Luồng tiền trả nợ của khách hàng – Cash

Một phần của tài liệu Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex (Trang 50)

Trong năm 2008 ước tính:

- Doanh thu dự kiến: 105.228.571.000 đồng.

- Khấu hao : 400.000.000 đồng.

- Thuế thu nhập : 230.829.000 đồng.

- TSLĐ dự kiến : 52.000.000.000 đồng.

- Phải trả dự kiến (tín dụng thương mại dự kiến): 10.257.000.000 đồng.

=> Nhu cầu vốn lưu động bình quân năm 2008 (TSLĐ – Phải trả): 41.743.000.000 đ.

- Vốn tự có tham gia : 11.743.000.000 đồng

- Hạn mức NH TMCP Quân đội : 10.000.000.000 đồng.

- Hạn mức NH TMCP Kỹ Thương : 10.000.000.000 đồng.

- Nhu cầu vay PVFC – HCM : 10.000.000.000 đồng.

=> Cty CPSG Intimex sử dụng nguồn vốn tín dụng vào việc bổ sung vốn lưu động, cụ thể là thanh toán cho các hợp đồng xuất nhập khẩu trong khoảng thời gian hàng tồn kho.

Thông qua việc đánh giá kế hoạch sử dụng và trả nợ của Cty CPSG Intimex. Hạn mức tín dụng 10 tỷ Cty CPSG Intimex đề nghị vay tại PVFC – HCM là phù hợp với nhu cầu vốn lưu động của công ty. Mức đề nghị vay vốn này là hoàn toàn hợp lý.

4.1.4. Đảm bảo khoản vay - Collateral

- Đảm bảo khoản vay: Tín chấp. - Đảm bảo bổ sung:

+ Thư bảo lãnh vay vốn số 265/INT-TCKT ngày 19/10/2007: Chứng thư bảo lãnh thanh toán của công ty Xuất Nhập Khẩu Intimex (trụ sở tại số 96 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Tp. Hà Nội) cam kết bảo lãnh thanh toán 100% giá trị của hạn mức tín dụng 10 tỷ VNĐ, trong trường hợp Bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hạn mức tín dụng. (Bên bảo lãnh: Công ty XNK Intimex; Bên được bảo lãnh : Công ty cổ phần Sài Gòn Intimex; Bên thụ hưởng bảo lãnh: Công ty Tài chính Dầu khí chi nhánh TPHCM).

+ Quản lý mục đích sử dụng vốn: Trước khi giải ngân sẽ ký Bản thoả thuận 3 bên giữa Cty CPSG Intimex, PVFC – HCM, bên mua hàng. Và nêu rõ khi bên mua hàng trả tiền cho Cty CPSG Intimex thì tiền sẽ được chuyển vào tài khoản của PVFC-HCM tại Vietcombank-HCM.

* Đánh giá về bên bảo lãnh Công ty Xuất Nhập Khẩu Intimex:

Công ty xuất nhập khẩu INTIMEX được thành lập vào năm 1979 từ một đơn vị nhỏ. Hiện tại, Cty đã vươn lên trở thành một trong những đơn vị hàng đầu của Bộ Thương Mại,

được mối quan hệ thương mại với khoảng 100 quốc gia trên thế giới tại tất cả các châu lục. Hoạt động chính của công ty là kinh doanh xuất nhập khẩu, thương nghiệp, dịch vụ, gia công hàng xuất khẩu, máy móc thiết bị, sản xuất và lắp ráp xe gắn máy, nuôi trồng thuỷ sản,…Doanh thu từ xuất khẩu vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Tình hình kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua giữ ở mức ổn định.

Song song với việc chú trọng các hoạt động xuất khẩu nói trên, đơn vị còn rất quan tâm đến việc phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại và các cửa hàng chuyên doanh. Các dự án xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại hiện đang được triển khai.

Căn cứ vào tư cách pháp nhân của Công ty xuất nhập khẩu INTIMEX là một doanh nghiệp nhà nước do Bộ thương mại quản lý cùng với việc đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh. Công ty tài chính Dầu khí xét thấy Công ty xuất nhập khẩu INTIMEX có đủ điều kiện và uy tín để bảo lãnh (không có đảm bảo bằng tài sản của bên bảo lãnh) cho Cty CPSG Intimex vay hạn mức tín dụng là 10 tỷ tại PVFC - HCM.

4.1.5. Các điều kiện khác của doanh nghiệp – Conditions

- Về hoạt động xuất khẩu: Trong những năm qua, Cty CPSG Intimex tập trung đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản là thế mạnh của Việt Nam như cà phê, tiêu đen. Phát huy thế mạnh sẵn có về quan hệ với các đối tác nước ngoài, đơn vị hiện nay đang có số lượng khách hàng giao dịch khá lớn và ổn định tại nhiều quốc gia và khu vực. Kim ngạch xuất khẩu năm 2006 là 11 tỷ đồng, 30/09/2007 đạt 13 tỷ đồng.

- Về hoạt động nhập khẩu: Đây là hoạt động quan trọng và luôn chiếm giữ tỷ trọng cao trong tổng doanh thu, chiếm khoảng 80%. Các mặt hàng mà đơn vị thường nhập khẩu như: bột giấy, giấy, thép lá, xe ôtô tải các loại, máy nghiền đá, máy vi tính, hoá chất và một số mặt hàng thông dụng khác. Kim ngạch nhập khẩu năm 2006 đạt 84 tỷ đồng, đến 30/09/2007 đạt 91 tỷ đồng.

- Về hoạt động đấu thầu: Kể từ năm 2007, đơn vị đã bắt đầu tham gia vào các dự án trong ngành dầu khí và đạt được một số kết quả khả quan. Đơn vị đã thắng thầu cho một số dự án về cung cấp vật tư, thiết bị, phụ tùng cho Cty Phân đạm và hoá chất

là một trong những hoạt động mới của đơn vị trong năm 2007.

- Về quản lý doanh nghiệp : Ban lãnh đạo của công ty có trình độ và kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại xuất nhập khẩu. Công ty có năng lực tài chính và có khả năng thanh toán. Trong những năm qua, quy mô của Công ty không ngừng mở rộng và hoạt động có hiệu quả; Doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng.

Đánh giá: Đến thời điểm hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị vẫn diễn ra bình thường. Hoạt động về nhập khẩu luôn đóng vai trò quan trọng, đem lại doanh thu và lợi nhuận chủ yếu cho đơn vị. Doanh thu, lợi nhuận của đơn vị luôn có sự tăng trưởng qua từng năm. Năm 2007 Cty CPSG Intimex đã mở rộng hoạt động sang một lĩnh vực mới và bước đầu có được những kết quả nhất định.

4.1.6. Công cụ điều chỉnh, chi phối – Control

- Nhà nước đang có các chính sách khuyến khích hoạt động kinh doanh Xuất – Nhập khẩu, chưa có những thông tin về các chính sách mới có ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của công ty.

- Xí nghiệp Cty CPSG Intimex đã duy trì mối quan hệ tín dụng với PVFC – HCM từ năm 2005 đến thời điểm hiện nay. Trong quan hệ tín dụng, đơn vị luôn luôn đảm bảo uy tín trong việc trả nợ gốc, lãi và tuân thủ các điều kiện về kiểm soát tín dụng của PVFC.

- Điều kiện cấp tín dụng: Đảm bảo điều kiện cấp tín dụng tại PVFC (ROE hai năm liên tục >10%).

Nhận xét: Qua việc phân tích hồ sơ vay vốn của Cty CPSG Intimex theo mô hình 6C có thể thấy doanh nghiệp là một khách hàng có đầy đủ tư cách pháp nhân và các yếu tố pháp lý khác, cũng như đáp ứng được các điều kiện khác theo quy trình tín dụng đối với các doanh nghiệp của PVFC (phù hợp với đánh giá của cán bộ tín dụng của PVFC – HCM trong thực tế).

Như vậy mô hình 6C là một mô hình phân tích khả dụng trong thực tế, mô hình này hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu thông tin thẩm định theo quy trình tín dụng của PVFC – HCM. Đồng thời việc phân tích tín dụng theo mô hình này giúp cán bộ tín dụng có cái nhìn tổng quan về các điều kiện cần và đủ của khách hàng từ đó giúp cán bộ tín dụng không bỏ sót thông tin hay chủ quan trong quá trình phân tích và thẩm định hồ sơ vay vốn.

vay vốn được thực hiện theo một quy trình khác nhau, và mô hình này được xem như nền tảng trong việc xây dựng quy trình thẩm định cho vay của các TCTD.

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN INTIMEX:

Nhìn chung doanh thu, lợi nhuận của đơn vị luôn có sự tăng trưởng. Năm 2006 doanh thu đạt 95 tỷ đồng, đến 30/09/2007 đạt 113 tỷ đồng. Năm 2006 lợi nhuận đạt 235 triệu đồng, đến 30/09/2007 đạt 309 triệu đồng. Dự kiến năm 2008 doanh thu đạt 105 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 800 triệu đồng.

Bảng 4.3 Bảng biểu diễn tốc độ tăng trưởng Doanh thu và Lợi nhuận của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex

2004 2005 2006 30/09/2007

Doanh thu thuần (triệu VNĐ) 92.490,00 9.887,00 95.486,00 113.063,00

Tốc độ tăng trưởng (%) -89,31 865,80 18,41

Lợi nhuận sau thuế (triệu VNĐ) 473,00 72,00 235,00 309,00

Tốc độ tăng trưởng (%) -84,75 225,81 31,19

Nguồn: Tính toán và tổng hợp từ Bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Cty CPSG Intimex (Phụ lục 2) 40 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 2004 2005 2006 30/09/2007 Năm Triệu đồng 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500

Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế

Nguồn: Vẽ theo số liệu của Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Cty CPSG Intimex

 Như ta thấy năm 2005 có sự sụt giảm mạnh trong doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhưng đến năm 2006 hiệu quả kinh doanh đã có sự cải thiện đáng kể với tốc độ tăng của doanh thu đến 865,80% và lợi nhuận tăng thêm 225,81%. Chỉ 3 quý đầu năm 2007 mức doanh thu và lợi nhuận của công ty đã vượt mức năm 2006. Điều này cho thấy công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả. Các mặt hàng như bột giấy, giấy, thép lá đem lại hiệu quả kinh doanh cao. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) của đơn vị trong những năm qua luôn đạt mức cao hơn 16%. Sau đây là một số phân tích cụ thể về tình hình tài chính của công ty.

Năm 2007 Tiền

Các khoản đầu tư ngắn hạn

Các khoản phải thu

Hàng tồn kho Tài sản lưu động khác Chi sự nghiệp Năm 2005 Năm 2006 Bảng 4.4 Bảng tổng hợp tỷ trọng từng khoản mục tài sản Đơn vị tính: % TÀI SẢN 31/12/2005 31/12/2006 30/09/2007

A. TSLĐ & ĐẦU TƯ NGẮN HẠN 100,00 98,95 96,81

I. Tiền 1,19 1,45 1,68

II. Các khoản đầu tư ngắn hạn 0,00 0,00 0,00 III.Các khoản phải thu 61,88 52,37 16,55 1. Phải thu khách hàng 45,65 34,88 11,89 2. Trả trước cho người bán 8,95 16,23 2,46 3. VAT được khấu trừ 1,34 1,16 2,06 4.Phải thu nội bộ 0,00 0,00 0,00 5. Các khoản phải thu khác 5,94 0,09 0,14 6. Dự phòng các khoản phải thu 0,00 0,00 0,00 IV. Hàng tồn kho 32,61 43,21 76,80 5. Thành phẩm tồn kho 0,00 43,21 73,12 6. Hàng hoá tồn kho 32,61 0,00 0,00 7. Hàng gửi bán 0,00 0,00 3,68 V. Tài sản lưu động khác 4,32 1,93 1,78 VI. Chi sự nghiệp 0,00 0,00 0,00

B. TSCĐ & ĐẦU TƯ DÀI HẠN 0,00 1,05 3,19

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 100,00 100,00 100,00

Nguồn: Được tính toán trên cơ sở các số liệu từ bảng Cân Đối Kế Toán của Cty CPSG Intimex - Phụ Lục 1.

Biểu đồ 4.2. Biểu đồ biểu diễn tỷ trọng từng khoản mục tài sản của Cty CPSG Intimex qua 3 năm (2005 -2007)

Nguồn : Vẽ theo số liệu của Bảng Cân đối kế toán qua 3 năm của Cty CPSG Intimex Qua biểu đồ ta có thể đánh giá sơ bộ về kết cấu tài sản của Cty CPSG Intimex là tài sản ngắn hạn của công ty trong 3 năm qua chiếm tỷ trọng rất lớn (luôn lớn hơn 95%), trong khi đó tài sản cố định chiếm tỷ trọng không đáng kể. Hai khoản mục tài sản luôn chiếm tỷ trọng cao trong kết cấu tài sản của công ty là hàng tồn kho và các khoản phải thu. Đánh giá cụ thể như sau:

- Tổng tài sản

Tổng cộng tài sản của đơn vị có xu hướng tăng trưởng, năm 2005 đạt 11,36 tỷ đồng, năm 2006 đạt 45,68 tỷ và đến 30/09/2007 đạt 38 tỷ. Tài sản lưu động (TSLĐ) chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản: năm 2006 chiếm 98,95% (tương ứng 45,20 tỷ đồng), đến

đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thương mại.

- Hàng tồn kho:

Đến thời điểm tháng 09/2007 hàng tồn kho chiếm khoảng 29,18 tỷ đồng (Chiếm 76,8% tổng tài sản). Hàng tồn kho chủ yếu là các mặt hàng giấy tráng láng, thép, xe tải, máy tính và một số mặt hàng khác. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng 76,8% trên bảng cân đối kế toán là một tỷ lệ tương đối cao đối với doanh nghiệp chuyên kinh doanh thương mại. Tuy nhiên vòng quay hàng tồn kho năm 2007 là 3,75 vòng/năm (bảng 4.6 trang 47) chứng tỏ việc tiêu thụ hàng của đơn vị là tương đối tốt. Việc duy trì hàng tồn kho cao đối với các mặt hàng như máy tính, xe tải,… là tương đối rủi ro do những mặt hàng này có mức khấu hao vô hình cao. Vì vậy công ty cần phải chú ý giảm tỷ trọng hàng tồn kho trên bảng CĐKT trong thời gian tới.

- Phải thu:

Các khoản phải thu, phải trả của khách hàng chiếm tỷ trọng cao trên Tổng tài sản của công ty. Đến thời điểm 09/2007, các khoản phải thu của đơn vị là 6,29 tỷ đồng, trả trước người bán là 935 triệu đồng. Tương ứng với các khoản phải thu và tồn kho trên tổng tài sản là các khoản nợ phải trả, chủ yếu nợ ngắn hạn, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng không đáng kể chứng tỏ Cty đang chiếm dụng vốn trong kinh doanh. Việc chiếm dụng vốn tạo lợi thế cho Cty trong việc luân chuyển vốn kinh doanh tuy nhiên vốn chiếm dụng chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn vì vậy khả năng rủi ro mất khả năng thanh toán cũng dễ xảy ra khi các khoản nợ đến hạn gần nhau.

- Đánh giá tài sản cố định:

Năm 2007 tài sản cố định chiếm 3% tổng tài sản (1,2 tỷ đồng), chủ yếu là giá trị văn phòng tại số 1 - Trần Quang Diệu – Q3 – TPHCM, xe ôtô, máy tính phục vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị, tài sản cố định của đơn vị đã khấu hao khoảng 50%.

4.2.2. Đánh giá quy mô và cơ cấu nguồn vốn của Cty CPSG IntimexBảng 4.5. Bảng tỷ trọng, cơ cấu nguồn vốn. Bảng 4.5. Bảng tỷ trọng, cơ cấu nguồn vốn.

CHỈ TIÊU 2005 2006 30/09/2007

A. NỢ PHẢI TRẢ 300 99,12 97,09 95,09

I. Nợ ngắn hạn 310 98,92 97,09 95,09

Vay ngắn hạn 311 54,37 26,61 45,93

Nợ dài hạn đến hạn trả 312 0,00 0,00 0,00

Phải trả cho người bán 313 29,94 43,79 30,35

Người mua trả tiền trước 314 11,94 13,90 13,46

Thuế, các khoản phải nộp NN 315 0,96 0,44 0,88

Phải trả công nhân viên 316 1,44 0,00 0,98

Phải trả nội bộ 317 0,27 7,89 3,44 Phải trả, phải nộp khác 318 0,00 4,45 0,05 II. Nợ dài hạn 320 0,00 0,00 0,00 III. Nợ khác 330 0,20 0,00 0,00 Chi phí phải trả 331 0,20 0,00 0,00 Tài sản thừa chờ sử lý 332 0,00 0,00 0,00

Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn 333 0,00 0,00 0,00

B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 0,88 2,91 4,91

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 430 100,00 100,00 100,00

Nguồn: Được tính toán trên cơ sở các số liệu từ bảng Cân Đối Kế Toán của Cty CPSG Intimex - Phụ Lục 1. 45 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Vay ngắn hạn Nợ dài hạn đến hạn trả

Phải trả cho người bán

Người mua trả tiền trước

Thuế, các khoản phải nộp NN Phải trả công nhân viên

Phải trả nội bộ Phải trả, phải nộp khác

Biểu đồ 4.3. Biểu đồ biểu diễn cơ cấu nguồn vốn của Cty CPSG Intimex qua 3 năm (2005 – 2007)

Nguồn : Vẽ theo số liệu của Bảng Cân đối kế toán qua 3 năm của Cty CPSG Intimex

Quy mô về nguồn vốn và tài sản của công ty có sự tăng trưởng nhanh qua các năm, năm 2005 tổng nguồn vốn là 11,36 tỷ đồng thì đến năm 2006 đạt 45,6 tỷ đồng (tăng 393%). Tuy nhiên khả năng tự chủ về nguồn vốn thấp, chủ yếu phụ thuộc vào vốn vay và vốn chiếm dụng của khách hàng, dẫn chứng là vốn chủ sở hữu của công ty tuy có sự tăng trưởng qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của công ty (luôn dưới 5%). Vì vậy dễ xảy ra rủi ro về khả năng thanh toán. Nguồn vốn chủ yếu của công ty sử dụng kinh doanh là tín dụng thương mại (phải trả người bán, người mua trả tiền trước) và tín dụng ngắn hạn tại các tổ chức tín dụng.

- Đánh giá các khoản Nợ phải trả:

Trong năm 2007: Nợ phải trả chiếm 95% (36 tỷ đồng), nguồn vốn chủ sở hữu chiếm

Một phần của tài liệu Phân Tích và Thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w