Đặc trưng cơ bản trong cách nói khiêm nhường trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu Sự tương đồng và khác biệt trong cách nói tôn kính khiêm nhường giữa tiếng nhật và tiếng việt báo cáo nghiên cứu khoa học (Trang 28 - 32)

“Lễ” chính là những hành vi văn minh lịch sự của người có văn hóa. Biết giữ “lễ”

khiến cho cuộc sống tốt đẹp, trật tự, an toàn và hạnh phúc hơn.

1.2.3 Đặc trưng cơ bn trong cách nói khiêm nhường trong tiếng Vit Vit

“ Theo từ điển tiếng Việt thì: “khiêm” có nghĩa là “khiêm tốn”, “nhường” có nghĩa là “nhún nhường”. Do đó, cách nói “khiêm nhường” là cách nói mang ý nghĩa “khiêm tốn, nhún nhường” tức là trong quá trình giao tiếp, người nói luôn có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người.” [7;1999:661]

1.2.3.2 Trường hp s dng

1 Trong phạm vi gia đình

Xưng hô khiêm nhường mang tính phổ biến trong gia đình, gia tộc người Việt hiện nay. Chẳng hạn, khi bố / mẹ xưng hô với con cái dùng các cặp từ xưng hô như: bố - con, mẹ - con là họđã nhấn mạnh đến quan hệ quyền lực và thân thiện. Khi con cái đã trưởng thành, bố / mẹ thường chuyển sang xưng hô với con bằng các cặp từ xưng hô: tôi – anh, tôi - chị là họ đã nhấn mạnh đến sự bình đẳng hơn (khiêm) nhưng cũng có khoảng cách trong quan hệ với con cái.

Cách nói khiêm nhường trong tiếng Việt không chỉ được thể hiện phong phú bằng các hình thức từ xưng hô mà còn được thể hiện bằng các phương tiện ngữ pháp, các cấu trúc câu, sự sắp xếp trật tự từ…Chẳng hạn, khi nói chuyện với người ngoài về vợ (chồng) hoặc những người trong gia đình của người nói thì nên cân nhắc lựa chọn những ngôn từ thích hợp để thể hiện sự khiêm tốn không khoa trương.

Tiếng gọi vợ trong khi nói chuyện với người khác gồm có: nhà tôi, bà nhà tôi, má tụi nhỏ, má sắp nhỏ, má bày trẻ, bà xã, bà xã tôi, và vợ tôi…Tiếng gọi chồng trong khi nói chuyện với người khác gồm: nhà tôi, ông nhà tôi, ba tụi nhỏ, ba sắp nhỏ, ba bày nhỏ, ông xã, ông xã tôi, chồng tôi, anh ấy…Trong giao tiếp, nếu nhưđề tài nói có đề cập đến vợ (chồng) của người nói với hàm ý khen ngợi thì người nói cũng nên sử dụng những từ ngữ khiêm tốn nhằm không quá đề cao giá trị của nhân vật được nhắc đến. Chẳng hạn, khi được người nghe khen ngợi về vợ mình như “Chà, chị nhà khéo tay quá. Nấu món gì cũng ngon” thì khi đó người nói không nên trả lời lại là “Vâng, nhà em giỏi lắm. Cô ấy khéo tay vô cùng.” mà nên khiêm tốn trả lời là “Dạ, anh (chị) quá khen. Nhà em còn cần phải cố gắng nhiều hơn nữa”. Hoặc

khi nhận được lời khen về các con trong gia đình như “Các con của anh chị giỏi quá. Các cháu vừa học giỏi lại biết giúp đỡ bố mẹ” thì người nói cũng nên trả lời khiêm tốn là “Cảm ơn anh chị quá khen. Các cháu còn phải học hỏi và cố gắng nhiều hơn nữa”.

2 Ngoài xã hội

Đạo lý của người Việt Nam đòi hỏi sự khiêm tốn tự hạ mình trong ứng xử và nói năng. Điều này có thể có những biểu hiện qua lời, cụ thể là những từ xưng hô, những từ tôn vinh, cấp độ lời nói, các nghi thức lời nói.

Trong trường học, cặp xưng hô hợp chuẩn của giáo viên với học sinh, sinh viên ít tuổi hơn thường là: thầy – em, cô – em, thầy – tên riêng, cô – tên riêng, thầy – các em, cô – các em…, nhưng trong lớp học hiện nay ở nhiều trường, giáo viên thường xưng hô một cách khiêm nhường với học sinh, sinh viên như: tôi – các em, tôi – các anh, tôi – các chị, tôi – các bạn, tôi – tên riêng…Xưng hô khiêm nhường là một nét đẹp trong văn hóa giao tiếp của người Việt. Tuy nhiên, trong giao tiếp xưng hô khiêm nhường quá mức sẽ đặt người đối thoại vào tình thế khó xử và trong nhiều trường hợp họ buộc phải phản đối cách xưng hô ấy. Đổi lại xưng hô không khiêm nhường dễ bị đánh giá là thiếu lễ độ, làm mất đi thiện cảm từ phía người đối thoại. Chẳng hạn, học trò tự xưng là “tôi” với thầy cô giáo là không khiêm nhường. Do đó, quá chú ý đến sự khiêm nhường hoặc không khiêm nhường trong xưng hô đều có ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả trong tương tác xã hội. Cho nên xưng hô khiêm nhường cũng cần phải có chừng mực mới đạt được hiệu quả mong muốn trong tương tác.

Trong các mối quan hệ xã hội thì xưng hô khiêm nhường đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thông qua cách nói này mà người nghe có thể đánh giá người nói là người có tính cách như thế nào, có tạo sự tin tưởng trong quan hệ với họ hay không. Lối ứng xử khéo léo, khiêm nhường trong giao tiếp ngoài xã hội thể hiện văn hóa ứng xử của người nói. Chẳng hạn, khi phát biểu ý kiến về một vấn đề trong buổi hội thảo người phát biểu nên hạn chế những từ “lộng ngôn”, thể hiện cái tôi quá lớn mà

thay vào đó là sử dụng những ngôn từ khiêm nhường nhã nhặn như “Tôi cho rằng…”, “Cho phép tôi xin được phát biểu ý kiến về…”

Mỗi ngôn ngữ đều có những đặc trưng riêng biệt vốn có của nó, có ngôn ngữ biến đổi động từđể thể hiện mức độ về thời gian (tiếng Nhật, tiếng Anh…), có ngôn ngữ lại thêm một số từ diễn tả ý quá khứ hay hiện tại (tiếng Việt…). Đó là những nét độc đáo và đặc sắc của mỗi loại hình ngôn ngữ. Ngoài ra, thông qua ngôn ngữ có thể thấy được những nét văn hóa của mỗi quốc gia – dân tộc.

Trong những đặc trưng của ngôn ngữ thì cách nói kính ngữ (tôn kính – khiêm nhường) đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp của con người. Thông qua việc sử dụng các hình thức xưng hô có thể đánh giá chất lượng của quá trình giao tiếp. Chính vì vậy việc tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của từng cách nói này là điều cần thiết và vô cùng quan trọng.

Sau khi đã tìm hiểu một vài đặc trưng cơ bản trong cách nói tôn kính – khiêm nhường trong tiếng Nhật và tiếng Việt, người viết tiến hành so sánh để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng. Qua đó, phần nào có thể giúp người học tránh những ngộ nhận và hiểu lầm không đáng có khi học cách nói kính ngữ trong tiếng Nhật cũng như trong tiếng Việt.

CHƯƠNG II

S TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIT

Một phần của tài liệu Sự tương đồng và khác biệt trong cách nói tôn kính khiêm nhường giữa tiếng nhật và tiếng việt báo cáo nghiên cứu khoa học (Trang 28 - 32)