Tiểu luận làm rõ quan điểm của triết học Mác Lê nin về con người và vận dụng vào nước taMỞ ĐẦUPhát triển con người là mục tiêu cao cả nhất của toàn nhân loại. Đây cũng là quốc sách hàng đầu trong công cuộc xây dựng nước ta thành một nước giàu đẹp, văn minh. Trong thời kỳ hiện nay có không ít các tư tưởng khác nhau về sự nghiệp phát triển Con người Việt Nam. Mỗi người có nhận thức và đi theo con đường riêng để phát triển bản thân. Có những người đi tìm khả năng phát triển trong chủ nghĩa tư bản. Không ít người trở về phục sinh và tìm sự hoàn thiện Con người trong các tôn giáo và hệ tư tưởng truyền thống. Tuy nhiên khi nhìn nhận một cách khách quan chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng trong quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về sự nghiệp phát triển Con người.Vận dụng một cách sáng tạo những quan điểm của Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Con người, Đảng ta trong thời kỳ đổi mới đã hết sức coi trọng vấn đề con người và chiến lược phát triển Con người, đặt Con người ở trung tâm của mọi sự phát triển. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên một luận điểm có tính nền tảng của chiến lược con người trong sự nghiệp đổi mới hiện nay: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Báo cáo Chính trị Đại hội XII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển con người Việt Nam: “Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”. Vậy quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người như thế nào? Vấn đề xây dựng con người mới Việt Nam xã hội chủ nghĩa và của Quân đôi trong giai đoạn hiện nay ra sao?
Trang 1MỞ ĐẦU
Phát triển con người là mục tiêu cao cả nhất của toàn nhân loại Đây cũng
là quốc sách hàng đầu trong công cuộc xây dựng nước ta thành một nước giàuđẹp, văn minh Trong thời kỳ hiện nay có không ít các tư tưởng khác nhau về sựnghiệp phát triển Con người Việt Nam Mỗi người có nhận thức và đi theo conđường riêng để phát triển bản thân Có những người đi tìm khả năng phát triểntrong chủ nghĩa tư bản Không ít người trở về phục sinh và tìm sự hoàn thiệnCon người trong các tôn giáo và hệ tư tưởng truyền thống Tuy nhiên khi nhìnnhận một cách khách quan chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng trongquan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự nghiệp phát triển Con người
Vận dụng một cách sáng tạo những quan điểm của Mác - Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh về Con người, Đảng ta trong thời kỳ đổi mới đã hết sức coitrọng vấn đề con người và chiến lược phát triển Con người, đặt Con người ởtrung tâm của mọi sự phát triển Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên một luậnđiểm có tính nền tảng của chiến lược con người trong sự nghiệp đổi mới hiện
nay: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa” Báo cáo Chính trị Đại hội XII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển con người Việt Nam: “Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” Vậy quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về con
người như thế nào? Vấn đề xây dựng con người mới Việt Nam xã hội chủ nghĩa
và của Quân đôi trong giai đoạn hiện nay ra sao?
NỘI DUNG
I LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI
1 Quan điểm của các nhà triết học trước Mác về con người.
Có thể nói vấn đề con người là một trong những vấn đề quan trọng nhấtcủa thế giới từ trước đến nay Đó là vấn đề luôn được các nhà khoa học các nhà
Trang 2nghiên cứu phân tích một cách sâu sắc nhất Đặc biệt, đối với Triết học, conngười là đối tượng nghiên cứu của mọi trào lưu triết học Các học thuyết triếthọc từ thời cổ đại cho đến nay đã đặt ra và tìm cách lí giải bằng nhiều cách khácnhau về những vấn đề chung nhất, cơ bản nhất của con người Triết học Mác –Lênin là triết hoc xuất phát từ con người và vì con người Thực chất, chủ nghĩaMác – Lênin nói chung và triết học Mác – Lênin nói riêng là học thuyết giảiphóng con người, vì sự phát triển toàn diện của con người.
Khi đề cập đến con người, các nhà triết học tự hỏi: Thực chất con người là
gì và để tìm cách trả lời câu hỏi đó phải giải quyết hàng loạt mâu thuẫn trongchính con người Khi phân tích các nhà triết học cổ đại coi con người là một tiểu
vũ trụ, là một thực thể nhỏ bé trong thế giời rộng lớn, bản chất con người là bảnchất vũ trụ Con người là vật cao quý nhất trong trời đất, là chúa tể của muônloài, chỉ đứng sau thần linh Con người được chia làm hai phần là phần xác vàphần hồn Chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo cho rằng phần hồn là do thượng đếsinh ra, quy định chi phối mọi hoạt động của phần xác, linh hồn con người tồntại mãi mãi Chủ nghĩa duy vật thì ngược lại, họ cho rằng phần xác quyết định
và chi phối phần hồn, không có linh hồn nào là bất tử Quá trình nhận thức đókhông ngừng được phát hiện Càng ngày các nhà triết học tìm ra bản chất conngười và không ngừng khắc phục lý luận trước đó
Triết học thế kỷ XV- XVIII phát triển quan điểm triết học về con ngườitrên cơ sở khoa học tự nhiên đã khắc phục và bắt đầu phát triển Chủ nghĩa duyvật máy móc coi con người như một bộ máy vận động theo quy luật cổ Chủnghĩa duy tâm chủ quan và thuyết không thể biết một mặt coi cái tôi và cảm giáccủa cái tôi là trung tâm sáng tạo ra cái không tôi, mặt khác cho rằng cái tôikhông thể vượt quá cảm giác của mình nên nó nhỏ bé phụ thuộc vào đấng tốicao Các nhà triết học một mặt đề cao vai trò sáng tạo của lý tính người, mặtkhác coi con người là sản phẩm của tự nhiên, hoàn cảnh
Các nhà triết học cổ điển đức từ Canto đến Heghen đã phát triển quan điểm
về con người theo hướng chủ nghĩa duy tâm Heghen quan niệm con người là
Trang 3hiện thân của ý niệm tuyệt đối do đó đời sống của con người chỉ được xem xét
về mặt tinh thần Song, ông cũng là người đầu tiên xem xét cơ chế hoạt độngcủa đời sống tinh thần mà phát hiện ra sự phát triển của đời sống tinh thần cánhân Đồng thời ông cũng nghiên cứu bản chất quá trình tư duy khái quát cácquy luật cơ bản của quá trình đó Sau khi đoạn tuyệt với chủ nghĩa duy tâmHeghen, Phơ Bách đã phê phán tính siêu tự nhiên, phi thể xác trong quan niệmtriết học Heghen, ông quan niệm con người là sản phẩm của tự nhiên, là conngười sinh học trực quan Ông đã sử dụng thành tựu của khoa học tự nhiên đểchứng minh mối liên hệ không thể chia cắt của tư duy với những quá trình vậtchất diễn ra trong cơ thể con người Nhưng khi giải thích mối quan hệ của conngười với cộng đồng ông lại rơi vào lập trường của chủ nghĩa duy tâm
Nhìn chung trước Mác có rất nhiều các nhà triết học cả phương Đông vàphương Tây đề cập đến vấn đề con người Tuy nhiên dù đứng trên nền tảng thếgiới quan duy tâm, nhị nguyên luận hoặc duy vật siêu hình, các quan niệm củacác nhà triết học trước Mác đều không phản ánh được đúng bản chất con người.Các quan điểm đó có những hạn chế là tuyệt đối hóa phần linh hồn thành conngười trừu tượng, tự ý thức hay tuyệt đối hóa phần xác thành con người trừutượng sinh học, ngoài ra chưa ý thức được đầy đủ bản chất của xã hội conngười Tuy vậy một số trường phái vẫn đạt được những thành tựu trong việcphân tích, quan sát con người, đề cao lý tính, xác lập các giá trị về nhân bản học
để hướng con người tới tự do Đó là tiền đề hình thành tư tưởng về con ngườicủa triết học Mác – Lênin
2 Quan điểm của triết học Mác –Lênin về con người.
Trên cơ sở quan điểm duy vật biện chứng về lịch sử xã hội và về conngười, triết học Mác – Lênin đã đem lại một quan niệm hoàn chỉnh về conngười Theo quan điểm chung nhất, con người là thực thể sinh học xã hội
Con người là một sinh vật có tính xã hội, vừa là sản phẩm cao nhất trongquá trình tiến hóa của tự nhiên và lịch sử xã hội, vừa là chủ thể sáng tạo mọi
Trang 4thành tựu văn hóa trên Trái đất Từ quan điểm của triết học Mác – Lênin, có thểhiểu về con người trên các nôi dung cơ bản sau:
* Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội.
Kế thừa các quan điểm tiến bộ trong lịch sử triết học, dựa trên những thànhtựu của khoa học tự nhiên, trực tiếp là thuyết tiến hóa và thuyết tế bào, triết họcMác khẳng định con người vừa là sản phẩm hoạt động của chính bản thân conngười Con người là thực thể thống nhất giữa các yếu tố sinh vật và xã hội
Là thực thể sinh vật, vì con người dù phát triển đến đâu cũng là một
động vật Ph Ăngghen khẳng định: “Bản thân cái sự kiện là con người từ loài động vật mà ra, cũng đã quyết định việc con người không bao giờ hoàn toàn thoát ly khỏi những đặc tính vốn có của con vật” Do đó, bản tính tự nhiên của
con người bao hàm trong nó tất cả bản tính sinh học, tính loài của nó Yếu tốsinh học trong con người là điều kiện đầu tiên quy định sự tồn tại của con người
Vì vậy, có thể nói: Giới tự nhiên là "thân thể vô cơ của con người", con người là
một bộ phận của tự nhiên, là kết quả của quá trình phát triển và tiến hóa lâu dàicủa môi trường tự nhiên Tuy nhiên, con người khác với động vật vì con ngườicòn là một thực thể xã hội
Là thực thể xã hội vì các hoạt động xã hội, trước hết và quan trọng nhất là
hoạt động lao động sản xuất ra của cải vật chất "Có thể phân biệt con người với súc vật, bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì cũng được Bản thân con người bắt đầu bằng sự tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình – đó là một bước tiến do tổ chức
cơ thể của con người quy định Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình".
Thông qua hoạt động sản xuất vật chất, con người đã làm thay đổi, cải biến
giới tự nhiên: "Con vật chỉ sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên".
Tính xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất, qua
đó, con người sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, hình thành và phát triển ngôn ngữ
Trang 5và tư duy, xác lập quan hệ xã hội Theo Mác, xã hội suy cho cùng là sản phẩm của sự tácđộng qua lại giữa những con người Con người tạo ra xã hội, là thành viên của xã hội.Như vậy con người là một thực thể sinh vật- xã hội Thực thể sinh vật vàthực thể con người không tách khỏi nhau, trong đó, mặt sinh học là cơ sở tất yếu
tự nhiên của con người, còn mặt xã hội là đặc trưng bản chất để phân biệt conngườ với loài vật, thực thể sinh vật là tiền đề mà cái trên cái tiền đề đó thực thể
xã hội tồn tại và phát triển
* Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội.
Sự tổng hòa các mới quan hệ xã hội là trong cuộc sống hiện thực thông quacác quan hệ xã hội cụ thể như quan hệ với gia đình, anh em, bạn bè, giai cấp,cộng đồng, Các quan hệ này tác động vào bản thân mỗi người theo nhữngchiều hướng khác nhau, ở những mức độ khác nhau, từ đó mà định hình pháttriển nhân cách con người
Luận điểm của Mác coi "Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan
hệ xã hội", Mác hoàn toàn không có ý phủ nhận vai trò của các yếu tố và đặc
điểm sinh học của con người, ông chỉ đối lập với luận điểm coi con người đơnthuần như một phần của giới tự nhiên, bỏ qua, không nói gì đến mặt xã hội củacon người Khi xác định bản chất của con người trước hết Mác nêu bật cáichung, cái không thể thiếu và có tính chất quyết định làm cho con người trở
thành một con người Sau, khi nói đến "Sự định hướng hợp lý về mặt sinh học",
Lênin cũng chỉ bác bỏ các yếu tố xã hội tường xuyên tác động và ảnh hưởng tolớn đối với bản chất và sự phát triển của con người Chính Lênin cũng đã khôngtán thành quan điểm cho rằng mọi người đều ngang nhau về mặt sinh học
Con người sở dĩ trở thành người là nhờ vào hoạt động thực tiễn xã hội, màtrước hết là lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ - đó là hai sức kíchthích chủ yếu để biến vượn người trở thành con người hiện thực (Ph.Ăngghen).chính trong quá trình lao động sản xuất, con người có quan hệ với tự nhiên (thểhiện ở lực lượng sản xuất) và quan hệ với nhau (thể hiện ở quan hệ sản xuất)
Trang 6C.Mác viết: "Trong sản xuất, người ta không chỉ quan hệ với giới tự nhiên Người ta không thể sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoạt động với nhau Muốn sản xuất được, người ta phải có quan hệ của họ với giới tự nhiên, tức là việc sản xuất, chỉ những mối liên hệ và quan hệ nhất định với nhau" Hơn nữa, mỗi con người,
mỗi thế hệ ra đời không thể tự chọn cho mình những mối quan hệ theo ý muốn,
và dù muốn dù không cũng phải gia nhập vào những quan hệ đã có, đồng thời
trở thành "cái mang những quan hệ xã hội ấy" (C.Mác) Chính vì vậy, trong đời sống thực tiễn, con người không thể hiện như là thực thể "sinh vật" mà bộc lộ là
thực thể xã hội, hơn nữa là thực thể xã hội sống động với muôn vàn những quan
hệ xã hội phong phú, đan xen và tác động biện chứng với nhau Với tất cả ý
nghĩa đó, C.Mác nhấn mạnh: "bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội"
Như vậy tất cả các quan hệ xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa, pháp quyền,dân tộc, đạo đức, tôn giáo, hôn nhân, gia đình, ) đều góp phần tạo nên bản chất
và biểu hiện bản chất của con người
Thứ nhất, xét theo thời gian, đó là những quan hệ quá khứ, quan hệ hiện tại và
quan hệ tương lai, trong đó quan hệ hiện tại (suy đến cùng) giữ vai trò quyết định
Thứ hai, xét theo loại quan hệ, đó là những quan hệ vật chất và quan hệ
tinh thần, trong đó quan hệ vật chất (suy đến cùng) giữ vai trò quyết định
Thứ ba, xét theo tính chất, đó là những quan hệ trực tiếp và gián tiếp, tất
nhiên và ngẫu nhiên, trong đó những quan hệ trực tiếp, tất nhiên (suy đến cùng)giữ vai trò quyết định
Thứ tư, xét theo hình thức cụ thể, đó là những quan hệ (tình cảm, hôn nhân,
gia đình, kinh tế, chính trị, văn hóa, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, ), trong đó,những quan hệ kinh tế (suy đến cùng) giữ vai trò quyết định Trong quan hệ thìquan hệ sở hữu tư liệu sản xuất giữ vai trò chủ đạo
Trang 7Tóm lại, bản chất con người không phải là cái bẩm sinh, không phải là tinhthần trừu tượng, cũng không phải là cái tự nhiên tự phát, mà là cái hiện thực lịchsử; không phải là cái vốn có trong mỗi cá thể, mà là tổng hòa những quan hệ xãhội Không hiểu hoặc hiểu không đúng luận điểm này, một số học giả đã vội chorằng, chủ nghĩa Mác chỉ nhấn mạnh mặt xã hội (quan hệ sở hữu, quan hệ giaicấp, ) của con người, mà coi nhẹ hoặc quên đi mặt sinh vật và mặt tinh thần
của nó Nên nhớ rằng, luận điểm "bản chất con người là tổng hòa những quan hệ
xã hội" đã bao hàm và thể hiện mặt tự nhiên và mặt tinh thần của con người ở trong đó Bởi lẽ, bản thân chúng ta, với tất cả "xương thịt, máu mủ và đầu óc"
chúng ta là thuộc về giới tự nhiên (Ph.Ăngghen); và ý thức của con người khôngchỉ phản ánh thế giới, mà còn sáng tạo ra nó (V.I.Lênin)
* Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử.
Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sự xã hội thì không tồn tại con người Bởivậy, con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hóa lâu dài của giới hữu sinh
Song, điều quan trọng hơn cả, với tư cách là thực thể "sinh vật – xã hội –
tinh thần", con người không chỉ là sản phẩm của lịch sử mà còn trở thành chủ thể của lịch sử - xã hội Các Mác khẳng định: "Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa
cho rằng con người là sản phẩm của những hoàn cảnh và giáo dục cái học thuyết ấy quên rằng chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục" Lịch sử thường được hểu là các quá
trình đan xen và nối tiếp nhau diễn ra với tất cả những bảo tồn và biến đổi, Theonghĩa này, cả động vật và con người đều có lịch sử Tuy nhiên lịch sử của conngười khác về chất so với lịch sử của động vật Trong tác phẩm Biện chứng của
tự nhiên, Ph.Ăngghen cho rằng: "Thú vật cũng có một lịch sử, chính là lịch sử nguồn gốc của chúng và lịch sử phát triển dần dần của chúng cho tới trạng thái hiện nay của chúng Nhưng lịch sử ấy không phải do chúng làm ra và trong chừng mực mà chúng tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy thì điều đó diễn ra mà chúng không hề biết và không phải do ý muốn của chúng Ngược lại, con người
Trang 8càng cách xa con vật, hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu thì con người lại càng tự mình làm ra lịch sử của mình một cách có ý nghĩa bấy nhiêu".
Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tácđộng vào tự nhiên, cải biến giớ tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận động pháttriển của lịch sử xã hội Thế giới loài vật dựa vào những điều kiện có sẵn của tựnhiên Con người thì trái lại, thông qua hoạt động thực tiễn của mình để làmphong phú thêm thế giới tự nhiên, tái tạo lại một tự nhiên thứ hai theo mục đíchcủa mình
Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình.Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử củachính bản thân con người Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiện cho sựtồn tại của con người, vừa là phương thức để làm biến đổi đời sống và bộ mặt xãhội Trên cơ sở nắm bắt quy luật của lịch sử xã hội, con người thông qua hoạtđộng vật chất và tinh thần, thúc đẩy xã hội phát triển từ thấp đến cao, phù hợpvới mục tiêu và nhu cầu do con người đặt ra Không có hoạt động của con ngườithì cũng không tồn tại quy luật xã hội, và do đó, không có sự tồn tại của toàn bộlịch sử xã hội loài người
Không có con người trừu tượng, chỉ có con người cụ thể trong mỗi giaiđoạn phát triển nhất định của xã hội Do vậy, bản chất con người, trong mốiquan hệ với điều kiện lịch sử xã hội luôn luôn vận động, biến đổi, cũng phảithay đổi cho phù hợp Bản chất con người không phải là một hệ thống đóng kín,
mà là hệ thống mở, tương ứng với điều kiện tồn tại của con người Mặc dù là
"tổng hòa các quan hệ xã hội", con người có vai trò tích cực trong tiến trình lịch
sử với tư cách là chủ thể sáng tạo Thông qua đó, bản chất con người cũng vậnđộng, biến đổi cho phù hợp Có thể nói rằng, mỗi sự vận động và tiến lên củalịch sử sẽ quy định tương ứng (mặc dù không trùng khớp) với sự vận động vàbiến đổi của bản chất con người
Vì vậy, để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực, cần phải làmcho hoàn cảnh ngày càng mang tính người nhiều hơn Hoàn cảnh đó chính là
Trang 9toàn bộ môi trường tự nhiên và xã hội tác động đến con người theo khuynhhướng phát triển nhằm đạt tới các giá trị có tính mục đích, tự giác, có ý nghĩađịnh hướng giáo dục Thông qua đó, con người tiếp cận hoàn cảnh một cách tíchcực và tác động trở lại hoàn cảnh trên nhiều phương diện khác nhau: hoạt độngthực tiễn, quan hệ ứng xử, hành vi con người, sự phát triển của phẩm chất trí tuệ
và năng lực tư duy, các quy luật nhận thức hướng con người đến hoạt động vậtchất Đó là biện chứng của mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh trong bất
kỳ giai đoạn nào của lịch sử xã hội loài người
2 Quan điểm của triết học Mác – Lênin về giải phóng con người.
Triết học Mác – Lênin là triết học vì con người Ngay từ năm 1835, trong những
suy tư của một chàng trai trong việc lựa chọn nghề nghiệp, C.Mác đã viết: "kim chỉ nam chủ yếu phải định hướng cho chúng ta trong việc lựa chọn nghề nghiệp là phúc lợi của loài người, là sự hoàn thiện của chúng ta; kinh nghiệm ca ngợi những ai đem lại hạnh phúc cho một số lượng người nhiều nhất là người hạnh phúc nhất; bản thân tôn giáo dạy chúng ta rằng cái lý tưởng mà mọi người hướng tới đã hi sinh bản thân minh cho nhân loại, vậy ai dám bác bỏ những lời dạy bảo đó?".
Khi viết "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản", C.Mác và Ph.Ăngghen đã thể hiện tư tưởng cơ bản và chủ đạo của Tuyên ngôn là: "vĩnh viễn giải phóng quan
hệ xã hội khỏi ách bóc lột, ách áp bức" Song, "xã hội không thể nào giải phóng cho mình được, nếu không giải phóng mỗi cá nhân riêng biệt".
Như vậy, cốt lõi của triết học Mác – Lênin là vấn đề con người và giảiphóng con người, từ giải phóng con người cụ thể tiến đến giải phóng nhân loại.Toàn bộ các nội dung trả lời câu hỏi như: Con người là gì? Nguồn gốc của conngười? Bản chất con người? đều nhằm mục đích hiểu đối tượng giải phóng đểxác định đúng đắn những vấn đề liên quan đến vấn đề giải phóng
Triết học Mác – Lênin không phải là triết học đầu tiên đề cập đến vấn đề giảiphóng con người Lịch sử đã ghi nhận nhiều học thuyết, nhiều quan điểm về giải phóngcon người, song do điều kiện lịch sử, do sự ràng buộc về giai cấp, do cách hiểu về con
Trang 10người, nguồn gốc và bản chất của con người khác nhau nên xác định giải phóng conngười là giải phóng đối tượng nào? Giải phong như thế nào cũng rất khác nhau.
Theo các học thuyết triết học duy tâm và quan niệm tôn giáo, quan niệmgiải phóng con người là giải thoát về măt tâm linh để con người đạt được cuộcsống cực lạc vĩnh cửu ở kiếp sau trong một thế giới khác ngoài thế giới tự nhiên.Với quan niệm như vậy thì không thể đem lại sự giải phóng con người một cách
hiện thực mà chỉ giải phóng hư ảo – "thuốc phiện của nhân dân" Các nhà duy vật
trước Mác hoặc không thấy được tính xã hội của con người, không thấy cácquan hệ xã hội của con người, hoặc nhận thức về con người trừu tượng nên vẫnxem những biểu hiện của bản chất con người trong cuộc sống hiện thực như bảntính tự nhiên vốn có, bất biến của con người Không hiểu đúng bản chất của conngười thì không thể xác định đúng những nội dung trong quá trình giải phóng vàtất yếu không thể thực hiện được quá trình giải phóng
Lịch sử cũng ghi nhận giai cấp tư sản phương Tây đã thực hiện các cuộcgiải phóng con người do bản chất của chủ nghĩa tư bản do mục đích của phươngthức sản xuất của tư bản chủ nghĩa nên đồng thời với việc giải phóng con người khỏinhững ràng buộc của xã hội phong kiến, giai cấp tư sản đã trói chặt con người bằngcác ràng buộc khác nghiệp ngã hơn: ràng buộc kinh tế, phân hóa xã hội thành hai đốicực là nhà tư bản bóc lột và người lao động bị bóc lột Đến nay, ngay cả khi đời sốngcủa người lao động đã được cải thiện nhưng sự đối cực ấy vẫn không mất đi mà chỉtăng lên dưới nhiều hình thức, biểu hiện khác nhau
Triết học Mác – Lênin xác định "bất kỳ sự giải phóng nào cũng bao hàm ở chỗ nó trả thế giới con người, những quan hệ của bản thân con người về với con người", là giải phóng người lao động thoát khỏi lao động bị tha hóa.
Trong các tác phẩm của mình, C.Mác đã chỉ rõ những biểu hiện của laođộng bị tha hóa, nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa, trên cơ sở đó, C.Mác cũng đã
có chỉ dẫn, xác định phương hướng và các lực lượng có thể thực hiện sự nghiệp
giải phóng con người thoát khỏi sự tha hóa và tiến tới một xã hội mà "sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện để phát triển tự do của tất cả mọi người".
Trang 11Theo C.Mác:
Lao động bị tha hóa là lao động làm người lao động đánh đánh mất mình
trong "hoạt động người" nhưng lại tìm thấy mình trong "hoạt động vật" Lao động là
hoạt động người nhưng ở lao động tha hóa nó đã là "một cái gì đó bề ngoài"người lao động Người lao động thực hiện hoạt động lao động không phải làthỏa mãn nhu cầu lao động mà chỉ vì sự sinh tồn của thể xác Đó là lao độngcưỡng bức Điều này tất yếu dẫn đến việc người lao động cảm thấy mình hànhđộng tự do trong khi thực hiện chức năng động vật như: ăn, uống, sinh con đẻ cái;còn trong những chức năng của con người thì người lao động cảm thấy mình chỉ làcon vật Cái vốn có của súc vật trở thành chức phận của con người, còn cái có tính
người lại biến thành cái vốn có của súc vật "Tính bị tha hóa của lao động biểu hiện
rõ rệt ở chỗ một khi không còn sự cưỡng bức lao động về thể xác hoặc về mặt khác thì người ta trốn tránh lao động như trốn tránh dịch hạch vậy".
Lao động bị tha hóa là lao động làm đảo lộn các quan hệ của người lao động.Trong lao động, người lao động thực hiện với tư liệu sản xuất là thực hiệnquan hệ với đồ vật Song vì hoàn toàn phụ thuộc vào tư liệu sản xuất nên khôngphải con người sử dụng tư liệu sản xuất mà tư liệu sản xuất sử dụng con người.Mặt khác, chỉ vì phải có sản phẩm để nhận thù lao mà người lao động phảilao động nên con người đã bị sản phẩm của chính mình nô dịch; người lao độngtạo ra sản phẩm nhưng sản phẩm không phải của người lao động mà của ngườichủ nên nó trở nên xa lạ với người tạo ra nó
Như vậy, quan hệ giữa con người với đồ vật (trực tiếp là quan hệ giữa tưliệu sản xuất với sản phẩm của quá trình sản xuất) đã trở thành quan hệ giữa conngười và người thống trị xa lạ
Lao động bị tha hóa là lao động làm cho người lao động bị phát triển quềquặt Đây là hệ quả của sự phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào việc sửdụng thành tựu của nó vì lợi nhuận Với mục đích sản xuất vì lợi nhuận nênkhoa học, công nghệ càng phát triển mạnh thì máy móc thay thế con người laođộng ngày càng nhiều, chuyên môn hóa lao động ngày càng sâu, số người bị
Trang 12máy móc thay thế ngày càng lớn, những lao động còn lại bước vào quá trình laođộng thuần túy thực hiện thao tác mà dây chuyền lao động sả xuất đã quy định.
Vì vậy, nền sản xuất máy móc vì lợi nhuận đã "ném một bộ phận công nhân về với lao động dã man và biến bộ phận công nhân thành những cái máy".
C.Mác cho rằng nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự tha hóa là chế độ tư hữu
về tư liệu sản xuất Sự ra đời của phương thức sản xuất chủ nghĩa với chế độ tư bản
về chế độ sản xuất đã tập trung những tư liệu sản xuất cơ bản của xã hội vào taymột số nhà tư bản, một số tập đoàn tư bản làm tuyệt đại đa số người lao động thành
vô sản Nhu cầu sinh tồn đã buộc những con người không có tư liệu sản xuất tựnguyện một cách cưỡng bức đến với các nhà tư sản và họ làm thêm cho nhà tư bản
Và do quá trình người bóc lột người, quá trình lao động bị tha hóa đã diễn ra
Để xóa bỏ tha hóa và giải phóng con người, triết học Mác – Lênin đưa ra
phương thức và lực lượng giải phóng con người:
Thứ nhất, cần phải xóa bỏ chế độ sở hữu tư sản Bởi lẽ, nguyên nhân sản sinh ra tha hóa là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất nên "xóa bỏ một cách tích cực chế độ tư hữu với tính cách là sự khẳng định sinh học của con người, là sự xóa
bỏ một cách tích cực sự tha hóa".
Thứ hai, sự nghiệp xóa bỏ tha hóa, giải phóng con người nhất thiết là sự
nghiệp của quần chúng lao động, trong đó giai cấp công nhân là lực lượng nòng cốt
và giữ vai trò quyết định Bởi vì, giai cấp công nhân, những người vô sản chính là
những người bị tước đoạt tư liệu sản xuất, chịu "sự mất đi hoàn toàn của con người" Và theo C.Mác, cũng chỉ giai cấp công nhân mới có khả năng bảo đảm tự
do và bình đẳng thực sự cho tất cả mọi người và toàn xã hội Sức mạnh giải phóngdân tộc của họ không phải là sức mạnh của cá nhân đơn độc mà như C.Mác đã chỉ
rõ, chỉ khi nào họ nhận thức được và tổ chức được "những lực lượng của bản thân"
thành những lực lượng xã hội – cũng chính là thành lực lượng chính trị - thì giảiphóng con người mới được thực hiện Lênin đã nhận định: Điểm chủ yếu trong họcthuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng rõ vai trò của lịch sử thế giới của giai cấp vôsản, là người thực hiện sứ mệnh giải phóng con người
Trang 13Thứ ba, sự nghiệp giải phóng con người gắn liền với giải phóng giai cấp,
giải phóng xã hội và nhân loại là một quá trình lâu dài Nó phụ thuộc chủ yếuvào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, vào điều kiện vật chất bắt buộcphải có sụ nghiệp giải phóng con người C.Mác viết: Người ta mỗi lần đều giànhđược tự do chừng nào việc đó không phải do lý tưởng về con người mà do lựclượng sản xuất hiện hành quyết định và cho phép
CHƯƠNG II:
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA MÁC XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY.
1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và xây dựng phát triển con người Việt Nam.
a Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người.
Trong quá trình hoạt động cách mạng, vấn đề con người và giải phóng conngười , đem lại hạnh phúc cho con người là mục đích cao nhất của Hồ Chí Minh
Người khái quát: "Nghĩ cho cùng, mọi vấn đề là vấn đề ở đời và làm người Ở đời
và làm người là phải thương nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ bị áp bức".
Tuy Hồ Chí Minh không đưa ra khái niệm hoàn chỉnh về con người, nhưng tư tưởngcủa Người có thể khái quát lại là: Con người là một chỉnh thể thống nhất giữa mặtsinh học và mặt xã hội, chủ thể của các mối quan hệ xã hội – lịch sử, chủ thể sángtạo và hưởng thụ các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội
Trong quan niệm Hồ Chí Minh, con người là một thực thể mang tính xã hội Tính xã hội đó được hình thành trong tổng hòa các quan hệ xã hội với nhiều cấp độ khác nhau "Chữ Người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bạn bè Nghĩa rộng là đồng bào cả nước Rộng hơn nữa là cả loài người" Con người ở
đây vừa là mỗi thành viên cụ thể, vừa là những cộng đồng người trong xã hội.Trong cộng đồng người Việt Nam, rõ ràng quan hệ gia đình, anh em, họ hàng là
Trang 14rất quan trọng Hơn nữa, nét độc đáo trong cộng đồng người Việt Nam là quan
hệ "đồng bào", cùng một nguồn gốc "con Rồng, cháu Tiên".
Hồ Chí Minh đã tiếp thu quan điểm Mác – Lênin đặt con người trong lịch
sử sản xuất vật chất để xem xét, Người khẳng định con người là chủ thể sáng tạo mọi giá trị vật chất, tinh thần, sáng tạo lịch sử xã hội, lao động sáng tạo là
giá trị nhân bản, giá trị cao nhất của con người Trong tư tưởng Hồ Chí Minh,con người trước hết là người lao động, nhân dân lao động Ở Việt Nam, Hồ ChíMinh đề cập đến công nhân, nông dân, trí thức, bộ đôi, Họ chính là chủ thể sáng
tạo xã hội mới Chính vì vậy, Hồ Chí Minh cho rằng "trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân" Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân lao động là chủ thể sáng
tạo lịch sử xã hội là một trong những cơ sở lý luận để Đảng Cộng sản Việt Namxác định mô hình chủ nghĩa xã hội của Việt nam với đặc trưng cơ bản hàng đầu là
"một xã hội do nhân dân làm chủ" mà trước hết là nhân dân lao động.
Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh còn là sự thống nhất giữa con người cá nhân và con người xã hội, thống nhất biện chứng giữa cái chung với
cái riêng và cái đặc thù Chính vì vậy, Hồ Chí Minh khẳng địnhchủ nghĩa xã hộikhông hề phủ nhận cá nhân, chà đạp lên lợi ích cá nhân, mà ngược lại, hơn hẳnbất kỳ một chế độ nào trong lịch sử, chủ nghĩa xã hội luôn luôn tôn trọng lợi ích
cá nhân, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển tự do và toàn diện của cá nhân
Để giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa con người cá nhân và con người xãhội, Hồ Chí Minh quan tâm giải quyết mối quan hệ lợi ích Người đã biết kết hợp hàihòa lợi ích cá nhân và lợi íc tập thể, lợi ích gần và lợi ích xa, lợi ích vật chất và lợiích tinh thần, tạo nên động lực nhằm tích cực hóa nhân tố con người Đây là cơ sởkhoa học để trong thời kỳ mới của cách mạng, Đảng Cộng sản quan tâm đến cácchính sách xã hội vì lợi ích con người, coi trọng việc tập hợp, tổ chức, đoàn kết rộngrãi mọi tầng lớp nhân dân trong mặt trận dân tộc thống nhất, tạo sức mạnh tổng hợp
để đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh được xem xét trong sự thống nhất giữa thuộc tính giai cấp, dân tộc và nhân loại Khi đề cập đến con người, Hồ
Trang 15Chí Minh đều đề cập đến "người phương Đông", "người châu Âu", "người da vàng",
"người da trắng", Con người bao giờ cũng thuộc về một dân tộc, chủng tộc, sắc
tộc, một quốc gia nhất định Bên cạnh việc nói đến con người dân tộc, Người
đặc biệt chú ý đến con người giai cấp Người thường nói "người bị áp bức", "người
bị bóc lột", "công nhân", Người khẳng đinh trên thế giới này chỉ có hai giống
người: người bóc lột - người bị bóc lột và nhấn mạnh tình hữu ái giai cấp Đốivới Hồ Chí Minh, đấu tranh giai cấp là phương tiện để giải phóng con người,nhưng Người không tuyệt đối hóa đấu tranh giai cấp mà tùy điều kiện cụ thể để
có thể đặt lợi ích dân tộc lên trên lợi ích giai cấp Trong tư tưởng của Người,giải phóng nhân dân lao động khỏi áp bức, bóc lột, xây dưng xã hội xã hội chủnghĩa – một xã hội dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh – luôn làmục tiêu cao nhất, xuyên suốt, trở thành hoài bão phấn đấu suốt cuộc đời hoạtđộng cách mạng của Người
b Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới với tư cách là chủ thể củacách mạng, chủ thể xây dựng xã hội mới được khái quát trong một số luận điểm sau:
Trước hết, cách mạng Việt Nam muốn đi đến thắng lợi phải có những
người tiên tiến đi đầu lôi cuốn quần chúng vào con đường cách mạng, tạo thànhphong trào cách mạng ngày càng rộng lớn
Để cứu nước, giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã tập hợp những ngườitiên tiến lúc bấy giờ để tạo nên một lực lượng nòng cốt của cách mạng, từ đó đivào quần chúng, đưa phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Namphát triển, tiêu biểu là tổ chức Việt Nam cách mạng thanh niên được thành lập
từ năm 1925 Khi chuẩn bị thành lập Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản, Ngườirất chú ý đến việc xây dựng người đảng viên với tính chất là người cách mạngkiểu mới, khác với tất cả những người cách mạng lớp trước ở Việt Nam Phải cónhững người ấy thì đường lối cách mạng mới đi vào quần chúng, mới dẫn đếnthắng lợi của cách mạng