1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những nội dung cơ bản của pháp luật về dịch vụ logistics ở việt nam

34 920 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 197,5 KB

Nội dung

Dịch vụ logistic đã xuất hiện trên thế giới từ lâu, mãi tới năm 2005 mới được ghi nhận trong Mục 4 Chương VI Luật thương mại 2005. Có thể nói pháp luật về dịch vụ logistic là lĩnh vực pháp luật mới mẻ trong khoa học pháp lý Việt Nam. Việc tìm hiểu vấn đề này giúp ta có cái nhìn toàn diện hơn về logistic, từ đó đưa ra được những phương hướng hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực dịch vụ logistics.

Những nội dung bản của pháp luật về dịch vụ logistic Việt Nam MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .2 NỘI DUNG .3 1. Khái niệm về dịch vụ logistics .3 2. Đặc trưng phápcủa dịch vụ logistic 5 3. Phân loại dịch vụ logistic .6 4. Vai trò của dịch vụ logistics đối với doanh nghiệp và với nền kinh tế .8 1. Nguồn pháp luật điều chỉnh hoạt động dịch vụ logistic của Việt Nam 9 2. Hợp đồng dịch vụ logistics 10 3. Nội dung bản của pháp luật điều chỉnh dịch vụ logistic Việt Nam 12 1. Căn cứ cho việc đề ra định hướng và giải pháp .22 2. sở cho việc hoàn thiện pháp luật về dịch vụ logistic .25 3. Một số định hướng phát triển dịch vụ logistic .25 4. Kiến nghị .28 KẾT LUẬN 32 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 Page Những nội dung bản của pháp luật về dịch vụ logistic Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn trong nền kinh tế toàn cầu, đó là hội và thách thức với các Doanh nhân cũng như Chính phủ. Thị trường toàn cầu chính là “nơi” trao đổi “hàng hóa” thông qua phương tiện thanh toán bằng “Tiền”. Logistic là một dịch vụ thương mại, nó là “hàng hóa” trao đổi với phạm vi toàn cầu trong đó “Hệ thống cảng biển” đóng vai trò quan trọng và hệ thống thông tin là nhân tố đặc biệt quan trọng. Hiện nay, dịch vụ logistic đang thời kỳ phát triển sôi động nhất trên thế giới và mang lại cho các công ty kinh doanh dịch vụ này những nguồn lợi to lớn. Song, đây lại là lĩnh vực còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Điều này còn thể hiện rõ, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistic Việt Nam mới chỉ đóng vai trò như những nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh cho các công ty nước ngoài như đảm bảo việc khai báo hải quan, cho thuê phương tiện vận tải… chưa doanh nghiệp nào đủ sức tổ chức điều hành toàn bộ quy trình dịch vụ logistic. Dịch vụ logistic đã xuất hiện trên thế giới từ lâu, mãi tới năm 2005 mới được ghi nhận trong Mục 4 Chương VI Luật thương mại 2005. thể nói pháp luật về dịch vụ logistic là lĩnh vực pháp luật mới mẻ trong khoa học phápViệt Nam. Việc tìm hiểu vấn đề này giúp ta cái nhìn toàn diện hơn về logistic, từ Page Những nội dung bản của pháp luật về dịch vụ logistic Việt Nam đó đưa ra được những phương hướng hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực dịch vụ logistic. Với những lý do trên, em đã lựa chọn đề tài: “Những nội dung bản của pháp luật về dịch vụ logistics Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. Vì đây là một lĩnh vực mới mẻ, sự tìm hiểu về lĩnh vực dịch vụ logistic này còn hạn chế nên trong bài làm của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Mong thầy đọc và cho ý kiến để em hiểu rõ hơn, đúng đắn hơn về dịch vụ logistic. NỘI DUNG I. Một số vấn đề chung về dịch vụ giao nhận hàng hóa (LOGISTICS) 1. Khái niệm về dịch vụ logistics Trong điều kiện kinh tế thị trường, các hoạt động thương mại phát triển phong phú, đa dạng và đan xen lẫn nhau. Việc một thương nhân, chỉ bằng năng lực của mình, thực hiện tất cả các công đoạn của quá trình giao lưu thương mại ngày càng hãn hữu. Chỉ để chuyển được hàng hóa tới tay người mua, thương nhân bán hàng thể thực hiện hàng loạt hoạt động phụ trợ khác nhau như: đóng gói hàng hóa, ghi ký mã hiệu, xếp dỡ hàng hóa, lưu kho, lưu bãi… để giảm chi phí sản xuất, các thương nhân nhu cầu sử dụng những dịch vụ khác nhau liên quan đến việc chuyển hàng tới người mua. Vì vậy, dịch vụ giao nhận hàng hóa ra đời và ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong lưu thông hàng hóa. Dịch vụ logistics đã và đang được phát triển mạnh các nước nền kinh tế phát triển, những năm gần đây dịch vụ logistic bắt đầu xuất hiện Việt Nam. Logistics hiện đại được hiểu là nghệ thuật và khoa học về quản lý và kiểm soát sự dịch chuyển hàng hóa, năng lượng, thông tin và các nguồn nhân lực khác Page Những nội dung bản của pháp luật về dịch vụ logistic Việt Nam nhau như: dịch vụ và nguồn nhân lực, từ nơi sản xuất đến thị trường. Nếu không dịch vụ logistic chuyên nghiệp thì rất khó hoặc gần như không thể tiến hành hoạt động thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu, dự trữ nguyên liệu… Logisticsdịch vụ kết nối thông tin, vận tải, kiểm kê, bốc xếp hàng, đóng gói vật tư, đóng gói bao bì. Trên thế giới hiện nay, logistics được biết đến với những khái niệm chủ yếu: Tài liệu của Liên Hợp quốc (UNESCAP) định nghĩa: “Logistic là hoạt động quản lý dòng chu chuyển và lưu kho, nguyên vật liêu, quá trình sản xuất thành phẩm xử lý các thông tin liên quan… từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng”. Hợp đồng quản trị logistics Hoa Kỳ - 1988 định nghĩa: “ Logistic là quá trình lên kế hoạch thực hiện và kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyển và giữ nguyên vật liệu, hàng tồn thành phẩm và các thông tin liên quan từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ, nhằm mục đích thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng”. Theo ngân hàng thế giới (WB): “Logistics liên quan đến việc quản lý dây chuyền cung cấp một sản phẩm đặc thù, bao gồm vận tải nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra, lưu kho, phân phối, liên kê các phương thức vận tải và các dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại”. Xuất phát từ tầm quan trọng của dịch vụ giao nhận hàng hóa mà Luật thương mại năm 1997 quy định riêng về hành vi giao nhận hàng hóa và coi đó là một hành vi thương mại độc lập. Luật thương mại 2005 gọi loại dịch vụ này là dịch vụ logistic. Theo quy định tại Điều 233 Luật thương mại 2005 thì: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một Page Những nội dung bản của pháp luật về dịch vụ logistic Việt Nam hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việtdịch vụ lô-gi-stíc”. 2. Đặc trưng phápcủa dịch vụ logistic Thứ nhất, về chủ thể: Cũng như mọi quan hệ dịch vụ thương mại khác, dịch vụ logistic chỉ hình thành trên sở hợp đồng dịch vụ. Chủ thể của hợp đồng dịch vụ logistic gồm hai bên: Người làm dịch vụ logistic và khách hàng. Người làm dịch vụ phải là thương nhân, đăng ký kinh doanh để thực hiện dịch vụ logistic. Thủ tục đăng ký kinh doanh được thực hiện theo các đạo luật đơn hành, phụ thuộc vào hình thức phápcủa thương nhân. Thương nhân này được quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó ghi rõ ngành nghề kinh doanh là dịch vụ logistic. Khách hàng là người hàng hóa cần gửi hoặc cần nhận và nhu cầu sử dụng dịch vụ giao nhận. Khách hàng thể là người vận chuyển hoặc thậm chí thể là người làm dịch vụ logistic khác. Như vậy, khách hàng thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân; thể là chủ sở hữu hàng hóa hoặc không phải là chủ sở hữu hàng hóa. Thứ hai, về nội dung của dịch vụ logistic rất đa dạng gồm các công việc: Page Những nội dung bản của pháp luật về dịch vụ logistic Việt Nam Nhận hàng từ người gửi để tổ chức việc vận chuyển: đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu; chuyển hàng từ kho của người gửi tới cảng, bến tàu, bến xe và địa điểm giao hàng khác theo thỏa thuận giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển. Làm các thủ tục, giấy tờ cần thiết (thủ tục hải quan, vận đơn, vận chuyển, làm thủ tục gửi giữ hàng hóa…) để gửi hàng hóa hoặc nhận hàng vận chuyển đến. Giao hàng hóa cho người vận chuyển; xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển theo quy định; nhận hàng hóa được vận chuyển đến. Như vậy, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thể làm cả dịch vụ vận chuyển, hay nói cách khác, dịch vụ vận chuyển thể là một nội dung của dịch vụ logistics. Tổ chức nhận hàng, lưu kho, lưu bãi, bảo quản hàng hóa. Thứ ba, dịch vụ logistic là một loại hoạt động dịch vụ: Thương nhân kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa được khách hàng trả tiền công và các khoản chi phí hợp lý khác từ việc cung ứng dịch vụ. 3. Phân loại dịch vụ logistic Theo Điều 4 Nghị định 140/2007 /NĐ - CP ngày 5/9/2007 thì dịch vụ logistic chia thành ba nhóm sau: “1. Dịch vụ logistic chủ yếu, bao gồm: a. Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container; b. Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị. Page Những nội dung bản của pháp luật về dịch vụ logistic Việt Nam c. Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa; d. Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý… 2. Các dịch vụ logistic liên quan đến vận tải, bao gồm: a. Dịch vụ vận tải hàng hải; b. Dịch vụ vận tải thủy nội địa; c. Dịch vụ vận tải hàng không; d. Dịch vụ vận tải đường sắt; đ. Dịch vụ vận tải đường bộ; e. Dịch vụ vận tải đường ống. 3. Các dịch vụ logistic liên quan khác, bao gồm: a. Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật; b. Dịch vụ bưu chính; c. Dịch vụ thương mại buôn bán; d. Dịch vụ thương mại bán lẻ… đ. Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác”. Page Những nội dung bản của pháp luật về dịch vụ logistic Việt Nam Theo cách phân loại trên, thì dịch vụ logistic rất phong phú, đa dạng. Nó hoạt động trong nhiều ngành khác nhau, chứng tỏ vai trò của loại dịch vụ này rất to lớn. 4. Vai trò của dịch vụ logistics đối với doanh nghiệp và với nền kinh tế 4.1. Đối với doanh nghiệp: Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ; đặc biệt, việc mở cửa thị trường các nước đang và chậm phát triển, logistic được coi như là công cụ, phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lược doanh nghiệp. Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp. Thế giới ngày nay được nhìn nhận như các nền kinh tế liên kết, trong đó các doanh nghiệp mở rộng biên giới quốc gia và khái niệm quốc gia về thương mại chỉ đứng thứ hai so với hoạt động của doanh nghiệp. Logistics đơn giản là việc sắp xếp mọi thứ đúng vào nơi cần đến của nó. Đó không phải là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất, nhưng nó quan trọng hơn rất nhiều so với nhận thức của các doanh nghiệp. Logistics giúp giải quyết đầu vào lẫn đầu ra cho các doanh nghiệp một cách hiệu quả, tối ưu hóa quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ… logistics giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, đóng vai trò then chốt trong công việc đưa sản phẩm tới nơi cần đến, vào thời điểm thích hợp. Như vậy, logistics hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của công ty nhằm đạt những mục tiêu chung. Page Những nội dung bản của pháp luật về dịch vụ logistic Việt Nam 4.2. Đối với nền kinh tế: Dịch vụ logistic hiệu quả sẽ góp phần tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và quốc gia. Nền sản xuất toàn cầu ngày càng bị chia sẻ, vòng đời sản xuất ngày càng ngắn lại, cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt đã làm cho dịch vụ logistic trở thành một trong các lợi thế cạnh tranh của quốc gia. Tính hiệu quả của dịch vụ logistic trong hoạt động kinh doanh tầm quan trọng lớn đối với khả năng cạnh tranh của mỗi ngành kinh tế và toàn bộ nền kinh tế. Sự phát triển dịch vụ logistic ý nghĩa đảm bảo về thời gian và chất lượng cho việc vận hành sản xuất và kinh doanh các dịch vụ khác. Dịch vụ logistic phát triển tốt sẽ mang lại khả năng giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Logistic đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và là một thị trường doanh thu cực lớn. II. Pháp luật về dịch vụ logistics Việt Nam 1. Nguồn pháp luật điều chỉnh hoạt động dịch vụ logistic của Việt Nam Dịch vụ logistics được điều chỉnh bằng nhiều văn bản pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực, cụ thể: - Luật thương mại 2005 từ Điều 233 đến Điều 240 và Nghị định 140/NĐ- CP ngày 5-9-2007 quy định chi tiết luật thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistic. Page Những nội dung bản của pháp luật về dịch vụ logistic Việt Nam - Các quy định chung: Bộ luật dân sự 2005; Luật doanh nghiệp 2005; Luật đầu tư 2005; Luật cạnh tranh 2004; Luật hải quan sửa đổi 2005 và các quy định khác. - Các quy định chuyên ngành: Luật đường sắt 2005; Luật giao thông đường bộ 2001; Thể lệ vận chuyển hàng hóa bằng đường ô-tô 1990; Nghị định số 110/2006/NĐ-CP ngày 28/9/2006 về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô-tô; Bộ luật hàng hải; Pháp lệnh bưu chính viễn thông 2002… 2. Hợp đồng dịch vụ logistics - Khái niệm: Cũng như các dịch vụ khác, dịch vụ logistics được thực hiện trên sở hợp đồng. Hợp đồng dịch vụ logistics là sự thỏa thuận, bên làm dịch vụ nghĩa vụ thực hiện hoặc tổ chức thực hiện một hoặc một số dịch vụ liên quan đến quá trình lưu thông hàng hóa, còn bên khách hàng nghĩa vụ thanh toán thù lao và dịch vụ. Như vậy khái niệm hợp đồng dịch vụ được hiểu là hợp đồng cung cấp một hoặc một số dịch vụ trong chuỗi dịch vụ logistics. - Nội dung của hợp đồng dịch vụ logistics:Luật thương mại 2005 không điều khoản nào định nghĩa thế nào là hợp đồng dịch vụ logistic và hợp đồng dịch vụ logistic gồm những nội dung gì. Sở dĩ như vậy là do dịch vụ logistic không phải là một dịch vụ đơn lẻ mà là một chuỗi các dịch vụ như: Làm thủ tục giấy tờ, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi và phân phối hàng hóa đi các địa điểm khác nhau và tùy theo từng yêu cầu của khách hàng, người cung ứng dịch vụ thể cung cấp các dịch vụ để thực hiện các yêu cầu đó. Vậy nên hợp đồng dịch vụ logistic thường không theo một mẫu thống nhất nào mà phụ thuộc vào loại dịch vụ mà thương nhân cung ứng dịch vụ logistic thực hiện. Hợp đồng dịch vụ logistic nội dung rất “mở”, các bên thể thỏa mái lựa chọn các dịch vụ cung Page . đăng ký kinh doanh hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Page Những nội dung cơ bản của pháp luật về dịch vụ logistic ở Việt Nam 2. Có đủ phương. dịch vụ cung Page Những nội dung cơ bản của pháp luật về dịch vụ logistic ở Việt Nam ứng và tùy từng loại dịch vụ để ký những nội dung cụ thể. Liệu quy

Ngày đăng: 17/12/2013, 11:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w