là mối quan hệ con người. Thực tế đã cho thấy từ trước đến nay ở trong ngoài nước đã từng công bố rấ t nhiều công trình nghiên cứu liên quan về đề tài trên. Đó là các công trình nghiên cứu: Bằng tiếng Nhật: 日本語教育指導参考書 18-敬語教育の基本問題 (下) thuộc quyền sở hữu tác giả tại trung tâm nghiên cứu 国立国語 khái quát về cách sử dụng kính ngữ, trường hợp sử dụng kính ngữ, đối tượng sử dụng kính ngữ… trong tiếng Nhật 敬語再入門 của tác giả 菊土康人 khái quát về bước khởi đầu khi học quen với kính ngữ trong ti ếng Nhật. Trong cuốn sách có khái quát một số mẫu kính ngữ có kèm ví dụ minh họa các bài hội thoại với bối cảnh là trong công ty, nhà hàng, nhà ga, siêu thị… 敬語表現 của các tác giả 蒲谷宏, 川口義一 坂元惠 khái quát về một số cách biểu hiện thường gặp trong kính ngữ như thể hiện sự kính trọng với cấp trên, khách hàng, người lớn tuổi… thể hiện sự nhún nhường, kính trọng đối tượng nói khi người nói muốn đề xuất ý kiến hay lối nói khiêm tốn về những hành động mà người nói thực hiện. 3 Bằng tiếng Việt: - Cơ sở Văn Hóa Việt Nam của GS-TS Trần Ngọc Thêm, Chu Xuân Diên khái quát về một số loại hình văn hóa của từng vùng miền hay cách ứng xử trong giao tiếp những chuẩn mực trong xưng hô của người Việt Nam - Tiếng Việt Thực Hành của Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp khái quát về những vấn đề cơ bản trong tiếng Việt như cách đặt câu, cách dùng t ừ, cách sắp xếp phân tích đoạn văn, phân biệt văn nói văn viết… - Nhập Môn Xã Hội Học của TS Trần Thị Kim Xuyến, ThS Nguyễn Thị Hồng Xoan làm rõ về những mối quan hệ con người, mối quan hệ xã hội, mối quan hệ cộng đồng thế giới…nhằm củng cố những chuẩn mực trong giao tiếp những tình huống cần tránh trong xưng hô để tạo mối quan hệ tốt đẹp, hữu hảo. Những công trình nghiên cứu trên chủ yếu phân tích về kính ngữ trong tiếng Nhật lịch sự chuẩn mực trong cách xưng hô trong tiếng Việt. Trong đề tài nghiên cứu của mình, người viết cố gắng tìm phân tích những điểm tương đồng khác biệt trong “phong cách xưng hô chuẩn mực của hai ngôn ngữ”. Từ đó phần nào giúp người học tiếng Nhật có thể sử dụng kính ng ữ trong tiếng Nhật tránh những nhầm lẫn thường gặp có thể bổ sung một số kiến thức trong giao tiếp đúng mực cho người Việt. Công trình nghiên cứu này chắc chắn sẽ khó tránh khỏi một số sai lầm, vì vậy người viết mong nhân được một số ý kiến đóng góp của các học giả, các nhà nghiên cứu đi trước để bài viết của mình được hoàn chỉnh hơn. Mục tiêu phạm vi nghiên cứu: Mục tiêu: Đề tài này nhằm phân biệt điểm tương đồng khác biệt giữa cách thể hiện ngôn ngữ của hai nước. Ngoài ra, đề tài còn cung cấp tài liệu nghiên cứu cho người học tiếng Nhật về chủ đề khiêm nhường ngữ, tôn kính ngữ qua những mục hướng dẫn cách dùng trong một số tình huống đối tượng giao tiếp. Đồng thời giúp người Việt phần nào hiểu thêm về tiếng Việt nền n hóa truyền thống nước nhà. 4 Sau khi nghiên cứu, đề tài sẽ cung cấp tài liệu về cách sử dụng, tình huống giao tiếp những nhầm lẫn thường gặp trong hai cách nói trong tiếng Nhật tiếng Việt. Bên cạnh đó, người học tiếng Nhật người Việt sẽ hiểu thêm về văn hóa truyền thống được thể hiện trong cách nói vì ngôn ngữ văn hóa có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Ngoài ra, thông qua đề tài này giúp người Việt người Nhật m ột lần nữa nhìn lại nét văn hóa truyền thống của nước mình trong xu thế thương mại, toàn cầu hóa hiện nay - nơi mà thực trạng những giá trị văn hóa truyền thống đang dần bị lãng quên. Phạm vi nghiên cứu: Hình thức trình bày về hai cách nói tôn kính khiêm nhường trong tiếng Nhật tiếng Việt trong luận văn này không phải là toàn bộ cách nói trong hệ thống ngôn ngữ học của hai quốc gia mà chỉ là một số cách nói trong giao tiếp hiện đại. Những kính ngữ trước giai đoạn này những kính ngữ trong cung đình, nhà chùa không được đề cập trong nội dung dung chính của khóa luận tốt nghiệp. Phương pháp nghiên cứu: Trong đề tài này với mục đích tìm hiểu “Sự tương đồng khác biệt trong cách nói tôn kính khiêm nhường giữa tiếng Nhật Tiếng Việt”, người viết đã sử dụng một số phương pháp sau đây: - Thu thập tài liệu: Phương pháp này được thực hiện bằng cách tra cứu bài viết, bài tham khảo bằng tiếng Việt tiếng Nhật trên mạng đồng thời tìm đọc các công trình nghiên cứu của các tác giả người Nhật, người Việt tại thư viện Nhật - Việt (VJCC - HCM), các nhà sách…Ngoài ra người viết còn thu thập tài liệu thông qua nguồn tài liệu sách vở từ giáo viên, những nhà nghiên cứu đi trước. - Khảo sát thực tế: Để có thể đưa ra một số đề xuất liên quan đến phương pháp dạy học hai cách nói tôn kínhkhiêm nhường trong tiếng Nhật có hiệu quả, người viết đã tiến hành lập bảng đi ều tra thăm dò ý kiến. Đối tượng của bảng điều tra là 160 sinh viên năm thứ tư của các lớp 06DPN1, 06DPN2, 06DPN3, 06DPN4, 5 06DPN5, 06DPN6 ngành Nhật Bản học, khoa Đông Phương, trường Đại Học Lạc Hồng (Biên Hòa - Đồng Nai). - Thống kê: Sau khi phát bảng điều tra, người viết đã thống kê các ý kiến của sinh viên về cách dạy, cách học, giáo trình một số yếu tố khác liên quan đến hai cách nói trên. Dựa vào tỷ lệ chênh lệch giữa các ý kiến, người viết đã tiến hành phân tích đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượ ng dạy học cách nói kính ngữ trong tiếng Nhật. - Phân tích: Sau khi thu thập tài liệu tiến hành thống kê người viết tiếp tục chuyển sang bước phân tích tài liệu, tra cứu từ điển để hiểu nội dung bài viết. Phân tích những nội dung cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu. Nói một cách cụ thể là phân tích cách sử dụng, trường hợp giao tiếp, đối tượng nói chủ yếu của hai cách nói. Điểm phân tích quan trọ ng là làm sáng tỏ những nguyên nhân khiến người học còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi sử dụng kính ngữ trong tiếng Nhật. - Tổng hợp: Sau khi phân tích cách sử dụng của hai cách nói này từ nhiều nguồn tài liệu, người viết đã sắp xếp, chọn lọc tổng hợp những vấn đề chung của mỗi cách nói. Ngoài việc tổng hợp dựa trên tài liệu nghiên cứu, người viết còn tổng hợp ghi nhậ n những ý kiến đóng góp của giáo viên, những ý kiến phản hồi từ những sinh viên chuyên ngành Nhật Bản học những nhà nghiên cứu đi trước để lấy làm tài liệu thực tế cho công trình nghiên cứu. - So sánh: Sau khi tiến hành những phương pháp trên, người viết chuyển sang bước so sánh điểm tương đồng khác biệt trong cách sử dụng giữa hai cách nói này. Qua đó, giúp người học tiếng Nhật có thể phần nào phân biệt đượ c một số tình huống, cách thức sử dụng, những nhầm lẫn những khó khăn thường gặp đồng thời có thể hiểu thêm nét văn hóa truyền thống đặc sắc, độc đáo thể hiện trong từng cách sử dụng. Những dự kiến nghiên cứu tiếp tục về đề tài: Trong đề tài nghiên cứu này, người viết chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu về “Sự tương đồng khác biệt trong cách nói tôn kính - khiêm nhường giữa tiếng Nhật 6 tiếng Việt”, chính vì vậy chắc chắn đề tài còn nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ. Vì vậy, người viết muốn tiếp tục nghiên cứu thêm về đề tài này nhằm phát triển mởi rộng vấn đề để có cách nhìn khách quan về nội dung đề tài nghiên cứu. - Nét văn hóa thể hiện thông qua ngôn ngữ - Thực trạng sử dụng kính ngữ của người NhậtNhật - Thực tr ạng sử dụng kính ngữ của người ViệtViệt Nam - Thực trạng sử dụng kính ngữ của người Việt trong công ty Nhật - Những sai lầm thường gặp khi sử dụng kính ngữ của người Việt khi học tiếng Nhật. Kết cấu của đề tài: Chương I : Đặc trưng cơ bản của cách nói tôn kínhkhiêm nhường trong tiếng Nhật tiếng Việt Chương II : Sự tương đồng khác biệt trong cách nói tôn kínhkhiêm nhường giữa tiếng Nhật tiếng Việt Chương III : Một số đề xuất về phương pháp dạy - học cách nói tôn kínhkhiêm nhường trong tiếng Nhật 7 PHẦN NỘI DUNG Chương I : Đặc trưng cơ bản của cách nói tôn kínhkhiêm nhường trong tiếng Nhật tiếng Việt Chương II : Sự tương đồng khác biệt trong cách nói tôn kínhkhiêm nhường giữa tiếng Nhật tiếng Việt Chương III : Một số đề xuất về phương pháp dạy - học cách nói tôn kínhkhiêm nhường trong tiếng Nhật 8 CHƯƠNG I ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA CÁCH NÓI TÔN KÍNH - KHIÊM NHƯỜNG TRONG TIẾNG NHẬT TIẾNG VIỆT 9 Giao tiếp là một trong những khả năng đặc biệt của con người. Bởi vì thông qua giao tiếp, con người có thể thu thập thông tin, truyền đạt suy nghĩ, thiết lập các mối quan hệ…Do đó, trên mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ đều có những cách giao tiếp riêng. Trong đó, cách xưng hô đúng chuẩn trong giao tiếp cũng là một yếu tố hết sức quan trọng, nhất là ở hai quốc gia Việt Nam Nhật Bản – hai đất nước có hệ thống xưng hô khá phức tạp. Một trong những đặc điểm của tiếng Nhật tiếng Việt là phong phú về cấp độ của lời nói. Chính vì đặc điểm này mà khi tiếp xúc với người Nhật người Việt, một số ngườ i cho rằng tiếng Nhật tiếng Việt quá trang trọng lịch thiệp, dễ tạo ra khoảng cách khi giao tiếp. Tuy vậy, thực tế hoàn toàn không phải thế vì mức độ lịch thiệp trong ngôn ngữ ở nước nào cũng có. Có ngôn ngữ thể hiện qua phương tiện từ vựng, có ngôn ngữ thể hiện bằng phương tiện ngữ pháp cũng có ngôn ngữ thể hiện sự lịch thiệp đó bằng c ả phương tiện từ vựng lẫn phương tiện ngữ pháp. Trong phạm vi bài viết này, người viết chỉ đề cập đến một số đặc trưng cơ bản trong cách nói tôn kính cách nói khiêm nhường trong tiếng Nhật tiếng Việt. Thông qua những đặc trưng cơ bản này, người viết so sánh đưa ra một số điểm tương đồng khác biệt của hai cách nói trong mỗi ngôn ngữ. Từ đó đưa ra một số đề xuất về giáo trình, phương pháp dạy - học kính ngữ trong tiếng Nhật. Cách nói tôn kính cách nói khiêm nhường trong đối thoại hay trong văn bản biểu hiện thái độ, tình cảm của người nói, nguời viết đối với người đọc, người nghe. Sử dụng cách nói tôn kính không có nghĩa là người phát biểu có ý nịnh nọt, cũng như thể hiện lối nói khiêm nhường không có nghĩa là người phát biểu có sự tự ty m ặc cảm. Có trường hợp không biết áp dụng, hoặc cố ý dùng sai có thể tạo phản ứng ngược thậm chí có ý châm biếm đối tượng. Chính vì vậy việc sử dụng đúng các cấp độ lời nói đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giao tiếp. Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường xuyên phải giao tiếp với nhiều người, với nhiều đối tượng thuộc các tầng lớp khác nhau. chính sự tinh tế, khéo léo trong cách ứng xử vớ i mọi người đã giúp cho chúng ta đạt tới một nghệ thuật đó chính là nghệ thuật giao tiếp. 10 1.1 Đặc trưng cơ bản trong cách nói tôn kính khiêm nhường trong tiếng Nhật 1.1.1 Khái quát về tiếng Nhật Tiếng Nhật là một ngôn ngữ được hơn một trăm ba mươi triệu người sử dụng ở Nhật Bản những cộng đồng dân di cư Nhật Bản khắp thế giới. Đây là một ngôn ngữ nổi bật với một hệ thống các nghi thức nghiêm ngặt rành mạch. Trong đó, đặc biệt là hệ thống kính ngữ phức tạp thể hiện bản chất th ứ bậc của xã hội Nhật Bản. Đó là những dạng biến đổi động từ sự kết hợp một số từ vựng để chỉ mối quan hệ giữa người nói, người nghe người được nói đến trong cuộc hội thoại. Nét nổi bật của tiếng Nhật là các hình thức biểu đạt theo các cấp độ khác nhau tùy theo tình huống. Tiếng Nhậtcách nói thông thường, khiêm nhường hoặ c kính trọng tùy thuộc vào mức độ kính trọng cần thiết đối với người đối thoại, vào các dịp các yếu tố khác. Động từ, danh từ các từ khác thay đổi hoàn toàn hoặc một phần theo cấp độ được dùng. Ngôn ngữ Nhật Bản thể hiện rất rõ ràng hệ thống cấp bậc, tôn ti trật tự trong xã hội. Theo đó, người dưới luôn dùng cách nói tôn kính với người cấp trên mình (dù người đó nh ỏ tuổi hơn mình), dùng cách nói khiêm nhường khi nói về bản thân mình. Nếu nói không phù hợp sẽ bị xem là thất lễ đụng chạm rất lớn đến thể diện của người Nhật. Việc hiểu biết tiếng Nhật là chìa khóa để hiểu người Nhật những cảm nghĩ, thái độ, ý nghĩa trong lời nói của họ. 1.1.2 Đặc trưng cơ bản của cách nói tôn kính trong tiếng Nhật 1.1.2.1 Ý nghĩa “Cách nói tôn kínhcách nói nhằm đề cao biểu hiện ý kính trọng của người nói đối với người nghe hoặc đối tượng giao tiếp. Đối tượng giao tiếp có thể là người nghe hoặc cũng có thể là nhân vật xuất hiện trong đề tài nói. Đối tượng cần phải biểu hiện ý kính trọng có thể là cấp trên, người không quen biết hoặc người ngoài . tài Sự tương đồng và khác biệt trong cách nói tôn kính - khiêm nhường giữa tiếng Nhật và tiếng Việt , người viết muốn nghiên cứu những nét đặc trưng trong. trong tiếng Nhật và tiếng Việt Chương II : Sự tương đồng và khác biệt trong cách nói tôn kính – khiêm nhường giữa tiếng Nhật và tiếng Việt Chương III :

Ngày đăng: 18/12/2013, 13:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.1.2.3 Hình thức thể hiện: - Sự tương đồng và khác biệt trong cách nói tôn kính   khiêm nhường giữa tiếng nhật và tiếng việt báo cáo nghiên cứu khoa học
1.1.2.3 Hình thức thể hiện: (Trang 13)
Hình 2.2.1.1.1: Hình vẽ thể hiện các hình thức xưng hô trong gia đình người nói và hình thức xưng hô gia đình của đối tượng giao tiếp  - Sự tương đồng và khác biệt trong cách nói tôn kính   khiêm nhường giữa tiếng nhật và tiếng việt báo cáo nghiên cứu khoa học
Hình 2.2.1.1.1 Hình vẽ thể hiện các hình thức xưng hô trong gia đình người nói và hình thức xưng hô gia đình của đối tượng giao tiếp (Trang 50)
Hình 2.2.1.1.2: Hình vẽ thể hiện nguyên tắc giao tiếp cơ bản trong công ty Nhật Bản  - Sự tương đồng và khác biệt trong cách nói tôn kính   khiêm nhường giữa tiếng nhật và tiếng việt báo cáo nghiên cứu khoa học
Hình 2.2.1.1.2 Hình vẽ thể hiện nguyên tắc giao tiếp cơ bản trong công ty Nhật Bản (Trang 57)
Ngoài ra, còn có một số hình thức biểu hiện khác đã trình bày ở chương một. Như vậy, để thể hiện cách nói tôn kính trong tiếng Nhật thì việc biến đổ i hình th ứ c  danh từ, động từ sang cách nói tôn kính là một trong những yếu tố quan trọng - Sự tương đồng và khác biệt trong cách nói tôn kính   khiêm nhường giữa tiếng nhật và tiếng việt báo cáo nghiên cứu khoa học
go ài ra, còn có một số hình thức biểu hiện khác đã trình bày ở chương một. Như vậy, để thể hiện cách nói tôn kính trong tiếng Nhật thì việc biến đổ i hình th ứ c danh từ, động từ sang cách nói tôn kính là một trong những yếu tố quan trọng (Trang 59)
Hình thức biểu hiện tôn kính thông thườ ng  - Sự tương đồng và khác biệt trong cách nói tôn kính   khiêm nhường giữa tiếng nhật và tiếng việt báo cáo nghiên cứu khoa học
Hình th ức biểu hiện tôn kính thông thườ ng (Trang 74)
Hình thức biểu hiện - Sự tương đồng và khác biệt trong cách nói tôn kính   khiêm nhường giữa tiếng nhật và tiếng việt báo cáo nghiên cứu khoa học
Hình th ức biểu hiện (Trang 74)
Để học hiệu quả cách sử dụng hình thức kính ngữ thì sinh viên cần chú ý đến những nguyên nhân gây khó khăn trong việc học - Sự tương đồng và khác biệt trong cách nói tôn kính   khiêm nhường giữa tiếng nhật và tiếng việt báo cáo nghiên cứu khoa học
h ọc hiệu quả cách sử dụng hình thức kính ngữ thì sinh viên cần chú ý đến những nguyên nhân gây khó khăn trong việc học (Trang 88)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w