Biểu đạt những vấn đề liên quan

Một phần của tài liệu Uyển ngữ trong tiếng hán và tiếng việt báo cáo nghiên cứu khoa học (Trang 51 - 57)

7. Bố cục

3.2.4Biểu đạt những vấn đề liên quan

Việt Nam là một quốc gia đang trên đường phát triển, vừa mới gia nhập nền kinh tế thị trường, đang trong giai đoạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên hiện nay Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo trên thế giới, vẫn còn tồn tại rất nhiều ngành nghề, nhiều loại công việc. Trong đó có những ngành nghề, công

việc được mọi người coi trọng nhưng cũng có những ngành nghề khi nói ra lại làm mọi người liên tưởng đến những côn việc phải tiếp xúc với những thứ dơ bẩn hoặc công việc nặng nhọc. Nghề nghiệp không được coi trọng thì những người làm nghề này cũng không được coi trọng, người làm việc này cảm thấy tự ti và cảm thấy lòng tự trọng bị tổn thương.

Để tránh làm tổn thương lòng tự trọng của họ cũng như đề cao công việc của họ đối với công việc của mình, đồng thời cũng để mọi người có một cái nhìn khác về nghề nghiệp của họ, người Việt thường dùng uyển ngữ để diễn đạt.

Ví dụ như khi nói đến những người làm công việc quét rác, vệ sinh đường phố, chúng ta nên dùng những cách nói uyển chuyển như nhân viên vệ sinh, nhân viên môi trường, người làm đẹp đường phố; gọi những người đi ở cho nhà người khác là bảo mẫu, người giúp việc gia đình; gọi những người chuyên gác cổng ở các công ty, xí nghiệp, trường học là bảo vệ, bảo an… Dùng những cách nói này vừa không làm cho họ khó chịu khi mình trực tiếp gọi họ là người quét rác,người ở, người gác cổng, vừa cổ vũ tinh thần của họ cũng như thể hiện sự tôn trọng và sự biết ơn của chúng ta đối với những cống hiến thầm lặng của họ.

3.2.5 Biểu đạt những vấn đề liên quan đến sinh hoạt của phụ nữ

Sinh hoạt của phụ nữ là những vấn đề tế nhị, khó có thể trực tiếp nói ra. Vì nếu như trực tiếp nói ra sẽ làm cho mọi người không vui, cũng như sẽ thể hiện người nói không lịch sự. Do đó trong giao tiếp khi nói đến những vấn đề có liên quan đến sinh hoạt phụ nữ mọi người luôn thận trọng, luôn sử dụng những từ ngữ, cách nói uyển chuyển, nhẹ nhàng để biểu đạt. Như thế sẽ không làm cho người nghe khó chịu, không vui hay lúng túng e ngại mà vẫn có thể hiểu được người nói đang nói gì. Về phương diện này trong tiếng Việt có những uyển ngữ sau:

Đối với phụ nữ, hình thể và diện mạo là hai vấn đề vô cùng quan trọng, vì người phụ nữ luôn muốn mình trẻ, đẹp trong mắt của mọi người, họ luôn chăm chút và lo lắng cho hình thể và diện mạo của mình. Vì thế bất luận là ai khi nói

đến hình thể và sắc đẹp của người phụ nữ phải vô cùng thận trọng và tế nhị nếu như không muốn chuốc lấy rắc rối. Do đó khi nhắc đến hình thể và diện mạo của phụ nữ mọi người thường dùng các uyển ngữ sau:

Đối với những phụ nữ có thân hình mập mạp thì mọi người thường không gọi họ mập mà gọi là tròn trịa, phát tướng, đẫy đà, mỡ màng, múp míp, phương phi…Đối với những phụ nữ ốm thì phải gọi là gầy, mảnh mai, mảnh dẻ, thon thả, thướt tha…

Về diện mạo cũng như sắc đẹp của người phụ nữ thì những người phụ nữ xấu xí thì không được gọi họ xấu mà phải gọi là không đẹp, bình thường, nhìn được, không đến nỗi nào…

Ngoài ra còn có một lĩnh vực cũng liên quan đến phụ nữ và trong đời sống hàng ngày vẫn sử dụng uyển ngữ để biểu đạt chính là việc mang thai. Mang thai là việc hỷ sự bất luận là phụ nữ Trung Quốc hay phụ nữ Việt Nam khi có mang thì họ rất vui và sẽ lập tức nói với những người thân trong gia đình.

Trong tiếng Việt liên quan đến việc mang thai có các uyển ngữ như: có tin vui, có rồi, sắp làm cha rồi, sắp làm mẹ rồi, sắp có em bé, bụng bự rồi, trong người hơi khó chịu, có mang rồi… Chỉ cần nói như thế thì đối phương sẽ lập tức hiểu được điều mà người nói muốn đề cập đến.

Trong tiếng Hán có rất nhiều uyển ngữ liên quan đến vấn đề “kinh nguyệt” của phụ nữ, trong đó có những từ ngữ mà nếu như chúng ta chưa biết qua sẽ có thể gây ra hiểu lầm. Ví dụ như trong tiếng Hán có cách nói như “dì lớn đến rồi”, cách nói này có nghĩa là người phụ nữ đang có kinh nhưng vì không tiện mở miệng nên phải dùng cách nói này để diễn tả và nếu như chúng ta không biết uyển ngữ này sẽ dễ dàng dẫn đến hiểu lầm đáng tiếc. Tuy nhiên trong tiếng Việt liên quan đến “kinh nguyệt” của phụ nữ thì đa số người Việt đều sử dụng những từ ngữ mơ hồ như: đang có, đang bị, mắc kẹt, tới tháng, treo cờ đỏ…

ra còn có uyển ngữ trên bình diễn tu từ, nhưng do điều kiện thời gian gian và tài liệu có giới hạn nên tôi chỉ dẫn ra một số ví dụ điển hình về uyển ngữ trên bình diện tu từ.

- Uyển ngữ liên quan đến chết chóc:

Ví dụ: (1) Trong bản Di chúc của mình Bác viết: ……..Phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin…….

[A;5; 73] Như vậy có thể thấy ngay trong bản Di chúc của mình Bác Hồ cũng đã sử dụng cách nói uyển chuyển để nói đến việc mình không còn nữa, tuy không trực tiếp nói ra nhưng như thế cũng đủ hiểu dụng ý của Bác và cũng để cho câu văn nhẹ nhàng hơn.

(2)Trong thơ của mình để tưởng nhớ về Bác, Tố Hữu đã mượn ý trong câu di chúc của Bác để diễn tả một cách trang trọng hơn, đồng thời cũng thể hiện sự yêu kính của tác giả đối với Bác Hồ. Tác giả viết:

“Bác đã lên đường theo tổ tiên Mác Lênin, thế giới người Hiền”

[A;5; 73] Ở đây tác giả đã dùng cách nói uyển chuyển để nói đến cái chết của Bác, lên đường theo tổ tiên đi đến thế giới của những bậc vĩ nhân thế giới như cụ Các Mác, cụ Lênin vì Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc cũng là danh nhân văn hóa thế giới vì vậy sự ra đi của Bác là một mất mát lớn lao không chỉ của nhân dân Việt Nam mà cả nhân dân thế giới.

(3)Trong tác phẩm “Viếng lăng Bác” của Viễn Khương cũng sử dụng uyển ngữ về cái chết như:

“Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền.”

không tiếc máu xương mình hi sinh vì lợi ích dân tộc, vì độc lập tự do.

(5) Trong tác phẩm “Biết ơn chị Võ Thị Sáu”, có viết về sự hi sinh của chị Sáu như sau:

“Bây giờ ở góc đường Chị nằm nghe biển hát”

Đối với cái chết của hòa thượng được gọi là: viên tịch, qui tiên, về tây phương, về với Phật tổ, về trời, về cõi Niết bàn v.v…

Ví dụ: Vị trụ trì đã viên tịch, vị hòa thượng ấy đã trở về bên đức Phật nhân từ.

Đối với những người có tài nhưng sớm phải từ giã cuộc đời này, nhất là những người con gái có tài nhưng bất hạnh thì trong tiếng Việt cũng có một số cách nói uyển chuyển như: anh tài bạc mệnh, hồng nhan bạc mệnh, ngọc nát vàng tan, nát ngọc liều hoa, nát thân bồ liễu… để chỉ sinh mạng của người phụ nữ rất mỏng manh dễ bị dập vùi trước sóng gió cuộc đời.

Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du đã sử dụng uyển ngữ để diễn tả cái chết của những người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng mệnh bạc như Đạm Tiên, Thúy Kiều như sau:

“ Kiếp hồng nhan có mong manh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nửa chừng xuân, thoắt / gãy cành thiên hương.”

(câu 0065) “ Thuyền tình vừa ghé tới nơi

Thì đà trâm gãy bình rơi bao giờ.”

(câu 0069) “Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”

(câu 0773) “Hồn còn mang nặng lời thề,

Nát thân bồ liễuđền nghì trúc mai.”

(câu 0745” “Sợ gan nát ngọc liều hoa,

Mụ còn trông mặt nàng đà quá tay.”

(câu 0983) “Thương ôi! Tài sắc bậc này,

Một dao oan nghiệt đứt dây phong trần.”

(câu 0985) “Đành thân cát dập sóng vùi,

Cướp công cha mẹ thiệt đời thông minh.”

(câu 2605) “ Thổ Quan theo vớt vội vàng,

Thì đà đắm ngọc chìm hương mất rồi.”

(câu 2637) “Rõ ràng hoa rụng hương bay,

Kiếp sau họa thấy, kiếp này hẳn thôi.”

(câu 2997) Từ những câu thơ trên đã cho thấy thủ pháp nghệ thuật tinh tế của Nguyễn Du, tác giả đã dùng những cách nói uyển chuyển như: “thoắt gãy cành thiên hương”, “cát dập sống vùi”, “trâm gãy bình rơi”, “thịt nát xương mòn”, “nát thân bồ liễu”, “nát ngọc liều hoa”, “đứt dây phong trần”, “đắm ngọc chìm hương”, “hoa rụng hương bay” để nói đến cái chết của Đạm Tiên và Thúy Kiều. Tác giả sử dụng những uyển ngữ này để nói đến cái chết của ngừoi phụ nữ vì trong xã hội ngày xưa, sinh mạng của ngừoi phụ nữ rất yếu đuối và mong manh, địa vị của họ không đuợc coi trọng và bị xã hội phong kiến dập vùi.

Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du khi nói đến việc Vương ông muốn chết, tác giả lại cố ý tránh chữ chết mà sử dụng cách nói sau:

Một lần sau trước cũng là:

Thôi thì mặt khuất chẳng thà lòng đau!

(câu 0063) Ở đây Nguyễn Du dùng cách nói là mặt khuất để chỉ cái chết vừa thể hiện nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ tài ba của Nguyễn Du vừa thể hiện được ý nghĩa thật sự của vấn đề.

- Uyển ngữ về quan hệ giới tính:

Ví dụ như trong truyện Kiều Nguyễn Du có viết:

Mây mưa đánh đổ đá vàng

Quá chiều nên đã chán chường yến anh

Ở đây Nguyễn Du đã sử dụng cách nói uyển chuyển là “mây mưa” để chỉ quan hệ nam nữ, những chuyện thầm kín giữa nam và nữ, tuy không trực tiếp nói ra nhưng người đọc vẫn hiểu được tác giả nuốn nói gì, sử dụng cách nói uyển chuyển này đồng thời làm cho câu thơ thêm phần trang nhã.

Ở một đoạn thơ khác Nguyễn Du lại viết: Thân lươn bảo quản lắm đầu

Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa

Trong câu thơ này tác giả sử dụng cách nói chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa để diễn tả nỗi lòng tê tái và đau khổ của Thúy Kiều khi chấp nhận đem thân mình ra làm thú mua vui cho thiên hạ, cách nói này vừa thể hiện được nội dung thật sự được ẩn giấu bên trong vừa thể hiện sự tao nhã của câu thơ làm cho bài thơ thêm phần đặc sắc, đồng thời cũng thể hiện được sự trong trắng của Thúy Kiều. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Uyển ngữ trong tiếng hán và tiếng việt báo cáo nghiên cứu khoa học (Trang 51 - 57)