1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan điểm của chủ nghĩa mác - lênin về dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, quá trình thực hiện dân chủ ở trường ta hiện nay

21 181 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 757,43 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, Q

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ



QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ DÂN CHỦ XÃ HỘI

CHỦ NGHĨA VÀ XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, QUÁ TRÌNH THỰC

HIỆN DÂN CHỦ Ở TRƯỜNG TA HIỆN NAY

Tiểu luận cuối kỳ Môn học: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Trang 2

Họ tên sinh viên thực hiện đề tài:

1 Cao Văn Đức Hiền - 19344030

2 Cao Minh Quang - 19344035

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích của đề tài 1

3 Mục tiêu và nhiệm vụ đề tài 1

3.1 Mục tiêu 1

3.2 Nhiệm vụ 1

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp thực hiện 2

PHẦN NỘI DUNG 2

Chương 1: Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 2

1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về dân chủ xã hội chủ nghĩa 2

1.1.1 Quyền làm chủ của nhân dân 2

1.1.2 Bản chất giai cấp của vấn đề dân chủ 4

1.1.3 Nguyên tắc tập trung dân chủ 4

1.1.4 Sự thống nhất biện chứng giữa dân chủ và chủ nghĩa xã hội 6

1.2 Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 6

1.2.1 Khái niệm nền dân chủ 6

1.2.2 Nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 7

1.2.3 Đặc trưng của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 7

1.2.4 Tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 8

Chương 2: Tìm hiểu,đánh giá quá trình thực hiện dân chủ ở trường ta hiện nay 10

2.1 Mục đích và nguyên tắc của việc thực hiện dân chủ trong nhà trường 10

2.1.1 Mục đích 10

2.1.2 Nguyên tắc 11

2.2 Trách nhiệm của nhà trường trong quá trình thực hiện dân chủ 11

2.3 Trách nhiệm của nhà giáo, cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện dân chủ 12

2.4 Những việc sinh viên, phụ huynh được biết và tham gia ý kiến trong quá trình thực hiện dân chủ ở trường 12

2.5 Giải pháp nhằm phát huy tốt dân chủ ở trường ta trong thời gian tới 12

PHẦN KẾT LUẬN 14

Trang 4

PHỤC LỤC 17

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Một trong những quan điểm nổi bật của chủ nghĩa Mác - Lênin là về vấn đề dân chủ và bản chất của chủ nghĩa xã hộiquan niệm về dân chủ và quan niệm đó

là việc thực thi quyền lực của nhân dân

Làm nổi bật bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa: Chính trị, kinh tế, tư tưởng văn hóa

Tính dân chủ của sinh viên trong môi trường Cao đẳng, Đại học

Thực tiễn cho thấy những giá trị của Chủ nghĩa Mác-Lênin đã khẳng định giá trị to lớn trong suốt các thời kỳ Để phát huy tối đa giá trị đó đòi hỏi về yếu tố con người, do đó trên mặt bằng chung, chúng ta chưa phát huy hết giá trị của nó Tinh thần dân chủ được đề cao tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, sinh viên luôn có quyền sắp xếp lịch học, thể hiện quan điểm,

ý kiến của mình trong các vấn đề của trường lớp Tuy nhiên sự rụt rè, không quan tâm, nên còn rất hạn chế về những ý kiến mang tính xây dựng ngay từ một số sinh viên, vì vậy nhiều vấn đề chưa được tối ưu

2 Mục đích của đề tài

Mục đích của đề tài là trình bày một cách có hệ thống giúp nắm vững những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và sự vận dụng những quan điểm,

tư tưởng ấy ở trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh hiện

Trang 6

Thứ nhất, hệ thống hóa, phân tích, những quan điểm của Mác-Lênin về

dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Thức hai, tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng nền dân nền

dân chủ ở trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh hiện

nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng của đề tài là những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về

dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và quá trình

thực hiện dân chủ ở trường ta hiện nay

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là chỉ nghiên cứu những quan điểm của chủ

nghĩa Mác - Lênin về dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và tìm hiểu thực trạng quá trình thực hiện dân chủ ở trường ta hiện

nay

5 Phương pháp thực hiện

Một là phương pháp luận của đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương

pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

Hai là đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, phương pháp logic – lịch sử, phân tích tổng hợp và

phương pháp xử lý tài liệu

Trang 7

tổ chức nhà nước của giai cấp cho những cầm quyền, là một trong những nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội Dân chủ có thể hiểu là một giá trị

xã hội phản ánh những quyền cơ bản của con người, là một hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền, có quá trình ra đời, phát triển cùng với lịch sử xã hội nhân loại

Theo quan điểm Mác-Lênin, về phương diện quyền lực, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân làm chủ nhà nước, là quyền cơ bản nhất của nhân dân, quyền lực nhà nước thuộc sở hữu của nhân dân, của xã hội, bộ máy nhà nước phải vì nhân dân, vì xã hội mà phục vụ

Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân chủ thể hiện ở những quan điểm sau

Chủ nghĩa Mác – Lênin kế thừa những nhân tố hợp lý, những hoạt động thực tiễn và nhận thức của nhân loại về dân chủ Đặc biệt tán thành quan điểm: Dân chủ là một nhu cầu khác quan của nhân dân lao động, dân chủ là quyền lực thuộc

về nhân dân

Khi xã hội có giai cấp và nhà nước – tức là một chế độ dân chủ thể hiện chủ yếu qua nhà nước thì khi đó không có dân chủ chung chung, phi giai cấp, siêu giai cấp,

“ dân chủ thuần túy” Trái lại, mỗi chế độ dân chủ gắn liền với nhà nước đều mang bản chất giai cấp thống trị xã hội Nên dân chủ trong xã hội có giai cấp nó mang tính giai cấp, gắn liền với các giai cấp đã thiết lập nên nền dân chủ đó, như: Dân chủ nô lệ, dân chủ tư sản, dân chủ vô sản Do đó, từ khi có chế độ dân chủ thì dân chủ luôn luôn tồn tại với tư cách một phạm trù lịch sử, phạm trù chính trị

Từ khi có nhà nước dân chủ, thì dân chủ còn với ý nghĩa là một hình thức nhà nước, trong đó chế độ bầu cử, bãi miễn các thành viên của nhà nước, có quản

lý xã hội theo pháp luật nhà nước và thừa nhận ở nước đó “quyền lực thuộc về nhân dân” gắn liền với một hệ thống chuyên chính của giai cấp thống trị xã hội Với một chế độ dân chủ và nhà nước tương ứng đều do một giai cấp thống trị cầm quyền chi phối tất cả các lĩnh vực của toàn xã hội, do vậy, tính giai cấp

Trang 8

thống trị cũng gắn liền và chi phối tính dân tộc, tính chính trị, kinh tế, văn hóa, XH…ở mỗi quốc gia, dân tộc cụ thể

1.1.2 Bản chất giai cấp của vấn đề dân chủ

Chế độ xã hội và trong lĩnh vực chính trị thì dân chủ là một hình thức hay hình thái nhà nước là chính thể dân chủ hay chế độ dân chủ Bản chất giai cấp của dân chủ là một chế độ mà ở đó dân chủ được hiểu là toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân Từ đó trở thành mục tiêu của sự phát triển xã hội, được thực hiện trong các lĩnh vực của đời sống xã hội Được thiết lập sau khi giai cấp công nhân giành được chính quyền về tay của mình và nhân dân lao động thông qua cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và cuộc cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân

Dân chủ mang bản chất của giai cấp công nhân Có sự thống nhất giữa tính giai cấp công nhân với tính dân tộc, tính nhân dân, do lợi ích của giai cấp công nhân phù hợp với lợi ích của giai cấp dân tộc, cũng như của đại đa số nhân dân lao động

1.1.3 Nguyên tắc tập trung dân chủ

Về việc tổ chức và quản lý xã hội thì dân chủ là một nguyên tắc - nguyên tắc dân chủ Nguyên tắc này tập trung để hình thành nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và quản lý xã hội

Bản chất của chế độ tập trung dân chủ là sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa

sự thống nhất, sự lãnh đạo, chỉ đạo mới tính nhất quán về mục tiêu với tính phong phú, đa dạng về hình thức, phương thức để thực hiện sự lãnh đạo thống nhất nhằm mục tiêu chung

Nội dung của nguyên tắc “tập trung dân chủ” được Lênin nêu trong luận cương trình bày tại Đại hội IV (Đại hội thống nhất) của Đảng công nhân dân chủ

xã hội Nga Lênin trình bày rõ nguyên tắc tập trung dân chủ và coi đây là “một nhiệm vụ quan trọng, nghiêm túc và vô cùng trọng đại” với nội dung như sau

Một là, Tổ chức cơ sở đảng trở thành hạt nhân tổ chức cơ bản của Đảng Hai là, Tất cả các cơ quan cấp trên đều thực sự được bầu ra, có trách nhiệm báo cáo công tác và có thể bị bãi miễn

Trang 9

Tổ chức đảng là tổ chức của những công nhân dân chủ - xã hội giác ngộ

và sinh hoạt độc lập

Ba là, Phải thực hiện bằng được chế độ tự trị của mọi tổ chức đảng Bốn là, Cần xóa bỏ và xóa bỏ bằng được sự tranh giành địa bàn, sự lo

sợ “phái” khác

Năm là, Thống nhất về tổ chức, đồng thời có sự đấu tranh thuần túy về

tư tưởng giữa các trào lưu tư tưởng dân chủ-xã hội khác nhau trong nội

bộ các tổ chức

Sáu là, Xác định rõ rệt nguyên nhân tranh luận giữa các trào lưu tư tưởng trong đảng là điều kiện cần thiết để phát triển một cách lành mạnh, để giáo dục giai cấp công nhân và tránh được sự sai lầm về đường lối Bảy là, Trong sinh hoạt tư tưởng, phải chỉ ra vấn đề nào đã được thống nhất, vấn đề nào còn bất đồng và còn bất đồng đến mức nào Bỏ thói quen sinh hoạt theo lối tiểu cũ

Tám là, Cung cấp cho đảng viên đầy đủ tài liệu về sinh hoạt của đảng để đảng viên có thể độc lập nghiên cứu những sự bất đồng trong quá trình

ra các nghị quyết của đảng

Chín là, Thảo luận hết sức rộng rãi những quyết định của đại hội, đảng viên phải có thái độ hoàn toàn tự giác và có tính chất phê phán đối với những nghị quyết của đảng Thông qua thảo luận, báo chí, sinh hoạt ở tiểu tổ… tạo điều kiện cho đảng viên và các tổ chức công nhân hiểu mọi tình hình và nói lên được sự đồng tình hay phản đối của mình đối với vấn đề này hay vấn đề kia

Thống nhất giữa hai mặt tập trung và dân chủ là vấn đề có tính nguyên tắc, trong các điều kiện khác nhau sẽ được vận dụng khác nhau mặc dù vậy chỉ nên hiểu rằng đây là một nguyên tắc-nguyên tắc tập trung có tính dân chủ Không thể tập trung mà không có dân chủ, không qua dân chủ, không bằng các cách thức dân chủ Nói cách khác đây là nguyên tắc “dân chủ được tập trung lại” không nên

Trang 10

hiểu đây là hai nguyên tắc kết hợp với nhau đi đến tùy tiện tăng cường tính tập trung hoặc hạn chế dân chủ, làm vậy sẽ tổn hại đến chất lượng hoạt động của đảng

1.1.4 Sự thống nhất biện chứng giữa dân chủ và chủ nghĩa xã hội

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã khẳng định: đấu tranh cho dân chủ là một quá trình lâu dài và không thể dừng lại ở dân chủ tư sản sự tất yếu diễn ra và thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa cũng là sự tất yếu ra đời của một nền dân chủ mới – dân chủ xã hội chủ nghĩa Quá trình đó gắn liền với quá trình ra đời của chủ nghĩa xã hội

Sự hình thành dân chủ xã hội chủ nghĩa đánh dấu bước phát triển mới về chất của dân chủ Lần đầu tiên trong lịch sử, đã hình thành chế độ dân chủ cho tuyệt đại đa số nhân dân

Sự hình thành và phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một quá trình lâu dài Cách mạng xã hội chủ nghĩa tạo ra những điều kiện cần thiết để giải phóng quần chúng nhân dân lao động, để mở rộng dân chủ vì trên cơ sở đó cách mạng

xã hội chủ nghĩa cũng lôi cuốn nhân dân lao động vào công cuộc cải tạo xã hội, xây dựng nền dân chủ

Do đó, dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa và dân chủ xã hội chủ nghĩa sẽ được hình thành, phát triển dần dần, vững bước phù hợp với quá trình phát triển của kinh tế, chính trị và văn hóa, xã hội

1.2 Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

1.2.1 Khái niệm nền dân chủ

Với tư cách là một hình thái nhà nước, một chế độ chính trị thì có ba nền dân chủ Nền dân chủ nô, gắn với chiếm hữu nô lệ, nền dân chủ tư sản, gắn với chế độ tư bản chủ nghĩa, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, gắn với chế độ xã hội chủ nghĩa

Nền dân chủ hay chế độ dân chủ là hình thái dân chủ gắn với bản chất, tính chất của nhà nước, là trạng thái được xác định trong những điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội có giai cấp Nền dân chủ do giai cấp thống trị đặt ra, được thể chế

Trang 11

hóa bằng pháp luật và thực thi trong xã hội theo mục tiêu thực hiện quyền lực cai trị (quản lý, điều khiển, kiểm soát, xã hội) thực sự thuộc về nhân dân lao động

1.2.2 Nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Quá trình phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa bắt đầu từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện Trong đó có sự kế thừa những giá trị của nền dân chủ trước đó, đồng thời bổ sung và làm sâu sắc thêm những giá trị của nền dân chủ mới

Nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là không ngừng mở rộng dân chủ, nâng cao mức độ giải phóng cho những người lao động, thu hút họ tham gia tự giác vào công việc quản lý nhà nước quản lý xã hội Càng hoàn thiện

và mở rộng dân chủ đối với nhân dân bao nhiêu thì tính chính trị của dân chủ sẽ mất đi Tuy nhiên đây là quá trình lâu dài, khi xã hội đạt đến trình độ rất cao, xã hội không còn phân chia giai cấp, đó là xã hội cộng sản chủ nghĩa đạt mức độ hoàn thiện, khi đó tư cách chế độ nhà nước cũng không còn nữa Tuy nhiên cần lưu ý rằng, cho đến nay, sự ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa chỉ mới ra đời trong thời gian ngắn

1.2.3 Đặc trưng của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Một là, với tư cách là chế độ nhà nước được sáng tạo bởi quần chúng nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, dân chủ xã hội chủ nghĩa bảo đảm mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân Nhà nước xã hội chủ nghĩa là thiết chế chủ yếu thực thi dân chủ do giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua chính đảng của nó Nhà nước bảo đảm thỏa mãn ngày càng cao các nhu cầu và lợi ích của nhân dân, trong đó có lợi ích của giai cấp công nhân Đây chính là đặc trưng bản chất chính trị của dân chủ xã hội chủ nghĩa Điều đó cho thấy, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc

Hai là, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội Chế độ sở hữu đó phù hợp với quá

Trang 12

trình xã hội hóa ngày càng cao của sản xuất nhằm thỏa mãn nhu cầu không ngừng tăng lên về vật chất và tinh thần của tất cả quần chúng nhân dân lao động Đây là đặc trưng kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Đặc trưng này được hình thành và bộc lộ ngày càng đầy đủ cùng với quá trình hình thành và hoàn thiện của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Đó là quá trình cải tạo và xây dựng lâu dài kể từ khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cho đến khi chủ nghĩa xã hội thực

sự trưởng thành

Ba là, trên cơ sở của sự kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích của toàn xã hội (do nhà nước của giai cấp công nhân đại diện), nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có sức động viên, thu hút mọi tiềm năng sáng tạo, tính tích cực xã hội của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, tất cả các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể và mọi công dân đều được tham gia vào công việc của nhà nước (bằng thảo luận, góp ý kiến xây dựng chính sách, hiến pháp, pháp luật ) Mọi công nhân đều được bầu cử, ứng cử và

đề cử vào các cơ quan nhà nước các cấp

Bốn là, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cần có và phải có những điều kiện tồn tại với tư cách là một nền dân chủ rộng rãi nhất trong lịch sử nhưng vẫn là nền dân chủ mang tính giai cấp Thực hiện dân chủ rộng rãi với đông đảo quần chúng nhân dân, đồng thời hạn chế dân chủ và thực hiện trấn áp thiểu số những thế lực phản động chống phá chủ nghĩa xã hội Trong nền dân chủ đó, chuyên chính và dân chủ là hai mặt, hai yếu tố quy định lẫn nhau, tác động, bổ sung cho nhau Đây chính là chuyên chính kiểu mới và dân chủ theo lối mới trong lịch sử

Năm là, nếu dân chủ xã hội chủ nghĩa không ngừng được mở rộng cùng với

sự phát triển kinh tế, xã hội, hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế hoạt động và trình độ dân trí

1.2.4 Tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là quá trình tất yếu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin

Ngày đăng: 08/07/2021, 01:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w