Thái độc ủa người nó

Một phần của tài liệu Sự tương đồng và khác biệt trong cách nói tôn kính khiêm nhường giữa tiếng nhật và tiếng việt báo cáo nghiên cứu khoa học (Trang 39 - 41)

TRONG CÁCH NÓ

2.1.1.3 Thái độc ủa người nó

Kính ngữ là một cách nói, hơn thế nữa nó còn có ý nghĩa bắt người sử dụng phải thốt ra thành lời. Cho dù trong lòng có tỏ ra kính trọng và có ý tôn kính đối tượng giao tiếp như thế nào đi nữa nhưng nếu không thốt ra thành lời tôn kính thì cũng không có ý nghĩa gì cả. Ngược lại cho dù người nói có sử dụng thành thạo cách nói tôn kính nhưng không thể hiện thái độ kính trọng đối tượng giao tiếp thì cách nói này cũng chỉ là cách nói ở mức độ “sách vở”. Cũng có trường hợp cho rằng những lời nói tôn kính của người nói cũng chỉ là giả dối để đạt được một hiệu quả giao tiếp nào đó.

Nếu nói ra những lời tôn kính, lịch sự mà nghĩ rằng như vậy là đã thể hiện sự tôn kính thì đó là một cách nghĩ sai. Vì cách nói tôn kính không đơn thuần phát huy hiệu quả giao tiếp nếu chỉ sử dụng những lời nói tôn kính “một chiều”.

Ví d: Một robot có dáng dấp của con người đứng trước quầy bán hàng và nói: “Irassaimase, kochira wa shoseki uriba degozaimasu”.

(Xin kính chào quý khách, đây là quầy sách vở).

Hoặc, một cô tiếp tân phụ trách hướng dẫn khách hàng sử dụng thang máy. Trong khi mắt cô ấy không hướng về phía thang máy nhưng miệng thì luôn nói những từ tôn kính, lịch sự với khách hàng và tay chỉ về phía thang máy lần lượt hết người khách này đến người khách khác. Có người cho rằng cô tiếp tân hướng dẫn này không khác gì một robot. Lúc này khách hàng (cả trong ví dụở trên) cảm thấy mình không được tôn trọng và nghĩ rằng mình bị coi thường. Đây là hiệu quả ngược torng cách nói tôn kính. Lý do mà khách hàng cảm thấy họ không được tôn trọng và bị coi thường là vì những lời mà robot và cô tiếp tân nói chỉ tồn tại đơn lập. Cái thiếu ởđây là “thái độ” của người nói. Do đó, tuy có sử dụng lời nói tôn kính nhưng lại không đi cùng với việc biểu hiện thái độ và không có yếu tố tình cảm.

Người sử dụng kính ngữ muốn biểu hiện tâm trạng tôn kính của mình với người khác chắc chắn sẽ nói ra những lời kính trọng. Trong đó, tâm trạng tôn kính rất cần thiết khi nói kính ngữ. Bởi vì trước khi nói những lời tôn kính thì người nói phải có suy nghĩ là thật lòng tôn kính đối tượng giao tiếp. Như vậy, cho dù có nói ra toàn là những lời tôn kính tuyệt vời nhưng trong lòng không có thành ý tôn kính thì không thể truyền đến người khác ý tôn kính của mình. Miệng thì nói những lời tôn kính nhưng lại không biểu hiện ý tôn kính trong giọng điệu và thái độ thì cũng không làm cho người khác cảm thấy được tôn trọng. Do đó, kính ngữ rất khó nói, vì đó là cách nói không chỉ thể hiện bằng lời nói mà còn thể hiện bằng cả tấm lòng. Nếu như biểu lộ ý tôn kính mà làm cho người nghe cảm thấy không hài lòng, không thoải mái thì cũng giống như câu tục ngữ của Việt Nam là “Vẽ rồng mà không điểm nhãn”. Câu tục ngữ có nghĩa là làm một việc gì đó nhưng chỉ đạt hiệu quả một nữa, không trọn vẹn. Chính vì vậy, để đạt được hiệu quả của cách nói tôn kính lên mức tối cao,

người sử dụng không chỉ phải thành thạo cách sử dụng mà còn phải thể hiện bằng thái độ tôn kính chân thành. Như vậy sẽ tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với nhau.

Một phần của tài liệu Sự tương đồng và khác biệt trong cách nói tôn kính khiêm nhường giữa tiếng nhật và tiếng việt báo cáo nghiên cứu khoa học (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)