Cách học của sinh viên:

Một phần của tài liệu Sự tương đồng và khác biệt trong cách nói tôn kính khiêm nhường giữa tiếng nhật và tiếng việt báo cáo nghiên cứu khoa học (Trang 83 - 87)

O/ Go ~ itadaku

3.3 Cách học của sinh viên:

Câu 3: Theo bn, cách hc kính ng ca sinh viên hin nay như thế nào?

a. Thụ động, chỉ dựa vào sách giáo khoa, không chủ động tìm tài liệu tham khảo cũng như thực hành luyện tập

b. Chủ động tự luyện tập và đàm thoại với bạn bè, thầy cô, học thêm ở trung tâm tiếng Nhật, tìm thông tin tài liệu trên internet, tra cứu sách vở về kính ngữ và văn hóa giao tiếp của Việt Nam và Nhật Bản

c. Giáo viên dạy như thế nào thì học như vậy, không bổ sung thêm kiến thức bên ngoài

d. Cả a và c

Kết quả thu được:

Câu trả lời a: 36 người, chiếm 22.5 % Câu trả lời b: 10 người, chiếm 6.25 % Câu trả lời c: 20 người, chiếm 12.5 % Câu trả lời d: 94 người, chiếm 58.75 %

Biu đồ 3.3.1: Biu đồ th hin cách hc kính ng ca sinh viên

Nhn xétđề xut:

Số ý kiến chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 57.75 % (câu trả lời d), tiếp theo là 12.5 % (câu trả lời c) và 22.5 % (câu trả lời a) về cách học của sinh viên. Cả ba ý kiến này đều cho rằng: “Cách học kính ngữ hiện nay của sinh viên nhìn chung đều mang tính thụ động, phần lớn chỉ dựa vào sách giáo khoa. Hơn thế nữa, sinh viên cũng không chủ động tìm tài liệu tham khảo cũng như chưa có ý thức tự thực hành luyện tập. Trong giờ học, sinh viên còn ỷ lại, giáo viên dạy như thế nào thì học như vậy, không tìm kiếm thêm tài liệu bên ngoài”. Chính vì vậy, khi giao tiếp với người Nhật, sinh viên còn lúng túng và gặp khó khăn trong việc lựa chọn các hình thức xưng hô phù hợp. Trong kết quảđiều tra này chỉ có 6.25 % (câu trả lời b) nhận xét là: “Sinh viên đã chủ động tự luyện tập và đàm thoại với bạn bè, thầy cô, học thêm ở trung tâm tiếng Nhật, tìm tài liệu trên internet, tra cứu sách vở về kính ngữ và văn hóa giao tiếp của Việt Nam và Nhật Bản”. Như vậy, để nâng cao kiến thức cũng như có thể tự tin khi giao tiếp với mọi người trong từng trường hợp cụ thể người học cần tích cực chủ động hơn trong cách học. Đồng thời tham khảo ý kiến của những người học trước và lựa chọn những cách học hiệu quả.

Qua đó, người viết xin được đề xuất một số phương pháp học kính ngữ như sau:

22.5%6.25% 6.25% 12.5% 58.75% Câu trả lời a Câu trả lời b Câu trả lời c Câu trả lời d

Trong giao tiếp, không hẳn là người nói phải tuyệt đối hóa cách sử dụng kính ngữ, tuy nhiên, với vị trí là một cá thể trong xã hội, đồng thời có thể biểu hiện các mối quan hệ thì cần thiết phải sử dụng kính ngữ. Tuy nhiên, người nói cũng cần phải chú ý là cho dù có sử dụng đúng kính ngữ nhưng thái độ biểu hiện không tốt thì cách nói kính ngữ cũng không đạt hiệu quả trong giao tiếp. Do đó, người sử dụng kính ngữ cần thận trọng trong cách biểu đạt thái độ và sử dụng những từ kính ngữ.

Mối quan hệ “bên trong – uchi, bên ngoài – soto” trong cách giao tiếp của người Nhật là vấn đề mà người học cần lưu ý. Do đó, cùng với việc học một số đặc trưng cơ bản về mối quan hệ này trong trường học, sinh viên cần tích lũy kinh nghiệm giao tiếp thông qua việc làm thêm tại các công ty Nhật hoặc các nhà hàng Nhật ở các khu công nghiệp. Như vậy, sinh viên sẽ có cơ hội tiếp xúc với người Nhật, có cơ hội nghe và sử dụng cách nói kính ngữ đã được học trong trường vào hoàn cảnh thực tế (tiếp khách hàng, giao dịch – trao đổi)... Chẳng hạn, trong cửa tiệm, trong lúc tính tiền cho khách, người nói khi nhận được tiền từ khách sẽ nói: [10.000 en wo oazukarishmasu] (Tôi đang giữ của quý khách 10.000 yên). Đây là cách nói thể hiện ý khiêm nhường của người nói đồng thời biểu hiện ý tôn kính người đối thoại một cách gián tiếp.

Kính ngữđược người nước ngoài thậm chí là ngay cả người Nhật cũng cho rằng đây là cách nói rất khó. Nhưng nếu như người học cứ ngần ngại trước khi sử dụng và trong đầu lúc nào cũng giữ mãi ý nghĩ kính ngữ khó thì cho dù thời gian có trôi qua bao nhiêu đi chăng nữa thì có lẽ người học vẫn không thể tiến bộ trong việc sử dụng kính ngữ. Do đó, để sử dụng nhuần nhuyễn và trôi chảy kính ngữ trước tiên người sử dụng cần phải thay đổi suy nghĩ, cần phải bỏđi quan niệm cho rằng kính ngữ khó. Bởi vì đối với người nước ngoài khi học bất cứ một ngoại ngữ nào khác với tiếng mẹ đẻ, thì điều đó cũng là một việc khó khăn. Vì thế, học kính ngữ cũng giống như học một ngoại ngữ. Nếu không rèn luyện, thực tập mỗi ngày sẽ khó thành công. Nếu mỗi ngày đều học những từ ngữ, những cách thức sử dụng kính ngữ mà không tự mình nói kính ngữ thì sẽ khó có thể nói kính ngữ với mọi người. Và điều quan trọng là nếu không sử dụng được kính ngữ trước mặt mọi người thì kính ngữ

mà đã được học cẩn thận mỗi ngày sẽ không có ý nghĩa. Một trong những lý do khiến cho người học không sử dụng kính ngữ mà niều người đưa ra là nếu sử dụng kính ngữ sai thì sẽ trở nên vô lễ. Điều này cũng đúng bởi vì sử dụng toàn là cách nói kính ngữ thích hợp để bày tỏ lòng tôn kính trong một số trường hợp cũng dẫn đến sự hiểu lầm đối với người nghe chứđừng nói tới là sử dụng kính ngữ sai. Nhưng dù sao đi nữa nếu cách sử dụng kính ngữ với những từ ngữ kỳ cục hay khó nghe nhưng được người nói sử dụng có thành ý thì sẽ được mọi người chấp nhận còn hơn là sử dụng những từ ngữ và những lời nói chính xác nhưng không truyền đạt được ý tôn kính thì sẽ trở nên vô nghĩa. Do đó, người học nên luyện tập kỹ năng nói kính ngữ thật nhiều để có thể sử dụng linh hoạt và thích hợp trong những trường hợp và hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.

Có thể thời gian ban đầu đối với người luyện tập kính ngữ có thể nói là vô cùng khó khăn đôi khi còn bị hiểu nhầm và cảm thấy xấu hổ. Thế nhưng, nếu cố gắng vượt qua được sự xấu hổđó một cách kiên trì và liên tục thì sẽ “làm chủ” được kính ngữ. Do đó, phương pháp học kính ngữ là “quen hơn là học”. Hãy cố gắng quen với kính ngữ, đừng sợ thất bại mà hãy đối mặt với thất bại nhiều lần trong giai đoạn đầu.. Con đường tiến tới và chinh phục kính ngữ trong tiếng Nhật là do người học tự tạo ra.

Nếu người học chỉ học kính ngữ trong sách vở mà không vận dụng vào thực tế thì việc học kính ngữ sẽ trở nên giáo điều, khô cứng và máy móc. Khi sử dụng kính ngữ trong các trường hợp giao tiếp trong thực tế, người học sẽ có thể nhận ra được những cách sử dụng với những mức độ tôn kính khác nhau. Do đó sẽ nhận ra được những kính ngữ chỉ sử dụng trong hình thức văn viết, thư từ, sách báo…và những kính ngữ thường được sử dụng trong thực tế. Qua đó, người học sẽ nhận ra được “mức độ tôn kính” trong cách sử dụng các hình thức kính ngữ mà người Nhật thường sử dụng trong những trường hợp giao tiếp thường ngày.

Ví dụ: “Kakareru”, “Okaki ni naru”, “Okaki osobasu”Œ Cả ba động từ này đều là hình thức tôn kính của động từ Kaku (viết) nhưng cách nói hoàn toàn khác nhau. Trong khi đó tuy là ba cách nói khiêm nhường hoàn toàn khác nhau: “Itadaku”,

Chodai suru”, “Tamawaru” (nhận) nhưng mức độ tôn kính lại giống nhau. Điều này có nghĩa là từ nguyên gốc tuy giống nhau nhưng mức độ tôn kính thì khác nhua còn những từ hoàn toàn khác nhau nhưng mức độ tôn kính lại ngang nhau. Do đó, người sử dụng cần phải vận dụng kính ngữ thật linh hoạt phù hợp với từng tình huống. Theo đó, trường hợp trịnh trọng thì từ ngữ phải hết sức lịch sự và có mức độ tôn kính cao. Để đạt được sự linh hoạt trong cách sử dụng kính ngữ thì ngoài việc học trong trường học người học cần phải áp dụng trong thực tếđời sống. Chỉ có kết hợp giữa lý thuyết và thực hành thì hiệu quả của công việc mới đạt mức độ cao. Hơn thế nữa chỉ có giao tiếp trong thực tế, người học mới có thể nhận ra một số cách nói kính ngữ mà người Nhật thường sử dụng trong cuộc sống.Ví dụ:Trường hợp động từ Iku (đi), nếu thêm trợ động từ Reru vào phía sau thì sẽ trở thành động từ tôn kính Ikarerru, cách chia này đơn giản nhưng mức độ tôn kính không cao. Ngoài cách biến đổi thêm vào trợ động từ kính ngữ thì còn một hình thức kính ngữ khác mà người Nhật thường sử dụng trong giao tiếp, đó là động từ kính ngữđặc biệt “Irassharu”. Ngoài ra, còn có một số động từ khác cũng có kính ngữ đặc biệt như: “Iu – Ossharu” (nói) thì “Ossharu” có mức độ tôn kính cao hơn cách nói kính ngữ “Iwareru”.

Một phần của tài liệu Sự tương đồng và khác biệt trong cách nói tôn kính khiêm nhường giữa tiếng nhật và tiếng việt báo cáo nghiên cứu khoa học (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)