Một số định hướng phát triển dịch vụ logistic

Một phần của tài liệu Những nội dung cơ bản của pháp luật về dịch vụ logistics ở việt nam (Trang 25 - 28)

3.1. Hoàn thiện pháp luật về dịch vụ logistics phải đặt trong tổng thể hoàn thiện pháp luật thương mại nói chung.

Thứ nhất, rà soát các văn bản hiện hành, xem xét các quy định nào không phù hợp sẽ loại bỏ và thay vào đó các quy định phù hợp với Luật thương mại và thực tế. Tuy nhiên, cần sớm xem xét sửa đổi các nghị định để phù hợp với tình hình hiện nay sau khi Việt Nam ra nhập WTO; thực hiện có hiệu quả các Công ước quốc tế về hàng hải mà Việt Nam đã ra nhập, các hiệp định của ASEAN và khu vực về vận tải và dịch vụ vận tải; tiếp tục xem xét gia nhập các công ước

quốc tế về hàng hải có liên quan. Nghị định 140 đã được ban hành nhưng chưa phù hợp với việc kinh doanh dịch vụ logistics hiện nay, cần tiếp tục nghiên cứu trao đổi, qua đó tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ logistics trong ngành hàng hải. Bên cạnh đó, Luật Giao thông đường bộ cũng cần được sửa đổi, đưa thêm quy định trách nhiệm dân sự của người vận tải đường bộ nhằm tạo thuận lợi cho vận tải đa phương thức.

Thứ hai, cần sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh dịch vụ logistics. Mặc dù nước ta có cả một hệ thống pháp luật chung và pháp luật chuyên ngành nhưng vẫn thiếu, ngay bản thân Nghị định 140 cũng không đầy đủ, chưa bao quát được hết các hoạt động dịch vụ logistics mà mới chỉ chuyên về lĩnh vực vận tải.

Thứ ba, trên cơ sở Luật Thương mại, các đạo luật chuyên ngành cần được xây dựng và hoàn thiện cho phù hợp, những hoạt động dịch vụ logistics cụ thể không nhất thiết phải được quy định hết trong Luật Thương mại mà sẽ được chỉ rõ trong phạm vi điều chỉnh trong các đạo luật chuyên ngành. Luật Thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này quy định các vấn đề mang tính chất chung của dịch vụ logistics. Còn với mỗi loại hình dịch vụ logistics cụ thể thì phải áp dụng các quy định của pháp luật chuyên ngành. Nên khi các luật chuyên ngành có sự thay thế, sửa đổi, bổ sung… thì Luật Thương mại cũng phải có sự điều chỉnh cho phù hợp. Ngược lại, khi Luật Thương mại có sự sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện thì các luật chuyên ngành điều chỉnh dịch vụ logistics cụ thể cũng phải được hoàn thiện cho tương ứng.

Thứ tư, trong khi pháp luật thương mại đã hoàn thiện bằng cách viện dẫn và áp dụng rất nhiều các văn bản văn bản pháp luật, thì pháp luật về dịch vụ logistics muốn hoàn thiện cũng nên áp dụng và viện dẫn các văn kiện pháp lý

của các tổ chức quốc tế chuyên ngành. Các văn bản pháp lý của các tổ chức quốc tế này cũng là các điều ước quốc tế đa phương. Việc nội luật hóa và chuyển hóa các văn kiện này được thể hiện rõ rang trong các luật chuyên ngành điều chỉnh dịch vụ logistics.

3.2. Hoàn thiện pháp luật về dịch vụ logistics phải đáp ứng yêu cầu của tự do hóa thương mại.

Tự do hóa thương mại là nền thương mại được hình thành và phát triển cung cầu và các quy luật kinh tế thị trường, không có sự cản trở bởi biện pháp hành chính của Nhà nước. Trong thương mại quốc tế, thương mại tự do được hiểu là một nền thương mại mà về nguyên tắc, áp dụng nguyên tắc cho hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động được tự do di chuyển qua biên giới. Trong thực tế, các quốc gia đều áp dụng các chính sách nhằm chế ngự ít hay nhiều đối với sự di chuyển đó. Tuy nhiên, tự do hóa thương mại là một tất yếu khách quan, dù muốn hay không muốn các quốc gia đều không tránh khỏi. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của tự do thương mại các quốc gia không ngừng hoàn thiện pháp luật của mình để phù hợp với “tất yếu khách quan” này, và Việt Nam muốn hoàn thiện pháp luật, trong đó có hoàn thiện pháp luật về dịch vụ logistics thì việc hoàn thiện này phải đáp ứng nhu cầu tự do hóa thương mại.

Việc đáp ứng yêu cầu của tự do hóa thương mại thể hiện ở các cam kết mở cửa thị trường. Hiện nay, ở Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường về các dịch vụ. Do đó, pháp luật về dịch vụ logistics hoàn thiện phải được đặt trong mối tương quan với các cam kết mở cửa thị trường, sao cho phù hợp với yêu cầu của tự do hóa thương mại. Pháp luật về dịch vụ logistics phải thể hiện đầy đủ các cam kết của Việt Nam trong việc mở cửa thị trường loại hình dịch vụ này, thời hạn, nội dung phải có sự điều chỉnh cho phù hợp. Nếu pháp luật về dịch vụ

logistics không được đặt trong mối tương quan với yêu cầu của tự do hóa thương mại sẽ bị lạc hậu, rời rạc, không phản ánh đúng đắn bản chất của loại hình dịch vụ này. Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về dịch vụ này không tách rời trong việc đáp ứng yêu cầu của tự do hóa thương mại.

Một phần của tài liệu Những nội dung cơ bản của pháp luật về dịch vụ logistics ở việt nam (Trang 25 - 28)