1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex

94 1,7K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH & THẨM ĐỊNH HỒ SƠ VAY VỐN CỦACÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN INTIMEX

TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍCHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Giáo viên h ư ớng dẫn : Sinh viên thực hiện:

Mã số sinh viên:4043468Lớp: Tài chính – Tín dụng

Trang 2

Cần Thơ – 2008

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kếtquả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứukhoa học nào.

Ngày 25, tháng 04 năm 2008

Sinh viên thực hiện

Võ Nguyệt Thanh Thảo

Trang 4

LỜI CẢM TẠ

Em xin chân thành cảm ơn Công ty Tài chính Dầu khí Chi nhánh TP HCM đã chấpthuận nguyện vọng thực tập của em và các anh chị công tác tại Công ty Tài chính Dầu khíchi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ cho em trong việc hoàn thành luận văn tốtnghiệp Đặc biệt là các anh chị làm việc tại tổ tín dụng, phòng giao dịch trung tâm quận 1trực thuộc PVFC – HCM đã nhiệt tình hướng dẫn và cung cấp tài liệu giúp em hoàn thànhtốt công việc nghiên cứu thực tiễn của mình trong thời gian thực tập tại công ty

Trân trọng gởi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Tuấn Kiệt giáo viên hướng dẫn trực tiếpcho em thực hiện luận văn Thầy đã dành thời gian quý báu của mình để góp ý, hướng dẫncũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thiện luận văn tốt nghiệp.

Qua quá trình thực tập nhờ sự chỉ bảo nhiệt thành của giáo viên hướng dẫn và sựgiúp đỡ tận tình của các anh chị công tác tại đơn vị thực tập em đã tích lũy cho mình thêmđược những kiến thức chuyên môn từ nghiên cứu thực tiễn

Lời cuối em xin kính chúc thầy và các anh chị được nhiều sức khỏe và thành công!Ngày 25, tháng 04 năm 2008

Sinh viên thực hiện

Võ Nguyệt Thanh Thảo

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Giáo viên hướng dẫn

(ký và ghi họ tên)

Trang 7

MỤC LỤC

Chương 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH & CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3

1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định 3

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.4.1 Không gian 3

1.4.2 Thời gian 3

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 4

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 5

2.1.1 Cho vay ngắn hạn theo hạn mức tín dụng 5

2.1.2 Sơ lược về rủi ro tín dụng 7

2.1.3 Các mô hình phân tích đánh giá rủi ro tín dụng 8

2.1.4 Hướng dẫn quy trình tín dụng đối với các khách hàng là tổ chức kinh tế tại Công ty Tài chính Dầu khí chi nhánh TP Hồ Chí Minh 19

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 24

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 24

Trang 8

MỤC LỤC (tt)

Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ VÀ

CHI NHÁNH CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ TP HCM 26

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH & QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CTY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ (PVFC) 26

4.1.1 Tư cách người vay – Character 33

4.1.2 Năng lực người vay – Capacity 34

4.1.3 Luồng tiền trả nợ của khách hàng – Cash 37

4.1.4 Đảm bảo khoản vay - Collacteral 37

4.1.5 Các điều kiện khác của doanh nghiệp – Conditions 38

4.1.6 Công cụ điều chỉnh, chi phối – Control 39

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CTY CPSG INTIMEX 40

4.2.1 Đánh giá về kết cấu tài sản của Cty CPSG Intimex 42

4.2.2 Đánh giá quy mô và cơ cấu nguồn vốn của Cty CPSG Intimex 45

4.2.3 Phân tích các tỷ số tài chính 48

Trang 9

MỤC LỤC (tt)

4.3 XẾP HẠNG TÍN DỤNG CTY CPSG INTIMEX THEO QUI CHẾ XẾP HẠNG

DOANH NGHIỆP CỦA PVFC 50

4.3.1 Xếp loại, quy mô doanh nghiệp 50

4.3.2 Chấm điểm các yếu tố tài chính 50

4.3.3 Chấm điểm các yếu tố phi tài chính 51

4.4 THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH & THỊ TRƯỜNG CỦA CTY CPSG INTIMEX 53

4.4.1 Phân tích phương án sản xuất kinh doanh & thị trường của Cty CPSG Intimex năm 2008 53

4.4.2 Phân tích các yếu tố tác động đến kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex 55

4.5 KẾT LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TIỀM TÀNG ĐỐI VỚI KHOẢN VAY CỦA CTY CỔ PHẦN SÀI GÒN INTIMEX: 59

4.5.1 Đánh giá chung về việc thẩm định hồ sơ vay vốn của Cty CPSG Intimex 59

4.5.2 Một số rủi ro tiềm tàng của Cty CPSG Intimex: 60

4.6 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN INTIMEX: 60

4.6.1 Một số điều cần cải thiện từ phía công ty 60

4.6.2 Các biện pháp hạn chế rủi ro từ phía PVFC - HCM 61

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62

5.1 KẾT LUẬN 62

5.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG 63

5.2.1 Về phía nhà nước 63

5.2.2 Về phía ngân hàng 63

Trang 10

DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG

2.1 Bảng minh họa liệt kê kế hoạch tài chính của doanh nghiệp 6

2.3 Bảng tổng hợp điểm theo trọng số 182.4 Bảng kết quả căn cứ xếp loại tín dụng doanh nghiệp 194.1 Bảng liệt kê dư nợ của Cty CPSG Intimex tính đến ngày 27/09/2007 334.2 Bảng liệt kê hồ sơ pháp lý của Cty CPSG Intimex 354.2 Bảng liệt kê hồ sơ pháp lý của Cty CPSG Intimex (tt) 364.3 Bảng biểu diễn tốc độ tăng trưởng Doanh thu và Lợi nhuận

của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex 404.4 Bảng tổng hợp tỷ trọng từng khoản mục tài sản 424.5 Bảng tỷ trọng, cơ cấu nguồn vốn 454.6 Bảng tóm tắt một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu 484.7 Bảng chấm điểm xếp hạng quy mô doanh nghiệp 504.8 Bảng tính điểm các chỉ tiêu tài chính 504.9 Bảng tính điểm các chỉ tiêu phi tài chính 514.10 Bảng tổng hợp điểm theo trọng số 514.11 Phương án, kế hoạch kinh doanh của Cty CPSG Intimex năm 2008 534.11 Phương án, kế hoạch kinh doanh của Cty CPSG Intimex năm 2008 (tt) 544.12 Bảng tổng hợp sự tác động của tỷ giá đến lợi nhuận và doanh thu của

4.13 Bảng tổng hợp sự tác động của giá nhập khẩu “Giấy các loại” đến lợi

nhuận và doanh thu của Cty CPSG Intimex 574.14 Bảng tổng hợp sự tác động của “giá nhập khẩu Giấy các loại” và “Tỷ

giá” đến lợi nhuận và doanh thu của Cty CPSG Intimex 58

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ & HÌNH

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ

Trang 11

4.1. Biểu đồ biểu diễn sự tăng trưởng Doanh thu thuần và Lợi nhuận

sau thuế của Cty CPSG Intimex qua 3 năm (2005-2007) 41

4.2. Biểu đồ biểu diễn tỷ trọng từng khoản mục tài sản của Cty CPSG

Intimex qua 3 năm (2005 -2007) 43

4.3. Biểu đồ biểu diễn cơ cấu nguồn vốn của Cty CPSG Intimex

DANH SÁCH HÌNH

1 Lưu đồ quy trình tín dụng của PVFC – HCM 232 Sơ đồ tóm lược công tác thẩm định tín dụng Cty CPSG Intimex. 32

Trang 12

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Tiếng Việt:

- BTM : Bộ thương mại.- Bảng CĐKT : Bảng cân đối kế toán.

- Bảng KQKD : Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.- Cty : Công ty.

- Cty CPSG Intimex : Công ty cổ phần Sài Gòn Intimex.- Cty TNHH : Công ty trách nhiệm hữu hạn.- DN : Doanh nghiệp.

- DT : Doanh thu.

- NHNN : Ngân hàng nhà nước.

- NH TMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần.- NN : Nhà nước

- PVFC : Công ty Tài chính Dầu Khí.

- PVFC – HCM : Công ty Tài chính Dầu khí chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.- TCTD : Tổ chức tín dụng.

- TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh.- TSCĐ : Tài sản cố định.

- TS : Tài sản.

- VCSH : Vốn chủ sở hữu.- Vq : Vòng quay.- VLĐ : Vốn lưu động.

- EBT : Thu nhập trước thuế.

- EBIT : Thu nhập trước thuế và trước lãi vay.

Trang 13

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Trên cơ sở các kiến thức chuyên ngành, đề tài được thực hiện theo hướng tiếp cậnsâu hơn với thực tiễn nhằm nắm bắt được những phát sinh có thể xảy ra trong thực tếcông việc, đồng thời tìm hiểu sự khác nhau hay không đồng nhất giữa thực tế và lý thuyết.Với mục tiêu đó đề tài được thực hiện theo bốn phần:

- Tìm hiểu lý thuyết về công tác thẩm định và cho vay đối với khách hàng là doanhnghiệp, bao gồm lý thuyết về: Mô hình phân tích tín dụng – 6C; Mô hình xếp hạng tíndụng doanh nghiệp; Các hệ số tài chính được sử dụng trong việc phân tích tình hình tàichính doanh nghiệp; Quy trình tín dụng của PVFC; Quy định về xếp hạng tín dụng doanhnghiệp của PVFC,…

- Tìm hiểu tổng quan về cơ quan thực tập, Công ty Tài chính Dầu khí và Chi nhánhcủa công ty tại TP Hồ Chí Minh (PVFC – HCM).

- Tiếp cận thực tiễn: xem xét và phân tích hồ sơ khách hàng vay vốn, Công ty Cổphần Sài Gòn Intimex (Cty CPSG Intimex) trên cơ sở ứng dụng và đối chiếu các công cụlý thuyết với quy trình thẩm định tín dụng trong thực tế tại PVFC – HCM.

Việc thẩm định hồ sơ vay vốn của Cty CPSG Intimex được thực hiện theo trình tự: Phântích khách hàng theo mô hình 6C; Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp; Xếphạng tín dụng đối với Cty CPSG Intimex; Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh vàcác điều kiện khác ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

- Kết luận về kết quả thẩm định hồ sơ vay vốn của Cty CPSG Intimex và kiến nghịmột số phương pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp.

Trang 14

Chương 1GIỚI THIỆU

1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:

Dưới sức ép cạnh tranh gay gắt khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức củaWTO, trong năm vừa qua là cuộc chạy đua lãi suất quyết liệt giữa các định chế tài chínhkhông chỉ kể đến các khối ngân hàng (NH) mà còn bao gồm cả các định chế tài chínhtrung gian khác Với một chiến dịch chạy đua lãi suất hấp dẫn được triển khai sát sao trênbình diện chung đã khơi nguồn cho luồng vốn nhàn rỗi đáng kể trong dân chúng chảy vàocác định chế tài chính Tuy nhiên thị trường chứng khoán đang trong thời gian điều chỉnh,chỉ số Vn-Index đang có những biến động tăng giảm bất thường, cùng với việc ban hànhchỉ thị 03 của NHNN đã hạn chế số dư nợ đối với khu vực này Từ những nguyên nhântrên dẫn đến thị trường vốn đầu ra của các tổ chức tín dụng (TCTD) bị thu hẹp đáng kể ởkhu vực cho vay đầu tư chứng khoán Bên cạnh đó tỷ lệ lạm phát tăng cao trong năm2007 vừa qua sẽ là trở ngại không nhỏ cho việc hoạch định chính sách lãi suất cạnh tranhcủa các tổ chức tài chính trong năm 2008.

Như vậy nhìn chung diễn biến của thị trường tài chính trong năm 2007 và nhữngtháng đầu năm 2008 là sau thời gian đẩy mạnh việc huy động các tổ chức tài chính đãnắm trong tay một lượng vốn huy động khá dồi dào, và thị trường vốn đầu ra do nhữngđiều kiện khách quan lẫn chủ quan thu hẹp phần nào Với những điều kiện trên buộc cácTCTD tất yếu phải khẩn trương thiết lập các kế hoạch kinh doanh hữu hiệu nhằm sử dụngmột cách hiệu quả nhất đồng vốn huy động, cụ thể là phát triển các sản phẩm, dịch vụmới, gia tăng các tiện ích đi kèm như chất lượng dịch vụ, các tính năng phụ trội,…đồngthời phải hướng ra các thị trường tiềm năng mới, các thị trường chưa được khai thác mộtcách thích đáng và hiệu quả Hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sốlượng các doanh nhiệp vừa và nhỏ là khá lớn Đánh giá tình hình hiện nay cho thấy đây làđối tượng có các nhu cầu tiềm năng về tín dụng rất lớn như vay ngắn hạn để bổ sung vốnlưu động hay các khoản vay trung và dài hạn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Nhưngnhìn chung các nhu cầu tín dụng này vẫn chưa được thỏa mãn một cách thích đáng Với

Trang 15

áp lực cạnh tranh ngày một gia tăng đối tượng này hiện đang rất cần một nguồn vốn tàitrợ khá lớn để đổi mới công nghệ, nâng cấp máy móc và trang thiết bị Hơn thế nữa cácdoanh nghiệp này còn cần đến một sự tư vấn chuyên nghiệp về tài chính, cũng như cácdịch vụ tài chính khác, …Do đó mục đích tăng dư nợ tín dụng ở khối doanh nghiệp nàykhông chỉ là mục tiêu phát triển ngắn hạn mà đây là một chiến lược phát triển cần phảiđược quan tâm đúng mức và nghiên cứu thực hiện một cách thận trọng và thích đáng Tuynhiên song song với việc gia tăng dư nợ ở khối doanh nghiệp vừa và nhỏ là phải thắt chặtquy trình phân tích và thẩm định cho vay nhằm giúp ngân hàng hiểu rõ về khách hàng củamình giúp hạn chế tối đa những rủi ro tiềm ẩn, đồng thời có kế hoạch xử lý rủi ro tín dụngkịp thời khi xảy ra những biến động đối với các khoản vay Trong chuyên đề nghiên cứunày sẽ đề cập đến quá trình thực hiện thẩm định và phân tích hồ sơ vay vốn của đối tượngkhách hàng Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex từ đó để thấy được tầm quan trọng của quytrình thẩm định hồ sơ vay vốn.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích và thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty cổ phần Sài Gòn Intimex Đề racác biện pháp giảm các rủi ro tiềm ẩn đối với khoản tín dụng này Thông qua đó nhằmhiểu sâu hơn về những kỹ năng phân tích tín dụng trong thực tiễn tại Công ty Tài ChínhDầu khí chi nhánh TP.HCM.

Trang 16

1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định

- Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex không đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn cấptín dụng.

- Hồ sơ vay vốn của Cty CPSG Intimex là đầy đủ và hợp lệ.

- Quy trình tín dụng của Công ty Tài chính Dầu khí Chi nhánh TP HCM có ứngdụng các lý luận chung về phân tích tín dụng.

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu

- Mô hình 6C là phương pháp phân tích tín dụng khả dụng trong thực tế thẩm địnhcho vay hay không?

- Việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp có hạn chế được rủi ro tín dụng đến mức thấpnhất không?

- Quy trình thẩm định cho vay tại PVFC - HCM có thoả mãn được các yêu cầu củaphân tích tín dụng để hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất không?

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:1.4.1 Không gian

Công ty Tài chính Dầu khí Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, 208 Nguyễn Trãi,Quận 1, TP.HCM.

1.4.2 Thời gian

- Thời gian thực tập để thực hiện đề tài từ 11/02/2008 – 25/04/2008.

- Thời gian hợp đồng vay vốn sử dụng để phân tích nghiên cứu được ký kết vào ngày01/10/2007.

- Số liệu phân tích được tham khảo từ 31/12/2005 – 30/09/2007

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Công ty cổ phần Sài Gòn Intimex.

Trang 17

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:

- Tên tài liệu: “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh

° Mô hình chất lượng: dựa trên yếu tố 6 C.

° Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s.° Mô hình điểm số Z (Z - Credit scoring model).

° Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng.

Trong 4 công cụ kể trên thì 2 công cụ: Mô hình chất lượng 6C và mô hình điểm sốtín dụng hiện đang được các ngân hàng và các định chế tài chính ứng dụng rất nhiều trongquy trình thẩm định cho vay của mình Hai mô hình điểm số Z và mô hình xếp hạng củaMoody’s và Standard & Poor’s vẫn còn một số điểm hạn chế và được một số nhà nghiêncứu cho là chưa được cải biên phù hợp với môi trường tài chính Việt Nam.

Bài viết chưa dẫn chứng một cách cụ thể các bước thực hiện của một quy trìnhthẩm định tín dụng và việc ứng dụng các công cụ này vào quy trình thực tế được tiếnhành như thế nào, cũng như thực tế các định chế tài chính Việt Nam có ứng dụng cáccông cụ này trong thực tiễn hay không? Các công cụ này có giá trị thực tế tại Việt Namhay không? Chính vì vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu của mình là đi vào phân tích hồ sơvay vốn của khách hàng – Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex theo các công cụ tác giảkiến nghị cũng như các phương pháp thực tế đang được sử dụng tại PVFC – HCM Nhằmnghiên cứu và hiểu sâu hơn quy trình thẩm định cho vay đối với một khách hàng và thựctế ứng dụng các công cụ phân tích tín dụng từ lý luận đến thực tiễn.

Trang 18

- Hạn mức tín dụng được định nghĩa là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong mộtthời gian nhất định mà ngân hàng và khách hàng đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.Khác với loại vay thông thường, ngân hàng không xác định kỳ hạn nợ cho từng món vaymà chỉ khống chế theo hạn mức tín dụng, có nghĩa là vào một thời điểm nào đó nếu dư nợvay của khách hàng lên đến mức tối đa cho phép, thì khi đó ngân hàng sẽ không phát tiềnvay cho khách hàng

Đối với loại vay này, một hợp đồng tín dụng được sử dụng cho cả kỳ hạn có thể là quýhoặc năm Đến cuối kỳ hạn, hợp đồng tín dụng sẽ được thanh lý và sang đầu kỳ sau,khách hàng muốn vay phải nộp bộ hồ sơ xin vay mới

- Phạm vi áp dụng: áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên và

được ngân hàng tín nhiệm Thường khi cho vay loại này, ngân hàng không yêu cầu đảmbảo tín dụng.

Cho vay theo hạn mức tín dụng có những ưu và nhược điểm sau :

- Ưu điểm: Thủ tục đơn giản, khách hàng chủ động được nguồn vốn vay, lãi vay trả

cho ngân hàng thấp.

- Nhược điểm: Ngân hàng dễ bị ứ đọng vốn kinh doanh, thu nhập lãi cho vay thấp

Trang 19

2.1.1.2 Cách xác định hạn mức tín dụng

Cho vay ngắn hạn thực chất là loại cho vay bổ sung nguồn vốn đầu tư vào tài sản lưuđộng Do vậy, xác định hạn mức vốn lưu động phải căn cứ vào nhu cầu vốn lưu động củadoanh nghiệp và trên cơ sở khai thác hết các nguồn vốn phi ngân hàng khác Có như vậymới xác định đúng và hợp lý nhu cầu vốn vay, tránh tình trạng cho vay quá mức cần thiếtlàm tổn hại đến khả năng thu hồi nợ Mặc khác, không vì thế mà xác định quá khắt khedẫn đến không đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho doanh nghiệp

Căn cứ để xác định hạn mức tín dụng là kế hoạch tài chính của doanh nghiệp, trong đó dựbáo chi tiết về tài sản và nguồn vốn Các khoản mục trong bảng kế hoạch tài chính có thểliệt kê ở bảng dưới đây:

Bảng 2.1 Bảng minh họa liệt kê kế hoạch tài chính của doanh nghiệp

Tài sản lưu động Nợ phải trả - Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng - Nợ ngắn hạn - Chứng khoán ngắn hạn - Phải trả người bán - Khoản phải thu - Phải trả công nhân viên - Hàng tồn kho - Phải trả khác

- Tài sản lưu động khác - Vay ngắn hạn ngân hàng Tài sản cố định - Nợ dài hạn

Đầu tư tài chính dài hạn Vốn chủ sở hữu

Tổng cộng tài sản Tổng cộng nợ và vốn chủ sở hữu

Nguồn: [ Tín Dụng Và Thẩm Định Tín Dụng – TS Nguyễn Minh Kiều ]

Dựa vào kế hoạch tài chính nhận từ khách hàng nhân viên tín dụng sẽ tiến hành xác định hạn mức tín dụng theo từng bước như sau :

- Bước 1 : Xác định và thẩm định tính chất hợp lý của tổng tài sản.

- Bước 2 : Xác định và thẩm định tính chất hợp lý của nguồn vốn

Trang 20

- Bước 3 : Xác định hạn mức tín dụng theo công thức sau :

Hạn mức tín dụng = Nhu cầu VLĐ - Vốn chủ sở hữu tham gia

(1) Bao gồm : Phải trả người bán, Phải trả công nhân viên, Phải trả khác

(2) Chính là giá trị tài sản lưu động do nguồn dài hạn tài trợ.

2.1.2 Sơ lược về rủi ro tín dụng

2.1.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ cả gốcvà lãi của khoản vay Căn cứ vào đặc điểm có thể chia làm 2 loại rủi ro chính:

- Rủi ro sai hẹn: Là rủi ro người vay vốn không hoàn trả đủ gốc và lãi tiền vay đúnghẹn trong hợp đồng tín dụng đã ký.

- Rủi ro mất vốn: Là rủi ro người vay vốn không hoàn trả gốc tiền vay một cách đầyđủ.

2.1.2.2 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

a Nguyên nhân khách quan:

- Do môi trường kinh tế:

Trong một nền kinh tế tăng trưởng lành mạnh, tiềm năng sản xuất và tiêu dùng củaxã hội càng lớn thì hoạt động sản xuất kinh doanh càng có nhiều điều kiện để phát triển.Ngược lại, khi nền kinh tế có hiện tượng lạm phát tăng vọt dẫn đến sản xuất kinh doanhtrong nước trở nên khó khăn khiến cho khả năng thu hồi vốn tín dụng trở nên phức tạp.

- Do môi trường pháp lý:

Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới khả năng phát sinh rủi ro tín dụng, cũng lànguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủi ro trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gâynên các khoản nợ quá hạn.

Nhu cầu VLĐ = Giá trị TS lưu động - Nợ ngắn hạn phi NH (1) - Nợ dài hạn có thể sử dụng (2)

Trang 21

b Nguyên nhân chủ quan:

b1 Nguyên nhân từ phía khách hàng:

- Do năng lực tài chính, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của khách hàng còn hạnchế.

- Do ý muốn chủ quan của người đi vay cố tình không trả nợ.

- Do khách hàng cố tình cung cấp thông tin sai lệch cho cán bộ tín dụng trong quátrình thẩm định ra quyết định cho vay.

- Do sử dụng vốn vay sai mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.b2 Nguyên nhân từ phía người cho vay:

- Do cán bộ tín dụng thẩm định sai lệch so với thực tế hoặc xem nhẹ khâu thẩm định.- Cán bộ tín dụng không quan tâm đúng mức và định kỳ kiểm tra sau cho vay Do đókhông phát hiện kịp thời những khoản tín dụng có vấn đề.

- Khó khăn trong việc thu thập và kiểm tra tính xác thực các thông tin về kháchhàng.

2.1.3 Các mô hình phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng

Các nhà kinh tế, các nhà phân tích NH đã sử dụng nhiều mô hình khác nhau để đánhgiá rủi ro tín dụng Các mô hình này rất đa dạng, bao gồm các mô hình phản ánh về mặtđịnh lượng (quantity models) và những mô hình phản ánh về mặt định tính – còn được gọilà phương pháp chất lượng, phương pháp chủ quan, phương pháp chuyên gia hay phươngpháp truyền thống (quatity, subjective, expert, traditional methods) của rủi ro tín dụng.Ngoài ra, các mô hình này không loại trừ lẫn nhau, nên một NH có thể sử dụng nhiều môhình để phân tích đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng

2.1.3.1 Phân tích tín dụng

Điều này liên quan đến việc nghiên cứu chi tiết “6 khía cạnh – 6C” của người xin vay là :- Character - Tư cách.

- Capacity - Năng lực.- Cash - Thu nhập.- Collateral - Bảo đảm.- Conditions - Điều kiện.- Control - Kiểm soát.

Tất cả các tiêu chí này phải được đánh giá tốt thì khoản vay mới được xem là khả thi.

Trang 22

a Character – Tư cách

Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích xin vay của khách hàng, mục đích vay củakhách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng hay không, đồngthời xem xét về lịch sử đi vay và trả nợ đối với khách hàng cũ Đối với khách hàng mớithì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác như Trung tâm phòng ngừa rủi ro, … Cán bộ tín dụng phải chắc chắn về những thông tin như:

- Mục đích xin vay của khách hàng là gì? Mục đích đó có phù hợp với chính sách tíndụng của công ty không?

- Thiện chí trả nợ của người xin vay? Thái độ, trách nhiệm của người đi vay trongviệc sử dụng vốn vay? Có nỗ lực hoàn trả nợ vay?

Tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, mục đích rõ ràng, và thiện chí trả nợ củangười vay gọi chung là “tư cách người vay – character” Nếu phát hiện người vay giả dốitrong kế hoạch sử dụng và trả nợ như đã thoả thuận thì cán bộ tín dụng phải từ chối chovay, nếu không rủi ro tín dụng sẽ phát sinh.

b Capacity – Năng lực

Tuỳ thuộc vào qui định luật pháp của quốc gia Đối với cá nhân, dưới 18 tuổi khôngđủ tư cách ký hợp đồng tín dụng; đối với doanh nghiệp, phải căn cứ vào giấy phép kinhdoanh, quyết định thành lập, quyết định bổ nhiệm người điều hành

- Người xin vay phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồngtín dụng không?

- Trường hợp người đại diện cho công ty ký kết hợp đồng tín dụng phải là ngườiđược uỷ quyền hợp pháp của công ty

c Cash – Thu nhập (luồng tiền)

Tiêu chí thu nhập của người vay tập trung vào câu hỏi “Người vay có khả năng tạora đủ tiền để trả nợ ?” Nhìn chung người vay có ba khả năng để tạo ra tiền:

- Luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập.- Bán thanh lý tài sản.

- Tiền từ phát hành chứng khoán nợ hay chứng khoán có.

Trang 23

Bất cứ nguồn thu nào từ ba khả năng này đều có thể sử dụng để trả nợ vay cho NH Tuynhiên NH ưu tiên hơn cả là khả năng thứ nhất và coi đây là nguồn thu đầu tiên và căn bảnđể trả nợ vay NH Điều này là vì: việc bán thanh lý tài sản có thể làm cho năng lực ngườiđi vay trở nên yếu đi, khiến cho khoản tín dụng của NH trở nên ít được bảo đảm Ngoàira, một sự thiếu hụt luồng tiền là biểu hiện không lành mạnh trong kinh doanh của con nợ,khiến cho quan hệ tín dụng trở nên có vấn đề.

Cán bộ tín dụng đánh giá luồng tiền của khách hàng thông qua việc hỏi và trả lời cáccâu hỏi sau:

- Thu nhập hay doanh thu có mức tăng trưởng cao trong quá khứ có rõ ràng và chắcchắn ?

- Liệu mức tăng trưởng này có được duy trì để hỗ trợ cho việc trả nợ vay NH?

Thu nhập hiện hành và trong quá khứ của người vay là bằng chứng quan trọng để trả lờicác câu hỏi trên.

d Collateral – Bảo đảm

Khi đánh giá khía cạnh bảo đảm tiền vay, cán bộ tín dụng phải tự hỏi “Người vay cósở hữu một giá trị hay tài sản nào có chất lượng để hỗ trợ cho khoản vay?” Cán bộ tíndụng phải đặc biệt chú ý những yếu tố nhạy cảm như: tuổi thọ, điều kiện, và mức độchuyên dụng của tài sản đảm bảo Khía cạnh công nghệ cũng phải đặc biệt chú ý, bởi vìnếu tài sản người vay có công nghệ lạc hậu thì giá trị giảm rất nhiều và rất khó tìm ngườimua trong khi công nghệ lại thay đổi hàng ngày.

e Conditions – Điều kiện khác

Cán bộ tín dụng và nhà phân tích tín dụng cần phải biết được xu hướng hiện hành vềcông việc kinh doanh và ngành nghề của người vay, cũng như khi điều kiện kinh tế thayđổi sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến khoản tín dụng Để đánh giá xu hướng ngành vàđiều kiện kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng hầu hết các NHđều duy trì các File dữ liệu thông tin (báo, tạp chí, các báo cáo nghiên cứu,…).

f Control – Kiểm soát

Tập trung vào những vấn đề như:

- Các thay đổi trong luật pháp và quy chế có ảnh hưởng xấu đến người vay.

- Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng và củanhà quản lý về chất lượng tín dụng?

Trang 24

-2.1.3.2 Lượng hoá rủi ro tín dụng

Những năm trước đây, hầu hết các NH chỉ dựa duy nhất vào phương pháp truyềnthống (định tính) để đánh giá rủi ro tín dụng Phưong pháp truyền thống này tỏ ra vừa mấtthời gian, tốn kém, lại mang tính chủ quan, chính vì vậy NH không ngừng cải tiến phươngpháp đánh giá khách hàng để ra quyết định cho vay Ngày nay một số NH đã sử dụng môhình cho điểm để lượng hoá rủi ro tín dụng Mô hình cho điểm tín dụng có ưu điểm so vớiphương pháp truyền thống ở chỗ là, nó cho phép xử lý nhanh chóng một khối lượng lớncác đơn xin vay với chi phí thấp, khách quan do đó góp phần tích cực trong việc kiểmsoát rủi ro tín dụng NH Các mô hình cho điểm tín dụng sử dụng các số liệu phản ánhnhững đặc điểm của người vay để lượng hoá xác suất vỡ nợ cũng như phân loại người vaythành các nhóm có mức độ rủi ro khác nhau Để sử dụng các mô hình này nhà quản lýphải xác định được các tiêu chí về kinh tế và tài chính liên quan đến rủi ro tín dụng đốivới từng nhóm khách hàng cụ thể Đối với tín dụng công ty thì các chỉ tiêu như (chỉ tiêuthanh khoản, chỉ số hoạt động, hệ số đòn bẩy,…) thường là các chỉ tiêu chủ yếu Sau khicác chỉ tiêu đã được xác định, kỹ thuật thống kê được sử dụng để lượng hoá xác xuất rủiro tín dụng hoặc để phân hạng rủi ro tín dụng.

a1 Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán

- Khả năng thanh toán hiện tại:

Tỷ số thanh toán hiện tại phản ánh mối tương quan giữa tài sản lưu động và cáckhoản nợ ngắn hạn, hệ số này cho thấy mức độ an toàn của công ty trong việc đáp ứngnhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn

Nếu hệ số >1: tốt.Nếu hệ số <1: xấu.

Tỷ số thanh toán hiện tại = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn

Trang 25

- Khả năng thanh toán nhanh:

Tỷ số thanh toán nhanh là mối tương quan giữa các tài sản lưu động và các khoản nợngắn hạn, đảm bảo khả năng thanh toán nhanh sau khi tài sản đã được loại bỏ hàng tồnkho là tài sản có tính thanh khoản kém

- Vòng quay hàng tồn kho:

Tỷ số này biểu thị số lượng hàng đã bán trên số hàng còn lưu kho, hệ số này chothấy khả năng dùng vốn vào các hàng hoá luân chuyển cao, tránh được lưu kho bởi các

mặt hàng kém tính lưu hoạt

- Vòng quay tài sản cố định: phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản

- Hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản:

Tỷ số thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động - Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn

Hệ số thu hồi nợ = DT thuần / Số dư các khoản phải thu bình quân

T = Các khoản phải thu bình quân / (Doanh thu hàng năm /365 ngày)

Vq HTK = Giá vốn hàng bán / Hàng hóa tồn kho

Vq TSCĐ= Doanh thu thuần / Tổng giá trị Tài sản cố định

Vq TTS = Doanh thu thuần / Tổng giá trị Tài sản

Trang 26

a3 Nhóm chỉ tiêu hệ số cơ cấu vốn:

Hệ số nợ hay tỷ lệ nợ trên tài sản cho biết phần trăm tổng tài sản được tài trợ bằngnợ Hệ số nợ càng thấp thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng ít và ngược lại hệ số nợ càngcao thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng cao

- Tỷ số nợ trên tài sản:

- Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu ( Re ) biểu thị tương quan giữa nợ và vốn cổ phần Mức

cao thấp của hệ số này phụ thuộc vào từng lĩnh vực kinh tế khác nhau.

a4 Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận:

- Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS): phản ánh khoản thu nhập ròng (thu nhập

sau thuế) của một công ty so với doanh thu của nó

Trên thực tế mức lợi nhuận ròng giữa các ngành là khác nhau, còn trong bản thân mộtngành thì công ty nào quản lý và sử dụng các yếu tố đầu vào (vốn, nhân lực ) tốt hơn thìsẽ có hệ số lợi nhuận ròng cao hơn

- Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA):

- Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE): phản ánh mức thu nhập ròng trênvốn cổ phần của cổ đông

Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu khác nhautrên thị trường Thông thường, hệ số thu nhập trên vốn cổ phần càng cao thì các cổ phiếucàng hấp dẫn, vì hệ số này cho thấy cách đánh giá khả năng sinh lời và các tỷ suất lợinhuận của công ty khi đem so sánh với hệ số thu nhập trên vốn cổ phần của các công tykhác.

Trang 27

b Quy định xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Công ty Tài chính Dầu khí:

Điều 2 Phạm vi và đối tượng áp dụng:

- Quy định này được áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống Công ty Tài chính Dầukhí, bao gồm: Trụ sở chính, các chi nhánh.

- Các doanh nghiệp được áp dụng xếp hạng là các doanh nghiệp có nhu cầu cấp tíndụng tại Công ty Tài chính Dầu khí.

Điều 3 Giải thích từ ngữ

Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:- PVFC : Công ty Tài chính Dầu khí

- TCKT : Tổ chức kinh tế- CBTD : cán bộ tín dụng.

- Đơn vị : Là các Phòng/Ban thực hiện nghiệp vụ cho vay các tổ chức kinh tế tạiCông ty Tài chính Dầu khí.

- Khách hàng : là tổ chức kinh tế có nhu cầu tín dụng tại PVFC.b2 Quy định về xếp hạng:

Điều 4 Nguyên tắc xếp hạng

- Các khách hàng được đánh giá, xếp loại theo từng pháp nhân độc lập.

- Việc xếp hạng khách hàng được thực hiện thống nhất theo các tiêu chí đánh giá đượcquy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8.

- Tất cả các nội dung, chỉ tiêu đánh giá đều được thống kê và tính toán theo năm tài chính, từ 01/01 đến 31/12 hàng năm của 02 năm tài chính gần nhất liền kề tính đến thời điểm đánh giá.

Trang 28

- B4 Tổng hợp điểm và phân loại.

Điều 6 Quy định xác định nhóm ngành hoạt động

Đối với khách hàng hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, tiêu chuẩn xác địnhnhóm ngành hoạt động chính là hoạt động đem lại lợi nhuận lớn nhất có hiệu quả nhất.PVFC áp dụng chấm điểm khác nhau cho 4 nhóm ngành khác nhau, gồm:

- Thương mại và dịch vụ;- Xây dựng;

- Công nghiệp;

- Nông, lâm, ngư nghiệp.

(Để xác định nhóm ngành của hoạt động chính của khách hàng, các đơn vị tham khảoPhục lục 3, Biểu số I)

Điều 7 Quy định xác định quy mô doanh nghiệp

7.1 Các tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp:

- Vốn chủ sở hữu.

- Số lượng lao động bình quân hàng năm.- Doanh thu thuần (01 năm).

- Giá trị nộp ngân sách (01 năm).

7.2 Phương pháp tính điểm và xếp loại quy mô doanh nghiệp (Phụ lục 3, Biểu số II)

Trang 29

7.3 Xếp loại quy mô doanh nghiệp:

Bảng 2.2 Xếp loại quy mô doanh nghiệp

Đ < 30 Nhỏ

30 ≤ Đ ≤ 69 Trung bình

Nguồn: Quy định về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của PVFC – HCM

Điều 8 Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu phi tài chính

8.1 Thu thập thông tin

Các chỉ tiêu thông tin thu thập để sử dụng trong quá trình phân tích bao gồm:- Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp;

- Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất liền kề tính đến ngày đánh giá;

- Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 02 năm gần nhất liền kề tính đến ngàyđánh giá;

- Tình hình dư nợ tại các tổ chức tín dụng;- Các thông tin phi tài chính khác.

8.2 Các chỉ tiêu:

8.2.1 Các chỉ tiêu tài chính:- Khả năng thanh toán ngắn hạn - Khả năng thanh toán nhanh- Vòng quay hàng tồn kho - Kỳ thu tiền bình quân (T)

- Hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản- Tỷ số nợ trên tài sản

- Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu ( Re )

- Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)- Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)- Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)

8.2.2 Các chỉ tiêu phi tài chính:

Trang 30

- Tỷ lệ lãi quá hạn = Lãi trong kỳ chưa trả / Lãi phải trả trong kỳ

b Uy tín trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng (áp dụng với khách hàng đãcó quan hệ tín dụng với PVFC).

+ Trả gốc, lãi vay đầy đủ, đúng hạn.

+ Mức độ thường xuyên của việc gia hạn nợ+ Sử dụng vốn vay đúng mục đích

c Các chỉ tiêu khác: Vị thế của doanh nghiệp, ban lãnh đạo doanh nghiệp, lợinhuận sau thuế 02 năm gần nhất, triển vọng phát triển ngành của hoạt động chính củadoanh nghiệp, số lượng đối thủ cạnh tranh, mối quan hệ của doanh nghiệp với nhà cungcấp nguyên vật liệu và nhà tiêu thụ sản phẩm.

8.2.3 Điểm thưởng, phạt: căn cứ vào mối quan hệ của khách hàng với PVFC và cácthông tin liên quan để chủ động xem xét cho điểm thưởng và điểm phạt đối với từngkhách hàng.

8.3 Phương pháp chấm điểm (Phụ lục 3, Biểu số III)

Bảng 2.3 Bảng tổng hợp điểm theo trọng số

trọng sốITrường hợp các thông tin dung để

chấm điểm đã được kiểm toán

Chấm điểm phi tài chính 40%

IITrường hợp các thông tin dụng đểchấm điểm chưa được kiểm toán

Chấm điểm phi tài chính 50%

Nguồn: Quy định về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của PVFC – HCM

Trang 31

Điều 9 Xếp loại khách hàng

- Tổng số điểm tối đa cho một khách hàng là 100 điểm

- Xếp hạng khách hàng của chi nhánh căn cứ vào hạng của công ty.- Căn cứ vào số điểm cụ thể, phân khách hàng thành 5 nhóm như sau:

Bảng 2.4 Bảng kết quả căn cứ xếp loại tín dụng doanh nghiệp

Trang 32

2.1.4 Hướng dẫn quy trình tín dụng đối với các khách hàng là tổ chức kinh tế tạicông ty Tài chính Dầu khí chi nhánh TP Hồ Chí Minh

2.1.4.3 Tài liệu tham chiếu

Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việcban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng

- Khách hàng: Là tổ chức kinh tế được PVFC chấp nhận cho vay.

Trang 33

chi nhánh TP Hồ Chí Minh

a Những thông tin cần thiết cho việc cấp tín dụng:

CBTD có trách nhiệm chủ động tìm kiếm, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng có nhu cầuđược cấp tín dụng để thu thập thông tin, tài liệu để nắm thông tin sơ bộ về khách hàng.

- Tư cách pháp lý của khách hàng:+ Loại hình doanh nghiệp.

+ Ban lãnh đạo doanh nghiệp+ Các vấn đề có liên quan khác.

- Xem xét đối tượng và lĩnh vực hoạt động của khách hàng phù hợp theo Điều 5 vàĐiều 6 của Quy chế tín dụng và đầu tư của PVFC.

- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh:+ Sản phẩm

+ Tổng tài sản.+ Vốn tự có.

Trang 34

+ Nhu cầu vay vốn, bảo lãnh, thời hạn dự kiến.+ Mục đích sử dụng vốn.

+ Năng lực của khách hàng trong việc thực hiện phương án.

+ Nguồn vốn tự có để thực hiện phương án kinh doanh, dự án đầu tư.+ Nguồn trả nợ.

+ Đảm bảo cho khoản tín dụng (nếu có).

Sau khi tìm hiểu về khách hàng và nhu cầu tín dụng của khách hàng, cán bộ tín dụngcó trách nhiệm xem xét tình hình hoạt động của khách hàng và khả năng đáp ứng nhu cầukhách hàng của PVFC Trường hợp xét thấy khách hàng không đủ điều kiện để cấp tíndụng, CBTD thông báo cho khách hàng về việc từ chối cấp tín dụng Trường hợp xét thấycó thể xem xét cấp tín dụng cho khách hàng, CBTD có trách nhiệm hướng dẫn kháchhàng lập hồ sơ xin cấp tín dụng.

b Hồ sơ xin cấp tín dụng bao gồm:

b1 Hồ sơ pháp lý

* Đối với khách hàng là doanh nghiệp quốc doanh:

- Giấy phép thành lập (Quyết định thành lập).- Giấy đăng ký kinh doanh.

- Điều lệ công ty.

- Quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng.

* Đối với khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Công ty cổ phần, công ty tráchnhiệm hữu hạn), ngoài các tài liệu trên còn phải có: Biên bản họp hội đồng thành

viên/hội đồng quản trị về việc xin cấp tín dụng.

* Đối với khách hàng là doanh nghiệp liên doanh phải có thêm: Hợp đồng liên doanh.

Trang 35

b3 Hồ sơ khoản vay/bảo lãnh

- Giấy đề nghị vay vốn/cấp bảo lãnh (BM-HD-QT-05-13-01-01).- Kế hoạch sản xuất kinh doanh.

- Phương án sử dụng vốn vay (đối với cho vay ngắn hạn).- Dự án đầu tư (đối với cho vay trung dài hạn).

b4.Hồ sơ đảm bảo khoản vay (nếu có)

- Giấy tờ pháp lý về tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh.

b5 Các tài liệu, giấy tờ chứng minh doanh nghiệp thuộc đối tượng khách hàng củaPVFC

- Các tài liệu, giấy tờ, hợp đồng, bản thoả thuận,…chứng minh việc xin cấp tín dụngđể thực hiện các hợp đồng dịch vụ cho khách hàng thuộc đối tượng khách hàng phù hợpvới điều 5 của Quy chế tín dụng và đầu tư của PVFC.

- Bản sao Giấy chứng nhận là hội viên các tổ chức mà PVFC đang tham gia hoặc cóthoả thuận hợp tác.

b6 Các tài liệu, giấy tờ khác (tùy vào từng trường hợp cụ thể, theo yêu cầu củaPVFC)

Trường hợp khách hàng đã có quan hệ tín dụng với PVFC (PVFC đã có hồ sơ tíndụng) thì CBTD yêu cầu khách hàng bổ sung các giấy tờ, tài liệu còn thiếu.

Trang 36

Hình 1 - Lưu đồ quy trình tín dụng của PVFC – HCM

Trưởng phòng nghiệp vụ

Hội đồng thẩm địnhLãnh đạo công ty

Lãnh đạo công tyCBTDPhòng Kế toán

Hướng dẫn khách hàng làm thủ tục

Thẩm định hồ sơ

Phê duyệtKiểm tra

Hoàn thiện các thủ tục bảo đảm tín dụng

Trang 37

HCM ta có thể thấy quy trình này đã ứng dụng đầy đủ các công cụ phân tích định tính vàlượng hóa những rủi ro tiềm tàng của khách hàng vay vốn, từ việc hoàn thành bộ hồ sơpháp lý chứng minh tư cách pháp nhân và các điều kiện khác của khách hàng cho đếnviệc phân tích tình hình tài chính và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn nhằm bảođảm việc ra quyết định cấp tín dụng là đúng đắn và đảm bảo được việc hạn chế rủi ro tíndụng ở mức thấp nhất Trong chương sau thông qua việc phân tích khách hàng - CtyCPSG Intimex - vay vốn của PVFC – HCM ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về quy trình này.

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu: thu thập thông tin và số liệu thứ cấp qua sách báo, mạng Internet,các số liệu do công ty Tài Chính Dầu Khí chi nhánh TP.HCM cung cấp - là những số liệuvề tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của Cty CPSG Intimex năm2005,2006,09/2007…

2.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

- Xử lý số liệu: Xử lý và tổng hợp số liệu bằng công cụ bảng tính Excel để tính giátrị các chỉ số đo lường, và đánh giá mối tương quan.

2.2.2.1 Phương pháp so sánh

- Khái niệm: Phương pháp so sánh là phương pháp phân tích được sử dụng nhiều, kếtquả so sánh cho ta biết xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế, mức độ tiên tiến, lạchậu giữa các đơn vị sản xuất Phương pháp này được sử dụng để:

 So sánh giữa trị số thực hiện kỳ nghiên cứu (năm, tháng ,quý) với thời kỳ trước đó đểthấy sự biến động của chỉ tiêu theo thời gian.

 So sánh với cùng kỳ năm trước để thấy nhịp điệu thực hiện chỉ tiêu trong một năm. So sánh giữa trị số thực hiện với trị số kế hoạch hoặc với trị số định mức.

- Phương pháp tính:

So sánh theo số lần hoặc số phần trăm:Số lần so với năm trước = Yt / Yt-1.

Số phần trăm tăng so với năm trước = [(Yt – Yt-1) / Yt-1] * 100%

(Cần chú ý đảm bảo các chỉ tiêu đưa ra so sánh phải thống nhất về nội dung, phương pháptính, phạm vi tính, thời gian tính và các điều kiện vè tổ chức, kỹ thuật phải tương tự).

Trang 38

- Khái niệm: Một trong những mục đích của việc phân tích hoạt động kinh tế là xácđịnh mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến các chỉ tiêu phân tích Thay thế liên hoàn làmột trong những phương pháp giúp ta thực hiện được mục đích đó Nó được dùng khi cácnhân tố và chỉ tiêu phân tích có mối quan hệ tích số, thương số hoặc kết hợp cả tích,thương, tổng và hiệu số Nguyên tắc của phương pháp thay thế liên hoàn là - Khi tính toánmức độ ảnh hưởng của một nhân tố nào đó đến mục tiêu phân tích thì chỉ xét sự biến độngcủa nhân tố đó, còn các nhân tố khác coi như không thay đổi.

- Phương pháp tính theo phương pháp thay thế liên hoàn là:

+ Xác định mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phân tích với các nhân tố bằng một phươngpháp kinh tế, trong đó cần sắp xếp các nhân tố theo một trật tự nhất định.

+ Lần lượt thay thế trị số của từng nhân tố và tính mức độ ảnh hưởng của nhân tốđến chỉ tiêu.

+ Xem xét sự biến động của nhân tố nghiên cứu khi một hoặc hai nhân tố cùng biếnđộng, từ đó đánh giá sự tác động của các yếu tố khác đến yếu tố nghiên cứu.

- Trong bài nghiên cứu này, phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng để phântích sự tác động của tỷ giá và giá giấy nguyên liệu đến doanh thu và lợi nhuận của CtyCPSG Intimex.

2.2.2.3 Phương pháp chỉ số:

Chỉ số là chỉ tiêu tương đối, biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiệntượng nghiên cứu Trong hệ số chỉ số, mỗi nhân tố nói lên biến động của nhân tố đó vàảnh hưởng của biến động này đến chỉ tiêu nghiên cứu

(Một số chỉ số phân tích tài chính được sử dụng trong bài nghiên cứu được trình bày côngthức tính ở phần phương pháp luận Ví dụ: ROE, ROA, ROS, Vòng quay hàng tồn kho,…)

Trang 39

Chương 3

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ VÀ

CHI NHÁNH CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ TP HỒ CHÍ MINH

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TYTÀI CHÍNH DẦU KHÍ (PVFC):

3.1.1 Lịch sử hình thành

Là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Công ty tài chính Dầu khí được thành lậptừ 100% vốn của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, ra đời với phương châm hoạt động vìsự phát triển vững mạnh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Thành lập PVFC là một dấumốc quan trọng, một tầm nhìn mới trong chiến lược phát triển của ngành năng lượngDầu khí và hướng tăng trưởng vững bền nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ 21.

"Tầm nhìn tăng trưởng - Cam kết vững chắc - Thành công tài chính" là tôn chỉ hoạtđộng của PVFC Tư tưởng của tôn chỉ thể hiện rõ nhiệm vụ chiến lược của Công ty là:đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam và vận hànhsinh lời hiệu quả nhất mọi nguồn tài chính tiền tệ của ngành Dầu khí.

Để thực hiện thành công các mục tiêu và cam kết trên, PVFC coi trọng việc pháttriển nguồn nhân lực, văn hoá Công ty và hiện đại hoá hệ thống công nghệ thông tin tàichính ngân hàng Chiến lược phát triển nguồn nhân lực đặt trọng tâm vào công tác tuyểndụng, đào tạo đội ngũ với chế độ đãi ngộ hợp lý và môi trường làm việc văn minh hiệnđại Văn hóa Công ty được tập thể cán bộ công nhân viên xây dựng và đồng tâm thựchiện qua hệ thống các quy trình công việc, giao tiếp ứng xử và phong cách kinh doanhhiện đại của định chế tài chính Công ty đã xây dựng thành công hệ thống công nghệthông tin với các phần mềm chuyên ngành hiện đại được điều khiển bằng đội ngũ lànhnghề và tràn đầy sức sáng tạo.

Trang 40

PVFC đã trải qua chặng đường phát triển đầu tiên của mình với tất cả khó khăn vàthách thức của một định chế tài chính còn mới mẻ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập.Và PVFC đã khẳng định được sứ mệnh chiến lược quan trọng thiết yếu của mình trongcông cuộc đổi mới nhằm xây dựng Tổng công ty Dầu khí trở thành tập đoàn kinh tế mạnhcủa Việt Nam Từ khi thành lập đến nay, Công ty liên tục đạt được các thành tựu quantrọng, các chỉ tiêu tăng trưởng ổn định và vững chắc, tổ chức kinh doanh càng được củngcố và hoàn thiện, hệ thống quản lý được nâng cấp theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốctế ISO 9001:2000, đội ngũ được đào tạo và phát triển, văn hoá PVFC được hình thành.Tất cả đã sẵn sàng bước vào một giai đoạn phát triển mới còn nhiều thách thức nhưng vớitinh thần phấn chấn và tự tin hướng tới tương lai.

+ Ngày 30/ 3/2000: Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ký quyết định số 04/2000/QĐ/VPCP về việc thành lập Công ty Tài chính Dầu khí

+ Ngày 19/6/2000: Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam ký quyết địnhsố 903/QĐ - HĐQT thành lập Công ty Tài chính Dầu khí

+ Ngày 5/2/2001: Lễ khai trương hoạt động Công ty Tài chính Dầu khí đã được tổchức trọng thể tại Hà Nội.

+ Ngày 21/5/2003: Khai trương hoạt động Chi nhánh Công ty Tài chính Dầu khí tạithành phố Hồ Chí Minh

+ Ngày 5/5/2004:

Ra mắt Hội đồng quản trị đầu tiên của Công ty Tài chính Dầu khí

Nhận chứng chỉ Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000do tổ chức SGS (Thụy Sỹ) cấp

+ Ngày 3/9/2005: Nhận Cúp vàng Thương hiệu và Nhãn hiệu 2005.+ Ngày 15/9/2005: Nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2005.+ Ngày 15/12/2005: PVFC được xếp hạng Công ty Nhà nước loại 1.

Ngày đăng: 13/11/2012, 16:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

DANH SÁCH HÌNH - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
DANH SÁCH HÌNH (Trang 11)
- Bảng CĐK T: Bảng cân đối kế toán. - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
ng CĐK T: Bảng cân đối kế toán (Trang 12)
Bảng 2.1. Bảng minh họa liệt kê kế hoạch tài chính của doanh nghiệp - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
Bảng 2.1. Bảng minh họa liệt kê kế hoạch tài chính của doanh nghiệp (Trang 20)
Bảng 2.1. Bảng minh họa liệt kê kế hoạch tài chính của doanh nghiệp - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
Bảng 2.1. Bảng minh họa liệt kê kế hoạch tài chính của doanh nghiệp (Trang 20)
Bảng 2.3. Bảng tổng hợp điểm theo trọng số - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
Bảng 2.3. Bảng tổng hợp điểm theo trọng số (Trang 31)
Bảng 2.3. Bảng tổng hợp điểm theo trọng số - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
Bảng 2.3. Bảng tổng hợp điểm theo trọng số (Trang 31)
Bảng 2.4. Bảng kết quả căn cứ xếp loại tín dụng doanh nghiệp - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
Bảng 2.4. Bảng kết quả căn cứ xếp loại tín dụng doanh nghiệp (Trang 32)
Bảng 2.4. Bảng kết quả căn cứ xếp loại tín dụng doanh nghiệp - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
Bảng 2.4. Bảng kết quả căn cứ xếp loại tín dụng doanh nghiệp (Trang 32)
Hình 1- Lưu đồ quy trình tín dụng của PVFC – HCM - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
Hình 1 Lưu đồ quy trình tín dụng của PVFC – HCM (Trang 37)
Hình 1 - Lưu đồ quy trình tín dụng của PVFC – HCM - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
Hình 1 Lưu đồ quy trình tín dụng của PVFC – HCM (Trang 37)
Hình 2- Sơ đồ tóm lược công tác thẩm định tín dụng Cty CPSG Intimex. - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
Hình 2 Sơ đồ tóm lược công tác thẩm định tín dụng Cty CPSG Intimex (Trang 46)
Hình 2 -  Sơ đồ tóm lược công tác thẩm định tín dụng Cty CPSG Intimex. - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
Hình 2 Sơ đồ tóm lược công tác thẩm định tín dụng Cty CPSG Intimex (Trang 46)
INTIMEX (CTY CPSG INTIMEX) THEO MÔ HÌNH 6C: 4.1.1. Tư cách người vay – Character - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
HÌNH 6 C: 4.1.1. Tư cách người vay – Character (Trang 47)
Bảng 4.1. Bảng liệt kê dư nợ của Cty CPSG Intimex tính đến ngày 27/09/2007 - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
Bảng 4.1. Bảng liệt kê dư nợ của Cty CPSG Intimex tính đến ngày 27/09/2007 (Trang 47)
Bảng 4.2. Bảng liệt kê hồ sơ pháp lý của Cty CPSG Intimex S - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
Bảng 4.2. Bảng liệt kê hồ sơ pháp lý của Cty CPSG Intimex S (Trang 49)
Bảng 4.2. Bảng liệt kê hồ sơ pháp lý của Cty CPSG Intimex S - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
Bảng 4.2. Bảng liệt kê hồ sơ pháp lý của Cty CPSG Intimex S (Trang 49)
vay vốn được thực hiện theo một quy trình khác nhau, và mô hình này được xem như nền tảng trong việc xây dựng quy trình thẩm định cho vay của các TCTD. - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
vay vốn được thực hiện theo một quy trình khác nhau, và mô hình này được xem như nền tảng trong việc xây dựng quy trình thẩm định cho vay của các TCTD (Trang 54)
Bảng 4.3  Bảng biểu diễn tốc độ tăng trưởng Doanh thu và Lợi nhuận của  Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
Bảng 4.3 Bảng biểu diễn tốc độ tăng trưởng Doanh thu và Lợi nhuận của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex (Trang 54)
Bảng 4.4 Bảng tổng hợp tỷ trọng từng khoản mục tài sản - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
Bảng 4.4 Bảng tổng hợp tỷ trọng từng khoản mục tài sản (Trang 56)
Nguồn: Được tính toán trên cơ sở các số liệu từ bảng Cân Đối Kế Toán của Cty CPSG Intimex - Phụ Lục 1. - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
gu ồn: Được tính toán trên cơ sở các số liệu từ bảng Cân Đối Kế Toán của Cty CPSG Intimex - Phụ Lục 1 (Trang 56)
Bảng 4.4 Bảng tổng hợp tỷ trọng từng khoản mục tài sản - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
Bảng 4.4 Bảng tổng hợp tỷ trọng từng khoản mục tài sản (Trang 56)
Bảng 4.6. Bảng tóm tắt một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
Bảng 4.6. Bảng tóm tắt một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu (Trang 61)
Qua phân tích tình hình tài chính chứng tỏ Cty CPSG Intimex vẫn hoạt động bình thường - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
ua phân tích tình hình tài chính chứng tỏ Cty CPSG Intimex vẫn hoạt động bình thường (Trang 63)
Bảng 4.7. Bảng chấm điểm xếp hạng quy mô doanh nghiệp - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
Bảng 4.7. Bảng chấm điểm xếp hạng quy mô doanh nghiệp (Trang 63)
khẩu hàng hóa. Theo các tiêu chí của PVFC công ty được xếp vào loại hình doanh nghiệp hoạt động thương mại có quy mô nhỏ. - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
kh ẩu hàng hóa. Theo các tiêu chí của PVFC công ty được xếp vào loại hình doanh nghiệp hoạt động thương mại có quy mô nhỏ (Trang 64)
Bảng 4.9. Bảng tính điểm các chỉ tiêu phi tài chính - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
Bảng 4.9. Bảng tính điểm các chỉ tiêu phi tài chính (Trang 64)
Bảng 4.8. Bảng tính điểm các chỉ tiêu tài chính - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
Bảng 4.8. Bảng tính điểm các chỉ tiêu tài chính (Trang 64)
Nguồn: Thực hiện chấm điểm theo Bảng 2.3. - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
gu ồn: Thực hiện chấm điểm theo Bảng 2.3 (Trang 65)
Bảng 4.10. Bảng tổng hợp điểm theo trọng số - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
Bảng 4.10. Bảng tổng hợp điểm theo trọng số (Trang 65)
Bảng 4.11. Phương án, kế hoạch kinh doanh của Cty CPSG Intimex năm 2008 - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
Bảng 4.11. Phương án, kế hoạch kinh doanh của Cty CPSG Intimex năm 2008 (Trang 67)
Bảng 4.11. Phương án, kế hoạch kinh doanh của Cty CPSG Intimex năm 2008 - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
Bảng 4.11. Phương án, kế hoạch kinh doanh của Cty CPSG Intimex năm 2008 (Trang 67)
Bảng 4.12. Bảng tổng hợp sự tác động của tỷ giá đến lợi nhuận và doanh thu của Cty CPSG Intimex - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
Bảng 4.12. Bảng tổng hợp sự tác động của tỷ giá đến lợi nhuận và doanh thu của Cty CPSG Intimex (Trang 70)
Bảng 4.12. Bảng tổng hợp sự tác động của tỷ giá đến lợi nhuận và doanh thu của Cty CPSG Intimex - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
Bảng 4.12. Bảng tổng hợp sự tác động của tỷ giá đến lợi nhuận và doanh thu của Cty CPSG Intimex (Trang 70)
Bảng 4.13. Bảng tổng hợp sự tác động của giá nhập khẩu “Giấy các loại” đến lợi nhuận và doanh thu của Cty CPSG Intimex - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
Bảng 4.13. Bảng tổng hợp sự tác động của giá nhập khẩu “Giấy các loại” đến lợi nhuận và doanh thu của Cty CPSG Intimex (Trang 71)
Bảng 4.14. Bảng tổng hợp sự tác động của “giá nhập khẩu giấy các loại” và “tỷ giá” đến lợi nhuận và doanh thu của Cty CPSG Intimex - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
Bảng 4.14. Bảng tổng hợp sự tác động của “giá nhập khẩu giấy các loại” và “tỷ giá” đến lợi nhuận và doanh thu của Cty CPSG Intimex (Trang 72)
Bảng 4.14. Bảng tổng hợp sự tác động của “giá nhập khẩu giấy các loại” và “tỷ giá” - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
Bảng 4.14. Bảng tổng hợp sự tác động của “giá nhập khẩu giấy các loại” và “tỷ giá” (Trang 72)
BẢNG TÓM LƯỢC “BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN”  31/12/2005 - 30/09/2007 - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
31 12/2005 - 30/09/2007 (Trang 81)
BẢNG TểM LƯỢC “BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN” - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
BẢNG TểM LƯỢC “BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN” (Trang 81)
1. Tài sản cố định hữu hình 211 478.839 1.211.987 - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
1. Tài sản cố định hữu hình 211 478.839 1.211.987 (Trang 82)
BẢNG TỔNG HỢP “BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH” CỦA CTY CPSG INTIMEX 2005 – 30/09/2007 - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
2005 – 30/09/2007 (Trang 84)
BẢNG TỔNG HỢP “BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH” - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
BẢNG TỔNG HỢP “BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH” (Trang 84)
BẢNG CHẤM ĐIỂM CÁC CHỈ TIÊU PHI TÀI CHÍNH - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
BẢNG CHẤM ĐIỂM CÁC CHỈ TIÊU PHI TÀI CHÍNH (Trang 87)
BẢNG CHẤM ĐIỂM CÁC CHỈ TIÊU PHI TÀI CHÍNH - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
BẢNG CHẤM ĐIỂM CÁC CHỈ TIÊU PHI TÀI CHÍNH (Trang 87)
(**) BẢNG IV-1: TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
1 TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH (Trang 91)
BẢNG CHẤM ĐIỂM CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
BẢNG CHẤM ĐIỂM CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH (Trang 91)
BẢNG CHẤM ĐIỂM CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH - Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex
BẢNG CHẤM ĐIỂM CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH (Trang 91)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w