O/ Go ~ itadaku
3.2 Cách dạy của giáo viên:
Câu 2: Theo bạn, cách giảng dạy của giáo viên về kính ngữ như thế nào?
a. Hay, dễ hiểu, sinh động, giáo viên đã đưa ra một số tình huống giao tiếp trong các ngữ cảnh khác nhau để sinh viên luyện tập
b. Giáo viên còn dạy “một chiều”, chưa lấy sinh viên làm trung tâm, chưa tạo ra những tình huống giao tiếp và các ngữ cảnh luyện tập
c. Trong giờ dạy, giáo viên chỉ dạy những nội dung trong sách giáo khoa, chưa bổ sung những bài dạy thêm về văn hóa xưng hô, văn hóa giao tiếp của hai quốc gia. Do đó sinh viên chưa nhận ra điểm tương đồng và khác biệt trong cách nói kính ngữ của hai ngôn ngữ.
d. Cả b và c
Kết quả thu được:
Câu trả lời a: 10 người, chiếm 6.2%. Câu trả lời b: 13 người, chiếm 8.1 %. Câu trả lời c: 54 người, chiếm 34 %. Câu trả lời d: 83 người, chiếm 51.7%.
Biểu đồ 3.2.1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ ý kiến về cách dạy của giáo viên
Nhận xétvà đề xuất:
Trong biểu đồ 3.2, 8.1% (câu trả lời b) tỷ lệ ý kiến của sinh viên cho rằng “Giáo viên còn dạy một chiều, chưa lấy học sinh làm trung tâm, chưa tạo ra những tình huống giao tiếp và các ngữ cảnh luyện tập”. Đồng thời 34% trong câu trả lời c thì nhận xét “Trong giờ dạy, giáo viên chỉ dạy những nội dung trong sách giáo khoa, chưa bổ sung những bài dạy thêm về văn hóa xưng hô, văn hóa giao tiếp của hai quốc gia. Do đó sinh viên chưa nhận ra điểm tương đồng và khác biệt trong cách nói kính ngữ của hai ngôn ngữ”. Tỷ lệ ý kiến chiếm số phần trăm nhiều nhất là câu trả lời d (51.7 %) - tổng hợp hai ý kiến b và c. Trong khi đó chỉ có 6.2 % ý kiến cho rằng “Cách giảng dạy của giáo viên về kính ngữ hay, đễ hiểu, sinh động, giáo viên
đã đưa ra một số tình huống giao tiếp để sinh viên luyện tập” (câu trả lời a).Qua đó, có thể kết luận rằng sinh viên mong muốn giáo viên có thể thay đổi phương pháp giảng dạy sao cho dễ tiếp thu bài học và có thể ứng dụng linh hoạt trong giao tiếp hàng ngày.
Chính vì thế, người viết xin được đề xuất một số phương pháp giảng dạy như sau: 6.2% 8.1% 34% 51.7% Câu trả lời a Câu trả lời b Câu trả lời c Câu trả lời d
Thứ nhất, về cách tạo không khí trong lớp học. Vì yếu tố này có ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu bài học của sinh viên. Theo đó, giáo viên cần cố gắng tạo bầu không khí sinh động và môi trường học tập thân thiện trong lớp học. Chẳng hạn, trong giờ học nói, giáo viên có thể linh động sắp xếp bàn ghế trong lớp thành những nhóm nhỏ hoặc thành hình chữ U (với ba mặt ngồi hướng vào nhau), trong đó ở giữa sẽ là khoảng trống và phía mặt còn lại sẽ là chỗ ngồi của giáo viên. Khoảng trống giữa lớp sẽ giúp cho giáo viên có thể tiếp xúc trực tiếp với từng sinh viên trong lớp học. Qua đó, giáo viên có thể hướng dẫn và chỉnh sửa trực tiếp cách phát âm cũng như cách dùng từ, cách đặt câu của từng sinh viên. Như thế, sẽ tạo không khí thân thiện, thoải mái giữa thầy và trò và không gây cảm giác nhàm chán, gò bó cho sinh viên. Sinh viên sẽ có cảm giác giờ học giống như một buổi thảo luận, họp nhóm chứ không phải là những giờ học căng thẳng, ép buộc, không hiệu quả. Chỉ có không khí học thoải mái, năng động thì sinh viên mới có thể tiếp thu bài học tốt được. Hơn nữa, với cách bố trí bàn ghế như vậy sẽ giúp cho sinh viên có cơ hội phát biểu ý kiến thảo luận, những ý kiến thắc mắc về nội dung bài học một cách dễ dàng. Từđó, giáo viên có thể nhận ra được những ưu điểm và khuyết điểm trong cách tiếp thu bài học của sinh viên và có những biện pháp khắc phục phù hợp.
Thứ hai, trong giờ học, giáo viên có thểđưa ra một số quy định bắt buộc trong lớp. Chẳng hạn, nếu như có sinh viên đi học trễ thì sẽ phải nói lời xin lỗi với giáo viên bằng hình thức cách nói kính ngữ như thế nào. Hoặc, nếu muốn xin phép đi ra ngoài hay xin phép nghỉ học thì phải sử dụng hình thức nói kính ngữ như thế nào thì đúng. Qua đó, sinh viên sẽ có ý thức và thái độ nghiêm túc trong việc học hơn. Điều quan trọng là sinh viên sẽ biết cách sử dụng một số hình thức nói kính ngữ trong một số hoàn cảnh nhất định như cách nói xin phép, cách nói xin lỗi…Khi sinh viên có thể tự mình nói ra ý kính trọng được thể hiện qua cách nói kính ngữ với đối tượng giao tiếp (giáo viên) thì đó sẽ là cách học tốt nhất. Thông qua đó, có thể thấy rằng phương pháp giảng dạy của giáo viên đã đạt được hiệu quả nhất định.
Thứ ba, trong giờ học, ứng với mỗi nội dung giảng về kính ngữ như cách nói tôn kính, cách nói khiêm nhường, cách nói lịch sự, uyển chuyển…thì giáo viên có thể
tạo ra những tình huống giao tiếp cụ thể để sinh viên thực hiện. Chẳng hạn, giáo viên có thểđưa ra một số tình huống như cách trong nhà hàng (giữa nhân viên phục vụ và khách hàng…), trong công ty (giữa nhân viên và cấp trên, giữa nhân viên và khách hàng), trong gia đình…Sau đó, giáo viên sẽ chia nhóm cho sinh viên luyện tập bằng cách sắp xếp các vai giao tiếp sẽ xuất hiện trong đoạn hội thoại. Đối với tình huống giao tiếp trong nhà hàng thì cần ít nhất một nhóm khoảng sáu người, trong đó sẽ có một sinh viên đóng vai nhân viên phục vụ, một sinh viên sẽđóng vai chủ quán, một sinh viên sẽđóng vai nhân viên tính tiền và ba sinh viên sẽđóng vai khách hàng. Giáo viên sẽ cho khoảng thời gian để sinh viên tự luyện tập với nhau và đến tiết học tiếp theo sẽ tham gia hội thoại để giáo viên kiểm tra. Khi phân chia tình huống giao tiếp, giáo viên cũng cần lưu ý sinh viên cần phải tạo khung cảnh giao tiếp giống thực tế. Theo đó, nếu là cảnh giao tiếp ở nhà hàng thì cần chuẩn bị bàn ghế, khăn trải bàn, lọ hoa, đồng phục của nhân viên, tên quán, menu, nước uống, thức ăn…Chỉ có hoàn cảnh giao tiếp giống thực tế thì mới có thể tạo hứng thú cho sinh viên thực hành luyện tập những cách nói kính ngữ trong tiếng Nhật nói riêng và cách dạy ngoại ngữ nói chung. Tình huống được đưa ra là: có một nhóm khách gồm ba người đến nhà hàng dùng bữa thì nhân viên cần phải có thái độ, cử chỉ như thế nào để thể hiện sự tôn trọng khách hàng, tạo cho khách cảm giác vui vẻ, thoải mái và tạo ấn tượng tốt với nhà hàng. Theo đó, khi sinh viên thực hành luyện tập, giáo viên sẽ quan sát và chỉnh sửa ngay những lỗi dùng từ, cách đặt câu chưa thể hiện được sự tôn kính khách hàng. Giáo viên sẽ hướng dẫn sinh viên những cách nói thường được sử dụng trong nhà hàng, khách sạn…Chẳng hạn, câu chào ngay khi khách bước vào là “Irassaimase” (xin kính chào quý khách), khi muốn hỏi khách hàng đã đặt món chưa thì nên hỏi bẳng hình thức kính ngữ là: “Gochumon wa okimari deshou ka” (Quý khách đã gọi món chưa ạ). Trong đó, “okimari deshou ka” là cách nói tôn kính của “kimatteimasu ka” (đã gọi chưa). Sau đây là đoạn hội thoại mẫu giữa nhân viên phục vụ và khách hàng nữ:
Khách hàng: “11 ji ni yoyaku shita Hasegawa desu ga…” (Tôi là Hasegawa đã dặt trước lúc 11 giờ)
Nhân viên: “Hasegawasama degozaimasu ne. Omachishiteorimashita. 2 meisama desu ne” (Chị Hasegawa, chúng tôi đã đợi chị. Đoàn của chị có 2 người phải không) Khách hàng: “Hai” (Vâng)
Nhân viên: “Kochira e douzo” (Xin mời chịđi lối này) ……….
Nhân viên: “Kochira, menu degozaimasu. Gochuumon ga okimari ni narimashitara, oukagai itashimasu” (Đây là menu. Nếu quý khách cần gọi món, chúng tôi sẽ tới ngay)
……….
Khách hàng: “Chumon, onegaishimasu” (Tôi xin gọi món)
Nhân viên: “ Omataseitashimashita” (Xin lỗi vì đã để quý khách đợi lâu) Khách hàng: “Kono sushi wo 2 tsu onegaishimasu” (Cho tôi hai phần sushi)
Nhân viên: “Kashikomarimashita. Kohi ka kocha wo oerabi itadakemasuga…” (Vâng, tôi hiểu rồi. Quý khách có gọi thêm cà phê hay trà không ạ?)
Khách hàng: “Jaa, kohi wo 2 tsu. Sorekara, kono special soup arimasu ka” (Vậy thì cho tôi hai ly cà phê. À, có món súp đặc biệt không vậy?)
Nhân viên: “Kochira no soup, kyoshuku desu ga, tadaima junnbichuu degozaimashite…” (Xin lỗi, món súp này đang làm ạ)
Khách hàng: “A, so desu ka. Zannen”
Nhân viên: “Yoru no menu degozaimasu node…Moshiwake gozaimasen. Osake nado, onomimono wa ikaga itashimasho ka” (Xin lỗi, vì đây là thực đơn của buổi tối nên chưa kịp chuẩn bị. Vậy quý khách có cần gọi thêm rượu hay đồ uống gì nưa không ạ?)
Khách hàng: “Iie, kekko desu” (Thôi được rồi)
Nhân viên: “Kashikomarimashita. Sore dewa, gochumon wo kurikae sasete itadakimasu. Sushi wo ofutatsu, kohi wo ofutatsu desu ne. Shosho omachi kudasaimase” (Tôi hiểu rồi. Vậy thì xin cho phép tôi nhắc lại những món quý khách
đã chọn: hai phần sushi và hai phần cà phê. Xin quý khách vui lòng chờ trong giây lát)
Trong đoạn hội thoại này, giáo viên sẽ hướng dẫn cho sinh viên những cách nói kính ngữ như: kyoshuku desu ga là cách nói lịch sự của sumimasen – xin lỗi,
kashikomarimashita là cách nói thường dùng khi nhân viên trả lời khách khi khách đã gọi món, okimari ni narimashitara là cách nói tôn kính của kimattara – quyết định…
Trong quá trình học ngoại ngữ, để đạt được hiệu quả như mong đợi thì bên cạnh giáo trình, cách dạy của giáo viên thì cách học của mỗi sinh viên cũng đóng vai trò quan trọng. Vì chỉ có cách học đúng đắn cùng với thái độ và tinh thần học tập nghiêm túc thì sinh viên mới có thể học tốt ngoại ngữ. Dưới đây là nội dung câu hỏi thăm dò ý kiến của sinh viên về cách học kính ngữ trong tiếng Nhật. (khảo sát 160 sinh viên năm thứ tư ngành Nhật Bản học – trường Đại học Lạc Hồng)