Giải pháp mở rộng và phát triển hoạt động dịch vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động ngân hàng là lĩnh vực không thể thiếu đối với sự phát triểnkinh tế- xã hội Những năm qua kết quả từ hoạt động kinh doanh của ngànhNgân hàng đã đóng góp một phần hết sức quan trọng vào sự nghiệp phát triểnchung của đất nước.
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ, sự cạnh tranhtrong lĩnh vực Ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt cả về mức độ, phạm vivà sản phẩm, dịch vụ cung ứng trên thị trường Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, nhu cầu của khách hàng ngày càng cao trong sử dụng sản phẩm, dịchvụ hết sức đa dạng, phức tạp Khách hàng đòi hỏi những sản phẩm chất lượngcao với nhiều tiện ích, giá cả hợp lý từ phía Ngân hàng Trong các dịch vụ củaNgân hàng thì dịch vụ thẻ là một trong số dịch vụ được ưa chuộng nhất hiệnnay Điều gì đã làm cho thẻ có tầm quan trọng như vây? Đó chính là nhữngtiện ích vượt trội hơn hẳn so với các phương tiện thanh toán không dùng tiềnmặt trước đó Thể hiện sự thành công to lớn trong việc ứng dụng những tiếnbộ vượt bậc của ngành Công nghệ thông tin và điện tử viễn thông vào hoạtđộng Ngân hàng.
Ngân hàng TMCP Công Thuơng Việt Nam là một trong những ngânhàng thương mại lớn tại Việt Nam, sau hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vựcnày NHCT Việt Nam đã thu được những thành công nhất định và cũng khôngít khó khăn và hạn chế để có thể phát triển dịch vụ thẻ trở nên phổ biến ở ViệtNam Sau quá trình tìm hiểu và thực tập tại ngân hàng Vietinbank Hải Dương
em xin chọn đề tài “ Giải pháp mở rộng và phát triển hoạt động dịch vụthanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánhHải Dương ” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình
Trang 22.Mục đích nghiên cứu của khoá luận :
Tổng hợp những lý luận cơ bản của thẻ thanh toán qua Ngân hàng Từthực tiễn phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại Vietinbank Hải Dương nói riêngvà tại Việt Nam nói chung, trong thời gian thực tập làm khoá luận có một sốgiải pháp kiến nghị hy vọng góp phần giúp cho Vietinbank Hải Dương pháttriển mạnh về dịch vụ thanh toán thẻ trên thị trường.
3.Phạm vi nghiên cứu của khoá luận :
Nghiên cứu những vấn đề chung về thẻ và sự phát triển dịch vụ thanhtoán thẻ của Vietinbank Hải Dương giai đoạn 2007- 2009.
4.Phương pháp nghiên cứu của khoá luận :
Khoá luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp phươngpháp duy vật lịch sử, phương pháp tổng hợp phân tích, thống kê, so sánh, đốichiếu…
5.Kết cấu của khoá luận :
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danhmục các bảng biểu, sơ đồ Khoá luận được chia làm 3 phần chính :
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN THẺ
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠIVIETINBANK HẢI DƯƠNG
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞRỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠIVIETINBANK HẢI DƯƠNG.
Trang 3CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN THẺ
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẺ THANH TOÁN1.1.1 Lịch sử phát triển thẻ thanh toán
Hiện nay phương tiện thanh toán hiện đại được ra đời và phát triển gắnliền với việc ứng dụng công nghệ tin học trong ngành Ngân hàng đó là Thẻ-Tiền điện tử.
Thẻ Ngân hàng được hình thành đầu tiên tại Mỹ, xuất phát từ thói quencho khách hàng mua chịu của các chủ tiện bán lẻ dựa trên uy tín của kháchhàng đối với các tiệm này Năm 1914, tổ chức chuyển tiền của Mỹ WesternUnion lần đầu tiên cung cấp cho khách hàng đặc biệt của mình dịch vụ thanhtoán trả chậm Sau đó, các tổ chức khác dần nhận ra giá trị của các loại hìnhdịch vụ nói trên của Western Union và chỉ vài năm sau rất nhiều các đơn vịnhư nhà ga, khách sạn cũng như các cửa hàng trên khắp nước Mỹ đã lựa chọncung cấp dịch vụ trả chậm cho khách hàng của mình theo phương thức củaWestern Union.
Hình thức sơ khai của thẻ là Charg-it, Charg-it là một hệ thống mua bánchịu do John Biggins sáng lập ra năm 1946 Hệ thống này cho phép kháchhàng trả tiền cho các giao dịch mua bán lẻ tại địa phương Các cơ sở chấpnhận thẻ nộp biên lai bán hàng vào nhà băng của Biggins, nhà băng sẽ trả tiềncho họ và thu lại từ khách hàng đã sử dụng Charg-it.
Năm 1949, ông Frank McNamara- một doanh nhân người Mỹ đã nảy ra ýtưởng về một phương tiện thanh toán thay thế cho tiền mặt, có thể sử dụngmọi lúc mọi nơi Năm 1950, Frank McNamara cùng một doanh nhân ngườiMỹ khác là Ralph Schneider, đã đồng sáng lập ra thẻ tín dụng đầu tiên với têngọi là Diners Club Ngân hàng Franklin National Bank ở Long IslandNewYork phát hành lần đầu tiên năm 1951 Thẻ này dùng cho các thương vụ
Trang 4bán lẻ hàng hoá và dịch vụ, trong năm doanh số thanh toán thẻ này ở Mỹ làhơn 1 triệu USD Vào năm 1990 có 6,9 triệu người sử dụng Diners Club trêntoàn thế giới với doanh số 16 tỷ USD.
Tới năm 1960, Bank of America giới thiệu sản phẩm thẻ đầu tiên củamình- BANKAMERICARD Thẻ BankAmericard phát triển rộng khắp vàonhững năm tiếp theo và đạt được rất nhiều thành công Những thành công củaBankAmericard đã thúc đẩy các nhà phát hành thẻ khác trên khắp nước Mỹbắt đầu tìm kiếm phương thức cạnh tranh với loại thẻ này Năm 1966, Ngânhàng Bank of America chính thức trao quyền phát hành thẻ BankAmericardcủa mình cho các Ngân hàng khác, thẻ chính thức bắt đầu giai đoạn phát triển.Thẻ tín dụng lúc này không chỉ dành cho những đối tượng giàu mà dần trởthành phương tiện thanh toán thông dụng Cùng với đó là 14 Ngân hàng hàngđầu phía Đông nước Mỹ liên kết với nhau thành tổ chức ICA (Interbank CardAssociation)- một tổ chức mới với chức năng là đầu mối trao đổi các thôngtin về giao dịch thẻ Năm 1967, 4 ngân hàng bang Califorina đổi tên của họtừ Califorina Bankcard Association thành Western State BankcardAssociation (WSBA) WSBA mở rộng mạng lưới thành viên với các tổ chứctài chính khác ở phía tây nước Mỹ Sản phẩm thẻ của tổ chức WSBA làMASTERCHARGE Tổ chức WSBA cũng cấp giấy phép cho tổ chứcInterbank sử dụng tên và thương hiệu của Master Charge Vào năm 1977, thẻcủa Ngân hàng Bank of America mới thật sự được chấp nhận trên toàn cầuthay vì tên Bank Americard tên thẻ VISA ra đời Năm 1979 Master Chargeđổi tên thành Master Card và trở thành tổ chức thẻ đứng thứ 2 sau VISA.
Đến nay cùng với sự phát triển của hai tổ chức thẻ quốc tế VISA vàMasterCard còn có hàng loạt các tổ chức khác mang tính quốc tế và khu vựcra đời như: JCB Card, American Express Card, Air plus…
Dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng đã phát triển ở khắp các quốc giatrên thế giới Với những tiện ích mang lại, thẻ thanh toán đã và đang trở thành
Trang 5phương tiện thanh toán thu hút sự chú ý chủ yếu của mọi tầng lớp dân cư tạicác nước phát triển trong đó có Việt Nam.
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm cấu tạo thẻ thanh toán, phân loại thẻ1.1.2.1 Khái niệm:
Thẻ Ngân hàng là một phương thức TTKDTM do Ngân hàng hoặc cáccông ty lớn phát hành cho khách hàng, theo đó người sử dụng thẻ có thể dùngđể thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ mà không dùng tiền mặt tại các đơn vịchấp nhận thẻ hay rút tiền tại các Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ tại các máyrút tiền tự động -ATM.
Từ khái niệm trên, ta có thể rút ra một số đặc điểm của thẻ Ngân hàngnói chung:
-Thẻ thanh toán là một loại thẻ giao dịch tài chính được phát hành bởiNgân hàng, các tổ chức tài chính hay các công ty Thẻ thanh toán là phươngtiện TTKDTM, ra đời từ phương thức mua bán chịu hàng hoá bán lẻ và pháttriển gắn liền với việc ứng dụng công nghệ tin học trong lĩnh vực tài chínhNgân hàng.
-Thẻ thanh toán là công cụ thanh toán do Ngân hàng phát hành thẻ cấpcho khách hàng Sử dụng để thanh toán hàng hoá dịch vụ tại các điểm cungứng hàng hoá dịch vụ có ký hợp đồng thanh toán với Ngân hàng, hoặc rút tiềnmặt tại các máy ATM hay các Ngân hàng đại lý trong phạm vi số dư tiền gửicủa mình hoặc hạn mức tín dụng được cấp.
-Thẻ thanh toán còn được dùng để thực hiện nhiều chức năng khác nhưxem số dư tài khoản, in sao kê, chuyển khoản, thanh toán một số loại hoáđơn… Là phương thức ghi sổ những số tiền cần thanh toán thông qua máyđọc thẻ là hệ thống máy ATM phối hợp với hệ thống mạng máy tính kết nốigiữa Ngân hàng/ Tổ chức tài chính với các điểm thanh toán Nó cho phép thựchiện thanh toán nhanh chóng, thuận lợi và an toan đối với các bên tham giathanh toán.
Trang 61.1.2.2 Đặc điểm cấu tạo của thẻ thanh toán:
-Thẻ là một công cụ thanh toán có những đặc điểm khác biệt so với cácphương tiện thanh toán khác Qua giai đoạn sơ khai phát triển, thẻ được chếtạo dựa trên những thành tựu to lớn của công nghệ thông tin điện tử, đặc biệtlà kỹ thuật mã hoá từ tính, hiện đại nhất ngày nay là thẻ đã được chế tạo theokỹ thuật vi mạch điện tử.
-Thẻ được làm bằng nhựa (plastic), có 3 lớp ép sát, lõi thẻ được làm bằngnhựa trắng cứng nằm giữa hai lớp tráng mỏng Thẻ có kích thước chung theotiêu chuẩn quốc tế la 5,50 cm x8,50 cm, dày 1mm, có 4 góc tròn Màu sắc củathẻ tuỳ theo từng quy định của từng ngân hàng phát hành mà có thể khácnhau Tuy nhiên, đặc điểm thường có ở mỗi loại thẻ là:
-Mặt sau thẻ gồm:
Dải băng từ chứa các thông tin đã được mã hoá theo một chuẩn thốngnhất như: số thẻ, tên chủ thẻ, ngày hết hạn, các yếu tố kiểm tra an toàn khácnhư bảng lý lịch ngân hàng,mã số bí mật, ngày giao dịch cuối cùng, mức rúttối đa và số dư
Ô chữ ký dành cho chủ thẻ; Lời ghi chú bằng tiếng Việt và tiếng Anh;Địa chỉ nơi phát hành thẻ
1.1.2.3 Phân loại thẻ thanh toán
Sơ đồ 1.1: Các loại thẻ thanh toán
Trang 7a.Phân loại theo đặc tính kỹ thuật:
Thẻ khắc chữ nổi: là loại thẻ được làm dựa trên kỹ thuật khắc chữ nổi.Trên bề mặt những thông tin cần thiết được khắc nổi Hiện nay người takhông dùng loại thẻ này nữa vì kỹ thuật sản xuất quá thô sơ, dễ bị làm giả.
Thẻ băng từ ( Magnetic stripe ): Được sản xuất dựa trên kỹ thuật từtính với một dải băng từ chứa 2 rãnh thông tin ở mặt sau thẻ Thẻ loại nàyđược sử dụng phổ biến trong vòng 20 năm trở lại đây nhưng đã bộc lộ một sốđiểm yếu như là: dễ bị lợi dụng do thông tin ghi trong thẻ không tự mã hoáđược; có thể đọc thẻ dễ dàng với thiết bị đọc gắn với máy tính; thẻ chỉ mangthông tin cố định; khu vực chứa tin hẹp; không áp dụng được triệt để các biệnpháp an toàn.
Thẻ thông minh ( Smart Card) : Là thế hệ mới nhất của thẻ thanhtoán, thẻ thông minh dựa trên kỹ thuật vi xử lý tin học nhờ gắn vào thẻ“Chip” điện tử có cấu trúc như một máy tính hoàn hảo Thẻ thông minh cónhiều nhóm với dung lượng nhớ của “Chip” điện tử khác nhau Hiện nay, thẻthông minh được sử dụng rất phổ biến trên thế giới vì có ưu điểm về mặt kỹ
Trang 8thuật độ an toàn cao, khó làm giả được Ngoài ra còn làm cho quá trình thanhtoán thuận tiện, an toàn và nhanh chóng hơn.
b.Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ
Thẻ ghi nợ ( Debit Card): Là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn với tàikhoản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ hoặc tài khoản séc Để sử dụng loại thẻnày, chủ thẻ phải có tài khoản hoạt động thường xuyên tại Ngân hàng Khimua hàng hoá, dịch vụ, giá trị giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tàikhoản của chủ thẻ thông qua các thiết bị điện tử đặt tại nơi tiếp nhận thẻ như:cửa hàng, khách sạn… Đồng thời chuyển tiền có ngay lập tức vào tài khoảncủa cửa hàng, khách sạn… Thẻ ghi nợ cũng hay được sử dụng để rút tiền mặttại máy ATM Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc vào sốdư hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ.
Có 2 loại thẻ ghi nợ cơ bản:
+Thẻ online: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ ngaylập tức vào tài khoản chủ thẻ
+Thẻ offline: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ vào tàikhoản chủ thẻ sau một vài ngày
Thẻ trả trước ( Prepaid Card): Đây là loại thẻ mới được phát triển trênthế giới, khách hàng không cần phải thực hiện các thủ tục phát hành thẻ theoyêu cầu của ngân hàng như điền vào yêu cầu phát hành thẻ, chứng minh tàichính, họ chỉ cần trả cho ngân hàng một số tiền sẽ được ngân hàng cấp chomột tấm thẻ với mệnh giá tương đương Đặc tính của thẻ này giống như mọithẻ bình thường khác, chỉ có điều thẻ được giới hạn trong số tiền có trong thẻvà chi tiêu trong một thời gian nhất định tuỳ vào quy định của mỗi ngân hàng,tức là hạn mức thẻ không có tính chất tuần hoàn
Thẻ tín dụng ( Credit Card): Đây là loại thẻ được sử dụng phổ biến hiệnnay Chủ thẻ được sử dụng một hạn mức tín dụng tuần hoàn không phải trả lãiđể mua hàng hoá và dịch vụ Cuối tháng, khách hàng sẽ nhận được một bảng
Trang 9sao kê do ngân hàng gửi tới Nếu khách hàng thanh toán được hết số tiền nợthì sẽ không phải trả lãi, còn nếu trả được một phần thì chủ thẻ phải trả lãi, trảphí hoặc bị phạt theo quy định của Ngân hàng trong từng thời kỳ.
Thẻ rút tiền tự động ( Cash Card): Là loại thẻ ghi nợ cho phép chủ thẻ sửdụng thẻ để rút tiền mặt từ tài khoản của chủ thẻ tại các máy rút tiền tự động(ATM) hoặc sử dụng các dịch vụ khác mà máy ATM cung ứng.
c.Phân loại theo phạm vi lãnh thổ
Thẻ nội địa ( Local Card) : Là loại thẻ được giới hạn sử dụng trong phạmvi một Quốc gia, chủ yếu được sử dụng cho mục đích tiêu dùng do vậy đồngtiền sử dụng trong giao dịch mua bán hàng hoá hay rút tiền phải là đồng bảntệ của Quốc gia đó.
Thẻ quốc tế ( International Card): Là loại thẻ có thể thanh toán tại bất cứquốc gia nào trên thế giới có cơ sở chấp nhận loại thẻ đó Thẻ Quốc tế đượchỗ trợ và quản lý trên toàn thế giới bởi những tổ chức thẻ Quốc tế như:Master card, VISA… hoặc các công ty điều hành như Amex, JBC, DinerClub… hoạt động trong hệ thống thống nhất và đồng bộ, sử dụng ngoại tệmạnh để thanh toán Thẻ này được khách hàng ưa chuộng do tính thuận lợi,an toàn Các ngân hàng cũng được lợi ích đáng kể với loại thẻ này như nhậnđược nhiều sự giúp đỡ trong nghiên cứu thị trường, chi phí xây dựng cơ sởchấp nhận thẻ thấp hơn so với tự hoạt động
d Phân loại theo chủ thể phát hành
Thẻ do ngân hàng phát hành: Đây là loại thẻ do ngân hàng cung cấp chokhách hàng, giúp khách hàng sử dụng linh hoạt tài khoản của mình hoặc sử dụngsố tiền do ngân hàng cấp tín dụng Thẻ này được phát triển rộng không chỉ trongphạm vi một quốc gia mà đã phát triển trên phạm vi toàn thế giới.
Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành: Đây là thẻ du lịch, giải trícủa các tập đoàn kinh doanh lớn như Diners Club, Amex Chúng được sử
Trang 10dụng trên phạm vi toàn cầu với các quy trình thanh toán không khác nhiều sovới thẻ do ngân hàng phát hành.
Thẻ liên kết: Thẻ này ngày càng trở nên phổ biến Thẻ liên kết là sảnphẩm của một ngân hàng kết hợp với bên thứ ba và thông thường tên hoặcnhãn hiệu thương mại, logo của bên thứ ba này cũng đồng thời xuất hiện trênmặt thẻ Ngoài những đặc điểm của thẻ ngân hàng thông thường, thẻ liên kếthấp dẫn hơn đối với khách hàng bởi những lợi ích đa tính năng mà nó manglại.
e.Phân loại theo mục đích sử dụng
Thẻ kinh doanh: Là loại thẻ được phát hành cho nhân viên công ty sửdụng nhằm giúp cho công ty quản lý chặt chẽ việc chi tiêu vào các công việcchung của nhân viên Hàng tháng, hàng quý, hàng năm; công ty sẽ được cungcấp những thông tin quản lý một cách tóm tắt chi tiết về chi tiêu của từngnhân viên bộ phận trong công ty.
Thẻ du lịch giải trí: Là loại thẻ do các công ty tư nhân phát hànhnahwmf phục vụ cho ngành du lich giải trí.
f.Phân loại theo hạn mức sử dụng
Thẻ vàng (Gold Card): Được phát hành cho những đối tượng có uy tín,khả năng tài chính lành mạnh, nhu cầu chi tiêu lớn Loại thẻ này có nhữngđiểm khác nhau tuỳ thuộc vào tập quán, trình độ phát triển của mỗi vùng,nhưng chung vẫn là thẻ có hạn mức tín dụng cao hơn thẻ thường.
Thẻ chuẩn ( Standand Card): Là loại thẻ chung nhất mang tính phổbiến đại chúng Hạn mức tối thiểu phụ thuộc vào từng ngân hàng phát hànhquy định
1.1.3 Lợi ích của sử dụng thẻ thanh toán1.1.3.1 Đối với chủ thẻ ( Cardholder)
Trang 11Tiện lợi: chủ thẻ không phải mang theo một lượng tiền mặt lớn bênmình kkhi đi mua hàng, đi công tác xa hay đi du lịch… Có thể sử dụng thẻ đểthanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, để rút tiền hoặc tiếp nhận một số dịch vụngân hàng tại các cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ, máy ATM, các NHTT thẻtrong và ngoài nước Chủ thẻ có thể chi tiêu trả trước, trả tiền sau ( đối với thẻtín dụng), có thể chi tiêu đa ngoại tệ mà không bị lệ thuộc vào ngoại tệ củanước nào ( đối với chủ thẻ tín dụng quốc tế) Đặc biệt có thể thực hiện muabán hàng hoá tại nhà ( thanh toán qua internet, SMS Banking)…
An toàn: Các loại thẻ thanh toán làm bằng công nghệ cao, chủ thẻđược cung cấp mã số cá nhân ( số PIN) nên đảm bảo bí mật tuyệt đối, cáckhoản tiền được chuyển trực tiếp vào tài khoản cho nên tránh bị mất mát hoặctrộm cắp Trong trường hợp chủ thẻ bị mất, bị lộ số PIN thì chủ thẻ chỉ cầnthông báo ngay cho NHPH thẻ để kịp thời phong toả tài khoản thẻ khi đóngười nhặt được thẻ không thể sử dụng thẻ để rút tiền trong tài khoản của chủthẻ.
Linh hoạt, kiểm soát chi tiêu: Với bản sao kê hàng tháng ngân hànggửi chủ thẻ khi sử dụng thẻ tín dụng có thể giúp chủ thẻ kiểm soát chi tiêu củamình trong tháng từ đó giúp chủ thẻ điều chỉnh các khoản chi tiêu một cáchhợp lý trong một khoảng thời gian nhất định với hạn mức tín dụng.
Tiết kiệm: dùng thẻ thanh toán không bị phân biệt giá so với trả bằngtiền mặt bên cạnh đó còn được sử dụng một số dịch vụ miễn phí hoặc sự ưuđãi, được hưởng lãi suất tiền gửi trong tài khoản khi chưa sử dụng đến.
Văn minh: thanh toán bằng thẻ tạo nên vẻ văn minh, lịch sự, sangtrọng cho khách hàng khi thanh toán Mặt khác nó còn giúp cho chủ thẻ tiếpcận với hiểu biết của khách hàng Thói quen sử dụng thẻ trong thanh toán sẽgóp phần tạo nên một văn minh tiền tệ mới ở Việt Nam
1.1.3.2 Đối với đơn vị chấp nhận thẻ ( Merchant Retailer)
Trang 12Cung ứng dịch vụ có chấp nhận thanh toán thẻ lợi ích mà các ĐVCNTthu được sẽ lớn hơn rất nhiều chi phí mà họ bỏ ra:
Góp phần làm giảm tình trạng trả chậm của khách hàng, tránh đượctình trạng khách hàng dùng tiền giả để mua hàng, giảm chi phí kiểm đếm, thugiữ và bảo quản tiền mặt cảu bộ phận ngân quỹ, giảm chi phí quản lý chứngtừ, hoá đơn, an toàn và thuận tiện hơn trong quản lý tài chính kế toán, gópphần tăng hiệu quả kinh doanh
Tạo tính thẩm mỹ cho nơi bán hàng trở nên văn minh, hiệu quả nhanhchóng, sử dụng dễ dàng và an toàn Đa dạng hoá các phương thức thanh toánnhanh- gọn sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến với mình không chỉ kháchhàng trong nước mà cả khách hàng quốc tế Áp dụng công nghệ hiện đại sẽbán được nhiều hàng hoá hơn, doanh số bán hàng cao sẽ làm tăng nhanh vòngquay vốn do đó lợi nhuận tăng Tạo nên uy tín, vị thế không ngừng tăng lêntrong công việc kinh doanh.
ĐVCNT được hưởng sự ưu đãi của ngân hàng, được cung cấp các thiếtbị và phương tiện cần thiết cho dịch vụ thanh toán thẻ như máy đọc thẻ, thiếtbị công nghệ thông tin kết nối giữa ĐVCNT và NHPH, NHTT… và nhờ vàođó ĐVCNT sẽ được ngân hàng quảng cáo cho công chúng khi giới thiệu cácsản phẩm dịch vụ của mình Ngoài ra, khi có nhu cầu về vốn hay sử dụng dịchvụ của ngân hàng, ĐVCNT sẽ được ưu đãi về khối lượng cũng như lãi suất.
1.1.3.3 Đối với Ngân hàng
-Ngân hàng phát hành thẻ ( NHPHT):
Đa dạng hoá các dịch vụ, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng thu hútthêm nhiều khách hàng, các khoản thu phí tăng góp phần tăng doanh thu vàlợi nhuận
Thu hút một nguồn vốn lớn để bổ sung vào nguồn vốn ngắn hạn chongân hàng: vì khách hàng phải thường xuyên duy trì một số lượng tiền nhất
Trang 13định trên tài khoản tại ngân hàng hoặc thực hiện các nghiệp vụ cầm cố, kýquỹ, thế chấp… mới đủ điều kiện mở thẻ.
Tiết kiệm chi phí và hỗ trợ cho các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàngkhác: chi phí giao dịch tại quầy, các chi phí khấu hao khác sẽ được giảmđáng kể Đồng thời thông qua các hình thức ký quỹ, thế chấp, tín chấp… Đểmở thẻ của khách hàng giúp ngân hàng đánh giá được khách hàng trong cáchoạt động tín dụng khác, tiết kiệm chi phí và đảm bảo chất lượng tín dụng.Thông qua đó, thẻ của ngân hàng có nhiều tiện ích sẽ làm tăng uy tín và danhtiếng của ngân hàng,
-Ngân hàng thanh toán thẻ ( NHTTT):
Thu hút được nhiều khách hàng đến với ngân hàng mình sử dụng cácsản phẩm, dịch vụ do ngân hàng cung cấp.
Tăng doanh thu, tăng lợi nhuận thông qua hoạt động thu phí chiết khấuđại lý từ hoạt động thanh toán đại lý Thông qua hoạt động thanh toán thẻ,ngân hàng còn có thể phát triển các dịch vụ: kinh doanh ngoại tệ, nhận tiềngửi… Qua đó cũng làm tăng uy tín của ngân hàng trong nền kinh tế.
1.1.3.4 Đối với nền kinh tế- xã hội
Giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, tiết kiệm chi phí in ấn, bảoquản, vận chuyển… Đặc biệt là chi phí mà nền kinh tế phải bỏ ra để chốngnạn tiền giả.
Tăng cường hoạt động lưu thông hàng hoá trong nền kinh tế, tăngvòng quay vốn, dễ dàng kiêm soát khối lượng giao dịch thanh toán của dân cưvà của cả nền kinh tế Từ đó tạo tiền đề cho việc tính toán lượng tiền cungứng cũng như điều hành thực thi chính sách tiền tệ của NHTW một cách hiệuquả Kiểm soát các giao dịch trong hoạt động thanh toán thẻ nên hạn chế cáchoạt động kinh tế ngầm: rửa tiền… giúp cho Nhà nước điều tiết nền kinh tế vàđiều hành chính sách tiền tệ- tài chính quốc gia hiệu quả hơn.
Trang 14Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tếthế giới và lĩnh vực hết sức quan trọng là lĩnh vực tài chính- ngân hàng pháttriển mạnh mẽ thông qua việc phát hành và thanh toán thẻ quốc tế.
1.2 HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ QUA NGÂNHÀNG
1.2.1 Các chủ thể tham gia vào hoạt động phát hành thanh toán thẻ1.2.1.1 Tổ chức thẻ quốc tế:
Là hiệp hội các tổ chức tài chính, tín dụng lớn quản lý mọi hoạt độngvà thanh toán thẻ trong mạng lưới của mình Có mạng lưới hoạt động rộngkhắp và đạt được sự nổi tiếng với thương hiệu và các sản phẩm đa dạng: tổchức thẻ Visa, tổ chức thẻ Master Card, công ty thẻ American Express, côngty thẻ JCB, công ty thẻ Dinners Club…
1.2.1.2 Ngân hàng phát hành
Là ngân hàng được tổ chức thẻ quốc tế, công ty thẻ trao quyền pháthành thẻ mang thương hiệu của những tổ chức và công ty này (đối với thẻquốc tế), được NHNN cho phép thực hiện nghiệp vụ phát hành thẻ (thẻ nộiđịa).
-NHPH là ngân hàng thực hiện việc:
Thẩm định tính năng pháp lý và khả năng tài chính của khách hàng.Phát hành thẻ cho các khách hàng có kết quả thẩm định đạt yêu cầu.Tạo sao kê cho chủ thẻ và quyết toán với chủ thẻ.
1.2.1.3 Ngân hàng thanh toán
NHTT là ngân hàng được NHPH thẻ uỷ quyền thực hiện dịch vụ thẻthanh toán theo hợp đồng, hoặc là thành viên chính thức hoặc là thành viênliên kết của một tổ chức thẻ quốc tế, thực hiện dịch vụ thanh toán theo thoảước kí kết với tổ chức thẻ quốc tế đó NHTT thẻ trực tiếp ký hợp đồng vớiĐVCNT để tiếp nhận và xử lý các giao dịch thẻ tại ĐVCNT, cung cấp cácdịch vụ hỗ trợ hướng dẫn cho ĐVCNT Thông thường NHTT thu từ các đơn
Trang 15vị cung ứng hàng hoá dịch vụ có ký kết hợp đồng thẻ với họ một mức phíchiết khấu cho việc xử lý các giao dịch có sử dụng thẻ tại đây Mức phí nàycao hay thấp phụ thuộc vào từng ngân hàng và vào mối quan hệ chiến lượcđối với các đơn vị khác Một ngân hàng vừa có thể đóng vai trò là NHTT vừađóng vai trò là NHPH.
1.2.1.4 Chủ Thẻ
Chủ thẻ là những cá nhân hoặc người được uỷ quyền ( nếu là thẻ do côngty uỷ quyền sử dụng) được NHPH thẻ, có tên in nổi trên thẻ và sử dụng theonhững điều khoản trong hợp đồng đã ký kết với NHPH.
Theo thông lệ, mỗi chủ thẻ chính thường có thể phát hành thêm một thẻphụ Tuy nhiên, chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ cùng chi tiêu chung một tàikhoản Chủ thẻ phụ cũng có trách nhiệm thanh toán các khoản phát sinh trongkỳ nhưng chủ thẻ chính là người có trách nhiệm cuối cùng đối với Ngân hàng.
1.2.1.5 Đơn vị chấp nhận thanh toán ( ĐVCNT)
Các đơn vị cung ứng hàng hoá, dịch vụ ký kết hợp đồng chấp nhận thẻnhư một phương tiện thanh toán được gọi là ĐVCNT Ở Việt Nam cácĐVCNT tập trung chủ yếu tại những ngành hàng, dịch vụ có thu hút nhiềukhách nước ngoài, những nhà hàng, khách sạn lớn, các đại lý bán vé máybay… Và để trở thành ĐVCNT đối với một loại thẻ ngân hàng nào đó, nhấtthiết là các đơn vị này phải có tình hình tài chính tốt và có năng lực kinhdoanh Các ĐVCNT này sử dụng thiết bị là các máy móc chuyên dùng ( POS,EDC) để thực hiện giao dịch bằng thẻ Các ĐVCNT phải trả cho ngân hàngthanh toán một khoản phí dịch vụ tính trên khối lương giao dịch.
Ngoài ra còn có trung tâm thanh toán chuyển mạch các giao dịch điện tử:là một đơn vị độc lập hoặc do tự NHTM trong nước tham gia phát hành,thanh toán thẻ (ngân hàng thành viên trong nước) hoặc do NHTW tạo lậpnhằm thực hiện chuyển mạch giao dịch thẻ của các ngân hàng trong nướcphát hành và thanh toán tại địa điểm chấp nhận thẻ của nhau, đồng thời có
Trang 16khả năng thực hiện thanh toỏn bự trừ giữa cỏc ngõn hàng thành viờn đối vớicỏc giao dịch thẻ (vớ dụ như hệ thống ATM dựng chung, hệ thống thanh toỏnthẻ nội địa).
Thẩm định/quyếtđịnh phát hành
Tiếp nhận yêu cầu
Nhận thẻ từTrung tâm
123
Ngân hàng phát hành
Trang 17NHPH tiến hành thẩm định tính chính xác của hồ sơ, tình hình tài chínhcủa khách hàng( nếu khách hàng là công ty), hay các khoản thu nhập củakhách hàng ( nếu là cá nhân), hoặc số dư trên tài khoản tiền gửi của kháchhàng, mối quan hệ tín dụng trước đây ( nếu có)…
Khi hồ sơ phù hợp ngân hàng tiến hành phân loại khách hàng và viếtgiấy hẹn cho khách hàng đến lấy thẻ và tiến hành gửi hồ sơ, hợp đồng ký kếttới TTT
TTT tiến hành mở tài khoản thẻ cho khách hàng cập nhật hồ sơ và tiếnhành in thẻ Sau khi xác định số PIN, thẻ được giao lại bộ phận phát hành
Theo giấy hẹn khách hàng trực tiếp đến lấy chi nhánh phát hành lấy thẻ;hoặc uỷ quyền bằng văn bản cho người khác đến nhận thẻ Chi nhánh pháthành thẻ kiểm tra chứng minh thư và giấy hẹn nếu khớp đúng thì giao thẻ; cóthể gửi thẻ qua đường bưu điện theo yêu cầu của chủ thẻ.
GDV kích hoạt thẻ sau khi nhận giấy xác nhận thẻ/ PIN có chữ ký củachủ thẻ, hướng dẫn khách hàng sử dụng thẻ theo yêu cầu của ngân hàng Saukhi giao thẻ cho khách hàng thì coi như nghiệp vụ phát hành thẻ đã kết thúc.
-Gia hạn thẻ, đổi hạn thẻ:
Tại NHPH khi nhận được yêu cầu phát hành thẻ mới GDV tiếp nhận“giấy yêu cầu phát hành lại”, thu phí, thu hồi và dừng hoạt động của thẻ cũ,thực hiện đăng ký lại thẻ mới cho khách hàng chuyển lên trung tâm để in thẻ.Riêng trong trường hợp gia hạn thẻ một năm giao dịch viên có thể thực hiệntại máy trạm Mosaic Sau khi in xong chi nhánh phát hành giao nhận thẻ vàkiểm tra tình trạng thẻ, giao thẻ cho khách hàng như trong trường hợp pháthành thẻ mới.
1.2.2.2 Quy trình thanh toán thẻ
Quy trình nghiệp vụ tổng quát thanh toán thẻ được xác định từ khi chủ
Trang 18Chủ sở hữu thẻ
ĐVCNT (Điểm ứng tiền mặt)
thẻ bắt đầu sử dụng thẻ cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ đối với ngân hàng và
các bên liên quan, kể cả nghĩa vụ theo cam kết.
Sơ đồ 1.3: Quy trình nghiệp vụ thanh toán thẻ.
(2)
(3)
(10) 11) (1) (4) (5) (8) (6)
4) ĐVCNT đòi tiền hàng từ NHTT sau khi nộp lại hoá đơn, chứng từ choNHTT ( nếu là máy cà thẻ), hoặc sau khi tổng kết trên thiết bị đọc thẻ điện tử.
5) NHTT thực hiện ứng tiền trả trước cho ĐVCNT ( báo có)6) NHTT gửi dữ liệu cần thiết cho TCTQT
Trang 19Đối với thanh toán thẻ nội địa thì thông qua TCQT mà NHTT gửi chứngtừ đến NHPH, NHPH kiểm tra sau đó gửi lệnh chuyển có cho NHTT riêngthanh toán thẻ nội địa thì không có bước (11) vì NHPH trừ ngay lập tức vàotài khoản của chủ thẻ
1.2.3 Thu nhập, chi phí trong thanh toán thẻ1.2.3.1 Thu nhập
Khoản thu nhập thứ nhất tương đối ổn định mà ngân hàng thu được đó làthu từ các ĐVCNT Đối với các cơ sở chấp nhận thẻ thì khoản phí này đượccoi là phí cho mỗi đồng doanh thu có được từ việc chấp nhận thanh toán thẻ(khoản chiết khấu thương mại) Ngoài ra, khách hàng cũng phải trả một khoảnlãi nếu như không thanh toán đầy đủ theo sao kê (mức phí chậm trả mà thựcchất là lãi quá hạn)
Khoản thu thứ hai là doanh thu từ việc sử dụng nguồn vốn huy động từtài khoản tiền gửi đảm bảo thanh toán thẻ ATM Đây là khoản thu khá lớn chongân hàng.
Khoản thu lớn nhất mà ngân hàng thu được là từ khoản phí do thực hiệnthanh toán cho các tổ chức tín dụng khác hoặc cho các tổ chức phát hành thẻ.Khoản phí này được gọi là phí đại lý thanh toán…
1.2.3.2 Chi phí
Chi phí trong mua sắm, quản lý, trang bị máy móc thiết bị cho cácĐVCNT, các cây ATM, chi phí này chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phíkinh doanh thẻ bởi tốc độ hao mòn của máy móc thiết bị.
Chi phí in ấn và mã hoá thông tin, quản lý hồ sơ khách hàng: khoảnchi này tương đối ổn định và chiếm một tỷ trọng nhỏ.
Chi phí bảo trì; bảo dưỡng chống rò rỉ điện đảm bảo an toàn cho ngướisử dụng thẻ ở cột máy ATM.
Lệ phí tham gia tổ chức thẻ quốc tế: khoản này được cố định hàng nămvà được tổ chức thẻ quốc tế quy định.
Trang 20Các tổn thất do các rủi ro phát sinh.
Tiền lương công nhân viên tham gia hoạt động kinh doanh thẻ: khoảnnày tương đối ổn định, có thể tăng của doanh số kinh doanh thẻ nhưng mứctăng của nó sẽ chậm hơn mức tăng trưởng của doanh số thanh toán.
Các chi phí khác bao gồm: Chi phí bảo hiểm liên quan đến tài sản cốđịnh, các khoản trả lãi cho số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngânhàng và các chi phí liên quan khác, chi phí cho việc quảng cáo, Marketing sảnphẩm thẻ, ĐVCNT…
Có thể thấy chi phí cho hoạt động thanh toán thẻ là rất lớn, chính vìvậy, quản lý các chi phí là một công việc không thể thiếu trong việc phát triểndịch vụ thanh toán thẻ
1.2.3.3 Rủi ro trong thanh toán thẻ
Đây là các khâu phát sinh rủi ro chính trong kinh doanh thẻ Hàng loạtthiệt hại của ngân hàng và các tổ chức thẻ quốc tế gần đây đều xảy ra trongkhâu thanh toán thẻ.
Thẻ mất cắp thất lạc ( Lost- Stolen Card): chủ thẻ bị mất cắp bị thất lạcthẻ và thẻ được người khác sử dụng trước khi chủ thẻ kịp thông báo choNHPH biết để có biện pháp hạn chế sử dụng hoặc thu hồi thẻ Các tổ chức tộiphạm có thể in nổi mã hoá lại thẻ để thực hiện các giao dịch về thẻ giả mạo.Rủi ro này xảy ra thì chủ thẻ phải hoàn toàn gánh chịu.
Tạo băng từ giả ( Skimming): Đây là loại giả mạo giao dịch thẻ sửdụng công nghệ kỹ thuật cao trên cơ sở thu thập thông tin trên băng từ củachủ thẻ thanh toán tại các cơ sở chấp nhận thẻ Các tổ chức tội phạm làm thẻgiả sử dụng các phần mềm riêng rẽ để mã hoá và tạo các băng từ trên thẻ giả,sau đó sẽ thực hiện giao dịch giả mạo Trong tường hợp này dẫn đến các rủiro cho NHTT, NHPH và chủ thẻ Loại giả mạo này đang có xu hướng giatăng ở các nước có hoạt động kinh doanh thẻ phát triển.
Trang 21Rủi ro do nhân viên ĐVCNT in nhiều bộ hoá đơn thanh toán một thẻ:Khi thực hiện giao dịch nhân viên ĐVCNT cố tình in ra nhiều bộ hoá đơnnhưng chỉ giao một bộ hoá đơn cho chủ thẻ ký thanh toán Sau đó bộ hoá đơnin dư sẽ bị giả mạo chữ ký của khách hàng để yêu cầu ngân hàng thanh toánchi trả Thiệt hại xảy ra có thể ảnh hưởng đến NHTT và NHPH.
Rủi ro do lợi dụng tính chất và quy định của thẻ để lừa gạt ngân hàng:Do quy định về giao dịch thẻ không dòi hỏi chủ thẻ phải xuất trình giấy tờ tuỳthân mà chỉ kiểm tra chữ ký cua người sử dụng thẻ với chữ ký mẫu của chủthẻ ký trước trên thẻ, mà việc kiểm tra này khó xác định hoàn hảo 100% Rủiro này thường xảy ra đối với chủ thẻ tín dụng quốc tế.
Rủi ro trong khâu công nghệ ngân hàng, công nghệ thông tin: Khi hệthống máy móc, trang thiết bị viễn thông, trung tâm chuyển mạch… có trụctrặc, không ổn định, ngừng hoạt độnghoặc gây lỗi trong quá trình xử lý ảnhhưởng đến việc phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ.
Ngoài các rủi ro chính trên, còn một số nguy cơ rủi ro tiềm ẩn có thể xuấthiện nếu ngân hàng thành viên không chú trọng đúng mức tới việc quản lí hệthống xử lý dữ liệu và quản trị hệ thống kỹ thuật
Tóm lại hoạt động thanh toán thẻ ngân hàng chứa đựng rất nhiều rủi rodo đó để nâng cao chất lượng trong kinh doanh thẻ, giảm mất mát và tối đahoá thu nhập, nâng cao uy tín ngân hàng cần đặc biệt chú trọng vào công tácquản lý rủi ro Có thể nói bộ phận quản lý rủi ro trong dịch vụ thẻ là bộ phậnchủ chốt trong hoạt động thanh toán thẻ
1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁNTHẺ CỦA NGÂN HÀNG
1.3.1 Yếu tố khách quan
Trang 221.3.1.1 Môi trường pháp lý
Bất kỳ hoạt động nào trong nền kinh tế cũng như các hoạt động khác đềubị chi phối bởi các văn bản pháp luật.Và thẻ của Ngân hàng cũng không nằmngoài quy luật đó, hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của các Ngân hàngphụ thuộc rất nhiều vào môi trường pháp lý của mỗi Quốc gia Do đó, nếumôi trường pháp lý không thống nhất, đồng bộ sẽ không đảm bảo được lợi íchcủa các bên tham gia, gây lên những khó khăn phiền hà thậm chí tạo khe hởcho kẻ xấu lợi dụng và hơn nữa các Ngân hàng không chủ động trong chiếnlược phát triển kinh doanh của mình.
1.3.1.2 Sự phát triển của khoa học- công nghệ
Thẻ Ngân hàng được xây dựng và vận hành dựa trên sự tiến bộ của khoahọc công nghệ và chính những tiến bộ này đem lại nhiều tiện ích kỳ diệu Từhình thức sơ khai ban đầu để thanh toán thay tiền mặt đến nay thẻ ngày càngphát triển thêm nhiều tính năng mới đem lại an toàn, thuận tiện, nhanh chóng,hiệu quả cho chủ thẻ Một thực tế chứng minh rằng sự phát triển của khoahọc, công nghệ thông tin là tiền đề nâng cao tính hiệu quả và tiện ích của thẻcũng như phát triển số luợng thẻ trong thị trường.
1.3.1.3 Điều kiện kinh tế- chính trị- xã hội
-Thói quen sử dụng tiền mặt của công chúng: Thẻ là một phương tiệnTTKDTM, khách hàng sử dụng thẻ phải mở tài khoản hay ký quỹ một tàikhoản nhất định tại Ngân hàng Chính vì thế, thói quen và tâm lý ưa dùng tiềnmặt có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh thẻ Vì bản chất của thanhtoán thẻ đó là TTKDTM, người dân có thói quen dùng tiền mặt lúc nào họcũng muốn sự tiêu dùng của mình được đảm bảo chắc chắn bằng một lượngtiền ở bên mình, điều này rất khó khăn cho sự xuất hiện của thẻ.
-Thu nhập của người dân: ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển củathị trường thẻ Với khoản thu nhập hàng tháng ít ỏi người dân sẽ muốn thanhtoán bằng tiền mặt hơn là sử dụng dịch vụ thanh toán hộ mà phải trả phí cho
Trang 23dịch vụ đó Khi thu nhập tăng nhu cầu của người dân cũng tăng, họ đòi hỏicác dịch vụ đa dạng hơn, tiện lợi nhanh chóng hơn Nhu cầu mới phát sinhthúc đẩy các Ngân hàng đưa ra nhiều tính năng mới hấp dẫn hơn Dịch vụthanh toán thẻ sẽ có những điều kiện phát huy những tiện ích của nó.
-Trình độ dân trí: Như chúng ta đã biết để tiêu dùng một vật phẩm nàođó trước hết ta phải hiểu được bản chất và tiện ích mà vật phẩm đó mang lại.Thẻ cũng vậy, đây là một phương tiện thanh toán hiện đại, do vậy để ngườidân có thể đến với thẻ thì đòi hỏi họ phải hiểu được thẻ là gì và các tiện íchmà nó mang lại Để làm được điều đó thì chắc chắn rằng người dân phải đượctrang bị một khả năng và trình độ nhất định Khi trình độ của công chúng tăngthì khả năng tiếp cận và sử dụng thẻ cũng tăng.
1.3.1.4 Đối thủ cạnh tranh
Đây là yếu tố quyết định đến việc mở rộng và thu hẹp thị phần của mộtNgân hàng khi tham gia vào thị trường thẻ Nếu trên thị trường chỉ có mộtNgân hàng cung cấp dịch vụ thẻ thì Ngân hàng đó sẽ được có lợi thế độcquyền nhưng giá phí lại có thể rất cao và thị trường khó trở nên sôi động.Nhưng khi nhiều Ngân hàng tham gia vào thị trường thẻ thì cạnh tranh diễn rangày càng gay gắt, mỗi Ngân hàng đều dựa vào thế mạnh của mình để làmcho sản phẩm thẻ của Ngân hàng vượt trội hơn đối thủ.
1.3.2 Yếu tố chủ quan1.3.2.1 Tiềm lực kinh tế
Thẻ là một phương tiện thanh toán ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học côngnghệ và máy móc hiện đại, hơn nữa việc phát hành và thanh toán thẻ đòi hỏiphải có một chi phí rất lớn cho việc lắp đặt các máy móc thiết bị Vì vậyvốn là điều kiện đầu tiên mà bất kỳ Ngân hàng nào cũng phải xét đến khi hoạtđộng kinh doanh thẻ.
1.3.2.2 Nguồn nhân lực
Trang 24Là một phương tiện thanh toán hiện đại, thẻ Ngân hàng đòi hỏi đội ngũcán bộ phải có khả năng, trình độ, kinh nghiệm cao để đáp ứng đầy đủ vàthông suốt quy trình hoạt động của nó Chính vì vậy con người là nhân tố cóvai trò đảm bảo cho quá trình phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ một cáchhiệu quả giúp cho thẻ Ngân hàng phát huy được những tiện ích vốn có của nó.
1.3.2.3 Định hướng phát triển của Ngân hàng
Nếu một Ngân hàng có định hướng phát triển dịch vụ thẻ sẽ phải xâydựng cho mình các kế hoạch phát triển phù hợp Chiến lược đó được xâydựng trên nền tảng điều tra, khảo sát các đối tượng khách hàng mục tiêu, khảosát thị trường, đối thủ cạnh tranh
1.3.2.4 Hoạt động Marketing
Thẻ thanh toán là một sản phẩm mới của Ngân hàng, còn mơ hồ vớinhiều người Do vậy để giới thiệu nó ra công chúng là một điều hết sức quantrọng và hết sức cần thiết Hơn nữa, để hiểu được nhu cầu của thị trường, đểgắn chặt chẽ hoạt động của Ngân hàng với thị trường giúp cho hoạt động củaNgân hàng hiệu quả hơn điều này sẽ được thực hiện tốt thông qua cầu nốiMarketing.
1.4 VAI TRÒ CỦA VIỆC THANH TOÁN BẰNG THẺ 1.4.1 Đối với nền kinh tế
TTKDTM góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội đây là mộtvấn đề cốt lõi trong trong quá trình sản xuất trao đổi lưu thông hàng hoá Nhờcó phương tiện TTKDTM đã rút ngắn thời gian thanh toán, điều này giúp chochủ thể quay vòng vốn trong sản xuất nhanh hay nói cách khác là chu kỳ sảnxuất kinh doanh được cải thiện rất nhiều Từ đó sản xuất cũng như lưu thônghàng hoá được phát triển mạnh, tiết kiệm cho xã hội, cho nền kinh tế tránhkhỏi lãng phí trong sử dụng vốn cũng như lượng tiền nào đó đang nhàn rỗi.
1.4.2 Đối với Ngân hàng Nhà Nước
Trang 25Ngân hàng là một ngành kinh tế tổng hợp có nhiệm vụ thực hiện cácchính sách của nhà nước về tiền tệ, tín dụng và thanh toán Vai trò quản lý vĩmô của Nhà nước chỉ thực sự phát huy đầy đủ tác dụng khi phần lớn khốilượng thanh toán của toàn xã hội được tập trung qua Ngân hàng Thông quaTTKDTM, NHNN có điều kiện thực hiện tốt chính sách tiền tệ, kiềm chế vàđẩy lùi lạm phát góp phần ổn định tăng trưởng và phát triển kinh tế
1.4.3 Đối với Ngân hàng thương mại
Thông qua việc cung cấp dịch vụ TTKDTM cho khách hàng và nềnkinh tế, tạo điều kiện cho các NHTM tăng thu nhập từ thu phí dịch vụ Đây làmột bộ phận thu nhập có tính ổn định so với các hoạt động dịch vụ khác, giúpcho các NHTM nâng cao khả năng tài chính, khả năng cạnh tranh và tạo sựphát triển bền vững.
TTKDTM còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tincho Ngân hàng thực hiện việc kiểm soát bằng đồng tiền Thông qua tình hìnhbiến động số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng, Ngân hàngsẽ thu thập được những thông tin về dòng lưu chuyển tiền tệ, doanh thu, chiphí Từ đó ngân hàng gián tiếp đánh giá được tình hình kinh doanh, tình hìnhtài chính để thực hiện kiểm soát đồng tiền thông qua đó có các chính sách kịpthời hợp lý đối với các quyết định về huy động vốn, cho vay và thực hiện các dịchvụ khác của ngân hàng.
1.4.4 Đối với khách hàng
TTKDTM là hình thức thanh toán an toàn, nhanh chóng, khối lượngthanh toán lớn, phạm vi thanh toán rộng Thay vì phải bảo quản, cất giữ, vậnchuyển, kiểm đếm tiền mặt vừa mất thời gian vừa không an toàn, khách hàngchỉ cần gửi một số tiền vào ngân hàng và mở tài khoản tiền gửi thanh toán.Chỉ bằng một lệnh của chủ tài khoản một giao dịch có thể được thực hiệnngay không kể thời gian và địa điểm giao dịch nhờ công nghệ mạng, côngnghệ chuyển tiền điện tử và công nghệ online Đây là tiện ích từ dịch vụ thanh
Trang 26toán nói chung và TTKDTM nói riêng trong ứng dụng công nghệ thông tinhiện nay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:
Những cơ sở lý luận chung về quá trình hình thành và phát triển thẻthanh toán, nghiên cứu cụ thể thẻ thanh toán từ khái niệm đặc điểm, phân loạivà lợi ích khi sử dụng thẻ thanh toán đã được thể hiện trong chương 1 Từ đótạo cơ sở cho việc nghiên cứu, phân tích sâu hơn về các nghiệp vụ thẻ nhưphát hành, thanh toán thẻ, chi phí và thu nhập trong kinh doanh thẻ, các rủi rovà nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển nghiệp vụ thanh toán thẻ tạiVietinbank Hải Dương
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNGTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG
(VIETINBANK HẢI DƯƠNG)
2.1 TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦATRUNG TÂM THẺ VIETINBANK VIỆT NAM
2.1.1 Thông tin chung
Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam
Trang 27Tên tiếng anh: VietnamBank For Industry And Trade
Có trụ sở chính: 108 Trần hưng Đạo,quận Hoàn Kiếm,TP Hà NộiTrang web: http\\www.Vietinbank.vn
2.1.2 Mô hình tổ chức, hoạt động của TTT Vietinbank
Vietinbank Là một trong 4 Ngân hàng Thương Mại quốc doanh lớn nhấttại Việt Nam Tổng tài sản chiếm 22% thị phần trong toàn hệ thống Ngânhàng Định hướng phát triển sản phẩm thẻ của Vietinbank: Khai thác thịtrường theo hướng chất lượng và hiệu quả; Phát triển các sản phẩm và dịch vụthẻ mang tính đột phá trên thị trường; Tăng cường liên doanh liên kết tronghoạt động kinh doanh thẻ; Đổi mới hoàn thiện hệ thống công nghệ thẻ; Kiệntoàn tổ chức từ trung ương đến chi nhánh.
Sản phẩm thẻ của Vietinbank có vị thế trên thị trường Là Ngân hàng đầutiên triển khai cả ba dòng thẻ, là Ngân hàng- đi đầu trong việc ứng dụng côngnghệ hiện đại vào thẻ, luôn gia tăng giá trị chủ thẻ, thương xuyên triển khaichương trình Marketting thẻ, là Ngân hàng có tỷ lệ thẻ đang hoạt động caonhất.
Trung tâm thẻ Vietinbank (TTT- Vietinbank) có tên giao dịch tiếng Anhlà: Vietinbank Card Business Center Nguyên tắc tổ chức và hoạt đông củaTTT- Vietinbank theo nguyên tác giao dịch một cửa với khách hàng và Chinhánh, các phòng, ban tại trụ sở chính của Vietinbank TTT-Vietinbank hoạtđộng theo cơ chế làm việc 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần TTT-Vietinbank có chức năng nghiên cứu phát triển, quản lý, điều hành, tổ chứcthực hiện, kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh thẻ của Vietinbank và triểnkhai hoạt động kinh doanh thẻ trực tiếp.
Tổ chức bộ máy của TTT- Vietinbank bao gồm:- Giám đốc và một số phó Giám đốc
- Có 09 phòng nghiệp vụ:
1 Phòng Phát triển kinh doanh;
Trang 282 Phòng Marketing;
3 Phòng Kỹ thuật và Phát hành;
4 Phòng Tín Dụng và Dịch vụ khách hàng;
5 Phòng Quản lý cơ sở chấp nhận thẻ và cấp phép;6 Phòng Quản lý rủi ro và Kiểm soát chất lượng;7 Phòng Kế toán và Hành chính tổng hợp;
8 Phòng Hỗ trợ Dịch vụ Thẻ tại Miền Trung;9 Phòng Hỗ trợ Dịch vụ Thẻ tại Miền Nam;
2.1.3 Quy trình phát hành thẻ E-Partner tại Vietinbank Tại chi nhánh phát hành thẻ:
Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ khách hàng
- GDV hướng dẫn khách hàng lập: Giấy yêu cầu phát hành thẻ Partner; giấy yêu cầu phát hành thẻ phụ (Nếu có, theo mẫu)
E CMND/hộ chiếu của chủ thẻ chính; chủ thẻ phụ (Nếu có).
- Kiểm tra, đối chiếu các thông tin giữa "Giấy yêu cầu sử dụng thẻ Partner " với CMND/hộ chiếu đảm bảo đầy đủ, chính xác, hợp lệ;
E Hướng dẫn khách hàng nộp tiền hoặc thực hiện chuyển khoản số tiềnkhách hàng nộp vào tài khoản (nếu có); Trường hợp khách hàng nộp tiền mặt:Căn cứ vào giấy nộp tiền, giao dịch viên (GDV) lập chứng từ chuyển tiền vềTTT- Vietinbank theo quy định;
- Thu phí phát hành thẻ theo quy định (đối với trường hợp khách hàngyêu cầu thu phí một lần);
- Vào "Sổ phát hành và giao nhận thẻ" để theo dõi và viết "Giấy hẹn"theo cho khách hàng (thời hạn không quá 04 ngày làm việc kể từ khi tiếpnhận hồ sơ khách hàng đến khi trả thẻ cho khách hàng);
- Trường hợp phát hành thẻ G-Card:
Chi nhánh gửi ảnh của chủ thẻ qua email về TTT ngay trong ngày(trường hợp chủ thẻ yêu cầu in ảnh trên thẻ);
Trang 29Nếu chủ thẻ không có nhu cầu in ảnh trên thẻ, GDV thông báo quađiện thoại cho bộ phận Dịch vụ khách hàng tại TTT ngay trong ngày.
Bước 2: Thực hiện phát hành thẻ
Sau khi GDV hướng dẫn và hoàn thiện hồ sơ của khách hàng GDVnhập dữ liệu hồ sơ khách hàng vào máy trạm Mosaic gồm các nội dung bắtbuộc: tên khách hàng, ngày sinh, CMND/số hộ chiếu (ngày cấp, nơi cấp), địachỉ liên lạc, phương pháp liên lạc (email, điện thoại), số tiền nộp ban đầu (nếucó) để mở tài khoản cho khách hàng
GDV truy cập màn hình “Đăng ký thẻ”, chọn loại thẻ và kiểu phí
theo yêu cầu của khách hàng (thu ngay hoặc thu phí thường niên) để đăng kýthẻ ngay trong ngày làm việc
KSV kiểm soát, phê duyệt các thông tin GDV đã nhập Sau khi KSVphê duyệt, dữ liệu sẽ được truyền về TTT;
Bước 3: Nhận thẻ từ TTT
Sau khi hoàn tất thủ tục phát hành thẻ cho khách hàng (bao gồm pháthành thẻ lần đầu, phát hành lại trong các trường hợp thẻ hết hạn, thẻ bị mấtcắp/thất lạc, đổi hạng, thẻ hỏng, thẻ đã từng tất toán), hàng ngày GDV truycập máy trạm Mosaic in báo cáo “Báo cáo phát hành thẻ nhanh”.
Tối đa 04 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện đăng ký phát hành thẻE-Partner cho khách hàng, GDV nhận được thẻ E-Partner, phiếu gửi thẻ vàPIN từ TTT gửi về GDV đối chiếu báo cáo với số thẻ nhận về từ TTT, nếukhông khớp đúng thông báo cho TTT để phối hợp tìm kiếm và xử lý Nếukhớp đúng vào sổ "Phát hành và giao nhận thẻ" để theo dõi số lượng thẻ E-Partner nhận về, trước khi trả thẻ cho khách hàng theo giấy hẹn Cuối ngàynếu chưa giao thẻ cho khách hàng thì niêm phong cả thẻ/PIN, gửi vào két bảomật tại chi nhánh;
Trường hợp quá 04 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện đăng ký thẻ Partner cho khách hàng mà không nhận được thẻ, phiếu gửi thẻ và PIN,
Trang 30E-CNPH phải thông báo cho TTT để kiểm tra và xác định nguyên nhân Trườnghợp thẻ bị thất lạc quy rõ trách nhiệm đối với những cá nhân, đơn vị liên quanđể bồi hoàn tổn thất cho khách hàng nếu xảy ra
Sau khi nhận được “Biên bản bàn giao thẻ” của TTT, GDV đối chiếuvới số liệu tại chi nhánh Nếu khớp đúng, ký xác nhận gửi về TTT và lưu 01liên làm chứng từ ghi Nợ Nếu không khớp đúng, thông báo ngay cho TTT đểphối hợp tra soát;
GDV lập và gửi báo cáo “Tổng hợp giấy chứng nhận bảo hiểm đãphát hành trong kỳ” cùng với “Báo cáo thẻ E-partner đã nhận” theo mẫu vềBộ phận Dịch vụ khách hàng tại trung tâm thẻ.
Bước 4: Giao thẻ cho khách hàng
GDV thực hiện phát hành giấy chứng nhận bảo hiểm cho khách hàng(nếu có) và giao cùng với thẻ cho chủ thẻ;
-Trường hợp chủ thẻ trực tiếp đến CNPH nhận thẻ:
GDV yêu cầu chủ thẻ xuất trình CMND/hộ chiếu và "Giấy hẹn" Nếuchủ thẻ bị mất "Giấy hẹn", yêu cầu chủ thẻ cung cấp những thông tin cá nhân:họ và tên, CMND, địa chỉ…vv, đối chiếu với hồ sơ khách hàng trong máytrạm Mosaic nhằm xác thực chủ thẻ;
Giao thẻ và giấy chứng nhận bảo hiểm (nếu có) cho chủ thẻ: Yêu cầuchủ thẻ ký vào PIN, phiếu giao nhận thẻ, hướng dẫn khách hàng giữ bí mật sốPIN, cách sử dụng và bảo quản thẻ theo "Hướng dẫn sử dụng thẻ E-Partner"của Vietinbank.
Truy cập màn hình máy trạm Mosaic thực hiện kích hoạt thẻ chokhách hàng: GDV có thể kích hoạt một thẻ E-Partner hoặc kích hoạt theo lôbằng cách nhập các số thẻ (hoặc mã khách hàng) cần kích hoạt, chuyển KSVphê duyệt Sau khi KSV phê duyệt, dữ liệu sẽ được truyền về TTT và thẻđược kích hoạt.
- Trường hợp chủ thẻ không trực tiếp đến CNPH nhận thẻ:
Trang 31Chủ thẻ uỷ quyền bằng văn bản cho người khác đến CNPH nhận thẻvà giấy chứng nhận bảo hiểm (nếu có): Người được uỷ quyền phải mang theoCMND; giấy uỷ quyền có chữ ký của chủ thẻ và xác nhận của cơ quan cóthẩm quyền GDV kiểm tra và giao thẻ, PIN, giấy chứng nhận bảo hiểm (nếucó) cho người được uỷ quyền CNPH chỉ thực hiện kích hoạt thẻ sau khi nhậnđược văn bản xác nhận có chữ ký của chủ thẻ đã nhận được thẻ và PIN;
Nếu chủ thẻ yêu cầu, CNPH có trách nhiệm gửi thẻ, phiếu gửi thẻ,PIN, giấy chứng nhận bảo hiểm (nếu có) tới chủ thẻ theo địa chỉ chủ thẻ đãđăng ký CNPH chỉ thực hiện kích hoạt thẻ sau khi nhận được xác nhận bằngvăn bản có chữ ký của chủ thẻ đã nhận được thẻ, phiếu gửi thẻ và PIN.
Tại trung tâm thẻBước 1: Phát hành thẻ
- Căn cứ vào danh sách thẻ đã đăng ký do chi nhánh truyền về, Bộphận Phát hành xuất lô in thẻ theo CNPH và loại thẻ ngay trong ngày làmviệc;
Bước 3: Gửi thẻ cho Chi nhánh phát hành.
Trong vòng 2 ngày làm việc kể từ khi nhận được đăng ký phát hànhthẻ từ chi nhánh, Bộ phận Dịch vụ khách hàng vào sổ "Phát hành và giaonhận thẻ" để theo dõi và gửi thẻ, PIN cho CNPH theo 2 đường thư đảm bảokhác nhau Cuối ngày chưa kịp gửi thẻ thì niêm phong và gửi vào két bảo mậttại TTT.
Trang 322.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIETINBANK HẢI DƯƠNG2.2.1 Giới thiệu Vietinbank Hải Dương
2.2.1.1 Giới thiệu chung
Tháng 8 năm 1988 NHCT Hải Hưng được thành lập và tách ra từ Ngânnhà nước Tỉnh Hải Dương, nhận chuyển giao toàn bộ con người, tài sản từNgân hàng Thị xã Hải Hưng (nay là thành phố Hải Dương); Ngày 08/02/1991NHCTVN quyết định thành lập 61 Chi nhánh trên toàn quốc trong đó có Chinhánh NHCT Hải Hưng, trụ sở chính tại số 37 Đường Hồng quang, Thị xãHải Hưng và hai Chi nhánh phụ thuộc là Chi nhánh NHCT Hưng Yên và Chinhánh NHCT Nhị Chiểu Tháng 1 năm 1997 tỉnh Hải Hưng được tách thànhhai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên, Chi nhánh NHCT Hưng Yên trực thuộcNHCTVN Tháng 9/2004 Chi nhánh NHCT Hải Dương thành lập mới Chinhánh NHCT Khu công nghiệp là chi nhánh phụ thuộc Thực hiện sự chỉ đạocủa Ngân hàng nhà nước và NHCTVN tháng 6/2006 Chi nhánh NHCT KhuCông nghiệp và Chi nhánh NHCT Nhị Chiểu được nâng cấp thành Chi nhánhcấp một trực thuộc NHCTVN Chi nhánh Hải Dương là Chi nhánh cấp 1,doanh nghiệp hạng II, là đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc NHCT Việt NamTên gọi: Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam chinhánh Hải Dương (Vietinbank Hải Dương)
Địa chỉ: Số 01 Hồng Quang - Thành phố Hải Dương - tỉnh Hải DươngSau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, đến 31/12/2009 VietinbankHải Dương đã có 7 phòng nghiệp vụ; 6 phòng giao dịch (trong đó 05 phòngloại I); 02 QTK; số lao động 117 cán bộ (trong đó lao động vụ việc 12).Nguồn vốn huy động tại chỗ hơn 1.284 tỷ đồng; tổng đầu tư cho vay 1.317 tỷđồng.
2.2.1.2 Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh chính của Vietinbank Hải Dương
Thanh toán xuất nhập khẩu: thanh toán bằng thư tín dụng xuất khẩu,nhờ thu hối phiếu trả ngay, nhờ thu chấp nhận hối phiếu.
Trang 33Kinh doanh ngoại tệ: mua, bán giao ngay ngoại tệ, mua bán kỳ hạnngoại tệ, hoán đổi ngoại tệ, quyền chọn ngoại tệ.
Cho thuê tài chính: cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vậnchuyển và các bất động tào sản khác, mua lại máy móc, thiết bị, phương tiệnvận chuyển và cho chính doanh nghiệp đó thuê lại, tư vấn cho khách hàng vềnhững dịch vụ liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tài chính.
Cho vay: cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay phát triển kinh tế giađình, cho vay thực hiện phương án kinh doanh, phục vụ đời sống khác, chovay tiêu dùng.
Tiết kiệm:
Chứng khoán: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, đại lý,bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán, tư vấn tài chính doanhnghiệp, tư vấn niêm yết, tư vấn cổ phần hóa, tư vấn chuyển đổi loại hìnhdoanh nghiệp, tư vấn sát nhập và mua lại doanh nghiệp, lưu ký chứng khoán.
Chuyển tiền: chuyển tiền trong nước và chuyển tiền ra nước ngoài Tư vấn khách hàng.
Bảo hiểm tài sản, bảo hiểm thiệt hại, xây dựng, lắp đặt, cháy nổ, bảohiểm đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không, bảo hiểm xe cơ giới, bảohiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu, bảo hiểm tín dụng và rủi ro tàichính…
2.2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản trị.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Vietinbank Việt Nam
Tại sơ đồ 2.1: Vietinbank Hải Dương là Ngân hàng cấp 1 trực thuộcVietinbank Việt Nam ngang hàng với các Ngân hàng chi nhánh cấp 1 khác.
VietinBank hiện có mô hình tổ chức, quản lý như sau:
Trụ sở chính
Sở giao dịch Chi nhánh cấp 1
Văn phòng đại diện
Đơn vị sự nghiệp
Công ty trực thuộc
Phòng giao dịch
Quỹ tiết kiệm
Chi nhánh số 02
Phòng giao dịch
Quỹ tiết kiệm
Chi nhánh phụ thuộc
Phòng giao dịch
Quỹ tiết kiệm
Trang 34Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Vietinbank Hải Dương
Các mô hình quản lý: Sơ đồ 2.2 của Vietinbank Hải Dương theo kiểu môhình trực tuyến - chức năng
Mô hình này có ưu điểm là gắn việc sử dụng chuyên gia ở các bộ phậnchức năng với hệ thống trực tuyến mà vẫn giữ được tính thống nhất quản trịở mức độ nhất định Tuy nhiên để đạt được điều đó đòi hỏi phải tạo ra sự phối
Ban Giám đốc
Khối kinh doanh
P khách hàng DN lớn
Khối quản lý rủi ro
Khối tác
nghiệp Khối hỗ trợ
Phòng giao dịch
P khách hàng DN V&N
P khách hàng cá nhân
Quỹ tiết kiệm, điểm
giao dịch
P tổ quản lý rủi ro
P/ tổ nợ có vấn đề
P kế toán giao dịch
P tiền tệ kho quỹ
P/ tổ thanh toán xuất nhập khẩu
P/ tổ tổng hợp
P tổ chức hành chính
P/ tổ thông tin điện toán
Trang 35hợp giữa hệ thống trực tuyến và chức năng Hệ thống này tạo ra nhiều tầng,nhiều nấc, nhiều trung gian Điều này dẫn đến nhiều mối quan hệ cần xử lý vìvậy chi phí kinh doanh cho hoạt động ra quyết định là rất lớn mô hình nàykhông thích hợp với môi trường kinh doanh biến động và NHCT đang chuyểnđổi mô hình quản lý để phù hợp hơn với tập đoàn tài chính đa năng.
2.2.1.4 Kết quả kinh doanh của Vietinbank Hải Dương
Bảng 2.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Hải Dương giaiđoạn 2006 – 2009
(Nguồn: Báo cáo KQKD của Vietinbank Hải Dương qua các năm ).
Trong 5 năm (2005 – 2009 ) Vietinbank Hải Dương nộp Ngân sách NhàNước hơn 9 tỷ đồng và ROA (tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản) từ 15% đến21% thể hiện Vietinbank Hải Dương làm ăn có lãi, kinh doanh hiệu quả, quảnlý và sử dụng tài sản một cách hợp lý
2.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank Hải Dương2.2.2.1 Huy động vốn
Huy động vốn tại chỗ: đến ngày 31/12/2009 tổng nguồn vốn huy độngđạt 1.284 tỷ đồng ( gồm nguồn vốn huy động VNĐ: 645 tỷ đồng, nguồn vốnhuy động ngoại tệ quy ra VNĐ: 630 tỷ đồng, tiền gửi các tổ chức kinh tế: 129tỷ đồng, tiền gửi dân cư 1.146 tỷ đồng ) Và nhận vốn VNĐ từ NHCT
Trang 36chuyển về: 593 tỷ đồng và chuyển vốn về NHCT Việt Nam là 456 tỷ đồng, đến ngày 31/12/2008 tổng nguồn vốn huy động được 1.282 tỷ đồng đạt100,2% kế hoạch được giao (gồm huy động bằng VNĐ: 653 tỷ đồng, huyđộng ngoại tệ quy ra VNĐ: 629 tỷ đồng) và nhận 331 tỷ đồng từ NHCT,chuyển vốn về NHCT Việt Nam 435 tỷ đồng năm 2007 tổng nguồn vốn huyđộng đạt 1207 tỷ đồng đạt 100,58% kế hoạch ( gồm nguồn vốn huy độngVNĐ: 562 tỷ đồng, nguồn vốn huy động ngoại tệ quy ra VNĐ: 644 tỷ đồng),năm 2006 tổng nguồn vốn huy động (bao gồm cả VNĐ và ngoại tệ đổi raVNĐ ) đạt 1.215 tỷ đồng đạt 105,6% kế hoach (gồm nguồn vốn huy độngVNĐ: 493 tỷ đồng, nguồn vốn huy động ngoại tệ quy đổi ra VNĐ: 722 tỷđồng ), năm 2005 tổng nguồn vốn huy động đạt 1.302 tỷ đồng ( gồm nguồnvốn huy động VNĐ: 624 tỷ đồng, nguồn vốn huy động ngoại tệ quy ra VNĐ:678 tỷ đồng, tiền gửi doanh nghiệp: 219 tỷ đồng, tiền gửi tiết kiệm: 925tỷđồng, phát hành các công cụ nợ:158 tỷ đồng) trong đó có nguồn vốn đạt105,8 % kế hoạch nhìn chung công tác huy động vốn qua các năm củaVietinbank Hải Dương đều tăng Riêng năm 2005 và năm 2006 có sự tăngtrưởng cao lần lượt là 11,7% và 12,4% có sự góp sức của Vietinbank NhịChiểu và Vietinbank khu công nghiệp Nam Sách Từ năm 2007 trở đi 2NHCT chi nhánh Nhị Chiểu và NHCT khu công nghiệp Nam Sách tách rakhỏi NHCT chi nhánh Hải Dương vẫn hoàn thành kế hoạch, mục tiêu củaNHCT đề ra Năm 2008 là năm lạm phát cao Vietinbank Hải Dương hoànthành tốt nhiệm vụ được giao Vietinbank Hải Dương nhận vốn từ NHCThàng năm đều tăng điều đó nói lên rằng Vietinbank Hải Dương đang được sựquan tâm, chú trọng của NHCT để phát triển hơn nữa trong một tương laikhông xa.
Trang 37Cho vay NH 331 64% 642 64% 600 53% 767 58,4%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm của Vietinbank Hải Dương)
Nhìn chung về tình hình sử dụng vốn của Vietinbank Hải Dương qua các nămđều tăng lên cụ thể: năm 2007 tăng 469 tỷ so với năm 2006, năm 2008 tăng232 tỷ so với năm 2007 và năm 2009 tăng 162 tỷ so với năm 2008 trong 4năm tiêu biểu có năm 2007 tổng cho vay nền kinh tế tăng lên 469 tỷ đồng gấp2,3 lần so với các năm 2008 và 2009
Năm 2007 là dấu mốc mới cho Vietinbank Hải Dương là việcVietinbank Nhị Chiểu và Vietinbank khu công nghiệp Hải Dương tách ra khỏiVietinbank Hải Dương Về cơ cấu đang có sự chuyển dịch từ cho vay ngắnhạn sang cho vay trung- dài hạn và cho vay tài trợ ủy thác
2.3 THỰC TRẠNG THANH TOÁN THẺ CỦA VIETINBANK HẢIDƯƠNG
2.3.1 Tổng quan về thị phần thẻ Vietinbank trên thị trường thanh toánthẻ Việt Nam
Năm 2009, có thêm 4 ngân hàng tham gia thị trường thẻ đưa tổng số cácngân hàng tham gia thị trường thẻ lên 45 ngân hàng trong đó có 3 NHTMquốc doanh, 33 ngân hàng TMCP, 8 ngân hàng liên doanh và chi nhánh NHnước ngoài và 1 công ty phi ngân hàng là công ty Dịch vụ tiết kiệm Bưu điện
2.3.1.1 Hoạt động phát hành
Biểu đồ 2.1: Thị phần số thẻ ghi nợ nội địa của Vietinbank so với các ngânhàng tính đến hết tháng 12/2009
Trang 38BIDVVCB VietinbankAgribank
Đông Á và Liên MinhCác ngân hàng khác
Đông Á bank 4.010.212 thẻ (19,8%), VCB 3.854.650 thẻ (19%),Vietinbank 3.049.845 thẻ (15,1%), BIDV 1,8 triệu thẻ (11,18%), Agribank4.193.236 thẻ (20,7%), khác 14,22%
Cùng xu hướng phát triển thẻ trên thị trường, số lượng thẻ ATMVietinbank tăng lên một cách đáng kể năm 2006 tăng gấp 3 lần so với năm2005 Đến năm 2007 số lượng thẻ phát hành vượt con số hơn 1 triệu thẻ đánhdấu một bước phát triển đáng kể trong hoạt động phát thẻ Tháng 7/2008 sốlượng thẻ phát hành cũng theo đà đó tiếp tục tăng mạnh lên đến 1,8 triệu thẻnâng tỷ trọng thẻ ATM của Vietinbank chiếm tỷ trọng cao trong tổng số thẻphát hành trên thị trường, khá lớn so với các ngân hàng khác tới hết tháng12/2009 số lượng thẻ của Vietin bank trên thị trường nội địa là 3.049.845 thẻ
Việc thu lợi nhuận về lĩnh vực thẻ thanh toán của Vietinbank nói chungvà Vietinbank Hải Dương nói riêng thì lĩnh vực này đang vẫn trong giai đoạnđầu tư nên hầu như lợi nhuận không có mà còn phải đầu tư thêm Lý do làhầu như Vietinbank Hải Dương miễn phí làm thẻ cho khách hàng và phíthường niên cũng chưa thu và các khoản phí khác đang đợi ngân hàng nhànước phê duyệt cho phép thu.
Biểu đồ 2.2: Thị phần số thẻ tín dụng quốc tế của Vietinbank so với cácngân hàng tính đến hết tháng 12/2009
Trang 39ACB 365.000 thẻ (25,5%), VCB 481.000 thẻ (33,7%), TCB 110.000thẻ (8%), Sacombank 133.000 thẻ (9,3%), số lượng thẻ tín dụng quốc tế củaVietinbank khá khiêm tốn trên thị trường chiếm 1,43% tương đương 20.500thẻ
Thị phần thẻ tín dụng phát hành chỉ đạt 1,43% trên thị trường thẻ và sốluợng khá nhỏ so với thẻ tín dụng quốc tế Visa/Master card do các ngân hàngkhác phát hành.
Bảng 2.3: Số lượng thẻ thanh toán phát hành mới hàng năm củaVietinbank Hải Dương:
(Nguồn: Vietinbank Hải Dương qua các năm 2006-2009)
Qua bảng 3 ta thấy năm 2005 và 2006 có sự tăng đột biến so với các nămkhác về thẻ phát hành mới lý do là năm 2005 và năm 2006 Vietinbank chinhánh Nhị Chiểu và chi nhánh Khu Công Nghiệp chưa tách ra khỏi sự quản lýcủa Vietinbank chi nhánh Hải Dương Các năm từ 2007 – 2009 đều tăng qua
Trang 40các năm Điều đó thể hiện rằng lĩnh vực thẻ thanh toán là lĩnh vực có nhiềutiềm năng phát triển.
- Chi phí phát hành và một số loại phí thông thường đối với việc sử dụngthẻ thanh toán
Áp dụng chính sách phí đối với thẻ tương đối linh hoạt và cạnh tranhVietin bank đã thể hiện lợi thế cạnh tranh hàng đầu của mình
Bảng 2.4: Biểu phí thẻ đối với thẻ E- PARTNER
Đơn vị: đồng
Danh mục các loại phí
S –card
C-card G-cardcard
12 con giáp
Phí PH
thông/thg 63,636 81,818 181,818 181,818 227,227 109,090 Phí PH nhanh 63,636 81,818 181,818
Phí thường niên
26,264 35,455 62,727 Phí quản lý
3.000 3.000 3.000 3.000 3.000 3.000
(Nguồn: Vietinbank Hải Dương năm 2009)
2.3.1.2 Hoạt động thanh toán
-Số máy ATM
Vietinbank là một trong những ngân hàng phát hành thẻ đầu tiên trênthị trường thẻ Việt Nam số lượng máy ATM đứng thứ 03 sau Agribank 1702máy (17,08%), Vietcom bank 1483 máy (14,88%), Vietinbank 1047 máy