1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BCTTTN Quy trình Xuất khẩu hàng Cà phê bằng container đường biển tại Intimex Hochiminh

38 252 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XNK INTIMEX

  • 1.1. Giới thiệu chung về công ty:

  • 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cố phần xuất nhập khẩu Intimex:

  • 1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển:

  • 1.3. Chức năng và nhiệm vụ:

  • 1.4. Cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý và nhân sự của Công ty.

  • 1.4.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức:

  • 1.4.2. Sơ đồ tổ chức:

  • 1.4.3. Nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban:

  • 1.4.4. Cơ cấu quản trị nhân sự:

  • 1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm 2005-2010:

  • 1.5.1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản của Công ty.

  • Hiện tại Công ty đã thiết lập quan hệ thương mại với hơn 70 quốc gia vì vậy thị trường xuất khẩu của Công ty rất đa dạng và rộng lớn, như EU, Mỹ, các nước trong khu vực Đông Nam Á, Úc, Ecuador, Mỹ La Tinh….

  • Trong đó thị trường xuất khẩu lớn nhất của Công ty là thị trường EU, là thị trường xuất khẩu chủ lực của Công ty đặt biệt là mặt hàng cà phê, cũng là thị trường xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam. Năm 2010 lượng cà phê xuất khẩu qua EU chiếm 52,43 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Công ty.

  • Thị trường lớn thứ hai của Công ty là thị trường Mỹ. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu chiếm 30 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu Công ty năm 2010.

  • Hiện nay Mỹ La Tinh đang là một thị trường nhiều tiềm năng, Công ty nên có những chiến lược thích hợp để khai thác tốt thị trường này.

  • 1.5.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.

  • Mặt hàng xuất khẩu của Công ty là các loại nông sản như: cà phê, tiêu, điều, dừa….

  • Trong đó mặt hàng cà phê xuất khẩu thì chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty và tăng đều qua các năm. Điều này cho thấy mặt hàng cà phê có triển vọng rất tốt và ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong công tác xuất nhập khẩu của Công ty.

  • 1.5.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2005 – 2010:

  • Bảng 1.2 – Kim ngạch xuất nhập khẩu và doanh thu qua các năm:

  • Năm

  • Kim ngạch xuất nhập khẩu (USD)

  • Doanh thu (tỷ đồng)

  • 2005

  • 105.625.162,13

  • 2006

  • 191.065.942,32

  • 3.565,280

  • 2007

  • 291.747.869,67

  • 2008

  • 314.813.407,00

  • 7.191,000

  • 2009

  • 277.394.920,00

  • 7.462,230

  • 2010

  • 519.979.152,00

  • (Nguồn : công ty Intimex Hochiminh)

  • Năm 2006 là thời điểm Intimex Hochiminh chuyển đổi sang hình thức Công ty cổ phần, do đó các chỉ số về kết quả kinh doanh thay đổi đáng kể. Sau cổ phần hóa, Intimex Hochiminh phát triển rất nhanh cả về quy mô tổ chức và hoạt động kinh doanh với doanh thu, kim ngạch XNK năm 2007 tăng hơn 150 % so với năm 2006. 6 tháng đầu tiên cổ phần hóa,Công ty đạt kim ngạch XNK 107 triệu USD ( tăng 27,4 % so với 6 tháng trước đó), nâng tổng kim ngạch cả năm 2006 lên 191 triệu USD và tổng doanh thu năm 2006 là 3.565,280 tỷ đồng.

  • Năm 2007, kim ngạch XNK tăng lên 291,75 triệu USD, trong đó XK 269,15 triệu USD, tổng doanh thu 5.202,5 tỷ đồng. Năm 2008, tổng doanh thu của công ty đã đạt 7.191 tỷ đồng tăng 38,2% so với năm 2007, kim ngạch XK đạt 283 triệu USD. Trong hai năm 2007-2008 tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty tiến triển tốt, doanh thu tăng là do cà phê mất mùa, giá cà phê tăng dẫn đến trị giá hợp đồng của Công ty cũng tăng cao. Đồng thời, Công ty cũng chủ động ký được những hợp đồng xuất khẩu mới.

  • Năm 2009, trong lúc nhiều doanh nghiệp xuất khẩu trong nước gặp nhiều khó khăn về đầu ra do tác động khủng hoảng kinh tế thế giới thì kim ngạch XNK của Intimex Hochiminh vẩn đạt 277,394 triệu USD tuy có giảm so với năm 2008 nhưng tổng doanh thu là 7.462,23 tăng 3,77% so với năm 2008.

  • Năm 2010 thế giới dần hồi phục sau khủng hoảng và Intimex Hochiminh cũng vậy kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 519,979 triệu USD tăng đến 87,45 % so với năm 2009, qua đó cũng thấy rõ công ty đã thích ứng rất tốt với sự thay đổi của tình hình thế giới.

  • 1.6. Định hướng phát triển của doanh nghiệp:

  • 1.7. Đánh giá chung:

  • 1.7.1. Thuận lợi:

  • Nguồn nhân lực giỏi về chuyên môn lẫn nghiệp vụ, có kinh nghiệm trong giao dịch ngoại thương, thông thạo về chứng từ là một thế mạnh của Intimex, bổ trợ cho việc tham gia vào thị trường thế giới tự tin hơn, xây dựng niềm tin với các đối tác.

  • Công ty được trang bị những thiết bị và những phần mềm làm chứng từ hiện đại đã giúp cho các nhân viên làm việc rất nhanh chóng và chính xác.

  • Nguồn nông sản xuất khẩu chủ yếu được thu mua ở Tây Nguyên, nơi có lực lượng lao động đông đảo giá rẻ đã phần nào tăng sức cạnh tranh về giá so với các đối thủ cùng ngành, nâng cao lợi nhuận cho công ty.

  • Công ty có nguồn vốn tương đối ổn định, được cổ phẩn hóa cho các cổ đông là ban giám đốc của công ty, nên vốn tập trung vào tay của ban giám đốc hay quyền lợi của giám đốc và người chủ công ty không đối lập nhau, vì thế nguồn vốn đang được sử dụng hiệu quả và kịp thời tại Công ty.

  • Ngoài ra với sự ưu đãi về thuế quan, không hạn chế số lượng ở các thị trường chủ lực đã đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu, giúp Công ty thu về nhiều ngoại tệ.

  • 1.7.3. Khó khăn:

  • 1.7.2.1. Khách quan:

  • - Các doanh nghiệp ngoại tranh thu mua nông sản.

  • 1.7.2.2. Chủ quan:

  • Chương 2: NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XNK INTIMEX

  • 2.1. Giới thiệu sơ lược về hợp đồng xuất khẩu.

  • Intimex Hochiminh giao dịch mua bán cà phê với đối tác chủ yếu dựa vào hợp đồng tương lai, thị trường hàng hóa Luân Đôn (LIFFE market). Theo đó ban giám đốc sẽ theo dõi giá của thị trường LIFFE (giá sẽ phụ thuộc vào người bán) và giao hàng cho khách hàng theo hướng dẫn giao hàng tại một thời điểm xác định mức giá hợp lý.

  • Hầu hết khách hàng của Intimex HCM là những đối tác làm ăn lâu dài nên quá trình đàm phán và ký kết được diễn ra nhanh chóng và đơn giản hơn. Không phải tốn nhiều thời gian trong việc tìm kiếm khách hàng, chào giá mà chỉ cần thỏa thuận những nội dung cần thiết như chất lượng, giá cả, thanh toán.

  • Khách hàng của Công ty theo hợp đồng số: A109956 là ICONA CAFE có văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh. Giá xuất khẩu theo hình thức trừ lùi, kể từ khi ký hợp đồng xuất khẩu công ty có quyền chốt giá, nếu đã chốt giá thì nhân viên hợp đồng sẽ thông báo cho khách hàng. Sau đó đối tác sẽ soạn hợp đồng với giá đã chốt và fax qua. Nhân viên hợp đồng sẽ kiểm tra, xem xét các điều khoản có phù hợp với thỏa thuận không. Nhưng nội dung cần được chú trọng trong hợp đồng A109956 là:

  • Tên hàng: cà phê robusta Việt Nam loại 1 sàn 16

  • Quy cách chất lượng: Hạt đen vỡ tối đa 2%

  • Độ ẩm tối đa 12%

  • Tạp chất tối đa 0,5%

  • Tạp hạt cà phê khác như excelsa, arabica, catimor tối đa 1%

  • Kính thước hạt trên sàn 16 tối thiểu 90%

  • Số lượng: 269,20 MT, hàng được đóng theo kiểu thổi hoặc trong bao.

  • Điều kiện giao hàng: FOB Ho Chi Minh. Người mua có quyền lựa chọn là giao ở cảng hoặc ở kho ngoại quan.

  • Gía cả: sẽ được chốt giá theo lệnh của người bán theo giá tháng 3 của thị trường LIFFE của 26 lots (1lost = 10 tấn) trừ đi 90USD/MT. Sự chốt giá phải được thực hiện trước khi lập hóa đơn.

  • Ngày giao hàng: trong tháng 02 năm 2011.

  • Trọng lượng: NSW

  • Thanh toán: bằng CAD. Nếu hàng giao ra cảng thì bộ chứng từ thanh toán gồm: hóa đơn cuối cùng và chứng từ giao hàng. Nếu giao tại kho, bộ chứng từ thanh toán bao gồm: hóa đơn, warehouse receipt, giấy chừng nhận rằng tất cả chứng từ sẽ được hoàn tất vào lúc gửi hàng. Thậm chí nếu giá không được chốt tại thời điểm lập hóa đơn, người mua sẽ chỉ thanh toán 70% tổng trị giá hóa đơn và sẽ đưa ra lệnh “chặn lỗ” thích hợp ở thị trường LIFFE và trong giá chặn lỗ sẽ được cộng thêm 10 USD/MT

  • Trọng tài: London, Hanoi, HCMC hoặc là Valencia (Tây Ban Nha)

  • Điều kiện khác: Những trường hợp phát sinh sẽ được căn cứ trên hợp đồng cà phê theo mẫu của Châu Âu, bản phát hành mới nhất.

  • 2.2. Tìm kiếm nguồn hàng:

  • Sau khi ký kết hợp đồng xong Công ty sẽ liên hệ với nhà cung ứng và thương lượng để mua hàng. Các vùng trọng điểm mà Công ty chú trọng đến là: Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đắc Nông, Đồng Nai… Đối với hợp đồng nội thì giá cả trong hợp đồng được quy định luôn khi ký kết hợp đồng.

  • Các nhà cung ứng nguyên liệu trong nước của công ty đa phần là những doanh nghiệp có uy tính và đã làm năm lâu năm với công ty vì vậy các thỏa thuận đều được tiến hành thông qua điện thoại, do đó diễn ra rất nhanh chóng. Nhà cung ứng là doanh nghiệp Trung Thành. Sau khi thỏa thuận nhân viên hợp đồng sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng dựa trên những thỏa thuận đã đạt được và fax cho nhà cung ứng, nhà cung ứng sẽ ký và fax lại để hoàn tất hợp đồng

  • 2.3. Nhận hướng dẫn giao hàng, kiểm tra và gửi thông báo giao hàng.

  • Hướng dẫn giao hàng: đây là bản hướng dẫn chi tiết các điều khoản trong hợp đồng liên quan đến việc giao hàng và các chứng từ yêu cầu để thanh toán.

  • Sau khi nhận được hướng dẫn giao hàng từ khách ngoại, nhận viên hợp đồng sẽ kiểm tra lại dựa trên hợp đồng đã ký, nếu không có sai sót gì thì Công ty sẽ fax bản hướng dẩn này cùng với thông báo giao hàng cho khách nội (Trung Thành), các quy trình thực hiện việc kéo cont rỗng về kho đóng hàng đều do khách nội đảm nhận, tuy nhiên để tạo điều kiện thuận lợi cho khách nội, Công ty thường fax bản hướng dẩn giao hàng này cho công ty vận tải cont , để công ty này lấy cont rỗng ở cảng vận chuyển về kho Trung Thành, chi phí cho việc kéo cont là kho khách nội chịu, tuy nhiên phí này đã được tính trong giá mua hàng rồi.

  • Hàng thổi được xếp vào 12 container, mỗi cont 21,6 tấn, được vận chuyển bởi hãng tàu KUHNE & NAGEL đến Barcelona. Người nhận hàng là theo lệnh của ICONA CAFE. Thông báo cho J.M. Masiques đại diện của NESTLE ESPANA, cước phí sẽ được thanh toán bởi NESTLE, chất lượng phải được sự phê chuẩn bởi NESTLE VIETNAM. Container phải được chèn lót 20kg DRI-BAGS và bao dầy bởi ICONA

  • NẾU ĐỔI TÀU HAY HÃNG TÀU KHÁC THÌ PHẢI CÓ SỰ CHẤP THUẬN CỦA NESTLE.

  • Những chứng từ yêu cầu:

  • Ba bộ vận đơn đường biển gốc và bốn bộ copy.

  • Giấy chứng nhận chất lượng được cấp phát bởi CFC.

  • Giấy chứng nhận xuất xứ form A (một bản gốc, hai bản copy)

  • Giấy chứng nhận xuất xứ ICO (một bản gốc, hai bản copy)

  • Giấy chứng nhận hun trùng được cấp phát bởi TCFC

  • Hóa đơn thương mại đã ký 3 bản

  • Chứng nhận trọng lượng.

  • THÔNG BÁO CHO VĂN PHÒNG ICONA VIET NAM 4 NGÀY TRƯỚC KHI ĐÓNG HÀNG

  • 2.4. Đóng hàng:

  • Sau khi cont rỗng đã được vận chuyển về kho Trung Thành thì sẽ tiến hành đóng hàng vào cont. Tùy theo loại hàng mà hợp đồng quy định ta sẽ đóng hàng với chất lượng cho thích hợp.

  • Ví dụ:

  • Nếu là cà phê Robusta loại 1 thì chất lượng yêu cầu sẽ là:

  • - Sàn 16

  • - Hạt đen vỡ tối đa 2%

  • - Độ ẩm tối đa 12%

  • - Tạp chất tối đa 0,5%

  • - Tạp hạt cà phê khác như excelsa, arabica, catimor tối đa 0.5%

  • Nếu là cà phê Robusta loại 2 thì chất lượng yêu cầu sẽ là:

  • - Sàn 13

  • - Hạt đem vỡ tối đa: 5%

  • - Độ ẩm tối đa: 13%

  • - Tạp chất tối đa: 1%

  • - tỷ lệ hạt lạ: 0.5%

  • Trong quá trình thực hiện việc chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu, nhân viên đảm trách việc này phải thường xuyên đôn đốc giám sát việc thu mua để đảm bảo số lượng, chất lượng và tránh tình trạng chiếm dụng vốn.

  • Trong lúc đóng hàng vào cont sẽ có đại diện của Công ty, nhân viên giám định, đại diện của khách ngoại tại Việt Nam. Sau khi đóng hàng xong,container phải được hạ bãi trước giờ closing time.

  • 2.5. Giám định trọng lượng, chất lượng.

  • Cơ quan giám định sẽ được chọn tùy theo hợp đồng. Sau khi gom đủ hàng, Công ty mời CFC (cafecontrol) và đại diện của ICONA CAFE (khách ngoại) đến để kiểm tra và đưa ra kết quả về trọng lượng, chất lượng. Kết quả này sẽ được gửi lên trụ sở văn phòng chính của cơ quan giám định cafecontrol (228A Pasteur, P.6, Q.3). Sự có mặt của khách ngoại sẽ tránh được những phát sinh sau này.

  • 2.6. Thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu

  • 2.6.1. Sơ đồ tóm tắc quy trình thủ tục hải quan:

  • 2.6.2. Quy trình thủ tục hải quan.

  • 2.6.2.1. Khai hải quan điện tử:

  • Bước 1: Lập tờ khai hải quan diện tử:

  • Lập tờ khai trên phần mềm ECUS. Ngoài việc khai đủ thông tin trên tờ khai, bắt buộc Công ty phải đính kèm những chứng từ kèm theo như: hợp đồng, invoice, packing list, giấy phép (nếu có)…

  • Bước 2: Khai báo hải quan điện tử:

  • Thực hiện khai báo điện tử. Khi có số tiếp nhận của Hệ thống Hải quan trả về thì đã xong bước gửi tờ khai điện tử.

  • Bước 3: Nhận kết quả khai báo tờ khai điện tử

  • Chờ một thời gian nhất định, cán bộ Hải quan sẽ xử lý tờ khai và phản hồi kết quả. Căn cứ trên kết quả phản hồi này, Công ty tiến hành theo hướng dẫn của kết quả được phản hồi.

  • Sau khi hải quan xem xét các chứng từ là hợp lệ thì sẽ cấp số tờ khai (7717)

  • Bước 4: Kiểm tra và xử lý tờ khai:

  • Sau khi có số tờ khai thì sẽ chờ phản hồi của cơ quan Hải Quan để xem xét kết quả phân luồn tờ khai. Trong trường hợp của lô hàng này thì hàng được phân luồn vàng.

  • 2.6.2.2. Chuẩn bị hồ sơ hải quan:

  • Mở tờ khai ở Cát Lái cần chuẩn bị:

  • - Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu: 2 bản chính

  • - Giấy giới thiệu.

  • - Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hướng dẫn giao hàng hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng: 1 bản sao

  • CHỨNG TỪ CHO LUỒNG VÀNG

  • 2.6.2.3. Đăng ký mở tờ khai hải quan:

  • Việc đăng ký mở tờ khai hải quan để xin cho hàng được vào cảng, tại đây cán bộ hải quan sẽ kiểm tra tính hợp lệ và đồng bộ của bộ hồ sơ hải quan. Nếu chứng từ hợp lệ, hải quan sẽ đóng dấu thông quan vào ô 32 trên tờ khai hải quan. Vì lô hàng này thuộc luồng vàng nên hải quan sẽ cấp thêm một phiếu kiểm tra chứng từ giấy và yêu cầu nhân viên giao nhận ký vào phiếu này. Sau đó mua tem và đóng lệ phí cà phê. Vì cà phê không đóng thuế xuất khẩu nên khi xuất khẩu chỉ đóng lệ phí cà phê.

  • Lệ phí cà phê = số tấn x 0,4 x tỷ giá đồng tiền thanh toán.

  • Sau khi đóng lệ phí và dám tem, nhân viên giao nhận tiến hành tách tờ khai, một tờ khai bản chính đã dán tem và hóa đơn cùng một phiếu kiểm tra chứng từ giấy sẽ nộp lại cho hải quan, còn tờ khai bản chính còn lại và phiếu kiểm tra chứng từ giấy ta giữ lại để chuẩn bị thanh lý và vào sổ tàu.

  • 2.6.2.4. Thanh lý và vào sổ tàu:

  • Sau khi toàn bộ hàng đã được hạ bãi ở cảng ta tiến hành thanh lý với hải quan để xác nhận hàng đã có ở cảng, Nhân viên giao nhận sẽ ghi số cont, số seal, tên tàu, số chuyến lên tờ khai rồi photo thêm một bản nữa để cán bộ hải quan thanh lý tờ khai này. Thanh lý sẽ được coi là hoàn thành khi hải quan đóng dấu và ký tên vào ô 31 trên tờ khai hải quan.

  • Sau khi thanh lý xong ta tiến hành vào sổ tàu để cho phép hàng được đưa lên tàu. Đem tờ khai đến quầy của nhân viên vào sổ tàu, thông báo về số cont, số seal, tên tàu, nhân viên tại đây sẽ điền vào sổ tàu các thông tin này và các thông tin cần thiết khác cho chuyến hàng. Sau đó trả lại cho ta giấy xác nhận đã vào sổ tàu (màu vàng), nhận được giấy này ta cần phải dò kỹ những chi tiết như: tên tàu; số chuyến; số cont; số seal.

  • Thanh lý và vào sổ tàu là bước rất quan trọng nếu chậm trể thì hàng sẽ bị rớt máng (quá giờ closing time). Khi đó chúng ta phải chịu các chi phí như lưu kho, bãi, chuyển tàu… Đặt biệt có thể làm mất uy tính của công ty khi giao hàng không đúng thời hạng.

  • Nếu cảm thấy thanh lý sẽ không kịp giờ cắt máng (closing time) thì ta có thể xin hãng tàu lùi thời gian closing time (thường thì tối đa được khoản 2 giờ)

  • 2.6.2.5. Thực xuất.

  • Sau khi hàng đã được bốc lên tàu ta sẽ tiến hành thực xuất để được khấu trừ thuế VAT lúc mua hàng.

  • Để thực xuất ở Cát Lái cần chuẩn bị:

  • - Tờ khai bản gốc đã thanh lý.

  • - Giấy chứng nhận đã vào sổ tàu.

  • - B/L

  • Mang bộ chứng từ đã chuẩn bị đến bàn của nhân viên hải quan thực xuất để tiến hành thực xuất. tai đây cán bộ hải quan sẽ kiểm tra chi tiết trên bill và tờ khai, nếu chứng từ đã phù hợp thì sẽ đóng dấu thực xuất vào ô số 33 trên tờ khai hải quan.

  • 2.6.3. Lệnh hình thức và phương thức kiểm tra hàng hóa:

  • Lô hàng trong hợp đồng này thuộc luồng vàng nên ngoài việc phải phải nộp 2 tờ khai hải quan điện tử bản chính thì còn phải nộp thêm các chứng từ mà hải quan yêu cầu. Nếu các thông tin về tên hàng hóa, mã số hàng hóa, giá hàng hóa….rõ ràng và phù hợp thì sẽ chuyển cho lãnh đạo chi cục ký thông quan (Hàng phải kiểm tra chi tiết hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa), nếu không hợp lệ và không rõ ràng thì sẽ chuyển sang bộ phận kiểm tra thực tế hàng hóa.

  • Ngoài ra, nếu các lô hàng khác có thể rơi vào luồng xanh hoặc luồng đỏ.

  • - Luồng xanh: sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký làm thủ tục hải quan, cán bộ đăng ký chuyển hồ sơ qua lãnh đạo chi cục ký thông quan (Hàng được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ và miễn kiểm tra thự tế hàng hóa)

  • - Luồng đỏ: ngoài việc kiểm tra như luồng vàng, công ty phải xuất trình hàng hóa để công chức hải quan kiểm tra. Sau khi kiểm tra xong nếu không có phát sinh, không vi phạm về thủ thủ tục hải quan sẽ chuyển cho lãnh đạo chi cục ký thông quan (Hàng phải kiểm tra thực tế hàng hóa). Tùy tỷ lệ phân kiểm của lãnh đạo hải quan mà người chủ hàng phải xuất trình 5%, 10%, hay toàn bộ lô hàng để hải quan kiểm tra.

  • Khi ký thông quan lãnh đạo chi cục sẽ ký vào lệnh hình thức ở mục hàng hóa được thông quan.

  • 2.7. Chuẩn bị bộ chứng từ thanh toán:

  • 2.7.1. Vận đơn đường biển gốc.

  • Vận đơn đường biển được lập thành 3 bản gốc. Trên bản gốc có in chử “original”. Ngoài bộ vận đơn gốc còn có một số bản sao, trên đó có ghi chữ “copy”. Chỉ có bản gốc của B/L mới có giá trị pháp lý và mới được thanh toán. Còn bản sao dùng trong các trường hợp sau: thông báo giao hàng, kiểm tra hàng hóa thống kê hải quan…

  • Để làm B/L gốc phải có các chứng từ:

  • - Shipping instruction.

  • - Giấy báo giao hàng.

  • - Booking note. ( hoặc lện cấp cont rỗng)

  • - Tờ khai hải quan được thanh lý.

  • Dựa vào các chứng từ đó ta sẽ làm một bill nháp rồi gửi cho hàng tàu, chẳng hạn như:

  • Dựa vào hướng dẫn giao hàng có thể biết được:

  • - Người mua là ICONA CAFÉ

  • - Người được thông báo là: J.M. MASIQUES ON BEHALF OF NESTLE ESPANA – REF. C- 29871

  • Dựa vào lệnh cấp cont rỗng biết được:

  • Tên tàu và số chuyến: MSC ALPANA V. 81104R

  • Cảng bốc: CAT LAI

  • Cảng dỡ: BARCRLONA (SPAIN)

  • Dựa vào báo cáo giao hàng biết được:

  • - Số cont: TCKU3778534 Số seal: 6482743 GW: 21,610 (KG)

  • MEDU2739522 6482756 21,610

  • TGHU1746814 6501141 21,610

  • TCKU2263542 6501240 21,610

  • MSCU0101379 6482775 21,610

  • MEDU1909877 6501419 21,610

  • MSCU1710929 6482919 21,610

  • MEDU1004024 6501343 21,610

  • MSCU3412245 6482780 21,610

  • MSCU1784562 6501229 21,610

  • GLDU3992111 6482763 21,610

  • GLDU5563271 6482983 21,610

  • Vận đơn đường biển là một chứng từ rất quan trọng. Do đó trước khi ký phát một vận đơn chính thức thì công ty sẽ tiến hành thảo một chi tiết B/L và fax cho hãng tàu. Hãng tàu sẽ dựa vào đó làm một bản B/L nháp, rồi fax lại cho công ty, nếu không có gì sai sót thì hãng tàu sẽ cấp vận đơn chính thức này cho công ty.

  • Công việc này được tiến hành sau khi nhân viên giao nhận hoàn thành thủ tục hải quan, hàng đã thực xuất.

  • Khi lấy bill gốc nhân viên chứng từ phải đem theo bill nháp và giấy giới thiệu của công ty.

  • Do xuất FOB nên không phải đóng cước tàu mà chỉ đóng phí THC ( 79 USD/cont 20’), phí seal (2USD/cont) và phí bill (400.000 VND).

  • 2.7.2. Hóa đơn thương mại (Commercial invoice).

  • Cà phê là mặt hàng nông sản phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu và thời tiết nên giá cà phê giao động liên tục hàng ngày, hàng giờ, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Intimex Hochiminh nói riêng. Do đó công ty không không quy định giá ngay khi ký hợp đồng mà sử dụng ấn định giá dựa theo giá thị trường của cà phê kì hạn Luân Đôn (LIFFE).

  • Trong thời gian từ ngày ký hợp đồng tới ngày giao hàng công ty sẽ theo dõi tình hình biến động của giá cà phê ở sàng LIFFE cùng với sự phân tích và khả năng phán đoán để chọn ngày có mức giá được coi là tốt nhất để ấn định giá bán cuối cùng cho khách hàng

  • Do giá của lô hàng được tính theo hợp đồng kỳ hạn và mức giá trừ lùi nên sẽ xuất hiện 2 hóa đơn là “PROVISIONAL INVOICE” và “FINAL INVOICE”

  • Trong hợp đồng: 10995. Tuy ký hợp đồng vào ngày 21 tháng 10 năm 2010 nhưng giá sẽ được chốt theo lệnh của người mua vào tháng 3 năm 2011 theo giá ở sàn LIFFE trừ đi 90US$/MT, tức là từ lúc ký hợp đồng tới ngày chốt giá cuối cùng 31/3/2011 người mua có quyền chốt giá ở bất kỳ thời điểm nào nếu cảm thấy giá thích hợp. Và sẽ được thanh toán 100% nếu chốt giá trước thời điểm làm hóa đơn.

  • Trường hợp khi đã giao hàng và làm hóa đơn rồi mà vẫn chưa chốt giá thì người bán chỉ nhận được 70% giá trị lô hàng. Và giá trị cho mỗi MT được gọi là giá tạm tính. Trong hợp đồng trên thì giá tạm tính được lấy tại thời điểm là ngày 28/1/2011 với mức giá là: 2129USD/ MT – 90USD/MT = 2039USD/MT ( trong đó 2129USD/ MT là mức giá giao dịch trên sàn LIFFE vào ngày 28/1/2011). Vậy công ty tạm nhận được khoản tiền là 2039USD/MT x 70% x 259,2 MT = 369956,16 USD (xem chi tiết trên provisional invoice) , và số tiền 30% còn lại sẽ được thanh toán khi công ty chốt giá.

  • Trong khoảng thời gian chờ chốt giá công ty sẽ sử dụng lệnh “STOP LOSS” gọi là lệnh “ngưng thua lỗ”. Tức là giá cà phê có thể lên hoặc xuống nhưng nếu giá xuống tới 2039USD/MT x 70 % = 1427,3 USD/MT hoặc hơn thì hợp đồng của lô hàng này sẽ tự động chốt giá.

  • Giá STOP LOSS = 1427,3 + 90 + 10 = 1527,3 USD/MT

  • Số tiền còn lại nhận được là:

  • (1527,3 – 90) x 259,2 – 369956,16 = 2592 USD

  • 2.7.3. Giấy chứng nhận xuất xứ.

  • Do lô hàng xuất khẩu là cà phê nên cần 2 form: ICO (hay form C) và C/O form A

  • Hồ sơ xin cấp C/O gồm:

  • - Đơn xin cấp C/O (được in ra sau khi thực hiện khai điện tử trên trang www.covcci.com.vn)

  • - Phiếu ghi chép hồ sơ.

  • - C/O bản chính đã kê khai hoàn chỉnh (mẫu của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam có đóng dấu Original)

  • - C/O copy

  • - Invoice (bản sao)

  • - Bảng kê khai mua nguyên liệu.

  • Tất cả các chứng từ trên đều phải có chữ ký đóng dấu của giám đốc công ty hoặc người đại diện, riêng các bản sao cần đóng dấu “sao y bản chính”

  • 2.7.3.1. C/O form A

  • Quy trình khai:

  • Ta vào trang web www.covcci.com.vn

  • a. Đăng nhập:

  • - Khai mã số thuế công ty 030442106

  • - Mật khẩu.

  • b. Điền thông tin lên đơn xin cấp C/O:

  • - Chọn form A

  • - Nơi cấp: Thành phố Hồ Chí Minh.

  • - Nhập công ty xuất khẩu.

  • - Nhập mã số HS. Số lượng, trị giá, đơn vị tính.

  • - Nhập số invoice, số vận đơn, số tờ khai và ngày cấp.

  • - Xác nhận và in tờ khai.

  • Nộp hồ sơ xin cấp C/O form A tại phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI (171 Võ Thị Sáu, Q.3) và nhận lại phiếu tiếp nhận hồ sơ.

  • Khi đi lấy C/O cầm phiếu tiếp nhận hồ sơ vào khu vực trả C/O và lấy C/O về.

  • 2.7.3.2. ICO certificate of origin.

  • C/O form ICO được cấp phát bởi phòng Thương mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) theo đúng quy định của tổ chức cà phê quốc tế (ICO)

  • C/O mẫu ICO chỉ sử dụng cho 1 loại hàng cà phê.

  • Đơn xin cấp ICO cũng làm tương tự như C/O form A. Chỉ khác sau khi đăng nhập xong ta chọn form C (tên gọi khác của ICO)

  • Bộ C/O mẫu ICO gồm 7 bản:

  • - 1 bản ORIGINAL màu trắng.

  • - 1 bản FIRST COPY – for use by ICO London màu xanh.

  • - 5 bản COPY – for internal use only màu trắng..

  • Ngay sau khi VCCI ký chứng nhận xuất xứ và hải quan ký chứng nhận xuất khẩu trên ô 16, đơn vị xuất khẩu giao lại cho VCCI bản FIRST COPY - for use by ICO London, 1 bản COPY- for internal use only và bản sao vận đơn để tổng hợp và gửi cho tổ chức cà phê quốc tế (ICO).

  • Công ty phải lưu hồ sơ mẫu ICO (trong đó có 1 bản COPY – for internal use only mộc đỏ) đã cấp trong vòng trong vòng không ít hơn 4 năm.

  • Quy trình khai mẫu C/O form ICO:

  • C/O mẫu ICO gồm 2 phần, Part A và Part B. Đơn vị xuất khẩu chỉ phải kê khai phần part A. Cách kê khai trên các ô phần A như sau:

  • Ô 1: điền đây đủ tên và địa chỉ của người xuất khẩu (hoặc người gửi hàng) Việt Nam, điền mã số đơn vị xuất khẩu (hoặc gửi hàng) do VCCI HCM cấp vào 4 ô nhỏ góc dưới của ô 1.

  • Ô 2: điền tên, địa chỉ thông báo (bên nhận hàng, nhập khẩu). Điền mã số tương ứng của bên thông báo do công ty xuất khẩu tự cấp. Mỗi lô hàng xuất khẩu có một bên nhận mới, đơn vị xuất khẩu tự điền mã số (theo tứ tự tăng dần từ 0001) và tên địa chi đầy đủ của bên thông báo này vào danh sách. Danh sách phải xuất trình mỗi khi xin cấp C/O mẫu ICO và phô tô sao y gửi VCCI HCM 1 bản để tổng hợp gửi ICO.

  • Ô 3: điền số thứ tự C/O mẫu ICO của công ty trong vụ cà phê.

  • Ô 4: gồm 3 ô nhỏ Country code cố định khai 145; Port code: xuất khẩu từ các cảng thành phố Hồ Chí Minh khai 01; Serial no: số thứ tự C/O mẩu ICO của tổ chức cấp C/O, do tổ chức này tự theo dõi và cung cấp cho đơn vị xuất khẩu khai.

  • Ô 5: điền tên nước sản xuất (VIETNAM) và mã nước (145)

  • Ô 6: điền tên nước đến (nước nhập khẩu) và mã số tương ứng.

  • Ô 7: điền ngày xuất khẩu dạng ngày/ tháng/ năm.

  • Ô 8: điền tên nước chuyển tải và mã số tương ứng.

  • Ô 9: điền tên tàu biển vận chuyển, số vận đơn và ngày cấp. điền mã số tương ứng. Mỗi lô hàng vận chuyển bằng tàu biển mới, công ty xuất khẩu tự điền mã số (theo tứ tự tăng dần từ 00001), và ghi tên tàu biển này vào danh sách. Danh sach phải phải xuất trình mổi khi xin cấp C/O mẫu ICO và phô tô sao y gửi VCCI HCM 1 bản để tổng hợp gửi ICO.

  • Ô 10: điền vào phần ----/----/---- các nội dung: mã nước (145)/ mã số đơn vị xuất khẩu do VCCI cấp (như ô 1)/ số thứ tự C/O mẫu ICO của đơn vị (như ô 3).

  • Điền vào ô other marks các dấu hiệu khác (nếu có).

  • Ô 11: đánh dấu vào loại bao bì tương ứng: hàng đóng trong bao hay hàng thổi hay hàng đóng trong container hoặc là cái khác.

  • Ô 12: điền trọng lượng tịnh đã qui đổi ra kilogam.

  • Ô 13: đánh dấu vào kg.

  • Ô 14: điền một dấu vào ô tương ứng, mỗi C/O form ICO chỉ khai cho một loại hàng cà phê.

  • Ô 15: đánh dấu vào phương pháp chế biến: khô, ướt, loại bỏ chất cafein, hữu cơ.

  • Ô 16: phần bên trái điền ngày ký chứng nhận xuất khẩu dạng DD/MM/YYYY, địa điểm chứng nhận xuất khẩu và ký đóng dấu của cơ quan hải quan nơi xuất hàng. Để thuận tiện cho việc đối chiếu, kiểm tra lại nên ghi rõ số và ngày giờ khai hải quan hàng xuất phía trên của hàng này, chẳn hạn: Customs declarationg for export comedities No: 1307/XKD DATE: JAN. 26, 2011.

  • Phần bên phải điền ngày, địa điểm ký chứng nhận xuất xứ của tổ chức cấp CO.

  • 2.7.4. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

  • Cơ quan kiểm dịch thực vật nằm ở địa chỉ 28 Mạc Đỉnh Chi, Quận 1.

  • Đăng ký kiểm dịch:

  • Nhân viên giao nhận nộp hồ sơ yêu cầu kiểm dịch gồm:

  • - Đơn yêu cầu kiểm dịch.

  • - Hợp đồng.

  • - Mẫu hàng cần kiểm dịch.

  • Cơ quan kiểm dịch sẽ sắp xếp cán bộ thực hiện kiểm dịch.

  • Nộp và lấy chứng từ kiểm dịch:

  • Nhân viên chứng từ sẽ fax B/L nháp, hợp đồng và hướng dẫn giao hàng cho cơ quan kiểm dịch để làm chứng thư. Khi đi lấy chứng thư kiểm dịch thì nhân viên làm chứng từ tìm trong tủ lưu hồ sơ đăng ký kiểm dịch mà trước đây nhân viên giao nhận đã đăng ký với cơ quan kiểm dịch. Mang đơn đó lên phòng kế toán để nộp tiền. Tiếp theo nhân viên làm chứng từ sẽ cầm đơn đăng ký kiểm dịch đem nộp lại cho bộ phận cấp chứng thư kiểm dịch, và chứng thư kiểm dịch sẽ được cấp ngay bản gốc, nhân viên làm chứng từ sẽ kiểm tra lại tính chính xác của chứng thư và yêu cầu cơ quan kiểm dịch cấp lại bản khác nếu có sai sót.

  • 2.7.5. Giấy chứng nhận trọng lượng và giấy chứng nhận chất lượng.

  • Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận trọng lượng, chất lượng gồm:

  • - Hợp đồng.

  • - Hướng dẫn giao hàng.

  • - B/L nháp.

  • Nhân viên chứng từ sẽ fax chứng từ trên qua công ty giám định CafeControl. Khi đóng hàng nhân viên giao nhận sẽ báo cho công ty giám định để cho người xuống kiểm tra và sau đó gửi kết quả giám định về cho văn phòng giám định làm chứng thư. Lúc đầu công ty giám định sẽ làm bản nháp và nhân viên chứng từ sẽ qua đó đối chiếu cho phù hợp với B/L nháp và hướng dẫn giao hàng hoặc Warehouse (nếu giao hàng vào kho ngoại quan), sau khi chỉnh sửa xong sẽ yêu cầu cấp chứng thư gốc. Chứng nhận trọng lượng và chất lượng gốc có 10 bản. Nhân viên chứng từ sẽ nộp cho bên mua mỗi thứ 3 bản và giữ lại 4 bản. Phí phải đóng là 388,8 USD (tính theo mức phí 1,5 USD/tấn)

  • 2.7.6. Giấy chứng nhận hun trùng.

  • Được cấp bởi TCFC (Termite control and fumigation company) địa chỉ 31B Hải Triều, Quận 1. Được khử trùng bằng phostoxin theo yêu cầu của bên mua. Sau khi công ty nộp đơn và đã được khử trùng. Công ty sẽ fax bill nháp để đơn vị khử trùng dựa vào đó làm làm chứng thư nháp. Nhân viên chứng từ sẽ đến kiểm tra chứng thư nháp đó nếu không có gì sai sót sẽ yêu cầu cấp chứng thư khử trùng gốc.

  • 2.8. Gửi bộ chứng từ.

  • Sau khi hoàn tất bộ chứng từ cách thức thanh toán sẽ tùy theo hình thức lựa chọn trong hợp đồng. Công ty thường sử dụng phương thức thanh toán là CAD vì đa số các đối tác của công ty là những công ty nước ngoài có đại văn phòng đại diện ở Việt Nam nên việc trình chứng từ rất thuận tiện. Ngay sau khi giao hàng xong và hoàn tất bộ chứng từ thanh toán, nhân viên chứng từ sẽ đem bộ chứng từ đến văn phòng đại diện của bên mua và lấy chữ ký xác nhận. Bên mua sẽ thanh toán theo 70% tiền hàng theo hóa đơn tạm tính. Số tiền còn lại sẽ thanh toán tiếp sau khi công ty fix giá theo thỏa thuận của hợp đồng.

  • Chương 3: Một số ý kiến đề xuất góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần XNK Intimex Hochiminh.

  • 3.1. Các giải pháp kiến nghị đối với công ty.

  • 3.1.1 Quá trình thu mua và chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu.

  • Tổ chức thu mua tận gốc sẽ cho phép công ty ổn định đầu vào, giảm thời gian thu mua, giảm chi phí dẫn đến giảm giá thành, vừa tăng sức cạnh tranh vừa tăng hiệu quả kinh doanh. Đễ làm được điều này công ty cần thực hiện những công việc sau:

  • - Phải tạo sự gắn kết với nông dân trồng cà phê ở những vùng trọng điểm (Daklak, Daknong, Kontum….) bằng cách hỗ trợ nông dân về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, kỷ thuật…. và ký hợp đồng thu mua nông sản của họ, làm như vậy chất lượng sẽ được đảm bảo hơn.

  • - Công ty nên xây dựng thêm một số chi nhánh nhằm trực tiếp trực tiếp thu mua cà phê từ các hộ nông dân, xây dựng thêm hệ thống kho bải riêng để có thể chủ động về nguồn hàng hóa đầu vào, tăng cường khả năng cạch tranh về giá so với các đối thủ khác.

  • - Ngoài ra công ty còn có thể tự trồng cà phê rồi xuất khẩu, theo hình thức sản xuất xuất khẩu, tuy nhiên đây là mục tiêu lớn, do đó để thực hiện cần phải sự nghiên cứu kỹ và cũng cần có thêm sự hỗ trợ của nhiều doanh nghiệp hoặc tổ chức.

  • - Xây dựng thêm kho dự trữ hàng xuất khẩu và nhà máy chế biến sản xuất vì số lượng hợp đồng và giá trị hợp đồng ngày càng gia tăng, đòi hỏi công ty cần phải có một lượng dự trử hàng hóa nhất định để đảm bảo cho việc thực hiện tốt các hợp đồng và đảm bảo cho chu kỳ kinh doanh của công ty được liên tục.

  • - Cần nâng cao thêm số lượng và chất lượng các nhân viên thu mua, vì vai trò của họ rất quan trọng, họ trực tiếp tham gia trong quá trình thu mua, tiếp xúc thường xuyên với người cung cấp, mặt khác do mặt hàng nông sản của công ty rất đa dạng nên đòi hỏi nhân viên thu mua phải có hiểu biết sâu rộng, có trình độ nghiệp vụ ngoại thương, cũng như có khả năng giao tiếp tốt. Do yêu cầu của công việc cao và việc làm cũng vất vã nên cần phải có chính xách khen thưởng và bồi dưỡng cho phù hợp.

  • 3.1.2. Duy trì và mở rộng thị trường.

  • Nhân lực: phòng kinh doanh xuất khẩu có một đội ngũ nhân viên với chất lượng cao, về phía giao nhận: toàn bộ là nam, con trẻ, năng động và có quan hệ tốt với hải quan cũng như các kho ngoại quan, nên việc nhập hàng vào kho hoặc thực hiện thủ tục xuất khẩu các anh đều làm rất nhanh. Phía chứng từ: các anh chị cũng rất năng động và chính xác trong công việc. Còn về sale thì các anh chị đều cò nhiều kinh nghiệm và khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ rất tốt. Về năng lực thì đã có, tuy nhiên theo em để công ty có thể phát triển mạnh hơn, và mở rộng quy mô hơn thì cần thêm nhiều nhân viên nửa để có thể tìm kiếm thêm những khách hàng mới, có thể thực hiện việc thanh toán bằng L/C đối với những khách hàng mới đó mà không sợ bị tranh chấp, đồng thời có thể đảm nhiệm luôn khả năng thuê tàu cũng như mua bảo hiểm, góp phần làm tăng cao lợi nhuận cho công ty cũng nhu nâng cao khả năng cạch tranh.

  • Khách hàng:

  • - Cần mở rộng thêm đối tác, tìm kiếm thêm khách hàng là những công ty trực tiếp chế biến trên cà phê của công ty cung cấp. Như vậy kên phân phối của công ty sẽ được mở rộng tạo điều kiện đa dạng hóa sảng phẩm cà phê xuất khẩu trong tương lai.

  • - Sử dụng các công cụ chiết khấu và giảm giá hợp lý cho những khách hàng làm ăn lâu dài hoặc mua với số lượng lớn.

  • - Cần khai thác triệt để mối quan hệ bạn hàng có được theo tinh thần hai bên cùng có lợi như: hàng đổi hàng, trao đổi bù trừ, bồi hoàn, đối lưu ….

  • - Nên xây dựng các văn phòng đại diện ở các thị trường chủ lực của công ty nhằm nâng cao số lượng hợp đồng xuất khẩu trực tiếp, cũng như nâng cao số lượng của mỗi lô hàng.

  • - Tùy từng thị trường mà loại hàng và chất lượng cà phê sẽ được đòi hỏi khác nhau như: cà phê nhân, cà phê bột, cà phê ran, cà phê dạng tinh chế. Do đó công ty nên đầu tư thêm máy móc, công nghệ chế biến cà phê hiện đại để đáp ứng tốt các yêu cầu đó. Đồng thời cũng giúp gia tăng giá trị kinh tế của cà phê xuất khẩu.

  • 3.1.3. Nâng cao giá trị gia tăng cho cà phê xuất khẩu.

  • - Sản phẩm cà phê đang được công ty bán cho khách hàng với các tiêu chuẩn chất lượng cũ, mà bây giờ thế giới không áp dụng nữa. Khách hàng ngoại là các nhà nhập khẩu trung gian rất thích mua theo kiểu này, vì họ sẽ đạt được lợi lớn từ việt ép giá trừ lùi và trên lệch giá sau khi tiến hành các cơ chế để đạt các tiêu chuẩn trên thị trường. Do đó cần củng cố chất lượng sản phẩm cà phê xuất khẩu thông qua các biện pháp quản lý kỹ thuật đồng bộ, quản lý cây trồng tổng hợp, thực hiện chế biến tốt….

  • - Trong quá trình vận chuyển và bảo quản chất lượng cà phê cũng rất dể bị ảnh hưởng, Do đó công ty củng cần phải coi trọng vấn đề này.

  • - Việc kêu gọi nhà nước hỗ trợ vốn chỉ là hình thức chửa cháy tức thời, công ty cần liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau lại để tạo một thị trường thống nhất, phối hợp tạo nên mức giá có lợi cho ta nhất, tránh tình trạng các các doanh nghiệp vì muốn ký được hợp đồng mà đã hạ giá quá thấp làm ảnh hưởng một cách không lành mạnh tới các doanh nghiệp khác, và làm cho giá cà phê có thể đi xuống.

  • 3.1.4. Phương thức thanh toán.

  • Như đã nói ở trên, công ty muốn phát triển, muốn mỡ rộng thì đòi hỏi cần phải tìm kiếm và mua bán với nhiều khách hàng mới. Và khi đó phương thức thanh toán chủ yếu là CAD mà công ty đang áp dụng sẽ không còn phù hợp nửa. Công ty nên tạo điều kiện cho nhân viên trong công ty nâng cao nghiệp vụ trong phương thức thanh toán bằng L/C, để tránh những tranh chấp cũng như bảo vệ quyền lợi của công ty khi phát sinh tranh chấp với những khách hàng mới này.

  • Trong phương thức thanh toán CAD công ty cần phải cẩn thận hơn trong khi áp dụng với khách hàng, vì công ty không yêu cầu ký quỹ, đồng thời trong quá trình gửi bộ chứng từ thanh toán cũng không đảm bảo được khả năng được thanh toán của khách hàng. Do đó việc khách hàng nhận bộ chứng từ và không thanh toán tiền hàng là điều có thể xảy ra.

  • 3.1.5. Phương thức giao hàng.

  • Để có thể thay thế điều kiện giao hàng từ FOB sang CIF công ty cần nâng cao tiềm lực và mối quan hệ với các hãng tàu, các công ty bảo hiểm để có thể ký kết hợp đồng vận tải, bảo hiểm với giá cước rẻ, an toàn để nâng cao vị thế cạnh tranh cũng như mang lại lợi ích kinh tế cho công ty nói riêng và một phần giúp cho đội tàu cũng như các công ty bảo hiểm ở Việt Nam có cơ hội phát triển

  • 3.2. Các giải pháp kiến nghị đối với nhà nước.

  • Hiện nay Việt Nam đã là thành viên của WTO, viêc xuất khẩu hay nhập khẩu đều cũng phải thực hiện đúng theo quy định của tổ chức. Do đó, việc giúp đỡ trực tiếp cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp cà phê nói riêng trong quá trình thực hiện thương mại với các nước là không thể. Tuy nhiên, nếu nhà nước có những biện pháp giúp các doanh nghiệp một cách gián tiếp thì sẽ là một động lực thúc đẩy rất lớn cho các doanh nghiệp cà phê trong việc xuất khẩu, cũng như cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

  • - Mọi người chỉ biết đến Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới, nhưng về chất lượng thì không phải là tốt nhất. Nhà nước cần có những chính sách giúp tạo dựng thương hiệu nổi tiếng cho người yêu cà phê. Cần tiến hành nghiên cứu thêm các giống cà phê có năng xuất cao, chống chịu sâu bệnh tốt.

  • - Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc gắn kết người trồng, người sản xuất và kinh doanh.

  • - Hỗ trợ trong việc vay vốn, vốn là vấn đề rất quan trọng với các doanh nghiệp, đặt biệt hơn với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê. Nhờ có vốn ta có thể mua găm hàng chờ giá lên, hoặc mua thêm các máy móc thiết bị hiện đại để chế biến cà phê với chất lượng cao hơn thay cho xuất khẩu hàng thô chưa chế biến:

  • + Giảm bớt thủ tục vay vốn.

  • + Khuyến khích các doanh nghiệp huy động vốn thông qua việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu.

  • + Cần ưu đãi hơn về lãi xuất cho vay cho các doanh nghiệp có triển vọng phát triển và kinh doanh có hiệu quả.

  • - Thành lập quỹ hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu cà phê: Quỹ này có thể được xây dựng từ một phần lợi nhuận xuất khẩu khi được giá hoặc cả người sản xuất và kinh doanh đóng bảo hiểm để lập quỹ. Quỹ sẽ hỗ trợ khi thị trường xảy ra những biến động bất lợi cho người sản xuất và kinh doanh. Tránh tình trạng mất giá thì chặt phá, được giá thì trồng nhiều

  • - Tình trạng nhận tiền bồi dưỡng của doanh nghiệp tuy có đỡ hơn nhưng vẫn còn là ghánh nặng cho chi phí giao nhận hàng hóa. Vì vậy nên thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra nhân viên ngành, xử phạt thích đáng những đối tượng vi phạm.

  • - Yêu cầu nhân viên hải quan thực hiện đúng những quy định về thời gian làm việc và thực hiện nghiêm túc việc giải đáp thắc mắc cho các doanh nghiệp.

Nội dung

Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Intimex ( Intimex Hochiminh) tiền thân là chi nhánh Công ty Xuất nhập khẩu Intimex tại TPHCM được thành lập từ tháng 9 năm 1995. Từ chỗ chỉ là một chi nhánh nhỏ nhưng sau hơn một thập niên xây dựng và phát triển, Intimex Hochiminh bước vào hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần từ ngày 01 tháng 07 năm 2006 và đang quản lý 7 chi nhánh ở Bình Dương, Tây Ninh, Buôn Ma Thuộc, Nha Trang, Hà Nội, Cần Thơ và Mỹ Phước. Khoảng thời gian chưa đầy 14 năm vừa xây dựng vừa phát triển đối với một doanh nghiệp chưa phải là dài nhưng Intimex Hochiminh đã tạo dựng cho mình được một chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường, uy tín, thương hiệu Intimex cũng dần được khẳng định trên thị trường trong nước và trên thế giới. Trong chiến lược dài hạn Intimex sẽ tiếp tục đưa thương hiệu của mình ngày càng vươn xa đến tầm quốc tế bằng cách mở rộng thị trường đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh xuất nhập khấu, phát triển thêm các chi nhánh, mở rộng nhanh hệ thống bán buôn, bán lẽ, tăng cường hợp tác đầu tư ra nước ngoài.

Ngày đăng: 09/07/2021, 06:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w