1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, phương pháp tiếp cận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin về lịch sử xã hội loài người.

24 587 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 139,5 KB

Nội dung

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là lý luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử do Mác xây dựng nên, có vị trí rất quan trọng trong triết học Mác. Lý luận hình thái kinh tế - xã hội của Mác đã được thừa nhận lý luận cách mạng, khoa học và là phương pháp luận cơ bản trong việc nghiên cứu lĩnh vực xã hội. Nhờ có lý luận hình thái kinh tế - xã hội, lần đầu tiên trong lịch sử loài người, Mác đã chỉ rõ nguồn gốc, động lực bên trong, nội tại của sự phát triển xã hội, chỉ rõ được bản chất của từng chế độ xã hội. Lý luận hình thái kinh tế - xã hội giúp chúng ta nghiên cứu một cách đúng đắn, khoa học về sự vận hành của xã hội trong giai đoạn phát triển nhất định, cũng như tiến trình vận động lịch sử của xã hội loài người. Đối với Việt Nam, hiện nay chúng ta đang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở trung thành, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và đặc biệt là việc bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là vấn đề có tính nguyên tắc và phù hợp với lịch sử đất nước. Đồng thời, vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội vào công cuộc xây dựng đất nước hiện nay là vấn đề quan trọng, nhằm thực hiện thành công công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Hơn lúc nào hết, việc nhận thức đúng, bảo vệ và vận dụng sáng tạo học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Mác trong giai đoạn hiện nay trở thành nhiệm vụ chính trị cấp bách trong cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận; nhất là khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ thì quan điểm của một số học giả tư sản phương Tây thường xuyên vu cáo, xuyên tạc và bác bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong đó, học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội là một trọng điểm lý luận thường bị công kích, phê phán từ nhiều phía. Hầu hết những luận điểm phê phán trên đều ác ý, có chủ định; họ cho rằng chủ nghĩa Mác đã lỗi thời, lạc hậu, cần phải được thay thế. Ở nước ta, thực tiễn quá trình đổi mới toàn diện đồng bộ, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hơn 30 năm qua đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải được làm sáng tỏ về mặt lý luận. Mặc dù, thắng lợi của sự nghiệp đổi mới là rất to lớn trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Song, có quan điểm cho rằng con đường xã hội chủ nghĩa mà nước ta lựa chọn là “trái với quá trình lịch sử, tự nhiên”, nó không có khả năng thực hiện. Ngoài ra, sự tác động của mặt trái kinh tế thị trường; âm mưu, thủ đoạn chống phá trong chiến lược “Diễn biến hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc và các các thế lực thù địch; tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, “tự diễn biến” , “tự chuyển hóa” của một bộ phận cán bộ, đảng viên... đặt ra yêu cầu quan trọng, cấp thiết cho sự tồn vong của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Vì vậy, quán triệt, nắm vững giá trị học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Mác nhằm tiếp tục làm sáng tỏ vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội và cơ sở khoa học của quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta là một tất yếu, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn lịch sử của đất nước. Đó là con đường duy nhất đúng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Trong phạm vi bài tiểu luận này, bản thân trình bày và làm rõ vấn đề học thuyết hình thái kinh tế - xã hội - cơ sở khoa học của Đảng ta lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.

Trang 1

Mở đầu

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là lý luận cơ bản của chủ nghĩa duyvật lịch sử do Mác xây dựng nên, có vị trí rất quan trọng trong triết học Mác Lýluận hình thái kinh tế - xã hội của Mác đã được thừa nhận lý luận cách mạng,khoa học và là phương pháp luận cơ bản trong việc nghiên cứu lĩnh vực xã hội.Nhờ có lý luận hình thái kinh tế - xã hội, lần đầu tiên trong lịch sử loài người,Mác đã chỉ rõ nguồn gốc, động lực bên trong, nội tại của sự phát triển xã hội, chỉ

rõ được bản chất của từng chế độ xã hội Lý luận hình thái kinh tế - xã hội giúpchúng ta nghiên cứu một cách đúng đắn, khoa học về sự vận hành của xã hộitrong giai đoạn phát triển nhất định, cũng như tiến trình vận động lịch sử của xãhội loài người

Đối với Việt Nam, hiện nay chúng ta đang tiến hành công cuộc đổi mớitoàn diện, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xây dựng đất nước theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa Trên cơ sở trung thành, vận dụng sáng tạo và phát triểnchủ nghĩa Mác - Lênin và đặc biệt là việc bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, đi lênxây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là vấn đề có tính nguyên tắc và phù hợpvới lịch sử đất nước Đồng thời, vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hộivào công cuộc xây dựng đất nước hiện nay là vấn đề quan trọng, nhằm thực hiệnthành công công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, dânchủ, công bằng, văn minh”

Hơn lúc nào hết, việc nhận thức đúng, bảo vệ và vận dụng sáng tạo họcthuyết hình thái kinh tế - xã hội của Mác trong giai đoạn hiện nay trở thànhnhiệm vụ chính trị cấp bách trong cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận; nhất là khichủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ thì quan điểm của một số họcgiả tư sản phương Tây thường xuyên vu cáo, xuyên tạc và bác bỏ chủ nghĩa Mác

- Lênin Trong đó, học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội là một trọng điểm lýluận thường bị công kích, phê phán từ nhiều phía Hầu hết những luận điểm phê

Trang 2

phán trên đều ác ý, có chủ định; họ cho rằng chủ nghĩa Mác đã lỗi thời, lạc hậu,cần phải được thay thế.

Ở nước ta, thực tiễn quá trình đổi mới toàn diện đồng bộ, công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước hơn 30 năm qua đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải đượclàm sáng tỏ về mặt lý luận Mặc dù, thắng lợi của sự nghiệp đổi mới là rất to lớntrên các lĩnh vực của đời sống xã hội Song, có quan điểm cho rằng con đường

xã hội chủ nghĩa mà nước ta lựa chọn là “trái với quá trình lịch sử, tự nhiên”, nókhông có khả năng thực hiện Ngoài ra, sự tác động của mặt trái kinh tế thịtrường; âm mưu, thủ đoạn chống phá trong chiến lược “Diễn biến hoà bình” củachủ nghĩa đế quốc và các các thế lực thù địch; tình trạng quan liêu, tham nhũng,lãng phí, “tự diễn biến” , “tự chuyển hóa” của một bộ phận cán bộ, đảng viên đặt ra yêu cầu quan trọng, cấp thiết cho sự tồn vong của Đảng và chế độ xã hộichủ nghĩa ở Việt Nam

Vì vậy, quán triệt, nắm vững giá trị học thuyết hình thái kinh tế - xã hội củaMác nhằm tiếp tục làm sáng tỏ vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội và cơ sở khoa họccủa quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta làmột tất yếu, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn lịch sử của đất nước Đó là conđường duy nhất đúng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn

Trong phạm vi bài tiểu luận này, bản thân trình bày và làm rõ vấn đề họcthuyết hình thái kinh tế - xã hội - cơ sở khoa học của Đảng ta lựa chọn conđường đi lên chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng trong công cuộc đổi mới đất nướchiện nay

Trang 3

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Mác ra đời là một cuộc cách mạngtrong toàn bộ quan niệm về lịch sử xã hội Học thuyết đã chỉ ra động lực của lịch

sử không phải do một tinh thần thần bí nào, mà do hoạt động thực tiễn của conngười dưới tác động của các quy luật khách quan Chủ nghĩa duy vật lịch sử tiếpcận lịch sử bằng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là phương pháp khoa học

và hoàn bị nhất, một cuộc cách mạng trong nghiên cứu sự phát sinh, phát triểncủa xã hội loài người

Bằng chính thực tiễn đời sống xã hội con người, Mác nghiên cứu xã hội từnền sản xuất vật chất, chỉ rõ sự đối lập giữa xã hội với tự nhiên; tìm ra nhữngquy luật tự nhiên, từ đó rút ra quy luật xã hội Chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳngđịnh quy luật tự nhiên và quy luật xã hội đều có thuộc tính tồn tại khách quan,không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người Mặc dù, quy luật xã hộivận động thông qua hoạt động của nhân tố chủ quan là con người, nhưng nó vẫnmang nội dung khách quan Mác đã tiếp cận lịch sử xã hội đi từ nền sản xuất vậtchất, đời sống vật chất đến tinh thần và đời sống tinh thần của xã hội

Mác cho rằng, xã hội là một chỉnh thể có hệ thống và cấu trúc, trong mỗigiai đoạn nhất định đều có các yếu tố cơ bản và phổ biến Trong đó, lực lượngsản xuất là nền tảng vật chất của xã hội, là tiêu chuẩn khách quan để phân biệtcác thời đại kinh tế, là yếu tố xét đến cùng quy định sự phát triển của các hìnhthái kinh tế - xã hội Quan hệ sản xuất là quan hệ khách quan, cơ bản hình thành

Trang 4

trong quá trình sản xuất, là quan hệ quyết định chi phối mọi quan hệ xã hội, làtiêu chuẩn để phân biệt bản chất các xã hội khác nhau trong từng giai đoạn lịch

sử Kiến trúc thượng tầng thể hiện bộ mặt tinh thần của đời sống xã hội, do cơ

sở hạ tầng quyết định, nhưng kiến trúc thượng tầng cũng có tính độc lập tươngđối tác động trở lại cơ sở hạ tầng Sự tác động lẫn nhau của các yếu tố tronghình thái kinh tế - xã hội, hình thành hai quy luật cơ bản, đó là: Quy luật quan hệsản xuất phù hợp với tính chất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; Quyluật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng Sự tác động tổng hợp củahai quy luật này là động lực thúc đẩy xã hội phát triển, suy đến cùng do yếu tốlực lượng sản xuất quyết định

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Mác nhấn mạnh vai trò quyếtđịnh, xét đến cùng của nhân tố kinh tế Song, không bao giờ coi kinh tế là yếu tốquyết định duy nhất trong lịch sử Ăngghen viết: “Theo quan điểm duy vật lịch

sử, nhân tố quyết định trong lịch sử xét đến cùng là sự sản xuất và tái sản xuất rađời sống hiện thực Cả Mác lẫn tôi chưa bao giờ khẳng định gì hơn thế Do đó,nếu ai xuyên tạc câu đó, khiến cho nó có nghĩa là nhân tố kinh tế quyết định duynhất thì như vậy họ đã biến câu đó thành một câu trống rỗng, trừu tượng, vônghĩa, tình hình kinh tế là cơ sở, như mọi yếu tố khác của kiến trúc thượngtầng cũng đều ảnh hưởng đến quá trình của những cuộc đấu tranh lịch sử vàtrong nhiều trường hợp, lại chiếm ưu thế trong việc quyết định hình thức củanhững cuộc đấu tranh đó”

Khi nghiên cứu quan hệ sản xuất trong mối quan hệ biện chứng với lựclượng sản xuất, Mác tập trung luận giải toàn diện cả ba mối quan hệ: quan hệ sởhữu, quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phối; trong đó, quan hệ sở hữu về

tư liệu sản xuất là quan hệ quyết định chi phối các quan hệ khác Từ đây, Máctìm ra mâu thuẫn kinh tế, đó là sự đối lập giữa sở hữu và sử dụng, dẫn đến mâuthuẫn về mặt xã hội trong xã hội tư bản Đó là kẻ sở hữu tư liệu sản xuất (giaicấp tư sản) thì không sử dụng tư liệu sản xuất, mà người sử dụng tư liệu sản xuất

Trang 5

(giai cấp vô sản) thì lại không sở hữu tư liệu sản xuất Trong đó, người nào sởhữu tư liệu sản xuất dẫn đến vị trí làm chủ, còn người nào sử dụng tư liệu sảnxuất tất yếu rơi vào vị trí làm thuê Từ đây, biểu hiện ra mâu thuẫn giữa ngườichủ và người làm thuê Trong xã hội tư bản, đó là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản

và giai cấp vô sản Có thể nói, đây là cách luận giải rất khoa học đi từ tất yếucủa các quan hệ kinh tế xã hội, từ mâu thuẫn kinh tế đến mâu thuẫn xã hội, mâuthuẫn giai cấp, đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản Mác coiđây là động lực trực tiếp, chủ yếu của sự phát triển xã hội loài người chuyển từhình thái kinh tế - xã hội thấp lên hình thái kinh tế - xã hội cao hơn

Mác không chỉ tiếp cận lịch sử ở đời sống vật chất của xã hội mà cònnghiên cứu đời sống tinh thần và chính trị từ một lĩnh vực, mà Mác gọi là kiếntrúc thượng tầng theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử Toàn bộ nhữngquan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật Cùngvới những thiết chế xã hội tương ứng của chúng như: nhà nước, đảng phái, giáohội, các đoàn thể xã hội là cái được hình thành, được xây dựng trên nền tảngcủa những cơ sở hạ tầng nhất định, hợp thành kiến trúc thượng tầng của xã hội.Bởi lẽ, theo Ăngghen vai trò của các yếu tố trong kiến trúc thượng tầng rất quantrọng: “Sự phát triển về mặt chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học,nghệ thuật là dựa trên sự phát triển kinh tế Nhưng tất cả sự phát triển đó đềutác động lẫn nhau và cũng tác động đến cơ sở kinh tế”

Mác nghiên cứu xã hội với tư cách là một chỉnh thể có cấu trúc, một hìnhthái kinh tế - xã hội, cái cơ sở để cắt nghĩa lịch sử Cho nên xã hội có đời sốngvật chất tất yếu sẽ có đời sống tinh thần của con người Theo Mác: “Xã hội làsản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người” Ở mỗi chế độ xã hội

có trình độ và cơ sở kinh tế nhất định sẽ được xây dựng trên đó một kiến trúcthượng tầng tương ứng, giai cấp thống trị xã hội sẽ gắn cho xã hội hệ tư tưởngcủa mình và tính chất giai cấp được thể hiện rất rõ ở sự đối lập về quan điểm tưtưởng và cuộc đấu tranh về chính trị tư tưởng của giai cấp đối kháng Giai cấp

Trang 6

nào chiếm địa vị thống trị xã hội về kinh tế thì giai cấp đó cũng giữ vị trí thốngtrị trong kiến trúc thượng tầng xã hội Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đốivới kiến trúc thượng tầng không chỉ thực hiện trong giai đoạn chuyển tiếp cótính chất cách mạng từ xã hội này sang xã hội khác, mà còn được thực hiện ngaytrong bản thân mỗi một hình thái kinh tế - xã hội Mác nhận định: “Cơ sở kinh tếthay đổi thì toàn bộ kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều, nhanhchóng” Theo Mác, sự biến đổi của cơ sở hạ tầng dẫn đến sự biến đổi của kiếntrúc thượng tầng là cả một quá trình diễn ra hết sức phức tạp Nguyên nhân củaquá trình đó xét cho cùng là do sự phát triển của lực lượng sản xuất Tuy nhiên,

sự phát triển của lực lượng sản xuất chỉ trực tiếp gây ra sự biến đổi của cơ sở hạtầng; còn sự biến đổi của cơ sở hạ tầng đến lượt nó mới làm cho kiến trúcthượng tầng biến đổi một cách căn bản Chủ nghĩa duy vật lịch sử luôn nhấnmạnh tính độc lập tương đối của kiến trúc thượng tầng, vì kiến trúc thượng tầng

có sự tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng Các bộ phận của kiến trúc thượngtầng cũng có tính độc lập tương đối, các bộ phận này cùng tác động đến cơ sở hạtầng Trong đó vai trò của nhà nước, đảng phái, hệ tư tưởng có vai trò đặc biệtquan trọng Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đến cơ sở hạ tầng theohai chiều hướng: nếu tác động cùng chiều, mang tính tích cực, nó sẽ làm cho cơ

sở hạ tầng vận động phát triển theo quy luật khách quan; ngược lại, nếu nó tácđộng ngược chiều với những quy luật khách quan, nó sẽ là trở lực gây tác hạicho sự phát triển của xã hội

Như vậy, chủ nghĩa duy vật lịch sử đã luận giải quy luật vận động đời sốngchính trị của xã hội trên cơ sở đời sống kinh tế, tạo thành điều kiện đủ khinghiên cứu, tiếp cận lịch sử xã hội Đây là một phương pháp tiếp cận khoa họcdựa trên tư duy biện chứng trong luận giải các vấn đề xã hội Phương pháp tiếpcận lịch sử bằng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội giúp Mác nhìn thấy độnglực của lịch sử là do hoạt động thực tiễn của con người dưới tác động của cácquy luật khách quan, chứ không phải do một lực lượng siêu nhiên thần bí nào

Trang 7

Xuất phát từ “Cái sự thật hiển nhiên là trước hết con người cần phải ăn, uống,

ở và mặc, nghĩa là phải lao động, trước khi có thể đấu tranh để giành quyềnthống trị, trước khi có thể hoạt động chính trị, tôn giáo, triết học ” Chừng nàocái sự thật hiển nhiên đó vẫn tồn tại thì chừng đó quan niệm duy vật về lịch sửvẫn không thể bác bỏ được

Việc xem xét lịch sử loài người theo đúng quan điểm duy vật đã giúp Máctìm ra những nét chung, cơ bản lặp đi lặp lại trong các chế độ xã hội của cácnước khác nhau Mác đã chỉ ra rằng: xã hội loài người phải sản xuất để tồn tại vàphương thức sản xuất xuất ra của cải vật chất là cái quyết định các quan hệchính trị và pháp lý hiện hành trong một xã hội nhất định, cũng như quyết địnhcác trào lưu tư tưởng khác nhau của xã hội, tư tưởng học thuyết, giá trị tinh thầnđóng một vai trò tích cực trong đời sống xã hội, nhưng xét đến cùng thì nhân tốkhách quan quyết định trong lịch sử vẫn là yếu tố kinh tế

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là cơ sở phương pháp luận của sự phântích khoa học về xã hội, là hòn đá tảng của khoa học xã hội; và do đó, là mộttrong những nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và triết họcMác - Lênin về chủ nghĩa duy vật lịch sử nói riêng Học thuyết hình thái kinh tế

- xã hội lần đầu tiên cung cấp cho chúng ta những tiêu chuẩn thực sự duy vật vềphân kỳ và cho phép đi sâu vào bản chất của quá trình lịch sử, hiểu được lôgíckhách quan của quá trình đó Học thuyết này giúp cho việc hiểu được sự vậnđộng của xã hội theo các quy luật khách quan, vạch ra sự thống nhất trong cáimuôn màu muôn vẻ của các sự kiện lịch sử ở các nước khác nhau trong các thời

kỳ khác nhau Chính vì thế, nó đem lại cho khoa học xã hội sợi dây dẫn đường

để phát hiện ra những mối liên hệ nhân quả, giải thích chứ không chỉ mô tả các

sự kiện lịch sử Nó là cơ sở khoa học để tiếp cận đúng khi giải quyết những vấn

đề cơ bản của các ngành khoa học xã hội rất đa dạng Bất kỳ một hiện tượng xãhội nào, từ hiện tượng kinh tế đến hiện tượng tinh thần, đều chỉ có thể hiểu đúngkhi gắn với một hình thái kinh tế - xã hội nhất định

Trang 8

Với các quan niệm của Mác đã đánh đổ hẳn quan niệm cho rằng xã hội làmột tổ hợp có tính chất máy móc, có thể tuỳ tiện biến đổi theo đủ mọi kiểu, một

tổ hợp sinh ra và biến hoá một cách ngẫu nhiên Ngày nay, thực tiễn lịch sử vàkiến thức lịch sử có nhiều bổ sung và phát triển mới, nhưng những cơ sở khoahọc mà quan niệm duy vật về lịch sử của Mác, đem đến cho khoa học xã hội thìvẫn còn nguyên giá trị Giá trị khoa học đó, chỉ rõ những quy luật đặc thù chiphối sự tồn tại, vận động, phát triển và diệt vong của một cơ chế xã hội nhấtđịnh và sự thay thế nó bằng một cơ chế khác cao hơn Còn tính cách mạng củahọc thuyết này, chỉ ra những mâu thuẫn bên trong và chính sự vận động của mâuthuẫn này, cuối cùng dẫn đến sự chuyển hoá từ một hình thái này sang một hìnhthái khác Vì vậy, trong quan niệm duy vật về lịch sử, tính khoa học và tính cáchmạng thống nhất với nhau

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học côngnghệ hiện đại với nhiều thành tựu mang lại cho đời sống xã hội của con người;thì có quan điểm cho rằng vai trò tuyệt đối hoá cách tiếp cận theo lý thuyết “balàn sóng” tức “ba nền văn minh” của Alvin Toffler tăng lên, nhằm hạ thấp, thậmchí loại bỏ cách tiếp cận hình thái kinh tế - xã hội của Mác Họ cho rằng lý luận

về hình thái kinh tế - xã hội của Mác đang mất đi cả ý nghĩa nhận thức luận lẫn

cơ sở bản thể luận Vì thế, nó không thể áp dụng vào bức tranh thế giới hiện đại.Chúng ta cần phải khẳng định rằng: Đây là một quan điểm không có cơ sở khoahọc, bởi bản thân phương pháp tiếp cận hình thái kinh tế - xã hội của Mác không

hề giới hạn trong phạm vi một nền văn minh nhất định, mà nó luôn đánh giá caovai trò cách mạng của lực lượng sản xuất và công nghệ, tức là vai trò của nhữngtrình độ văn minh vật chất Trong khi đó, cách tiếp cận “ba nền văn minh” coimọi yếu tố đều tác động lớn đến sự phát triển xã hội Lập luận này là sự xuyêntạc trắng trợn, bởi cách tiếp cận hình thái của Mác không bao giờ chỉ coi kinh tế

là nhân tố duy nhất quyết định Trái lại, nó thừa nhận mọi yếu tố khác của kiếntrúc thượng tầng đều có tác động qua lại lẫn nhau và tất cả đều ảnh hưởng đến

Trang 9

quá trình phát triển Bên cạnh đó, dù các yếu tố chính trị, tư tưởng, văn hoá cóảnh hưởng to lớn đến đâu chăng nữa thì những quan hệ kinh tế xét đến cùng vẫn

là quan hệ quyết định Chúng ta có thể thấy được, cách tiếp cận “ba nền vănminh” đã phạm sai lầm căn bản khi chỉ coi trình độ phát triển của khoa học côngnghệ, lực lượng sản xuất là yếu tố quyết định nhất, bỏ qua vai trò các quan hệkinh tế, giai cấp, chế độ chính trị Họ cho rằng, cách tiếp cận hình thái của Mácxem xét thế giới theo cách nhìn “lưỡng phân” chỉ dẫn đến những xung đột đốikháng Cách tiếp cận “ba nền văn minh” tránh được sai lầm đó, vì nó lấy sựthống nhất, hoà hợp làm nguyên lý cơ bản Lập luận này sai, bởi thế giới hiệnnay có lưỡng phân hay không, có xung đột đối kháng hay không, đó là thực tếlịch sử, đâu phải do cách xem xét tạo ra Học thuyết hình thái kinh tế - xã hộicủa Mác đòi hỏi phải phân tích sự phát triển của các xã hội như một quá trìnhtổng hợp các nhân tố và các quy luật khách quan Còn cách tiếp cận “ba nền vănminh” thường chỉ tách ra một vài đặc trưng để phân biệt nền văn minh này vớinền văn minh khác, có khi chỉ là trình độ của lực lượng sản xuất, hoặc công cụlao động; có khi là những nét đặc thù về văn hoá, về cộng đồng chủng tộc, dântộc, mà bỏ qua quan hệ sản xuất, kết cấu giai cấp xã hội Do đó, bỏ qua tính chất

xã hội của nền văn minh đó

Tóm lại, phương pháp tiếp cận “ba nền văn minh” của Alvin Toffler đốivới sự phát triển của xã hội tuy có những giá trị, nhưng cách tiếp cận này khôngchú ý đến bản chất, nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển Nó đã bỏqua vai trò của quan hệ sản xuất, mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sảnxuất và quan hệ sản xuất, các mối quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp nênkhông thể đem các phương pháp tiếp cận này thay thế học thuyết hình thái kinh

tế - xã hội của Mác, mà học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Mác vẫn làquan niệm duy nhất đúng, khoa học và cách mạng để phân tích lịch sử và nhậnthức các vấn đề xã hội

Trang 10

1.2 Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch

sử - tự nhiên.

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội không chỉ xác định các yếu tố cấuthành hình thái kinh tế - xã hội, mà còn xem xét xã hội trong một quá trình biếnđổi và phát triển không ngừng Mác viết “tôi coi sự phát triển của những hìnhthái kinh tế - xã hội là quá trình phát triển lịch sử, tự nhiên” Điều này đượcLênin giải thích rõ: “ chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệsản xuất và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ những lực lượng sảnxuất thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm vào sự pháttriển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”Mác coi lực lương sản xuất và quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng và kiến trúcthượng tầng là những yếu tố hợp thành không thể thiếu được của hình thái kinh

tế - xã hội; đồng thời ông cũng coi mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố đóchính là những quy luật phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội với tư cách

là quá trình lịch sử tự nhiên Trong quan niệm coi sự vận động xã hội như mộtquá trình lịch sử - tự nhiên, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin nêu lênnhững tư tưởng sau đây:

Một là: Xã hội vận động theo những quy luật không những phụ thuộc vào ý

thức, ý chí và ý định của con người mà còn quyết định cả ý chí, ý thức và ýđịnh Lịch sử hoạt động của con người theo đuổi mục đích của bản thân, tuântheo những quy luật khách quan Mỗi hình thái kinh tế - xã hội được coi nhưmột cơ thể xã hội, tự phát triển theo những quy luật vốn có của nó Một cơ thể

xã hội riêng biệt có những quy luật riêng về sự ra đời, hoạt động và bước chuyểnlên một hình thái cao hơn, tức là biến thành một cơ thể xã hội khác

Hai là: Các quy luật xã hội mà nói riêng là quy luật kinh tế, xét về bản chất

thì khác với các quy luật của giới tự nhiên “Mỗi thời kỳ lịch sử đều có nhữngquy luật riêng của nó Một khi cuộc sống đã vượt qua một thời kỳ phát triển

Trang 11

nhất định, từ giai đoạn này bước sang giai đoạn khác thì nó cũng bắt đầu bị quyluật khác chi phối”.

Ba là: Những quy luật của xã hội như: quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ

sản xuất với tính chất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; giữa kiến trúcthượng tầng với cơ sở hạ tầng đều thể hiện xu hướng vận động của xã hội xéttrong phạm vi rộng và trong thời gian dài, tức là xét dưới dạng khái quát, trừutượng hoá Vì vậy, sự vận động của một xã hội cụ thể trong những thời gian vàkhông gian nhất định thường có những biểu hiện dường như không trùng khớpvới quy luật phổ biến Chẳng hạn, Mác đã nhận xét: “Đối với nghệ thuật những thời kỳ hưng thịnh nhất định của nó hoàn toàn không tương ứng với sựphát triển chung của xã hội, do đó cũng không tương ứng với sự phát triển của

cơ sở vật chất xã hội, cơ sở này dường như cấu thành cái xương sống của tổchức xã hội khó khăn chỉ là ở chỗ đưa ra được một công thức chung về mâuthuẫn đó giải thích được những mâu thuẫn đó”

Sự thay thế kế tiếp nhau của các hình thái kinh tế - xã hội tạo nên trụcđường phát triển trong lịch sử loài người Khi nghiên cứu các quy luật của sựphát triển xã hội nói chung và nhất là chủ nghĩa tư bản nói riêng, Mác vàĂngghen đã dự đoán sự xuất hiện một hình thái kinh tế - xã hội mới Đó là hìnhthái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa

Theo Mác, sự thay thế một hình thái kinh tế - xã hội này bằng hình tháikinh tế - xã hội khác được thực hiện thông qua cách mạng xã hội Nguyên sâu xacủa cuộc cách mạng, đó là do mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sảnxuất, đặc biệt khi quan hệ sản xuất trở thành xiềng xích của lực lượng sản xuất.Trong thời kỳ cách mạng, cơ sở kinh tế thay đổi thì tất cả kiến trúc thượng tầng

đồ sộ cũng thay đổi theo Từ những cơ sở khoa học luận giải như vậy, chủ nghĩaMác - Lênin đã kết luận hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa nhất định sẽđược thay thế bằng hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa và sự thay thế

Trang 12

này cũng là quá trình lịch sử tự nhiên Sự thay thế được thực hiện thông quacách mạng xã hội chủ nghĩa, mà hai tiền đề quan trọng nhất đó là sự phát triểncủa lực lượng sản xuất và sự trưởng thành của giai cấp công nhân.

Theo học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Mác theo tiến trình phát triểncủa lịch sử xã hội loài người từ khi xuất hiện đến nay, đã trải qua 04 hình tháikinh tế - xã hội (cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủnghĩa) và đang quá độ sang hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, màgiai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội

Tuy nhiên, do đặc điểm về lịch sử, không gian và thời gian, không phảiquốc gia nào cũng trải qua tuần tự tất cả các hình thái kinh tế - xã hội theo một

sơ đồ chung Lịch sử cho thấy, có những nước do những điều kiện khách quan

và chủ quan, bên trong và bên ngoài chi phối, đã thực hiện bỏ qua một hay vàihình thái kinh tế - xã hội để đi lên hình thái kinh tế - xã hội cao hơn Ví dụ: Cácnước Nga, Ba Lan, Đức từ hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thủy, bỏqua hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ, để đi lên hình thái kinh tế - xã hộiphong kiến; nước Mỹ từ hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ, bỏ qua hìnhthái kinh tế - xã hội phong kiến, đi lên hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủnghĩa Việt Nam chúng ta đi từ hình thái kinh tế - xã hội phong kiến, bỏ quahình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa để đi lên hình thái kinh tế - xã hộicộng sản chủ nghĩa, mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội

Như vậy, sự phát triển tuần tự trải qua các hình thái kinh tế - xã hội hayphát triển rút ngắn, bỏ qua một hoặc vài hình thái kinh tế - xã hội xét theo nhữngquy luật và những điều kiện cụ thể khách quan quy định đều là quá trình lịch sử

tự nhiên Do sự vận động, phát triển của xã hội diễn ra không đồng đều giữa cácquốc gia, các vùng Trong lịch sử, xuất hiện những trung tâm phát triển cao hơn

về sản xuất vật chất, kỹ thuật, hay về văn hoá, chính trị Sự giao lưu, xâm nhập,tác động qua lại với các trung tâm đó, làm xuất hiện khả năng một số nước đi

Ngày đăng: 04/03/2017, 19:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w