Hoàn cảnh giao tiếp

Một phần của tài liệu Sự tương đồng và khác biệt trong cách nói tôn kính khiêm nhường giữa tiếng nhật và tiếng việt báo cáo nghiên cứu khoa học (Trang 37 - 39)

TRONG CÁCH NÓ

2.1.1.2Hoàn cảnh giao tiếp

Cách nói tôn kính là cách nói thể hiện sự kính trọng những người có tuổi tác cao, những người có vị thế lớn, những người có uy tín trong mối tương quan với người nói. Do đó, người nói phải biết tính toán, lựa chọn những từ ngữ xưng hô trang trọng, hợp chuẩn phù hợp với vai giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp và mối quan hệ thân – sơ giữa người nói và người đối thoại. Nếu sử dụng những cách nói không lễ phép với người vai bậc trên, những người có uy tín dễ dẫn đến thái độ vô lễ (hay xấc xược,

hỗn láo). Trong quá trình giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn cách xưng hô của các nhân vật giao tiếp. Bởi vì căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp, người nói có thể lựa chọn cách xưng hô tôn kính, trang trọng (hội nghị, tọa đàm…) hay cách xưng hô thân mật (bạn bè, người thân…). Yếu tố này được thể hiện khá rõ trong cách nói tôn kính của tiếng Nhật và tiếng Việt.

Ví d: Trong trường hợp nhân viên Yamada lần đầu tiên đến thăm nhà của trưởng phòng.

Yamada: “Gomenkudasai

(Yamada: Xin lỗi, có ai ở nhà không ạ?)

Tanaka kacho fujin: “A, Yamada san desu ne. Hajimemashite. Tanaka no kanai desu”.

(Phu nhân trưởng phòng Tanaka: A, anh Yamada. Xin chào. Tôi là vợ của Tanaka) Yamada: “Hajimemashite. Honjitsu wa omanekikudasatte, arigatou gozaimashita”. (Yamada: Xin chào. Rất cám ơn vì lời mời của ông bà)

Tanaka kacho fujin: “Shujin ga istumo osewa ni natte orimasu. Saa, douzo,

oagarikudasai”.

(Phu nhân trưởng phòng Tanaka: Tôi cũng rất cám ơn vì anh đã quan tâm đến chồng tôi. Xin mời vào).

…………

Tanaka kacho fujin: “Douzo okakekudasai

(Phu nhân trưởng phòng Tanaka: Xin mời anh ngồi)

Yamada: “Arigatou gozaimasu. Ano, kore tsumaranaimono desu ga, douzo” (Yamada: Cám ơn. Nhân đây tôi cũng có chút quà mọn biếu anh chị)

Tanaka kacho fujin: “Goteinei ni doumo. Jaa, itadakimasu

(Phu nhân trưởng phòng Tanaka: Xin cảm ơn vì sự chu đáo của anh. Vâng, tôi xin nhận)

Tanaka kacho fujin: “Kyou wa takusan ryouri wo tsukurimashitara, douzo

enryonasanaide meshiagatte kudasai”.

Yamada: “Enryonaku itadakimasu. Okusan ga otsukuri ni nattan desu ka?”

(Yamada: Vâng, tôi xin phép được dùng. Quý phu nhân đã làm thức ăn phải không ạ?”)

……….

Đoạn hội thoại trên được xét trong hoàn cảnh giao tiếp là cuộc gặp gỡ lần đầu tiên tại nhà của trưởng phòng. Vì trưởng phòng là cấp trên nên trong mọi lời nói và hành động của cấp dưới (anh Yamada) đều mang sắc thái và ý nghĩa tôn kính. Ngoài ra trong một số câu nói còn sử dụng cách nói khiêm nhường cho hành động của bản thân (itadakimasu, tsumaranai mono desuga…) để tôn kính trưởng phòng và phu nhân trưởng phòng một cách gián tiếp. Bên cạnh đó, người vợ của trưởng phòng cũng sử dụng cách nói tôn kính anh Yamada. Vì đây là lần đầu tiên hai người gặp mặt, hơn nữa anh Yamada là người thuộc mối quan hệ “bên ngoài” (không thuộc gia đình). Những cách nói tôn kính được sử dụng: oagarikudasai, meshiagatte kudasai, okusan, otsukuri ni nattan desu ka….Ngoài ra, trong một số hoàn cảnh giao tiếp khác như trực điện thoại, tiếp khách hàng, phát biểu…thì nhất thiết phải sử dụng cách nói tôn kính với đối tượng giao tiếp.

Một phần của tài liệu Sự tương đồng và khác biệt trong cách nói tôn kính khiêm nhường giữa tiếng nhật và tiếng việt báo cáo nghiên cứu khoa học (Trang 37 - 39)