LỜI CAM ĐOAN Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang: Được thực hiện từ tháng
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS HÀ THỊ KIM LINH
THÁI NGUYÊN - 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Quản Bạ, tỉnh
Hà Giang: Được thực hiện từ tháng 11 năm 2018 đến tháng 10 năm 2020
Tôi xin cam đoan:
Luận văn sử dụng các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin
đã được chọn lọc, xử lí và đưa vào luận văn đúng qui định
Luận văn là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn, giúp
đỡ của TS Hà Thị Kim Linh cũng như các thầy, cô giáo trong khoa Tâm lý giáo dục trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được sử dụng để bảo vệ trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2020
Tác giả
Nguyễn Cao Cường
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Ban chủ nhiệm, quí Thầy, Cô giáo khoa Tâm lý giáo dục trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên và quí thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như nghiên cứu
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Hà Thị Kim Linh đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Tôi cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu, các đồng nghiệp và các em học sinh các trường PTDT bán trú THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm sư phạm
Tôi cũng xin cảm ơn tập thể lớp cao học Quản lý giáo dục trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2020
Tác giả
Nguyễn Cao Cường
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ viii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4
4 Giả thuyết khoa học 4
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 5
8 Cấu trúc của luận văn 6
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ 7
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7
1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới 7
1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam 9
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 13
1.2.1 Văn hóa và bản sắc văn hóa 13
1.2.2 Hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa 15
1.2.3 Quản lý 17
1.2.4 Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa 19
1.3 Lý luận về hoạt động giáo dục bản sắc văn hoá cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 19
1.3.1 Đặc điểm học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 19
1.3.2 Mục tiêu và ý nghĩa của giáo dục bản sắc văn hóa cho học sinh 20
1.3.3 Những giá trị văn hóa cần giáo dục cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú 22
1.3.4 Hình thức giáo dục bản sắc văn hóa của các trường phổ thông dân tộc bán trú 28
1.4 Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa cho học sinh ở trường phổ trông dân tộc bán trú trung học cơ sở 32
Trang 61.4.1 Lập kế hoạch giáo dục bản sắc văn hóa cho học sinh 32
1.4.2 Tổ chức thực hiện giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh trong nhà trường 34
1.4.3 Chỉ đạo triển khai giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh trong nhà trường phổ thông dân tộc bán trú 36
1.4.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong nhà trường 37
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 38
1.5.1 Yếu tố khách quan 38
1.5.2 Yếu tố chủ quan 40
Kết luận chương 1 43
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA CHO HỌC SINH TRƯỜNG PTDT BÁN TRÚ CẤP THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢN BẠ, TỈNH HÀ GIANG 44
2.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang 44
2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội 44
2.1.2 Khái quát về giáo dục trung học cơ sở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang 45
2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 49
2.2.1 Mục tiêu khảo sát 49
2.2.2 Nội dung khảo sát 49
2.2.3 Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu 49
2.3 Kết quả khảo sát 50
2.3.1 Thực trạng hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú cấp THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang 50
2.3.2 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giá trị văn hóa cho học sinh các trường PTDT bán trú cấp THCS trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang 63
2.3.3 Thực trạng tổ chức triển khai giáo dục bản sắc văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang 65
2.3.4 Thực trạng chỉ đạo giáo dục bản sắc văn hóa cho học sinh 68
2.3.5 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục giá trị văn hoá cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú THCS 70
2.4 Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hoá cho học sinh các trường PTDT bán trú cấp THCS trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang 73
2.5 Đánh giá chung 76
2.5.1 Những điểm mạnh 76
Trang 72.5.2 Hạn chế 77
Kết luận chương 2 79
Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA CHO HỌC SINH TRƯỜNG PTDT BÁN TRÚ THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢN BẠ, TỈNH HÀ GIANG 81
3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 81
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 81
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 81
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 82
3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa cho học sinh các trường PTDT bán trú THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang 82
3.2.1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho Cán bộ quản lý và giáo viên về ý nghĩa, vai trò của hoạt động giáo dục BSVH 82
3.2.2 Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa cho đội ngũ giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú 85
3.2.3 Chỉ đạo đa dạng hóa hình thức tổ chức giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh 88
3.2.4 Chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục nhà trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở mang bản sắc văn hóa dân tộc 90
3.2.5 Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang 93
3.2.6 Mối quan hệ giữa các biện pháp 94
3.3 Khảo nghiệm các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang 95
3.3.1 Mục đích của khảo nghiệm 95
3.3.2 Đối tượng khảo nghiệm 95
3.3.3 Phương pháp khảo nghiệm 95
3.3.4 Kết quả khảo nghiệm 96
Kết luận chương 3 102
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 103
1 Kết luận 103
2 Khuyến nghị 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
PHỤ LỤC 109
Trang 8Bộ Giáo dục và Đào tạo Bản sắc văn hóa
Bản sắc văn hóa dân tộc Cán bộ quản lý
Cha mẹ học sinh
Cơ sở vật chất Giáo dục Giáo dục và Đào tạo Giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Giáo sư
Phó giáo sư Tiến sĩ Viện sĩ Nhà giáo nhân dân Giáo viên
Giáo viên bộ môn Giáo viên chủ nhiệm Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Học sinh
Kinh tế xã hội Nghị định Chính phủ Phổ thông dân tộc bán trú Phổ thông dân tộc nội trú Quản lý giáo dục
Trung học cơ sở Trung học phổ thông Văn hóa dân tộc
Trang 9Bảng 2.4 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về ý nghĩa
giáo dục bản sắc văn hóa cho HS 51
Bảng 2.5 Nhận thức về nội dung giáo dục BSVH cho học sinh các trường
PTDT bán trú THCS trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang 52
Bảng 2.6 Nhận thức về hình thức giáo dục BSVH cho học sinh các trường hổ
thông dân tộc bán trú THCS trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang 54
Bảng 2.7 Thực trạng các nội dung giáo dục bản sắc văn hoá cho học sinh
trường PTDT bán trú THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang 56
Bảng 2.8 Thực trạng các nội dung giáo dục giá trị văn hoá cho học sinh trường
PTDT bán trú THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang 58
Bảng 2.9 Thực trạng hình thức giáo dục bản sắc văn hoá cho học sinh các
trường PTDT bán trú THCS ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang 60
Bảng 2.10 Thực trạng hình thức giáo dục giá trị văn hoá cho học sinh các trường
PTDT bán trú THCS trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang 62
Bảng 2.11 Thực trạng lập kế hoạch giáo dục bản sắc văn hóa cho học sinh
trường PTDT BT cấp THCS 64
Bảng 2.12 Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục BSVH cho học sinh trường
PTDTBT cấp THCS trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang 66
Bảng 2.13 Thực trạng chỉ đạo giáo dục bản sắc văn hóa cho học sinh trường
PTDT BT cấp THCS trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang 69
Bảng 2.14 Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả quản lý giáo dục giá trị văn
hoá cho học sinh trường PTDT BT cấp THCS trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang 71
Bảng 2.15 Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục bản sắc
văn hoá cho học sinh các trường PTDT bán trú cấp THCS trên địa bàn huyện Quản Bạ, Hà Giang 73
Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp 97
Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 99
Trang 10DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Hình 2.1 Biểu đồ kết quả khảo sát thực trạng quản lý giáo dục bản sắc
văn hóa cho học sinh các trường PTDT BT cấp THCS trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang 72 Hình 2.2 Biểu đồ mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc tổ chức giáo
dục BSVH cho học sinh 75 Hình 3.1 Biểu đồ tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo
dục bản sắc văn hóa cho học sinh các trường PTDT bán trú cấp THCS ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang 98 Hình 3.2 Biểu đồ tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo
dục bản sắc văn hóa cho học sinh các trường PTDT bán trú cấp THCS ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang 100
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia, là vấn đề tồn tại hay không tồn tại của từng dân tộc Giá trị văn hóa dân tộc, giá trị truyền thống của các dân tộc là những vấn đề cốt lõi, nền tảng nhất để làm nên nét riêng của mỗi dân tộc, tạo nên sự khác biệt giữa các dân tộc Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (tháng 01/2016) Đảng ta nhấn mạnh quan điểm, khẳng định đường lối phát triển văn hóa trong sự nghiệp
xây dựng xã hội phát triển bền vững ở Việt Nam, rất cụ thể: “Xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học" Văn hoá thực
sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan
trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Khẳng định vai trò của văn hóa trong tiến trình lịch sử dân tộc, tương lai đất nước: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội" với mục đích “Làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp”
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/NĐ-CP ngày
14/01/2011 về công tác dân tộc, trong đó khẳng định: “Đảm bảo việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết, bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc” Nghị định số 05/2011/NĐ-
CP, đề cập đến chính sách phát triển giáo dục và đào tạo đối với các dân tộc
thiểu số, nghị định đã ghi: “Tiếng nói, chữ viết và truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được đưa vào chương trình giảng dạy trong các trường phổ
Trang 12thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học phù hợp với địa bàn vùng dân tộc”
Về chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa, nghị định cũng đã nhấn mạnh:
“Hỗ trợ việc giữ gìn và phát triển chữ viết của các dân tộc có chữ viết Các dân tộc thiểu số có trách nhiệm gìn giữ văn hóa truyền thống tốt đẹp, tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình phù hợp với quy định của pháp luật”
Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới cực Bắc của Tổ Quốc, là tỉnh có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, trong đó có trên 50 di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia, cấp tỉnh Đây chính là những nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, tạo nên nét đặc trưng riêng của mỗi vùng miền, do vậy công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc là một trong những việc làm cần thiết trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
Ở trường PTDT bán trú THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang có nhiệm
vụ đặc biệt là giảng dạy chương trình phổ thông cho con em học sinh các dân tộc trong huyện, đào tạo nguồn nhân lực Bên cạnh các nội dung giáo dục khác, nhà trường luôn quan tâm đến công tác giáo dục giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc cho học sinh, đây là một vấn đề quan trọng góp phần không nhỏ vào sự thành công trong sự nghiệp giáo dục chung của các nhà trường
Tại trường PTDT bán trú THCS mà tác giả tập trung nghiên cứu đề tài, học sinh có điều kiện tiếp xúc với nhiều luồng văn hóa từ xã hội cả tích cực và tiêu cực, nhiều loại văn hóa có sức lôi cuốn mạnh mẽ với giới trẻ nói chung và học sinh nói riêng, đặc biệt là học sinh dân tộc ở vùng sâu, vùng xa ra đến trường học tập Nhiều học sinh tự ti về truyền thống văn hóa của dân tộc mình như việc ngại
sử dụng trang phục dân tộc mình, thích trang phục theo mốt hiện đại Học sinh có
tư tưởng "ra phố xá" nên các văn hóa truyền thống bị coi là "quê mùa" Với những
lí do trên sẽ làm cho một bộ phận học sinh dân tộc không còn yêu thích và quý
Trang 13trọng truyền thống văn hóa của dân tộc mình, thậm chí muốn rũ bỏ để tiếp cận văn
hóa hiện đại Bên cạnh đó, mục tiêu và nhiệm vụ chính trị của nhà trường là "đào tạo nguồn nhân lực và nguồn cán bộ cho địa phương" nên ngoài việc đào tạo kiến
thức văn hóa còn cần giáo dục giá trị văn hóa, trong đó khơi gợi lòng tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc là yêu tố quan trọng giúp các em phát triển tình yêu đối với quê hương Giá trị văn hóa dân tộc là một điều kiện thuận lợi cho học sinh công tác, lao động sản xuất sau này khi các em đã trưởng thành
Do đó, ngoài nhiệm vụ tăng cường chất lượng trong giảng dạy thì một vấn
đề đặt ra đối với đội ngũ giáo viên của các trường là giúp các em luôn biết giữ gìn
và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc mình Tuy nhiên, việc giáo dục bảo tồn giá trị văn hoá trong trường PTDT bán trú THCS huyện Quản Bạ hiện nay còn thiếu tính hệ thống, chưa thực sự được chú trọng, chưa phù hợp thực tế ở địa phương và chưa đáp ứng yêu cầu của Đảng và Nhà nước
Ngày 07/4/2016 Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đã ban hành Quyết
định số 597/QĐ-UBND về việc ban hành Đề án “Giáo dục kĩ năng sống và văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số cho học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2020” Do đó, ngoài nhiệm vụ tăng cường chất
lượng trong giảng dạy thì một vấn đề đặt ra đối với đội ngũ giáo viên của trường là giúp các em luôn biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc
mình Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài "Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang" làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sỹ quản lý
giáo dục của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang để góp phần nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh
Trang 143 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú THCS
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
4 Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa cho học sinh trường PTDT bán trú THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang có hạn chế về nội dung, hình thức tổ chức Nếu khảo sát đánh giá được những tồn tại, hạn chế về nội dung, hình thức tổ chức giáo dục BSVH cho học sinh trường PTDT bán trú THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang sẽ đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa cho học sinh đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục cũng như thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong giai đoạn hội nhập hiện nay
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú THCS
5.2 Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
5.3 Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn về phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập chung nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc cho học sinh các trường PTDT bán trú THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
Trang 156.2 Giới hạn về khách thể nghiên cứu
Lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang Khảo sát trên 24 Cán bộ quản lý, 150 giáo viên, 200 học sinh (từ lớp 6 đến lớp 9) tại 08 trường PTDT bán trú THCS gồm: Trường PTDT bán trú THCS Nghĩa Thuận, Trường PTDT bán trú THCS Lùng Tám, Trường PTDT bán trú THCS Bát Đại Sơn, Trường PTDT bán trú THCS Quản Bạ; Trường PTDT bán trú THCS Thái An, Trường PTDT bán trú THCS Quyết Tiến, Trường PTDT bán trú THCS Cao Mã Pờ, Trường PTDT bán trú THCS Tả Ván
Nghiên cứu đề tài được thực hiện từ: 15/11/2019 đến 20/9/2020
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu, phân tích, so sách, tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu như: sách, tạp chí, sách chuyên khảo, giáo trình và các tài liệu khác về chuyên môn liên quan đến nội dung đề tài, các văn bản quản lý có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài luận văn
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi ý kiến
Xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra để thu thập thông tin nhằm tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động dạy học, phân tích các nguyên nhân thành công và
hạn chế của các biện pháp đang thực hiện
7.2.2 Phương pháp quan sát và khảo sát thực tế
Quan sát hoạt động ngoại khóa và giảng dạy chính khóa của đội ngũ giáo viên trong các nhà trường thông qua việc dự giờ của giáo viên, hoạt động ngoại khóa của các tổ trưởng chuyên môn và các tổ chức đoàn thể, cùng giáo
viên phân tích giờ dạy, thông qua các hoạt động ngoại khóa của nhà trường 7.2.3 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, trao đổi, tọa đàm
Tham khảo ý kiến của lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo, các đồng chí Hiệu trưởng, giáo viên giảng dạy lâu năm, các nhà quản lý… để có
thêm thông tin tin cậy đảm bảo tính khách quan cho các kết quả nghiên cứu
Trang 167.3 Nhóm phương pháp xử lý thông tin
Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu đã thu thập được của nghiên cứu
thực tiễn trong đề tài luận văn
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục phần nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa cho
học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú THCS
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa cho học
sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa cho học
sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
Trang 17Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
BẢN SẮC VĂN HÓA CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới
Theo Nich Gi-oa-kin, thì: “Bản sắc văn hóa không phải là quá trình qua đó người ta tồn tại mà quá trình qua đó mà người ta trở thành”; Theo A.T Mugi, cho rằng: “Bản sắc văn hóa không thể được xem xét như một sự
co lại và đóng cụ lại của những giá trị bất biến”; Còn theo cách tiếp cận của tác giả Liu Zhongmin ở hai tầng diện tâm lý và hành vi “Bản sắc văn hóa”
mà Trần Ngọc Thêm đã khái quát lại: Sự đa dạng về văn hóa là một hiện tượng phổ biến cũng là quy luật phát triển của mỗi quốc gia Ông Lý Quang
Diệu cho rằng: “Trong vấn đề văn hóa và phát triển thì việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc vẫn là vấn đề lớn của thế giới đặc biệt là các nước châu Á Nếu quốc gia nào không duy trì được bản sắc của mình thì nước đó sẽ đánh mất khả năng tồn tại của mình” [12]
Trong các tác phẩm các cấu hình của sự phát triển văn hóa, Phong cách
và các nền văn minh, Văn hóa và con người, các nhà nghiên cứu Alfred Kroeber và Clark Wissler, đã nghiên cứu về quá trình lan truyền của một hay nhiều đặc trưng văn hóa từ khu vực địa lý này sang khu vực địa lý khác Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng: Có sự khác biệt đáng kể giữa về văn hóa dân tộc các vùng địa lý khác nhau trên thế giới; sự lan truyền giữa các vùng địa lý lân cận mà ở trong một khu vực địa lý nhất định Trong các quan sát này, sự nổi lên của một trung tâm văn hóa (có sự phát triển rực rỡ) có ảnh hưởng và lan tỏa rất rõ ràng ra các vùng lân cận
Qua thống kê từ các nghiên cứu của lý thuyết truyền bá văn hóa, các thuật ngữ “Vùng văn hóa”, “Khu vực trung tâm”, “Khu vực ngoại vi”… được
Trang 18xác lập và giúp cho các nhà nghiên cứu về văn hóa vùng, cách thức truyền bá văn hóa Song song với các nghiên cứu về nền/vùng văn hóa, các nhà nghiên cứu văn hóa
Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), họp ngày 17/10/2003 đã thông qua Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể tại phiên họp lần thứ 32 diễn ra từ 29/9 đến 17/10/2003 tại Thủ đô Paris (Cộng hòa Pháp) Công ước gồm 8 chương, 40 điều, nhằm bảo
vệ di sản văn hóa phi vật thể; đảm bảo sự tôn trọng đối với di sản văn hóa phi vật thể của các cộng đồng, các nhóm người và các cá nhân có liên quan; nâng cao nhận thức ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế về tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể, để từ đó đảm bảo sự tôn trọng lẫn nhau trong lĩnh vực này; tạo ra sự hợp tác và hỗ trợ quốc tế
Di sản văn hóa phi vật thể, theo định nghĩa của Công ước, là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là những công
cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là cá nhân, công nhận là một phần
di sản văn hóa của họ Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật thể được cộng đồng và các nhóm người không ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người Vì những mục đích của Công ước này, chỉ xét đến những di sản văn hóa phi vật thể phù hợp với các văn kiện quốc tế hiện hành về quyền con người, cũng như những yêu cầu về sự tôn trọng lẫn nhau giữa các cộng đồng, các nhóm người và cá nhân và về phát triển bền vững
Về di sản văn hóa phi vật thể là văn hóa dân tộc đặc sắc của nhân loại được thể hiện ở những hình thức sau: Các truyền thống và biểu đạt truyền khẩu, trong đó ngôn ngữ là phương tiện của di sản văn hóa phi vật thể; Nghệ thuật trình diễn; Tập quán xã hội, tín ngưỡng và các lễ hội; Tri thức và tập quán liên quan đến tự nhiên và vũ trụ; Nghề thủ công truyền thống
Trang 19Sự ra đời của công ước nhằm bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể là các biện pháp có mục tiêu đảm bảo khả năng tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm việc nhận diện, tư liệu hoá, nghiên cứu, bảo tồn, bảo vệ, phát huy, củng cố, chuyển giao, đặc biệt là thông qua hình thức giáo dục chính thức hoặc phi chính thức cũng như việc phục hồi các phương diện khác nhau của loại hình di sản này Các quốc gia thành viên của Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể là các quốc gia chịu sự ràng buộc của Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể
U.S.News & World Report là cơ quan truyền thông Mỹ có kinh nghiệm hoạt động 85 năm với nhiều uy tín Các đánh giá của đơn vị này là kim chỉ nam cho nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa và du lịch Khảo sát này được tiến hành ở 80 quốc gia và đánh giá điểm dựa trên 7 tiêu chí: Uy tín, giải trí mang ý nghĩa văn hóa, thời trang, tạo xu hướng, hiện đại, hạnh phúc và tác động văn hóa
Cơ quan truyền thông U.S News & World Report đã có bảo cáo công bố
10 quốc gia có nền văn hóa ảnh hưởng lớn trên thế giới Trong bảng xếp hạng
10 đất nước có nền văn hóa ảnh hưởng toàn thế giới thì Ý đứng đầu bảng Mỗi năm, quốc gia này thu hút khoảng 40 triệu lượt du khách đến tham quan, trải nghiệm ẩm thực, thời trang và nền văn hóa lâu đời của Ý Thang điểm 10 là tuyệt đối cho Ý
Ở vị trí số 2 là nước Pháp với số điểm đánh giá là 9,4 Đất nước có tầm ảnh hưởng đến thế giới trong quá khứ và hiện tại và được xem là tốp những đất nước phải đến trong trải nghiệm du lịch Lần lượt các quốc gia khác là Mỹ, Tây Ban Nha, Anh, Nhật, Thụy Sĩ, Brazil, Úc và Thụy Điển
1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam
Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh, người Việt cùng cộng đồng 54 dân tộc có những phong tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những
Trang 20niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo, tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp truyền đạt của ngôn ngữ, từ truyền thống đến hiện đại của văn học, nghệ thuật Sự khác biệt
về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc, dân cư đã tạo ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam, với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người Việt cùng với những hội tụ về sau của các dân tộc khác,
từ văn hóa bản địa của người Việt cổ từ thời Hồng Bàng đến những ảnh hưởng từ bên ngoài trong hàng nghìn năm nay Với những ảnh hưởng từ xa xưa của Trung Quốc và Đông Nam Á đến những ảnh hưởng của Pháp từ thế
kỷ 19, phương Tây trong thế kỷ 20 và toàn cầu hóa từ thế kỷ 21 Việt Nam đã
có những thay đổi về văn hóa theo các thời kỳ lịch sử, có những khía cạnh mất đi nhưng cũng có những khía cạnh văn hóa khác bổ sung vào nền văn hóa Việt Nam hiện đại
Trong thế kỷ 19, các nghiên cứu về văn hóa dân tộc Việt Nam đã được các đô hộ sử dụng như một công cụ cai trị người dân Thời kỳ này có các trường học nhưng với mục đích giáo dục đào tạo phục vụ xâm lược và cai trị,
vì thế giáo dục bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung và dân tộc thiểu số nói riêng trong trường học là chính sách nô dịch văn hóa bản địa của thực dân Pháp Cũng chính vì vậy các công trình nghiên cứu về văn hóa, bản sắc dân tộc Việt Nam giai đoạn này là công cụ của thực dân phong kiến cai trị đất nước ta Tuy nhiên cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, khi phong trào cách mạng giải phóng dân tộc lên cao, văn hóa Việt Nam được các học giả, nhà văn, nhà khoa học nghiên cứu và đã có các công trình được viết ra theo hướng
“Lịch sử văn hóa” mang tính chất miêu tả rất công phu, tỷ mỉ như Lê Qúy Đôn, Phan Kế Bính, Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Huyên, L.Cadière, P.Huard
và M.Durand, Toan Ánh, Lê Văn Siêu, Bên cạnh giá trị tư liệu hết sức quý báu, các công trình này còn có một số nhược điểm như: tản mạn, thiếu tính hệ thống, tính quy luật; còn chứa đựng nhiều mâu thuẫn nội tại; thường bị chi
Trang 21phối một cách vô thức bởi căn bệnh “Lấy Trung Hoa làm trung tâm” Chỉ có một số ít tác giả đã ít nhiều thoát ra khỏi tình trạng trên như Kim Định,Trần Quốc Vượng, Phan Ngọc [27]
Chủ nghĩa Mác-Lênin được Nguyễn Ái Quốc truyền bá về Việt Nam không chỉ là phương thức đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc mà còn kết hợp đúng đắn, hài hòa giữa cách mạng và văn hóa và đây cũng chính là điểm mấu chốt để chủ nghĩa Mác-Lênin thành công trong công cuộc giải phóng dân tộc các nước thuộc địa Bác Hồ đã nhiều lần nhấn mạnh việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam chỉ
rõ mục tiêu cơ bản của cách mạng Việt Nam cần phải đạt được trong lĩnh vực văn hóa là “Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hóa đế quốc, đồng thời phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc và hấp thu những cái mới của văn hóa tiến bộ thế giới để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính dân tộc, khoa học đại chúng” Chủ trương trên cho thấy ngày từ ngày đầu đảng ta đã quan tâm đúng đắn tới văn hóa, bản sắc dân tộc, giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam [24]
Trong những năm gần đây, nhiều công trình khoa học về lĩnh vực văn hóa được công bố góp phần không nhỏ làm sáng tỏ, nổi bật giá trị văn hóa dân tộc trên nhiều lĩnh vực phải kể đến thứ nhất là công trình “Việt Nam - cái nhìn địa - văn hoá”, Trên mảnh đất ngàn năm văn vật, Văn hoá Việt Nam - tìm tòi và suy ngẫm, đây là 3 công trình của Trần Quốc Vượng Các công trình này đã khai mở các lí thuyết nghiên cứu văn hoá và phương pháp tiếp cận liên ngành giữa lịch sử-địa lý và văn hóa trong nghiên cứu văn hoá Việt Nam [42]
Thứ hai là cuốn sách “Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII-XVIII-XIX” Nguyễn Thừa Hỷ Đây là cuốn sách có giá trị khoa học lớn được phát triển từ luận án tiến sĩ của tác giả, cuốn sách đã được dịch sang tiếng Anh, xuất bản năm 2002 Giá trị nổi bật của công trình là đã đưa ra một hướng tiếp cận mới
Trang 22về đô thị Việt Nam truyền thống dựa trên kết cấu kinh tế - xã hội, cung cấp những nguồn tư liệu gốc đương thời, đặc biệt là các tư liệu bằng tiếng nước ngoài, được xử lí một cách khoa học, giúp các nhà nghiên cứu tiếp tục đi sâu
và mở rộng vấn đề Công trình khuyến khích phương pháp nghiên cứu cấu trúc
hệ thống, liên ngành, chú trọng đến tính khách quan, phức hợp và toàn diện của lịch sử Công trình cũng gợi mở, khuyến nghị một số luận điểm mới về xây dựng và phát triển đô thị, kinh tế hàng hoá, nền dân chủ đô thị, hội nhập quốc
tế, đặt lại một số vấn đề trước đây chưa được làm sáng tỏ; thứ 3 là tác phẩm
“Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” của Trần Văn Giàu; thứ
tư là tác phẩm “Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay” của Phan Huy Lê - Vũ Minh Giang; thứ năm là tác phẩm: “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”; “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của Trần Ngọc Thêm đã cung cấp những kiến thức, khái niệm cơ sở nền tảng cho ngành văn hóa học; thứ sáu là tác phẩm “Bản sắc văn hóa Việt Nam” của Phan Ngọc; thứ bẩy là tác phẩm
“Việt Nam văn hóa và giáo dục” của Trần Mạnh Thường…
Phan Hữu Dật với quan điểm dân tộc học, có tác phẩm “Góp phần nghiên cứu dân tộc học Việt Nam” Tác giả Nguyễn Hồng Hà “Văn hóa truyền thống dân tộc với giáo dục thế hệ trẻ”; Tác giả Nguyễn Trung Hoà (Trung tâm nghiên cứu phát triển các dân tộc thiểu số và miền núi) với tham luận: “Tri thức bản địa bảo tồn và phát triển chữ, tiếng Thái vùng Tây Bắc” Bên cạnh đó cũng có đề tài luận văn Thạc sĩ của tác giả Phạm Đức Long
“Biện pháp quản lí phát triển các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc ở Trung tâm học tập cộng đồng huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La Báo cáo khoa học “Sơ kết 3 năm thực hiện Đề án giáo dục kỹ năng sống và văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số cho học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Hà Giang” Các công trình này vừa góp phần bảo tồn bản sắc dân tộc vừa làm sáng tỏ giá trị văn hóa truyền thông đồng thời là tài liệu giáo dục BSVHDT
Trang 23Liên quan đến quản lý hoạt động giáo dục BSVHDT cho học sinh có một
số công trình nghiên cứu như: Tác giả Lục Mạnh Phương với đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục BSVHDT cho học sinh các trường THPT huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang” tác giả đã khái quát hóa được thực trạng công tác giáo dục BSVHDT cho học sinh tại một số trường THPT và đề ra một số biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động GDBSVHDT cho sinh lứa tuổi THPT; Tác giả Phạm Lệ Thanh với đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục BSVHDT cho học sinh các trường nội trú, tỉnh Điện Biên”; Luận văn thạc sỹ của Tác giả Lý
Thị Thủy - 2014, cũng đã đề cập đến vấn đề quản lí hoạt động giáo dục BSVH dân tộc song mới đề cập ở hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Văn hóa và bản sắc văn hóa
* Văn hóa
Cho đến nay khái niệm về văn hóa vẫn còn nhiều quan niệm trái ngược, khác nhau về nội hàm của khái niệm “Văn hoá”
Trong Đại bách khoa toàn thư của Liên Xô văn hóa được định nghĩa
“Văn hoá là trình độ phát triển lịch sử của xã hội và của con người, biểu hiện ra trong các kiểu và các hình thái tổ chức đời sống và hành động của con người, cũng như trong các giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người tạo ra Văn hoá có thể được dùng để chỉ trình độ phát triển về vật chất và tinh thần của những xã hội, dân tộc, bộ tộc cụ thể (ví dụ: văn hoá Ai Cập cổ đại, văn hoá Maya, văn hoá Trung Quốc…) Theo nghĩa hẹp, văn hoá chỉ liên quan tới đời sống tinh thần của con người"
Tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hoá nhóm họp tại
Venise năm 1970 do UNESCO tổ chức đã đưa ra định nghĩa: “Văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động” [38]
Trang 24Ngay tại nước ta cũng có nhiều định nghĩa về văn hóa khác nhau, trong
số đó có một số định nghĩa được nhiều người quan tâm, sử dụng như:
Vào năm 1943, Hồ Chí Minh đã nêu ra một định nghĩa về văn hoá: “Vì
lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, ở và mặc, các phương thức sử dụng Toàn bộ các sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của
nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn" [19]
Theo Trần Ngọc Thêm (Năm 1995), trong cuốn giáo trình Cơ sở văn hoá
Việt Nam đã định nghĩa văn hoá: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội" [37]
Còn theo Tác giả Phan Ngọc (1998) định nghĩa: “Văn hoá là mối quan
hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mô hình hoá theo cái
mô hình tồn tại trong biểu tượng Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hoá dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của cá nhân hay tộc người khác” [27]
Chúng tôi đồng nhất quan điểm về văn hóa như cách hiểu của Hồ Chí
Minh: Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn
* Bản sắc văn hóa
Theo tác giả Phạm Hồng Quang: "Bản sắc văn hóa" là những đặc điểm
riêng biệt có, giá trị cao, gồm những giá trị về vật chất và tinh thần được tích lũy
Trang 25và phát triển trong tiến trình đi lên của một dân tộc, nó quy định vị trí riêng biệt về mặt xã hội của một dân tộc Những giá trị đó có thể có ở mọi dân tộc, song ở dân tộc có bản sắc văn hóa được biểu hiện đậm nét, sâu sắc và đặc biệt hơn [30]
Tác giả Trần Văn Bính khẳng định: "Bản sắc văn hóa dân tộc" là tổng
thể những phẩm chất, tính cách, khuynh hướng cơ bản thuộc sức mạnh tiềm tàng và sức sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc đó, giúp cho dân tộc đó giữ vững được tính duy nhất, tính nhất quán so với bản thân mình trong quá trình phát triển và tạo cơ sở cho sự phân biệt, nhận diện khác nhau giữa tộc người này với tộc người kia, dân tộc này với dân tộc khác Bản sắc văn hóa nhìn một cách tổng thể của bất kì dân tộc nào, đều gắn
bó với lịch sử hình thành và phát triển của chính dân tộc đó [5]
Nhà thơ Tố Hữu thể hiện quan điểm trong đồng bào các dân tộc thiểu số, BSVH biểu hiện đậm đà nhiều mặt Dân tộc nào cũng có tinh thần dũng cảm trong sản xuất và chiến đấu, tính chân thật, lòng thương người mến khách Ở nhà sàn, ăn cơm nếp, uống rượu ngô Đội mũ, khăn, áo, quần nhiều màu sắc, đàn hát, nhảy múa đông người,… Những đức tính và nét sinh hoạt đó thường nổi bật trong đời sống của đồng bào ở các khu vực miền núi
Bản sắc văn hóa dân tộc là một khái niệm không dễ để xác định, bởi vì BSVH dân tộc có nhiều khái niệm nội hàm khác nhau, song chúng ta có thể
khẳng định rằng: “BSVH là tổng hợp những giá trị văn hóa tiêu biểu, riêng biệt của tộc người, phổ quát nhưng đặc sắc, tồn tại linh hoạt và không bị biến dạng
Trong khuôn khổ của luận văn, BSVH dân tộc được hiểu theo nghĩa hẹp hơn,
đó là những đặc trưng tiêu biểu, tiến bộ, riêng biệt của các dân tộc thiểu số
1.2.2 Hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa
* Giáo dục bản sắc văn hoá
Giáo dục bản sắc văn hoá là một quá trình xã hội được tổ chức có mục đích, có kế hoạch Trong đó, dưới vai trò chủ đạo của nhà giáo dục, đối tượng giáo dục tích cực, chủ động tiếp nhận, bổ sung và hoàn thiện hệ thống giá trị
Trang 26bản sắc văn hóa truyền thống, tinh hoa của dân tộc và nhân loại đồng thời gạt
bỏ những giá trị thói quen, tập tục lạc hậu, lỗi thời để những giá trị bền vững luôn sống động với thực tiễn
Bên cạnh việc giáo dục đạo đức, hình thành những phẩm chất tốt đẹp của con người, giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ, giáo dục ý chí độc lập
tự cường cho các em HS,… thì giáo dục BSVH là một nội dung quan trọng trong GDHS ở nhà trường PTDT bán trú hiện nay Trong giáo dục BSVH cần giúp HS nhận thức một cách đầy đủ, toàn diện và sâu sắc về những giá trị vật chất và giá trị tinh thần trong nền văn hóa Việt Nam, hiểu biết về những nét văn hóa của các dân tộc khác nhau trong cộng đồng, có thái độ tôn trọng và ý thức bảo tồn những nét văn hóa độc đáo đó cũng như hình thành các hành vi ứng xử đúng mực đối với những nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc anh em khác nhau cùng chung sống trên đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta
* Giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc
Giáo dục BSVH là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm bồi dưỡng cho học sinh phẩm chất, năng lực, tri thức cần thiết về giá trị vật chất và tinh thần, ứng xử, lối sống, ngôn ngữ,… của một dân tộc hướng tới sự phát triển toàn diện của người học trong đời sống văn hóa xã hội của chính dân tộc đó
Giáo dục văn hóa dân tộc nhằm mục đích cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, những hiểu biết về vốn văn hoá truyền thống của các dân tộc trên quê hương mình; Hình thành và phát triển ở HS các kỹ năng tiếp cận, khai thác tri thức và vốn văn hoá truyền thống của địa phương để tiếp thu, học hỏi, vận dụng trong hoạt động hiện tại cũng như sau này; Giáo dục truyền thống văn hoá, bồi dưỡng ý thức dân tộc, nâng cao thái độ trân trọng di sản văn hoá dân tộc và trách nhiệm đối với sự phát triển của cộng đồng và quê hương, hình thành ở HS tình cảm trong sáng, cao đẹp, yêu thương, gắn bó với cộng đồng
Nhiệm vụ vận dụng các giá trị văn hóa để giáo dục học sinh là mục tiêu
Trang 27lớn của ngành giáo dục đã được khẳng định trong luật giáo dục: “Thừa kế và phát huy truyền thống tốt đẹp, BSVHDT, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại” Trường PTDTBT THCS có chức năng giáo dục VH cho học sinh dân tộc nhằm đảm bảo quyền của học sinh trong giáo dục Nhờ có giáo dục VHDT, học sinh của trường PTDTBT được phát triển toàn diện, giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, trở thành những công dân có tri thức, có văn hóa của dân tộc mình Giáo dục BSVH trong trường PTDTBT còn góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát triển VHDT.
1.2.3 Quản lý
Theo tác giả Nguyễn Thị Tính: "Quản lý là sự tác động có định hướng,
có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt được mục tiêu đã đề ra” [32]
Tác giả Phạm Viết Vượng (2001), cho rằng: “Quản lý là sự tác động có
ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan” [41]
Các tác giả Đặng Quốc Bảo (2006), Vũ Ngọc Hải, Bùi Minh Hiền cho
rằng “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra” (dẫn theo [18])
Hay nói một cách khác: Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng việc thực hiện các chức năng Quản lý như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra
Sự tác động của quản lý phải bằng cách nào đó để người bị quản lý luôn
hồ hởi, phấn khởi đem hết năng lực và trí tuệ để sáng tạo ra lợi ích cho bản thân, cho tổ chức và cho cả xã hội
Từ sự khái quát trên quản lý bao gồm các yếu tố cơ bản như sau:
- Chủ thể quản lý (có thể một hoặc nhiều người)
- Đối tượng bị quản lý (có thể một hoặc nhiều người, sự vật, sự việc )
Trang 28- Mục tiêu quản lý nhằm thay đổi hoạt động của tổ chức, trạng thái hoạt động và nâng cao hiệu quả lao động
- Chủ thể tiến hành các tác động quản lý bằng các công cụ quản lý và các phương pháp quản lý
- Quản lý về cơ bản là tác động lên con người, sự vật để điều hành các hoạt động có lợi cho tổ chức và đạt được những mục tiêu tổ chức đặt ra Để quản lý tốt trước hết cần hiểu sâu sắc về con người, sự vật với tư cách là đối tượng của quản lý, sau đó phải được đào tạo huấn luyện cách thức tác động đến con người, sự vật
- Quản lý là tìm cách, biết cách ràng buộc một cách thông minh, tế nhị việc thỏa mãn nhu cầu cho con người, trên cơ sở đó khích lệ con người đem hết năng lực thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao
- Quản lý là thực hiện những công việc có tác dụng định hướng, điều tiết phối hợp các hoạt động của cấp dưới; đó chính là thực hiện các chức năng của QL
- Quản lý là thiết lập, khai thông các quan hệ cụ thể để hoạt động chung được hình thành, đạt hiệu quả cao, bền lâu và không ngừng phát triển
- Quản lý là chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý một cách gian tiếp hoặc trực tiếp nhằm thu được những diễn biến, thay đổi tích cực của
cá nhân, tổ chức theo mục tiêu đã đặt ra
Nói một cách tổng quát nhất có thể xem quản lý là một quá trình tác động có tổ chức, có hướng đích gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường
Vì vậy bản chất của quản lý là sự tác động có mục đích có kế hoạch của lực lượng quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản của quản lý
Tóm lại: Quản lý là quá trình tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức, thông qua công cụ và phương pháp quản lý nhằm làm cho tổ chức đó vận hành thuận lợi và đạt được mục tiêu
Trang 291.2.4 Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa
Giáo dục BSVH là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm bồi dưỡng cho học sinh phẩm chất, năng lực, tri thức cần thiết về giá trị vật chất và tinh thần, ứng xử, lối sống, ngôn ngữ,… của một dân tộc hướng tới sự phát triển toàn diện của người học trong đời sống văn hóa xã hội của chính dân tộc đó Chính vì vậy, quan tâm đến việc giáo dục BSVHDT là một chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong thời gian qua
Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục, công tác giáo dục bản sắc văn hóa ở các nhà trường không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà giáo dục cho cả
cộng đồng
Dựa trên những khái niệm đã có, tác giả luận văn quan niệm: Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa là quá trình tác động có tổ chức, có mục đích của nhà quản lý lên đối tượng quản lý (hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc gồm: Mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục cùng các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục) nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục bản văn hóa dân tộc trong nhà trường thực hiện giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa dân tộc đối với thế hệ trẻ
1.3 Lý luận về hoạt động giáo dục bản sắc văn hoá cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
1.3.1 Đặc điểm học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
Học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú học tập rèn luyện trong môi trường học đường đặc thù,là loại trường chuyên biệt mang tính chất phổ thông, dân tộc và bán trú; được ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách; lựa chọn bố trí cán bộ, giáo viên, nhân viên để đảm bảo việc nuôi, dạy học sinh; đồng thời, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh của trường được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước Trường PTDT bán trú cấp THCS là các trường bán trú chuyên biệt Các trường này dành cho con em các dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn về kinh tế - xã
Trang 30hội Nhà nước thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) cho con
em các dân tộc thiểu số, con em các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, nhằm bồi dưỡng nguồn nhân lực, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, duy trì sĩ số học sinh hằng năm Học sinh được
ở tại trường và được cấp kinh phí ăn, ở, sinh hoạt, vui chơi và học tập
Hầu hết học sinh là người dân tộc thiểu số sinh ra và lớn lên ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn giáo dục chưa phát triển Năng lực nhận thức của học sinh không đồng đều, khả năng tư duy còn hạn chế, nhất là ở lớp đầu cấp Phong tục tập quán địa phương, tập quán tộc người có ảnh hưởng nhất định đến nề nếp sinh hoạt của học sinh
…Học sinh dân tộc khi hòa nhập với cuộc sống tập thể còn nhiều bỡ ngỡ, lúng túng, nhiều mặt chưa có mục tiêu phấn đấu, đó chính là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến động lực học tập, rèn luyện của các em Vì vậy ngoài việc đáp ứng yêu cầu quản lý HS bán trú, BQL học sinh bán trú, Ban lao động, GV quản lý HS bán trú… ở các trường PTDTBT còn phải đáp ứng được các năng lực khác như: Có vốn hiểu biết về tâm lí, ngôn ngữ, phong tục, tập quán đặc trưng của mỗi dân tộc, mỗi địa phương các em sinh sống, biết khơi dậy cho các em lòng tự hào dân tộc và hướng phấn đấu đúng đắn
1.3.2 Mục tiêu và ý nghĩa của giáo dục bản sắc văn hóa cho học sinh
1.3.2.1 Mục tiêu giáo dục bản sắc văn hóa cho học sinh
Trong điều kiện hiện nay, khi các yếu tố hiện đại đang dẫn xâm lấn các giá trị văn hóa dân tộc (tộc người), có xu hướng thay thế các nét văn hóa cũ thì vấn đề quan tâm bảo tồn và lưu giữ những giá trị văn hóa dân tộc lại hết sức quan trọng và có ý nghĩa Giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh trong nhà trường là một cách thức, con đường để giữ gìn những nét văn hóa này trong cộng đồng dân cư
Mục tiêu giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh:
Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, những hiểu biết về vốn văn hoá truyền thống của các dân tộc trên quê hương mình
Trang 31Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng tiếp cận, khai thác tri thức và vốn văn hoá truyền thống của địa phương để tiếp thu, học hỏi, vận dụng trong hoạt động hiện tại cũng như sau này
Giáo dục truyền thống văn hoá, bồi dưỡng ý thức dân tộc, nâng cao thái
độ trân trọng di sản văn hoá dân tộc và trách nhiệm đối với sự phát triển của cộng đồng và quê hương, hình thành ở học sinh tình cảm trong sáng, cao đẹp, yêu thương, gắn bó với cộng đồng, góp phần phát triển nhân cách cho các em học sinh
1.3.2.2 Ý nghĩa của giáo dục bản sắc văn hóa cho học sinh trường PTDT bán trú
Giáo dục văn hóa là cách để bảo tồn và phát triển truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc Con đường để BSVH được bảo tồn và phát triển tốt nhất là thông qua giáo dục Trong trường PTDT bán trú THCS, giáo dục BSVH là nhằm giúp học sinh nhận thức được giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, có ý thức về dân tộc, về những giá trị tinh thần và vật chất của dân tộc,
về lịch sử, về xã hội, các kinh nghiệm trong cuộc sống; hình thành ở học sinh những tình cảm tốt đẹp về VHDT, có tình yêu thương gắn bó với cộng đồng, có
ý thức trách nhiệm với sự phát triển của quê hương, biết tôn trọng, yêu quý, giữ gìn và phát huy bản sắc truyền thống của dân tộc; Hình thành nhân cách con người mới có trí thức và năng lực chuyên môn, đáp ứng công cuộc phát triển - kinh tế xã hội ở các dân tộc miền núi Cho nên giáo dục cho học sinh trong trường PTDT bán trú THCS không thể chỉ quan tâm đến giáo dục kiến thức, kỹ
năng của các môn học mà bỏ qua hoặc coi nhẹ phần giáo dục BSVH
Giáo dục BSVH còn có tầm quan trọng đặc biệt ở chỗ giúp cho học sinh nhận thức được rằng, BSVH không phải là một khái niệm của hằng số bất biến,
mà trong quá trình vận động của lịch sử xã hội và cộng đồng, có những giá trị truyền thống không phù hợp với quy luật của sự phát triển sẽ bị gạt bỏ, tự tiêu vong và đương nhiên, sẽ có những giá trị mới được hình thành, bồi tụ trong quá trình hội nhập, tiếp biến giữa các nền văn hóa Từ đó các em có nhận thức chủ
Trang 32động trong việc loại bỏ những yếu tố văn hóa không phù hợp, còn lạc hậu, để tiếp nhận những tri thức và hành động văn hóa mới phù hợp, tránh tư tưởng bảo thủ, máy móc trong lối sống, cách sống và trong sinh hoạt của hình thức văn hóa cổ hủ, lạc hậu từ quá khứ
Giáo dục bản sắc VHDT để hình thành và củng cố những hiểu biết, điều chỉnh hành vi ứng xử với bản sắc văn hóa dân tộc nói riêng, nâng cao ý thức, trách nhiệm cá nhân của học sinh đến vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc VHDT Việt Nam nói chung
Lứa tuổi học sinh THCS hiểu về văn hóa còn ít, chưa có chọn lọc cho nên các em chịu ảnh hưởng rất lớn về văn hóa từ môi trường sống Do vậy, giáo dục bản sắc VHDT giúp các em làm chủ được bản thân, sống tích cực, lành mạnh và tiếp thu văn hóa có chọn lọc
Giáo dục bản sắc văn hóa giúp các em có ý thức duy trì, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại Đặc biệt, với sự phát triển nhanh chóng của xã hội ngày nay, trước những hậu quả của đô thị hóa, trước những nguy cơ suy thoái văn hóa truyền thống dân tộc, Giáo dục BSVH giúp xã hội đẩy lùi những ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa, hình thành văn hóa lành mạnh cho nhà trường, xã hội và
cả cộng đồng Không chỉ có vậy, giáo dục BSVH trong giai đoạn hiện nay là một trong những nội dung quan trọng và bức thiết của nền giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục Phổ thông nói riêng
1.3.3 Những giá trị văn hóa cần giáo dục cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú
Giáo dục học sinh về truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam, bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số và đường lối, chính sách
dân tộc của Đảng và Nhà nước, giáo dục thái độ trân trọng di sản BSVH, từng bước hình thành ở HS lòng tự hào dân tộc, thái độ tự tin khi giới thiệu những
Trang 33giá trị văn hóa của dân tộc mình với các dân tộc khác, làm nên tiếng nói đa dạng, phong phú trong nền văn hóa thống nhất của dân tộc Việt Nam
Mỗi học sinh trường PTDTBT là đại diện văn hóa của một vùng quê, một dân tộc Trường PTDTBT tạo điều kiện để HS được thể nghiệm các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình và tiếp xúc với các giá trị văn hóa của dân tộc khác để dòng chảy văn hóa không ngừng được nuôi dưỡng và lớn mạnh Trường PTDTBT tổ chức các hoạt động tìm hiểu, thể hiện, giao lưu văn hóa để học sinh được trao đổi học tập và cùng tham gia vào việc bảo tồn, phát triển các giá trị BSVH Nhờ được tiếp xúc thường xuyên với các hoạt động văn hóa và thông qua hoạt động văn hóa mà học sinh trường PTDTBT luôn hiểu biết, gìn giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc mình, đồng thời còn là người hiểu biết và tôn trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em
Trong nhà trường phổ thông cần chú trọng giáo dục cho các em biết bảo tồn và phát huy một số nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình như:
(i) Giáo dục ngôn ngữ dân tộc cho các em
Giao tiếp bằng tiếng dân tộc là một trong những đặc trưng văn hóa vô cùng quan trọng của mỗi dân tộc Nó là phương tiện giao tiếp, giao lưu ghi lại quá trình lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc đó từ thế hệ này sang thế
hệ khác Tiếng nói của tộc người cũng là một trong những giá trị văn hóa cần bảo tồn, phát huy, vì đó là biểu hiện đặc trưng của tộc người, chỉnh vì vậy bảo tồn tiếng nói và chữ viết của tộc người là một trong các giá trị bản sắc văn hóa cần lưu giữ trong cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ học sinh trong thực hiện nhiệm vụ phát triển và bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc
Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, nhiều đồng bào dân tộc thiểu số đã quên tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình Việc bảo tồn tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số là việc quan trọng do đó trong các nhà trường cần giáo dục các em biết bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình
Trang 34(ii) Giáo dục cho học sinh về nét văn hóa ẩm thực trong sinh hoạt
Giáo dục cho các em học sinh nét văn hóa ẩm thực trong sinh hoạt của cộng đồng dân tộc thiểu số để qua đó giúp các em họ sinh có thêm kiến thức, hiểu thêm về văn hóa, lịch sử phát triển của dân tộc cũng như những thay đổi của những giá trị văn hóa này trong các tộc người
Trong văn hóa người Việt ẩm thực là cả một nghệ thuật, nó không chỉ
nhằm đáp ứng yêu cầu cơ bản của con người mà còn có mối quan hệ mật thiết đến lối sống, truyền thống dân tộc, được thể hiện rất rõ qua những dụng cụ được dùng trong bữa ăn, cách ứng xử với mọi người trong khi ăn Vì thế việc
ăn uống còn minh chứng cho lịch sử và sự hình thành nền văn hoá của cộng đồng dân tộc Việt Nam Các món ăn qua từng giai đoạn nói lên được cuộc sống, con người của giai đoạn đó và của vùng đất, ví dụ như đồng bào Dân tộc Mông rất chú trọng đến gia vị và màu sắc vì đặc điểm thiên nhiên ở đây giá lạnh, rất cần có những món ăn ấm, nóng với màu sắc mạnh Nếu như ăn uống trong ngày thường là yêu cầu trọng thực, đảm bảo nhu cầu no thì ở những phiên chợ đông vui, nhu cầu ăn uống cộng cảm được đặt lên hàng đầu Chỉ cần một bình rượu và một chảo thắng cố, lần lượt, từng người sẽ uống chung bát rượu
và ăn chung một chảo canh Đó là một hình ảnh đẹp về tính cộng đồng và bình
đẳng của người Mông ở vùng cao Tây Bắc trong cách thức ăn uống Còn trong
bữa ăn hàng ngày của người Tày, mâm cơm thường để ở chính giữa nhà, phía trên của bếp lửa nhà sàn, Nồi cơm đặt phía dưới gần bếp, ngồi cạnh nồi cơm thường là mẹ hoặc con gái để làm nhiệm vụ xới cơm hoặc tiếp thêm canh rau Ngoài các bát, đĩa thức ăn dùng chung, bát đũa ăn cơm riêng, bao giờ cũng có thìa ăn canh riêng cho từng người Bữa ăn là lúc đoàn tụ, tập trung đông đủ mọi thành viên trong gia đình Vì thế, nếu thiếu một ai thì cũng phải chờ cho đủ mới
ăn Người Tày có câu: “Thíp tua mạ thả ăn yên” (nghĩa là: Mười con ngựa chờ đợi một cái yên - để ví von rằng mâm cơm mười người mà còn thiếu một người
thì cũng phải chờ đợi, đó chính là thể hiện tính cộng đồng trong bữa ăn của
Trang 35người Tày) Cách ứng xử trong ăn uống của người Tày còn là ý thức về sự
nhường nhịn: "Cần ké kin khẩu khao, lục shao kin khẩu xáo, lục báo kin khẩu xay", (nghĩa là: người già ăn gạo trắng, con gái ăn gạo giã dối, con trai ăn
gạo xay, để nói lên rằng người già rất được kính trọng, được con cháu giành
cho phần ngon, bổ)
(iii) Giáo dục cho học sinh nét văn hóa tín ngưỡng của tộc người
Tín ngưỡng cũng là một hình thái biểu hiện văn hóa của người dân tộc, mỗi tộc người có những tín ngưỡng khác nhau Qua tín ngưỡng có thể nhận
thấy các giá trị văn hóa của tộc người trong đó ví dụ như: việc thờ cúng đặc
biệt được chú trọng, các nghi lễ liên quan đến thờ cúng tổ tiên luôn được đồng bào duy trì, thể hiện với những nghi lễ độc đáo, đặc sắc Nghi lễ thờ cúng nói chung của đồng bào dân tộc mang đậm tính nhân văn, hướng con người nhớ đến nguồn cội, xua đuổi cái ác và là sợi dây liên kết cộng đồng sâu sắc Ví dụ như trong nghi lễ thờ cúng của người Dao sử dụng nhiều tranh cúng và mỗi dịp
lễ, Tết, lại có những loại tranh cúng riêng
(iv).Giáo dục cho học sinh nét văn hóa trong ứng xử trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày
Cộng đồng người dân tộc không chỉ gắn bó với nhau bởi quan hệ gia đình mà ở họ còn có những mối liên hệ cộng đồng tự nhiên, thuần phác đến mức mật thiết, giàu sức sống nhân văn Quan hệ này thể hiện qua giao tiếp, ứng
xử giữa con người với con người, tạo nên cốt cách, thành nét đẹp trong đời sống văn hóa, truyền thống của dân tộc mình Ví dụ Người Mường Tây Bắc có
lệ hễ trong thôn bản có người dựng nhà mới, cả thôn bản đều tham gia Họ giúp nhau bằng ngày công, bằng nguyên vật liệu, cắt cử người này người kia vào những việc cụ thể mà không đòi hỏi ăn uống với chủ nhà Người Mường quan niệm “Sông có khúc, người có lúc”, tôi khó lúc này mới cậy nhờ anh giúp; anh gặp lúc khó thì tôi có trách nhiệm giúp lại Trong cuộc sống chẳng may gà lợn, chó mèo bị dịch bệnh chết, người nuôi trong xóm có lời xin con giống; gia đình
Trang 36được lời sẽ sẵn sàng bắt vật nuôi của mình cho không Khi cho, thường cho đôi
có đực, có cái để chúng còn sinh sôi nảy nở Về cách ứng xử trong quan hệ vợ
chồng của người Tày cũng có những điểm rất hay Họ lấy ngay những công việc cụ thể để biểu hiện sự tôn trọng, quan tâm chăm sóc lẫn nhau Ví
như: "Chồng chữa sàn thì vợ đưa rìu, chồng sửa gác thì vợ đưa lạt, chồng ra khỏi bản đi đường xa thì vợ mổ gà, gói xôi” Nét văn hóa nổi bật hơn cả là vợ
chồng người Tày luôn lấy tình thương yêu vợ chồng làm trọng Một phương châm xử thế tốt đẹp nhất mà khi con gái, con trai đến tuổi dựng vợ, gả chồng
đều được bố mẹ răn dạy là: "Vợ chồng tủi sầu không chia, cùng khốn không lìa”; rồi: “Vợ chồng đồng lòng, tát nước bể có ngày cũng cạn” Tình nghĩa vợ chồng là trên hết, không màng giàu sang: “Thương nhau không cần có ruộng to trước cửa, lấy được nhau vượt ngàn đào củ mài mà ăn” Hay, một cách ứng xử
đẹp nữa mà nó thể hiện rất sâu sắc tình cảm vợ chồng dành cho nhau
như: "Thương chồng năng dệt cửi, yêu con chăm vá may, mến vợ việc ruộng nương không biếng nhác” Còn có những lúc “xô bát, xô đũa” thì: “Vợ la
và các dân tộc anh em trong đời sống, cũng như sinh hoạt văn hóa, xã hội Từ
đó, các em có niềm tự hào khi mang trên mình trang phục truyền thống
Mỗi dân tộc có cách tạo hình trang trí, sử dụng trang phục theo những đặc điểm văn hóa riêng của mình Các nét hoa văn, họa tiết, màu sắc của mỗi loại trang phục, dân tộc đều có những nét độc đáo, thể hiện bản sắc riêng góp
Trang 37phần làm nên bản sắc văn hóa của từng dân tộc Cách ăn mặc của các dân tộc
qua mỗi bộ trang phục đều mang những nét đẹp và ý nghĩa khác nhau, in dấu
truyền thống văn hóa và phong tục của dân tộc đó Một số trang phục còn đi kèm với dấu hiệu phân biệt thứ bậc trong xã hội của từng người như trang phục
của thầy mo, trang phục của già làng, trưởng bản…
(vi) Giáo dục cho học sinh về bản săc văn hóa dân tộc qua các loại hình nghệ thuật
Nghệ thuật và loại hình nghệ thuật cũng là biểu thị nét văn hóa đặc sắc của tộc người cần lưu giữ Việc giáo dục cho HS những giá trị VH cần đưa nội dung này vào giáo dục cho học sinh, bởi lẽ mỗi dân tộc (tộc người) lại có những loại hình thưởng thức giá trị nghệ thuật khác nhau Nói khác đi mỗi loại hình nghệ thuật này là một cách biểu thị đời sống, tâm tư, tình cảm, mối quan
hệ xã hội,… của con người được gửi gắm trong đó
Có thể kể đến một vài loại hình nghệ thuật trong các tộc người như:
- Hát Then: là một hình thức sinh hoạt có vị thế quan trọng trong tín ngưỡng người Tày Loại hình nghệ thuật này có sự kết hợp giữa vẻ đẹp của con người và thiên nhiên, giữa giá trị nghệ thuật với yếu tố tinh thần và tâm linh Lời hát Then không chỉ là làn điệu dân gian được chắt lọc từ đời sống tinh thần, nhân sinh quan cuộc sống mà còn là những câu hát trữ tình, giàu nhạc điệu vừa khuyên răn vừa khích lệ trong lao động sản xuất, kinh nghiệm đối nhân xử thế trong đời sống hằng ngày, cách ứng xử với thiên nhiên
- Hát Páo dung: đây là loại hình nghệ thuật gắn với dân tộc Dao, là 1 loại nghệ thuật dân gian lịch sử từ lâu đời, thể hiện chất trữ tình đằm thắm, mượt
mà tươi sáng và giản dị của tâm hồn người Dao Các làn điệu Páo dung phản ánh cuộc sống lao động, sinh hoạt, phong tục, tập quán, lễ nghi và những tâm
tư, tình cảm, khát vọng của người Dao trong cuộc sống Hát Páo dung có ý nghĩa quan trọng trong quá trình bảo tồn văn hóa dân gian dân tộc Dao
- Múa khèn:là một loại hình nghệ thuật độc đáo của bàn con người dân
tộc Mông, khèn là loại nhạc cụ do chính bà con đồng bào dân tộc Mông làm ra Với cây khèn độc đáo này, người chơi thổi thành nhạc điệu cũng là đạo cụ múa
Trang 38thể hiện tài năng nghệ thuật khéo léo với các thế quay, nhảy Trong ngày lễ hội, ngày vui, rủ nhau xuống chợ thì tiếng khèn mượt mà, đằm thắm mời gọi bạn đi chơi xuân, xuống chợ, chúc nhau những điều may mắn Khi có đám tang, đám giỗ tiếng khèn thổi chậm và trầm lắng để chia buồn cùng gia đình tiễn đưa người mất sang bên kia thế giới…
Hàng năm, trường PTDTBT xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục BSVH nhằm trang bị cho HS những kiến thức cơ bản, những hiểu biết về vốn văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số, tổ chức hoạt động trưng bày, giới thiệu về các lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, trò chơi dân gian, dân ca, dân vũ và các đặc sản địa phương Thông qua giáo dục BSVH, trường PTDTBT đã thực hiện quyền của học sinh trong giáo dục Nhờ có giáo dục BSVH, học sinh của trường PTDTBT được phát triển toàn diện, trở thành những công dân có tri thức, có văn hóa Giáo dục BSVH trong trường PTDTBT còn góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát triển BSVHDT
1.3.4 Hình thức giáo dục bản sắc văn hóa của các trường phổ thông dân tộc bán trú
Giáo dục BSVH cho học sinh trong các trường PTDTBT được tổ chức thông qua các hình thức sau:
(i) Giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua giảng dạy các môn học
chiếm ưu thế
Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng ở nhiều cơ sở giáo dục trong những năm gần đây Qua việc tích hợp của GV trong giờ dạy, học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ thống và lôgic Qua đó, học sinh cũng thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các kiến thức được học trong chương trình Trong chương trình giáo dục phổ thông có nhiều môn có thể tích hợp các nội dung giáo dục bản sắc VHDT như môn Ngữ văn, Lịch Sử, Địa lí, môn giáo dục công dân, Giáo dục bản sắc VHDT thông qua việc tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc vào bài học của các môn học một
Trang 39cách tự nhiên, phù hợp với nội dung bài học, làm cho bài học sinh động, gắn với thực tế hơn Tận dụng cơ hội để Giáo dục bản sắc VHDT trên cơ sở đảm bảo kiến thức cơ bản của môn học, tính lôgic nội dung không làm quá tải về kiến thức và tăng thời gian thực hiện bài học
Phương thức tích hợp giáo dục bản sắc VHDT thể hiện ở ba mức độ:
- Tích hợp toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc
- Tích hợp bộ phận: Một phần bài học có mục tiêu và nội dung GDBSVHDT
- Tích hợp liên hệ: Liên hệ thực tiễn về giáo dục BSVHDT vào bài học một cách lôgic
VD: Các môn học có thể xác định các nội dung cần tích hợp theo bảng sau:
Lớp
dạy Tên bài dạy
Địa chỉ tích hợp
Nội dung giáo dục BSVHDT
Mức độ tích hợp
- Kiến thức
- Kĩ năng
- Thái độ, hành vi
(ii) Giáo dục bản sắc văn hóa thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm
Hoạt động trải nghiệm là HĐGD được tổ chức dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú gắn với thực tiễn giúp cho học sinh có cơ hội và điều kiện trải nghiệm kiến thức, văn hóa, kỹ năng đồng thời thiết lập những kỹ năng mới,… Đối với giáo dục BSVH dân tộc, hoạt động trải nghiệm và tổ chức HĐTN có ưu thế trong thiết kế các hoạt động trải nghiệm gắn với chủ đề về văn hóa dân tộc
Thông qua các hoạt động trải nghiệm, những việc làm cụ thể và các hành động của học sinh, các em được mở mang kiến thức về giá trị văn hóa, thực tế
và trải nghiệm dưới dạng kỹ năng hoặc không gian văn hóa để hiểu rõ hơn về nguồn gốc tộc người, về lịch sử hình thành và phát triển của cộng đồng người,
Trang 40… Thông qua việc tham gia vào các HĐTN, các em học sinh được phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân Các em được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động Các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè,… Từ
đó, hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực cần thiết HĐTN về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ, với sự nỗ lực giáo dục nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể
Thông qua tổ chức HĐTN để giáo dục bản sắc văn hóa là nhằm giúp học sinh nhận thức được giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, có ý thức về
DT, về những giá trị tinh thần và vật chất của dân tộc, về lịch sử, về xã hội, các kinh nghiệm trong cuộc sống; hình thành ở HS những tình cảm tốt đẹp về VHDT, có tình yêu thương gắn bó với cộng đồng, có ý thức trách nhiệm với sự phát triển của quê hương, biết tôn trọng, yêu quý, giữ gìn và phát huy bản sắc truyền thống của DT; Hình thành nhân cách con người mới có trí thức và năng lực chuyên môn, đáp ứng công cuộc phát triển - kinh tế xã hội
Ngoài ra tổ chức cho học sinh trực tiếp trải nghiệm một số loại hình trò chơi dân gian, hoạt động sinh hoạt theo tập tục và tín ngưỡng của người dân tộc thiểu số tại địa phương để hiểu thêm về phong tục, tập quán, về truyền thống về sinh hoạt cũng như những kiến thức về mối quan hệ giao tiếp ứng xử trong cộng đồng giúp học sinh có thêm những hiểu biết về giá trị văn hóa của cộng đồng, thêm tự hào về những nét đẹp văn háo dân tộc để từ có mong muốn lưu giữ và bảo tồn những giá trị này trong cuộc sống của các em
(iii) Giáo dục bản sắc văn hóa thông qua tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân tộc
Bản sắc văn hóa còn được thể hiện qua các loại hình nghệ thuật của cộng đồng dân tộc đó vì thế mà việc thiết kế và tổ chức biểu diễn các loại hình nghệ