Uyển ngữ trong tiếng hán và tiếng việt báo cáo nghiên cứu khoa học

119 2.6K 9
Uyển ngữ trong tiếng hán và tiếng việt báo cáo nghiên cứu khoa học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn, khóa luận, thạc sĩ, đề tài, báo cáo, chuyên đề

1 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên tôi xin chân thành cám ơn Hiệu trưởng trường Đại học Lạc Hồng – tiến sĩ Trần Hành cùng cô phó khoa Đông phương – thạc sĩ Bùi Thị Thu Thủy đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận này. Xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn khóa luận của tôi bên tiếng Việt cô Huỳnh Thị Hồng Hạnh giáo viên hướng dẫn bên tiếng Trung cô Trần Hội Mẫn đã tận tình hướng dẫn, ch ỉ bảo chỉnh sửa những sai sót của tôi trong quá trình làm khóa luận. Tiếp theo tôi xin chân thành cảm ơn cô Phùng Kim Nga đã cho tôi những ý kiến lời khuyên bổ ích, tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình làm khóa luận, cám ơn các thầy cô bên ngành tiếng Trung cùng các anh chị trong khoa đã giúp đỡ có những đóng góp bổ ích cũng như tạo mọi điều kiện để tôi hoàn tất luận văn. Xin chân thành cảm ơn cha mẹ, những người thân trong gia đình đã chỉ dạy h ướng dẫn tôi phải làm thế nào để đối mặt với khó khăn, động viên tôi làm tốt bài luận văn của mình. Sau cùng xin cảm ơn các bạn trong lớp học đã cổ vũ, động viên tôi cố gắng làm tốt khóa luận của mình. Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, cha mẹ bạn bè, nhờ có sự giúp đỡ của họ tôi đã hoàn tất khóa luận của mình. Chân thành cảm ơ n. Nguyễn Thị Lan Thanh 2 MỤC LỤC Kết Cấu Trang Phần mở đầu . 1 1. Lý do chọn đề tài . 1 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 2 3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 4 4. Phương pháp phạm vi nghiên cứu đề tài 4 5. Kết quả đạt được của đề tài . 5 6. Những dự kiến nghiên cứu của đề tài . 5 7. B ố cục 6 Chương 1: Khái quát về uyển ngữ 7 1.1 Khái niệm uyển ngữ 7 1.2 Nguồn gốc sự phát triển của uyển ngữ . 7 1.3 Công dụng của uyển ngữ 11 1.4 Nguyên tắc vận dụng uyển ngữ hiệu quả ngữ dụng 14 1.5 Phân loại . 15 3 Chương 2: Các chức năng chính của uyển ngữ . 18 2.1 Chức năng kiêng kị 18 2.2 Chức năng lịch sự 23 2.3 Chức năng che đậy . 25 Chương 3 : Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán tiếng Việt 3.1 Uyển ngữ trong tiếng Hán 30 3.1.1 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến chết chóc 30 3.1.2 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến bệnh tật khiếm khuyết sinh lý . 38 3.1.3 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến tính bài tiết . 40 3.1.4 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến địa vị nghề nghiệp cao thấp 41 3.1.5 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến sinh hoạt phụ nữ . 42 3.2 Uyển ngữ trong tiếng Việt . 44 3.2.1 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến chết chóc 44 3.2.2 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến bệnh tật khiếm khuyết sinh lý 45 4 3.2.3 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến tính bài tiết . 47 3.2.4 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến địa vị nghề nghiệp cao thấp 47 3.2.5 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến sinh hoạt phụ nữ . 48 3.3 Sự tương đồng khác biệt của uyển ngữ trong tiếng Hán tiếng Việt 3.3.1 Sự tương đồng . 54 3.3.2 Sự khác biệt . 56 Kết luận . 59 Tài liệu tham khảo . 61 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trung Quốc từ thời xưa đựơc mệnh danh là “lễ nghĩa chi bang” (quốc gia trọng lễ nghĩa). Lễ nghĩa là hạt nhân xuyên suốt trong nền văn hóa Trung Quốc, người Trung Quốc nói làm đều trọng chữ “lễ” “nhã”. Đặc điểm này được thể hiện rõ trong văn hóa giao tiếp của người Hán, trong giao tiếp con người luôn luôn đề cập đến mọi mặt trong đời sống xã hội trong đ ó có những vấn đề tế nhị, không tiện nói ra nhưng bắt buộc phải đề cập đến. Khi đề cập những vấn đề này, để tránh làm mất lòng người khác, thể hiện sự lịch sự, con người thường lựa chọn những từ ngữ uyển chuyển, nhẹ nhàng, hàm súc để thay thế mà vẫn giữ được nội dung chủ yếu được nhắc đến. Những t ừ ngữ uyển chuyển, nhẹ nhàng được gọi là uyển ngữ. Uyển ngữ được sử dụng rộng rãi trong văn hóa giao tiếp của người Hán. Trải qua những thời kì khác nhau, uyển ngữ cũng có sự khác biệt vì uyển ngữ là ngôn ngữ xã hội, vì thế xã hội không ngừng thay đổi phát triển thì uyển ngữ cũng có sự thay đổi theo cho phù hợp với thực trạng xã hội. Văn hóa Việt Nam Trung Quốc là hai nước anh em, văn hóa có nhiều nét tương đồng, trong giao tiếp người Việt cũng sử dụng uyển ngữ để thay thế cho những từ không muốn trực tiếp nói đến…Trong tiếng Việt “uyển ngữ” còn có những tên gọi khác như: “khinh từ”, “nhã ngữ”, “nói giảm nói tránh”… nhưng nhìn chung dù với tên gọi nào thì bản chất công dụng của uyển ngữ vẫn không thay đổi: dùng những từ ngữ uyển chuy ển, nhẹ nhàng để thay thế cho những từ trực tiếp, tế nhị. Đối với những người học về ngôn ngữ (tiếng Hán) thì cần phải tìm hiểu, nắm vững cách dùng của uyển ngữ để tránh dẫn đến nhầm lẫn sai sót trong quá trình giao tiếp cũng như nâng cao hơn trình độ sự hiểu biết của mình đối với ngôn ngữ mình đang theo học. 6 Việc tìm hiểu sự tương đồng khác biệt giữa cách dùng uyển ngữ của ngôn ngữ nguồn (tiếng mẹ đẻ) ngôn ngữ đích (ngôn ngữ thứ 2) có tác dụng lớn đối với người học trong quá trình giao tiếp. Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài này để nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Đã có rất nhiều học giả nghiên cứu về uyển ngữ như: 2.1 Tiếng Hán - Tác gi ả THẨM ĐỒNG trong cuốn Những ý kiến về ngữ dụng của uyển ngữ của Học viện ngoại ngữ Tứ Xuyên, 1998 đã nghiên cứu các loại hình của uyển ngữ, diễn biến nguyên tắc vận dụng uyển ngữ. Tác giả cho rằng: “Khi sử dụng uyển ngữ trên tổng thể phải tuân thủ hai nguyên tắc: nguyên tắc nghe những lời tốt đẹp, đây chính là m ục đích chủ yếu của uyển ngữ; nguyên tắc như gần như xa.”[9;73] - Tác giả LƯU QUANG ĐÌNH trong cuốn Sơ lược lý luận của uyển ngữ trong Hán ngữ hiện đại của Đoàn học thuật học viện Lũng Đông, 2006 đã bước đầu nghiên cứu uyển ngữ hán ngữ hiện đại. Tác giả cho rằng uyển ngữ Hán ngữ là mộ t loại hiện tượng văn hóa phong tục tập quán của nhân dân, khởi nguồn của uyển ngữ xuất phát từ từ ngữ cấm kị,”kị húy”, “cầu nhã” là nền tảng sản sinh ra uyển ngữ. - Tác giả THIỆU QUÂN HÀN trong cuốn Nghiên cứu phân loại uyển ngữ, Đại học sư phạm Tín Dương, 2002 đã nghiên cứu về những phân loại của uyển ngữ. “Uyển ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ tương đối phức tạp, nó đề cập đến nhiều lĩnh vực như lịch sử, văn hóa, dân tộc, tâm lý, ngữ cảnh, mục đích v.v ” [15;61]. Tác giả đứng trên góc độ chức năng của xã hội tâm lý ngữ dụng phân uyển ngữ thành ba loại: có lợi cho người khác, có lợi cho tất cả mọi người, có lợi cho mình. - Tác giả QUÁCH LỆ HOA trong cuốn Ph ương thức biểu đạt công năng 7 ngữ dụng của uyển ngữ tiếng Anh trong giao tiếp, Học viện sư phạm Yên Sơn, 2000 đã nghiên cứu những công dụng của uyển ngữ tiếng Anh trong giao tiếp. Tác giả cho rằng: “Sử dụng uyển ngữ có thể làm giảm bớt hoặc loại bỏ những từ ngữ đường đột, thất lễ, “trực ngôn bất húy” làm người khác không vui hoặc phản cảm” [16;47]. Tác giả nghiên cứ u uyển ngữ trong tiếng Anh dựa trên chức năng kiêng kị, lễ phép chức năng che giấu của uyển ngữ. Tôi dựa vào phương pháp nghiên cứu của tác giả để nghiên cứu đề tài của mình. - Tác giả LÝ ĐÔNG MAI trong cuốn Phân tích một số ngữ dụng của uyển ngữ, Đoàn học thuật của Trường Cao học chuyên ngành hàng hải Quảng Châu, 2000 viết: “Uyển ngữ có thể nói là ngôn ngữ đã được lễ phép hóa, nó làm cho những cách nói quá trực tiếp, không đủ tôn kính, khiến người khác không vui sẽ dễ biểu đạt ra hơn thông qua những cách nói hàm súc, uyển chuyển, làm người nghe dễ tiếp nhận hơn. Như vậy người nói vừa quan tâm đến thể diện của người khác vừa bảo vệ thể diện của mình, thể hiện mình là người có giáo dục.”[25;40] - Tác giả CAO NGỌC PHÂN TIÊU Á UY trong cuốn Sự phát triển mớ i của uyển ngữ, Đàm luận khoa học xã hội, 8/2005 đã nghiên cứu về khởi nguồn, chủng loại sự phát triển mới của uyển ngữ. Tác giả viết: “uyển ngữ là những lời nói dễ nghe, bắt nguồn từ tín ngưỡng Tôn giáo thường được sử dụng trên 6 lĩnh vực như: uyển xưng về thần thánh, thề nguyền, giới tính, chết chóc, bệnh tật bài tiết.”[11;102] - Tác giả PHÁC KIM PHỤNG trong cuốn Thử phân tích động cơ ngữ dụng của uyển ngữ, Đoàn học thuật trường Đại học công nghiệp An Huy, 2007 nghiên cứu uyển ngữ những hành vi ngôn ngữ gián tiếp, uyển ngữ với những nguyên tắc “lễ phép”, “hợp tác”. Tác giả viết: “ Uyển ngữ là một loại biện pháp tu từ, biểu đạt uyển chuyển là một loại bi ểu đạt lễ phép có hiệu quả.” [13;108] Đây là những tài liệu cung cấp những lý thuyết, những nền tảng lý luận cơ bản giúp chúng tôi nghiên cứu đề tài. 8 2.2 Tiếng Việt - Tác giả Đinh Trọng Lạc – Nguyễn Thái Hòa trong cuốn Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 1993 có bàn về uyển ngữ, phong cách học của ngôn ngữ. - Tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn 99 biện pháp phương tiện tu từ, Nxb Giáo dục, 1994. Cuốn sách này cho rằng: “Uyển ngữ thuộc nhóm hoán dụ, là hình ảnh tu từ trong đó người ta thay tên một đối tượng (hoặc một hiện tượng) bằng sự miêu tả những dấu hiệu cơ bản của nó, hoặc bằng việc nêu lên những nét đặc biệt của nó.”[4;71] Trên cơ sở tiếp thu những vấn đề lý thuyết cơ sở ở các sách, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về uyển ngữ trong tiếng Hán tiếng Việt, thông qua nguồn ngữ liệu khảo sát để tìm ra những nét tương đồng khác biệt giữa hai ngôn ngữ, hai nền văn hóa. 3. Ý nghĩ a thực tiễn của đề tài Trong giao tiếp luôn khó tránh khỏi những trường hợp chúng ta phải chạm đến những vấn đề tế nhị, không muốn trực tiếp nói ra, nếu trực tiếp nói ra sẽ làm mất lòng người khác hoặc làm cho người nghe cảm thấy khó chịu, làm mất hòa khí hai bên. Trong những trường hợp này, người ta thường dùng uyển ngữ để biểu đạt. Sử dụng uyển ngữ làm cho vấn đề tr ở nên nhẹ nhàng, dễ tiếp nhận hơn nhưng vẫn giữ được nội dung chủ yếu của vấn đề. Trong những trường hợp khác nhau, ở các quốc gia khác nhau, cách dùng của uyển ngữ cũng khác nhau. Đề tài khái quát những tri thức cần thiết về uyển ngữ giúp người học tiếng Hán tránh được những sai sót trong quá trình giao tiếp, tránh hiểu sai, nhầm lẫn về ý nghĩa trong quá trình dạy học ngôn ngữ, nâng cao khả nă ng sử dụng từ ngữ, khả năng biểu đạt ngôn ngữ. 4. Phương pháp phạm vi nghiên cứu 4.1 Phương pháp nghiên cứu 9 Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp điều tra ( thu thập ngữ liệu bằng cách phỏng vấn, ghi âm, phát phiếu điều tra xã hội học…) - Phương pháp miêu tả - Phương pháp phân tích ngôn ngữ - Phương pháp so sánh – đối chiếu (so sánh sự tương đồng khác biệt giữa uyển ngữ trong tiếng Hán tiếng Việt) 4.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài được khảo sát trong từ điể n tiếng Hoa từ điển tiếng Việt, cùng với nguồn ngữ liệu trên mạng các tài liệu nghiên cứu có liên quan khác. Nguồn ngữ liệu thu được là hơn 50 Phạm vi nghiên cứu lá các uyển ngữ được dùng trong đời sống hàng ngày ở các lĩnh vực như: chết chóc, bệnh tật, giới tính, bài tiết, địa vị nghề nghiệp, những điều cấm kị liên quan đến phụ nữ. 5. Kết qu ả đạt được của đề tài Đề tài nghiên cứu một cách khái quát, đưa ra một cái nhìn tổng thể về uyển ngữ bao gồm: khái niệm, nguồn gốc hình thành phát triển, phân loại nguyên tắc vận dụng. So sánh uyển ngữ trong tiếng Hán tiếng Việt với một số vấn đề cơ bản như: chết chóc, bệnh tật, giới tính, khiếm khuyết sinh lý… Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo cho người học tiếng Hán, cho những ai quan tâm đến văn hóa giao tiếp của người Hán đặc biệt là cách sử dụng “uyển ngữ” trong giao tiếp. 6. Những dự kiến nghiên cứu của đề tài Tìm hiểu những tương quan giữa văn hóa ngôn ngữ trong các hình thức thể hiện của uyển ngữ. So sánh uyển ngữ trong tiếng Hán tiếng Việt trên bình diện ngôn ngữ văn hóa để có cái nhìn cụ thể chính xác hơn về uyển ngữ. 10 7. Bố cục: Chương 1: Khái quát về uyển ngữ Chương 2: Các chứ năng chính của uyển ngữ Chương 3: Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán tiếng Việt . ĐÌNH trong cuốn Sơ lược lý luận của uyển ngữ trong Hán ngữ hiện đại của Đoàn học thuật học viện Lũng Đông, 2006 đã bước đầu nghiên cứu uyển ngữ hán ngữ. quan giữa văn hóa và ngôn ngữ trong các hình thức thể hiện của uyển ngữ. So sánh uyển ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt trên bình diện ngôn ngữ vá văn hóa

Ngày đăng: 18/12/2013, 13:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan