Tiểu luận môn quản trị chiến lược Chiến lược cấp công ty của Tập đoàn Công nghệ Viễn thông quân đội Viettel

36 104 3
Tiểu luận môn quản trị chiến lược Chiến lược cấp công ty của Tập đoàn Công nghệ  Viễn thông quân đội Viettel

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦUNền kinh tế đất nước ta đã phát triển nhanh chóng chuyển từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường.Các doanh nghiệp cần hoạch định cho chính doanh nghiệp những kế hoạch, chiến lược cấp công ty phù hợp và linh động để đối phó với nền kinh tế mới mẻ và đầy biến động, khó lường ngày nay. Trong từng lĩnh vực hoạt động, mỗi tổ chức đều có những điểm mạnh, điểm yếu của riêng mình. Những điểm mạnh có thể là những khả năng đặc biệt của tổ chức mà các đối thủ khác không thể dễ dàng sao chép được, làm được hay đơn giản chỉ là một chi tiết nhỏ khiến doanh nghiệp vượt trộihơn so với đối thủ… Và để chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu đó, việc phân tích tìm hiểu chiến lược của công ty đó là không thể thiếu trong quản trị chiến lược. Nó giúp doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược phù hợp, hoàn hảo cho doanh nghiệp mình nhằm phát huy điểm mạnh và loại bỏ hoặc cải thiện điểm yếu thành những điểm mạnh, Viettel có lẽ là cái tên đã quá quen thuộc và gần gũi với thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên với rất nhiều các ưu đãi từ nhỏ đến lớn trong việc sử dụng mạng di động.Viettel được đánh giá là tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam, đồng thời được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và nằm trong Top 15 các công ty viễn thông toàn cầu vềsố lượng thuê bao.Viettel hiện là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn tại Việt Nam, đầu tư, hoạt động và kinh doanh tại 13 quốc gia trải dài từ Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi với quy mô thị trường 270 triệu dân, gấp khoảng 3 lần dân số Việt Nam.Hiện nay Viettel là một trong những doanh nghiệp viễn thông có số lượng khách hàng lớn nhất trên thế giới. Với kinh nghiệm phổ cập hoá viễn thông tại nhiều quốc gia đang phát triển, chúng tôi hiểu rằng được kết nối là một nhu cầu rất cơ bản của con người. Bởi lẽ Viettel hiểu rằng, kết nối con người giờ đây không chỉ là thoại và tin nhắn, đó còn là phương tiện để con người tận hưởng cuộc sống, sáng tạo và làmgiàu. Bởi vậy, bằng cách tiếp cận sáng tạo của mình, chiến lược cấp công ty hợp lý.Viettel luôn nỗ lực để kết nối con người vào bất cứ lúc nào cho dù họ là ai và họ đangở bất kỳ đâu.Điều gì đã giúp cho một công ty viễn thông quân đội như Viettel có được vị trí vững mạnh trong ngành viễn thông và trong tâm trí của người tiêu dùng? Có lẽ Viettel đã biết dựa trên những định hướng đúng đắn, những lợi thế trong ngành để tận dụng những cơ hội thị trường đem lại. Đó còn là việc phát huy điểm mạnh và loại bỏ điểm yếu của Viettel, việc đưa ra các chiến lược công ty phù hợp. Vậy‘’Chiến lược cấp côngty của Viettel’’ được thể hiện và mang lại hiệu quả như thế nào, ảnh hưởng ra sao đến hoạt động kinh doanh của của doanh nghiệp chúng mình cùng phân tích về “Chiếnlược cấp công ty của Viettel’’ từ năm 1996-nay. PHẦN 2: NỘI DUNGChương 1: Cơ sở lý thuyếtI. Các khái niệm1. Chiến lược cấp công ty và các loại hình chiến lược cấp công ty1.1. Chiến lược cấp công ty: liên quan đến mục tiêu tổng thể và quy mô của doanh nghiệp để đáp ứng được những kỳ vọng của các cổng đông. Là một lời công bố về mục tiêu dài hạn, các định hướng phát triển của tổ chức.1.2 . Các loại hình chiến lược cấp công ty:a. Chiến lược đa dạng hóa Chiến lược đa dạng hóa có liên quan- Là chiến lược mà doanh nghiệp mở rộng Hoạt động kinh doanh sang ngành mới mà nó được liên kết với hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp bởi tính tương đồng giữa một hoặc nhiều hoạt động trong chuỗi giá trị. Những liên kết này dựa trên tính tương đồngvề sản xuất tiếp thị công nghệ.- Các trường hợp sử dụng: Khi những kỹ năng cốt lõi của doanh nghiệp có thể áp dụng vào đa dạng những cơ hội kinh doanh. Khi chi phí quản trị không vượt quá giá trị có thể được tạo ra từviệc chia sẻ nguồn lực hay chuyển giao kĩ năng. Khi bổ sung các sản phẩm mới nhưng có liên quan tới sản phẩm đang kinh doanh sẽ nâng cao được doanh số bán của sản phẩm hiện tại Khi sản phẩm mới có thể cân bằng sự lên xuống trong doanh thu của doanh nghiệp Khi doanh nghiệp có đội ngũ quản lý mạnh Chiến lược đa dạng hóa không liên quan- Là chiến lược mà doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh trong ngành mới mà không có sự kết nối với bất kỳ hoạt động nào hiện có của doanh nghiệp- Các trường hợp sử dụng: Khi những năng lực cốt lõi của doanh nghiệp được chuyên môn hóa cao. Chi phí quản trị không vượt qua giá trị có thể được tạo ra từ việc theo đuổi chiến lược tái cơ cấu. Khi một ngành hàng cơ bản của doanh nghiệp đang suy giảm về doanh số và lợi nhuận hằng năm. Khi một doanh nghiệp có vốn và tài năng quản lý cần thiết nhằm cạnh tranh thành công trong một ngành hàng mới. Khi một doanh nghiệp có nguồn lực tài chính nhưng ít có khả năng tăng trưởng với hoạt động hiện tại, do đó đầu tư vào một lĩnh vực triển vọng khác. b. Chiến lược tích hợp Tích hợp phía trước- Là chiến lược giành quyền sở hữu hoặc tăng quyền kiểm soát đối với các nhà phân phối phòng nhà bán lẻ- Các trường hợp sử dụng: Các nhà phân phối hiện tại tốn kém, không đủ tin cậy, hoặc khôngđáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Không có nhiều nhà phân phối thành thạo, có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh đối với những doanh nghiệp thích hợp phía trước. Kinh doanh trong ngành được dự báo là tăng trưởng cao. Có đủ vốn và nhân lực để quản lý được việc phân phối các sản phẩm riêng. Khi các nhà phân phối và bán lẻ có lợi nhuận cận biên cao Tích hợp phía sau- Là chiến lược giành quyền sử hữu hay gia tăng quyền kiểm soát với các nhà cung ứng cho doanh nghiệp- Các trường hợp sử dụng: Nhà cung ứng hiện tại tốn kém, không đủ tin cậy, không đủ khảnăng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Số lượng nhà cũng ít, số lượng đối thủ cạnh tranh lớn. Số lượng doanh nghiệp ở trong ngành phát triển nhanh chóng. Đủ vốn và nhân lực để quản lý việc cung cấp nguyên liệu đầu vào Giá sản phẩm ổn định có tính quyết định. Các nhà cung ứng có lợi nhuận cận biên cao. Doanh nghiệp có nhu cầu đặt được nguồn lực cần thiết một cách nhanh chóng. Tích hợp hàng ngang- Là chiến lược tìm quyền sở hữu hoặc gia tăng kiểm soát đối với các đối thủ cạnh tranh thông qua các hình thức hợp tác liên minh chiến lược- Các trường hợp sử dụng: Doanh nghiệp sử hữu các đặc điểm độc quyền mà không phải chịu tác động của chính phủ về giảm cạnh tranh Doanh nghiệp kinh doanh trong ngành đang tăng trưởng Tính kinh tế theo quy mô được gia tăng tạo ra các lợi thế chủ yếu Đủ vốn và nhân lực để quản lý doanh nghiệp mới Đối thủ cạnh tranh suy yếuc. Chiến lược cường độ Thâm nhập thị trường- Là chiến lược gia tăng thị phần của các sản phẩm và dịch vụ hiện tạithông qua các nỗ lực marketing- Các trường hợp sử dụng Thị trường sản phẩm và dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp chưa bão hòa Tỉ lệ tiêu thụ của khách hàng có khả năng gia tăng Khi thị phần của đối thủ cạnh tranh giảm trong khi doanh số toànngành đang gia tăng

Ngày đăng: 14/07/2021, 03:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • RƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

  • MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

  • PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU

  • PHẦN 2: NỘI DUNG

    • Chương 1: Cơ sở lý thuyết

    • I. Các khái niệm

    • 1. Chiến lược cấp công ty và các loại hình chiến lược cấp công ty

      • 1.2 . Các loại hình chiến lược cấp công ty:

      • 2. Các nguồn lực, năng lực cấp công ty

        • 2.1. Nguồn lực và năng lực

        • 2.2. Năng lực cốt lõi (năng lực lõi)

          • Chương 2: Tập đoàn Công nghệ - Viễn thông quân đội Viettel

          • I. Giới thiệu sơ lược về tập đoàn Công nghệ - Viễn thông quân đội Vietel

          • 1. Tập đoàn Viettel

          • 2. Lịch sử phát triển

            • 2.1. Quá trình phát triển:

            • 2.3. Thành tựu

            • II. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi

            • 1. Tâm nhìn thương hiệu

            • 2. Sứ mệnh và giá trị cốt lõi

              • 2.1. Sứ mệnh:

              • 2.2. Giá trị cốt lõi:

              • Chương 3: Chiến lược cấp công ty của Tập đoàn Viettel

              • I. Nhận diện và phân tích các nguồn lực, năng lực của Viettel

              • 1. Nguồn lực:

                • 1.1 Nguồn lực hữu hình:

                • 1.2. Nguồn lực vô hình:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan