Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính tại Sở giao dịch I ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Trang 11.1.1Một số khái niệm về an ninh tài chính 9
1.1.2Quan điểm về an ninh tài chính trong hoạt động tín dụng, ngân hàng 11
1.1.3Sự cần thiết phải đảm bảo an ninh tài chính trong thời kỳ hội nhập 13
1.1.3.1Tiến trình Việt Nam ra nhập kinh tế quốc tế 13
1.1.3.2Sự cần thiết phải đảm bảo an ninh tài chính trong các ngân hàng thương mại Việt Nam 14
1.2Nội dung của an ninh tài chính trong hoạt động của ngân hàng thương mại 16
1.2.1Ổn định hoạt động ngân hàng 17
1.2.2An toàn hoạt động ngân hàng 17
1.2.3Đảm bảo vững mạnh trong hoạt động ngân hàng 19
1.3Các chỉ tiêu đánh giá an ninh tài chính trong ngân hàng thương mại 21
1.3.1Chỉ tiêu về vốn kinh doanh 21
1.3.3Năng lực quản lý 23
1.3.4Khả năng thanh toán 24
1.3.5Khả năng sinh lời 25
1.4Các nhân tố ảnh hưởng tới an ninh tài chính của NHTM 26
1.4.1Các nhân tố bên trong 26
1.4.2Các nhân tố bên ngoài 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG AN NINH TÀI CHÍNH TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 30
2.1Khái quát về Sở giao dịch I ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 30
2.1.1Chức năng nhiệm vụ của Sở giao dịch 30
2.1.2 Hệ thống tổ chức của Sở giao dịch I 32
2.2Thực trạng đảm bảo an ninh tài chính tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 35
2.2.1Ổn định hoạt động ngân hàng 35
2.2.1.1Ổn định hoạt động huy động vốn 35
2.2.1.2 Ổn định trong hoạt động cho vay 37
2.2.2An toàn hoạt động ngân hàng 41
2.2.2.1An toàn đối với vốn 41
2.2.2.2An toàn trong hoạt động của ngân hàng 42
2.2.3Đảm bảo vững mạnh trong hoạt động ngân hàng 43
2.3Những nguy cơ đe doạ an ninh tài chính trong hoạt động của Sở giao dịch I Ngân hàng NNo&PTNT hiện nay 45
2.3.1Nguy cơ từ nội bộ nền kinh tế 45
2.3.2Nguy cơ từ các cơ chế, chính sách của nhà nước 46
2.4Đánh giá an ninh tài chính tại Sở giao dịch I 47
Trang 22.4.2Những hạn chế và nguyên nhân 49
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH TẠI SỞ GIAO NHNo&PTNT VN 51
DỊCH-3.1Định hướng phát triển của Sở giao dịch NHNo&PTNT VN 51
3.1.1Định hướng phát triển của các ngân hàng thương mại trong thời kỳ hội nhập
3.1.2Phương hướng phát triển của Sở giao dịch I trong thời gian tới 55
3.1.2.1Mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh: 55
3.1.2.2Biện pháp thực hiện 55
3.2Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính tại Sở giao dịch I khi hội nhập 60
3.2.1Đối với Sở giao dịch I NHNo&PTNT VN 60
3.2.1.1Xử lý nợ tồn đọng trong Sở giao dịch 60
3.2.1.3Nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn ở mức độ cao về tài sản có 62
3.2.1.4Hoàn thiện và phát triển hệ thông bảo hiểm tín dụng 63
3.2.1.5Lập quỹ dự phòng rủi ro theo các nghiệp vụ hoạt động và đối tượng có rủi ro 63
3.2.1.6Tăng cường năng lực quản lý và kinh doanh cuả cán bộ, nhân viên ngân hàng 64
3.2.1.7Hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng và công khai hóa tài chính, tăng cường công tác kiểm soát và kiểm toán nội bộ NHTM 64
3.2.1.8Liên kết, các tổ chức tín dụng (TCTD) nên có biện pháp cùng nhau xây dựng mối liên hệ thông tin 65
3.3Kiến nghị đối với Sở giao dịch 66
3.3.1Kiến nghị đối với NHNo&PTNT VN 66
3.3.2Kiến nghị đối với NHNN 66
3.3.2.1Nâng cao vai trò, trách nhiệm của ngân hàng nhà nước 66
3.3.2.2Nâng cao hiệu quả thanh tra, giám sát của NHNN đối với mọi hoạt động của các ngân hàng thương mại 67
3.3.2.3Hệ thống các giải pháp đảm bảo an ninh trong hệ thống ngân hàng thương mại 68
3.3.2.4Hoàn thiện hệ thống pháp luật và kiện toàn nền tảng pháp lý trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng 68
KẾT LUẬN 70
Danh mục tài liệu tham khảo 71
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHTM: Ngân hàng thương mạiIMF: Quỹ tiền tệ quốc tế
ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á
AFTA: Hiệp hội mậu dịch tự do các nước ASEANAPEC: Tổ chức diễn đàn kinh tế Thái Bình DươngWTO: Tổ chức thương mại Thế giới
WP: Nhóm công tác về Việt Nam gia nhập WTO
PNTR: Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn với Việt Nam.NHTW: Ngân hàng Trung ương
TCTĐ: Tổ chức tín dụng
ICB: Ngân hàng công thương
ICBV: Ngân hàng công thương Việt NamCUB: Ngân hàng Cathay United
VNĐ: Tiền Việt Nam đồng
BIDV: Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt NamNHTMQD: Ngân hàng thương mại quốc doanh.
NHNo&PTNT: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn SGD: Sở giao dịch
VCB: Ngân hàng ngoại thương Việt Nam GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
Habubank: Ngân hàng nhà Hà Nội Techcombank: Ngân hàng kỹ thươngNHNN: Ngân hàng Nhà nước
ACB: NGân hàng thương mại cổ phần Á ChâuROE: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có bình quân
Trang 4ROA: Tỷ suất sinh lời trên tài sản bình quânNIM: Tỷ lệ lãi biên
BFSD: Chỉ tiêu sức mạnh tài chính độc lậpAFAS: Hiệp định khung về thương mại dịch vụASEAN: Hiệp hội các nước châu Á Thái Bình DươngTTCK: Thị trường chứng khoán
HĐQT: Hội đồng quản trịCSTT: Chính sách tiền tệ
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
1 HỘP:
BOX 1.1: Nhận định của Phó thống đốc ngân hàng nhà nước về an ninh tài chính
trong các ngân hàng thương mại 15
BOX 2.1 Thực trạng dư nợ của một số NHTMQD Việt Nam 37
BOX 3.1 Nhận định của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam về ngân hàng sau khi gia nhập WTO 55
BOX 3.2 Phân loại nợ trong các ngân hàng thương mại 61
2 BẢNG SỐ LIỆUBảng 2.1 Dư nợ cho vay theo thời gian 38
Bảng 2.2: Dư nợ cho vay phân theo loại tiền 39
Bảng 2.3 Dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế 40
Bảng 2.4: Tình hình dự trữ bắt buộc 43
Bảng 2.5: Tình hình dự trữ thanh toán 44
3 BIỂU ĐỒBiểu đồ 2.1 Tỷ trọng tiền gửi tại Sở giao dịch ( theo nguồn huy động) 36
Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng tiền gửi tại Sở giao dịch ( phân theo loại tiền) 36
Biểu đồ 2.3 Doanh số cho vay của Sở giao dịch 38
Biểu đồ 2.4 Dư nợ cho vay phân theo thời gian 39
Biểu đồ 2.5 Dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế 40
Biểu đồ 2.6 Tỷ trọng nợ quá hạn của Sở giao dịch năm 2007 41
Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của Sở giao dịch 42
Trang 6LỜI MỞ ĐẦUTính cấp thiết của việc chọn đề tài
Ngày 7/11/2006, khi tiếng búa của Tổng giám đốc Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Pascal Lamy vang lên, hàng chục triệu người dân Việt Nam hân hoan trong niềm vui hội nhập Gia nhập vào đại gia đình WTO là Việt Nam chúng ta bước vào cánh cửa của nền kinh tế thế giới với tư cách là một thành viên được đối xử bình đẳng, công bằng như 149 thành viên khác của tổ chức thương mại lớn nhấthành tinh này Thuận lợi rất nhiều nhưng khó khăn cũng không thiếu Một trong những khó khăn của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập là việc đảm bảo an ninh tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam.
Đảm bảo an ninh tài chính ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối với mỗi một quốc gia, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hoá và tự do hoá nền kinh tế tài chính đang diễn ra nhanh, mạnh mẽ như hiện nay Đối với Việt Nam hiện nay, mộtnước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN thì việc đảm bảo an ninh tài chính càng có ý nghĩa quan trọng, là môt trong những điều kiện tiênquyết để phát triển nền kinh tế với tốc độ cao, ổn định.
Các ngân hàng thương mại hiện nay đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sang cổ phần hoá, nhưng tiềm lực tài chính còn mỏng, trình độ thấp cho nên vẫn tồn tại nhiều thuận lợi cũng như thách thức, trở ngại đối với việc đảm bảo an ninh tài chính trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại làmột tổ chức tài chính có liên quan tới mọi mặt của nền kinh tế nhưng lại hết sức nhạy cảm đối với những biến động của thị trường Nếu không có ngay các biện pháp củng cố và giữ vững an ninh tài chính cho các hệ thống các ngân hàng thươngmại thì không những hệ thống các ngân hàng hoạt động không hiệu quả mà rủi ro cao dẫn tới khủng hoảng tài chính tiền tệ, gây ra đổ vỡ dây chuyền, tác động xấu tới toàn bộ sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta.
An ninh tài chính, trong đó có an ninh tài đối với các ngân hàng thương mại không phải là một khái niệm hoàn toàn mới, song chưa được nghiên cứu một cách
Trang 7đầy đủ, có hệ thống và được biết tới rộng rãi và được đánh giá đúng vai trò của nó ở Việt Nam, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế của Việt nam hiện nay.
Phần lớn số NHTM nước ta đều ở tình trạng an toàn thấp, chưa đáp ứng các chuẩn mực về an toàn, không chỉ của quốc tế mà ngay cả theo chuẩn mực quy địnhcủa Việt Nam Với những hạn chế về trình độ tổ chức, chuyên môn nghiệp vụ và công nghệ, thì nhiều NHTM khó có thể cải thiện mức độ an toàn của mình cũng như bảo đảm sự vững mạnh trong hoạt động ngân hàng Ðó là chưa nói tới sự tăng trưởng và phát triển bền vững.
Xuất phát từ nhu cầu và sự cần thiết trên cộng thêm quá trình tìm hiểu thực tế trongthời gian thực tập tại Sở giao dịch I Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn Việt Nam, em chọn đề tài : Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính tại Sở giao
dịch I NHNo & PTNT VN để phục vụ cho việc nghiên cứu và thực hiện chuyên
Đề xuất hệ thống các giải pháp tài chính nhằm đảm bảo an ninh tài chính tại Sở giao dịch I khi hội nhập
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về an ninh tài chính tại Sở giao dịch I, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo an ninh tài chính tại Sở giaodịch I NHNo&PTNT VN.
Đề tài tập trung tìm hiểu về an ninh tài chính tại Sở giao dịch I trong những năm gần đây ( số liệu cụ thể trong 3năm gần đây nhất )
Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử.Đề tài đã sử dụng các phương pháp cụ thể như nhau: phương pháp điều tra,
Trang 8phương pháp phan tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Kết cấu của đề tài
Ngoài mục lục, lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu, nội dung của chuyênđề tốt nghiệp bao gồm 3 chương:
Chương 1:Những vấn đề cơ bản về an ninh tài chính đối với các ngân hàng thương mại.
Chương 2 : Thực trạng an ninh tài chính tại sở giao dịch I NHNo & PTNT Việt Nam
Chương 3: Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính tại Sở giao dịch I ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Trang 9CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ AN NINHTÀI CHÍNH TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 An ninh tài chính
1.1.1Một số khái niệm về an ninh tài chính
Từ trước tới nay, khi nhắc tới an ninh, người ta thường nghĩ ngay đến an ninhchính trị, quân sự, xã hội và việc đảm bảo an ninh bằng các biện pháp vũ trang,thiết chế luật pháp cưỡng chế thi hành pháp luật, và vấn đề an ninh cũng gắn chặtvới chủ quyền quốc gia Gần đây, khái niệm an ninh đã được mở rộng sang cáclĩnh vực kinh tế, tài chính và đặc biệt đã được nâng lên tầm quan trọng trong khuvực và trên thế giới sau khi chứng kiến một số sự mất ổn định về kinh tế của mộtquốc gia không chỉ đe doạ an ninh của quốc gia đó mà còn có thể trở thành ngòi nổdẫn tới khủng hoảng toàn diện, đe doạ sự ổn định của khu vực và toàn cầu dưới tácđộng của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.
Vấn đề an ninh tài chính càng ngày càng trở nên quan trọng đối với một quốcgia, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá và tự do hoá nền kinh tế đang diễn ranhanh và mạnh như hiện nay.
An ninh tài chính không phải là một khái niệm hoàn toàn mới nhưng vẫn chưađược nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống, đặc biệt là an ninh tài chính trongvấn đề hội nhập kinh tế quốc tế Thêm vào đó, vấn đề an ninh tài chính gắn bó chặtchẽ với những điều kiện cụ thể của từng nước, cho nên để đưa ra một định nghĩachung chính xác là một vấn đề cần được nghiên cứu cụ thể.
Dù các quan niệm về an ninh ở các nước khác nhau có những sự khác nhaunhất định song tất cả đều thống nhất ở một điểm, an ninh là chỉ một tình trạng haytrạng thái không bị nguy hiểm, và bảo đảm an ninh đồng nghĩa với việc không đểrơi vào tình trạng nguy hiểm.
Theo các học giả người Trung Quốc, an ninh quốc gia và khái niệm chính trịcơ bản nhất, trong đó an ninh kinh tế là hạt nhân của an ninh quốc gia Người Ngalại cho rằng an ninh kinh tế là trạng thái mà trong đó một quốc gia có đủ sự tự chủ
Trang 10để hoạch định chính sách phát triển kinh tế của nước mình mà không bị sự canthiệp của bên ngoài.
Trước đây, khi nói về an ninh kinh tế là chỉ an ninh về tài nguyên, bảo đảmviệc cung cấp tài nguyên có hiệu quả Ngày nay, an ninh kinh tế quốc gia chỉ đảmbảo an ninh cung cấp tài nguyên và an ninh thị trường sản phẩm là chưa đủ, quantrọng là phải tranh thủ giành ưu thế trong lĩnh vực kỹ thuật cao và kỹ thuật mới,nhanh chóng điều chỉnh cơ cấu ngành nghề theo hướng thúc đẩy phát triển cácngành kỹ thuật cao và mới, đẩy nhanh tốc độ sản phẩm hoá tri thức và bảo hộquyền sở hữu tri thức.
Gần đây một số nhà kinh tế Việt Nam cho rằng: “An ninh tài chính chính làsự đảm bảo cho hệ thống tài chính tiền tệ được ổn định lâu dài, có thể ngăn ngừamột cách hiệu quả những tác động tiêu cực, trong mối đe doạ từ trong nước cũngnhư từ nước ngoài trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế.
Dưới ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hoá và tự do hoá tài chính các nước phảiđối mặt với rủi ro tài chính ngày càng lớn và khủng hoảng tài chính đã trở thànhmối đe doạ chủ yếu đến an ninh kinh tế thế giới Chính vì vậy, tăng cường an ninhtài chính, hoàn thiện và cải cách thể chế giám sát tài chính, thiết lập cơ chế ứngphó tiền tệ cần thiết, cơ chế ngăn chặn rủi ro linh hoạt, tăng cường phối hợp và hợptác với cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực tài chính, đã trở thành nội dung chính củaan ninh kinh tế Từ đó ta có thể thấy được an ninh tài chính là một khái niệm cơbản, là điều kiện thiết yếu để một nền tài chính tồn tại và phát triển, cũng như đảm
bảo an ninh kinh tế và phát triển bền vững Vậy an ninh tài chính là gì?
An ninh tài chính là một khái niệm cơ bản để chỉ một tình trạng tài chínhổn định, an toàn, vững mạnh và không bị khủng hoảng.
Ổn định được hiểu là duy trì được hoạt động bình thường, không có những
biến động đột ngột, thất thường Tuy nhiên, ổn định không có nghĩa là cố gắng giữnguyên mọi thứ như cũ mà là giữ được ổn định trong tiến trình phát triển đi lên,không ngừng cải tiến và hoàn thiện Theo giới tài chính quốc tế, ổn định tài chínhlà cực kỳ quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và không thể có ổn định tài chínhnếu thiếu hệ thống tài chính mạnh.
Trang 11An toàn được hiểu là trạng thái không bị nguy hiểm từ phía các tác động bên
trong và bên ngoài Giữ an toàn đồng nghĩa với không tự mình gây hại cho mìnhđồng thời ngăn chặn và chồng lại được sự tấn công phá hoại từ bên ngoài Nếu ổnđịnh là tiền đề có tính chất nền tảng thì an toàn là cốt lõi chi phối toàn bộ quá trìnhvận động của tình trạng tài chính.
Vững mạnh là cơ sở cho sự ổn định và an toàn, một trạng thái tài chính yếu
không thể giữ được ổn định và an toàn, một trạng thái tài chính yếu không thể giữđược ổn định và đảm bảo an toàn.
1.1.2Quan điểm về an ninh tài chính trong hoạt động tín dụng, ngân hàng.
Theo Ngân hàng thế giới (WB): “Ngân hàng là tổ chức tài chính nhận tiền
gửi chủ yếu ở dạng không kỳ hạn hoặc tiền gửi được phép rút ra với một thôngbáo ngắn hạn( tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các khoản tiết kiệm)”
Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụtài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán vàthực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nàotrong nền kinh tế.
Các ngân hàng gồm nhiều loại như ngân hàng thương mại, ngân hàng đầutư, Nhiều nước, trong đó có Việt Nam phát triển loại ngân hàng tổnghợp(universal bank) kết hợp hoạt động của ngân hàng thương mại với ngân hàngđầu tư, dịch vụ bảo hiểm, cho thuê tài chính
Như vậy, an ninh tài chính đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng là việc
đảm báo hoạt động của các tổ chức tín dụng được tiến hành một cách ổn định, antoàn và vững mạnh Ba nguyên tắc đó được sử dụng cho các hoạt động ngân hàng
cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và thanh toán (một trong những hoạt động chủ yếucủa cấp tín dụng) của các ngân hàng.
Tình trạng tài chính của một ngân hàng hay hệ thống ngân hàng tại một thờiđiểm được mô tả trong bảng cân đối của ngân hàng và những thay đổi trong bảngcân đối qua mỗi thời điểm phản ánh diễn biến tình trạng tài chính của ngân hàngqua từng giai đoạn.
Trang 12Bên cạnh những hoạt động phản ánh trong bảng cân đối, nhằm mục tiêu tănglợi nhuận trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các ngân hàng đẩymạnh hoạt động ngoài bảng cân đối liên quan tới mua bán các công cụ tài chính vàtạo ra thu nhập nhờ các khoản lệ phí và bán những khoản cho vay , các hoạt độngngoài bảng cân đối làm tăng rủi ro của các ngân hàng và buộc ngân hàng phải tăngcường quản lý rủi ro của các hoạt động ngoài bảng cân đối.
An ninh tài chính là vấn đề đặt lên hàng đầu cho sự tồn tại và phát triển cácngân hàng trong kinh tế thị trường Nó bao trùm lên tất cả các mặt hoạt động và làchỉ tiêu cuối cùng đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trong mối quan hệvới sự tăng trưởng của các ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân Sự cần thiếtđảm bảo an ninh tài chính của các ngân hàng không nằm ngoài những yếu tố kinhtế xuất phát từ bản thân hoạt động của ngân hàng và mối quan hệ biện chứng giữahoạt động ngân hàng với các hoạt động kinh tế-xã hội.
Ngân hàng là một ngành nhạy cảm, do có quan hệ giao dịch với nhiều loạikhách hàng ( doanh nghiệp, các nhân);nhiều tổ chức tín dụng, tài chính trunggian Hoạt động của ngân hàng gắn liền với mọi hoạt động kinh tế-xã hội khôngchỉ ở trong nước mà còn trên phạm vi thế giới Chính từ bản chất đó, hoạt động củangân hàng luôn chứa đựng nhiều rủi ro”tiềm ẩn”, có thể xảy ra bất cứ lúc nào Cónhiều loại rủi ro xảy ra trong hoạt động ngân hàng như: rủi ro rín dụng, rủi ro lãisuất rủi ro hối đoái, rủi ro thanh toán, nhưng tiêu biểu nhất, trầm trọng nhất là rủiro tín dụng.
Do đặc thù của hoạt động ngân hàng, các ngân hàng không thể tự mìnhchống đỡ rủi ro Nếu có sự thất thoát dù chỉ ở một ngân hàng và ở một mức độnhất định nào đó cũng sẽ đe doạ đến tính an toàn và ổn định của cả hệ thống ngânhàng Dù rủi ro xảy ra ở một ngân hàng hay rủi ro hệ thống đều gây nên sự xuấthiện bất ngờ, thất thoát tài sản, hiệu quả kinh doanh giảm sút nhanh chóng, đe dọađến tình hình tài chính của ngân hàng.
Tóm lại, an ninh tài chính trong ngân hàng là trạng thái các tài sản( tài sảnnợ- nguồn vốn, tài sản có, tài sản ròng) ổn định, an toàn và vững mạnh Bảo đảman ninh tài chính đối với hoạt động của các NHTM nói chung và của một ngân
Trang 13hàng nói riêng là việc sử dụng các biện pháp giữ cho các tài sản của ngân hàng đóluôn luôn ổn định, an toàn, vững mạnh và không khủng hoảng Thiết lập đượcmạng lưới an ninh có khả năng phòng ngừa, ứng phó kịp thời, nhanh nhạy, hiệuquả đối với các loại hình tội phạm kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng pháttriển với hình thức ngày càng đa dạng, phức tạp, tính chất mức độ vi phạm ngàycàng tinh vi.
1.1.3 Sự cần thiết phải đảm bảo an ninh tài chính trong thời kỳ hội nhập.1.1.3.1Tiến trình Việt Nam ra nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế phát triển kinh tế của mỗi quốc giatrong giai đoạn hiện nay Cùng với chính sách mở cửa, quá trình hội nhập của nềnkinh tế Việt Nam với kinh tế khu vực và thế giới là một tất yếu khách quan Trênthực tế, nước ta đã và đang từng bước tham gia vào quá trình phân công, hợp tácquốc tế và quá trình quốc tế hoá nền kinh tế thế giới Việt Nam hiện đã mở rộngmạnh mẽ quan hệ kinh tế song phương và đa phương, phát triển quan hệ đầu tư vớigần 70 nước và lãnh thổ; bình thường hoá quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ
quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát
triển Châu Á(ADB) Bên cạnh đó, ngày 28/7/1995 nước ta đã gia nhập Hiệp hội
Mậu dịch tự do các nước ASEAN (AFTA) Tháng 11/1998 , Việt Nam trở thànhthành viên của Tổ chức Diễn đàn kính tế Thái Bình Dương (APEC) APEC với 21
nước thành viên chiếm hơn ½ GNP của thế giới và khoảng 80% khối lượng mậudịch với Việt Nam đang là mối quan tâm lớn trong chiến lược phát triển kinh tếcủa nước ta cũng như các nước khác trên thế giới Ngày 10/7/2000 chúng ta đã kýHiệp định thương mại với Hoa Kỳ và hiệp định này đã có hiệu lực vào năm 2001.
Việt Nam chính thức nộp đơn gia nhập WTO tháng 1/1995 Năm 1996, tạiWTO, Nhóm Công tác (WP) về Việt Nam gia nhập WTO được thành lập với sựtham gia của trên 20 nước (hiện nay con số này là gần 40) Đến tháng 8/2001, tachính thức đưa ra Bản chào ban đầu về hàng hóa và dịch vụ (Ininitial Offer) đểbước vào giai đoạn đàm phán thực chất về mở cửa thị trường với các nước thànhviên Ban Công tác
Trang 14Sau gần 11 năm đàm phán, vào cuối năm 2006, Phó Thủ tướng kiêm Bộtrưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm dẫn đầu đoàn đại biểu Chính phủ ta tham dự“Lễ kết nạp Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO” Tại Lễ gia nhậpngày 7/11/2006, Phó Thủ tướng và các thành viên WTO đã chứng kiến việc kýNghị định thư gia nhập giữa Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển và TổngGiám đốc WTO Pascal Lamy.
Vào ngày 9/12/2006, quốc hội Mỹ đã thông qua “Quy chế thương mại bìnhthường vĩnh viễn với Việt Nam (PNTR)”, và vào ngày 20/12/2006 Tổng thống MỹG.Bush ký thông qua dự luật trao quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn choViệt Nam Dự luật này được thông qua đã đánh dấu việc bình thường hóa hoàn toànquan hệ song phương giữa hai nước, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế-thương mại.
Trên đây là những bước đi quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốctế của nước ta Quá trình hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới sẽ tạo ra chochúng ta những thuận lợi, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức, khó khăn đối vớiviệc phát triển kinh tế, trong đó có vấn đề đảm bảo an ninh tài chính trong cácngân hàng thương mại
1.1.3.2Sự cần thiết phải đảm bảo an ninh tài chính trong các ngân hàng thươngmại Việt Nam
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam sẽ có tác động tới rất nhiềulĩnh vực, nhiều yếu tố, trong đó có các nhân tố ảnh hưởng đến an ninh tài chínhtrong các ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt là các nhân tố bên ngoài ngânhàng như trạng thái phát triển kinh tế, sự biến động của thị trường, chính sách phápluật của nhà nước Khi Việt Nam gia nhập WTO, và tới năm 2010 khi mà cácngân hàng thương mại nước ngoài có thể kinh doanh, phát triển tại Việt Nam thìthi trường của các ngân hàng thương mại trong nước sẽ bị sụt giảm một cáchnghiêm trọng Các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ phải đối mặt với mức độcạnh tranh cao hơn trước Các ngân hàng thương mại Việt Nam với vốn và kinhnghiệm non nớt sẽ phải đối mặt với những ngân hàng dày dặn kinh nghiệm, khoahọc kỹ thuật hiện đại, tiềm lực tài chính to lớn và lợi thế cạnh tranh cao.Ngoài ra,các quy định của Chính phủ sẽ phải thay đổi cho phù hợp với các quy định, thông
Trang 15lệ quốc tế, hay các hiệp ước mà Việt Nam tham gia Các ngân hàng thương mạiViệt Nam sẽ khó lòng có được sự bảo trợ của nhà nước cũng như của NHTW nhưhiện nay
Những sự thay đổi của các nhân tố bên ngoài này sẽ có tác động với mức độ,tính chất và khía cạnh khác nhau tới an ninh tài chính trong ngân hàng thương mại.Đối với Việt Nam, sự biến động về tình hình an ninh tài chính trong ngân hàngthương mại sẽ tác động tới các khâu còn lại trong hệ thống tài chính quốc gia.Nghĩa là, tình hình tài chính của ngân hàng thương mại trong điều kiện hội nhậpkinh tế quốc tế sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế-xã hội nói chung, tài chínhquốc gia nói riêng và tới việc đảm bảo an ninh tài chính quốc gia Xét trong phạmvi doanh nghiệp, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ có tác động đến an ninh tàichính của ngân hàng thương mại và toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh củangân hàng.
Do vây, việc đảm bảo cho hoạt động tài chính của ngân hàng được an toàn, ổnđịnh, hiệu quả trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và thế giới làmột tất yếu khách quan
BOX 1.1: Nhận định của Phó thống đốc ngân hàng nhà nước về an ninh tài chính trong các ngân hàng thương mại
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước Trần Minh Tuấn, cùng với sức épvề cạnh tranh, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đang đặt ra cho hệ thống ngân hàng Thương mại Việt Nam những thách thức về việc đảm bảo an ninhtài chính
Ông Tuấn cho rằng bảo đảm an ninh tài chính cần được coi là một trong những giải pháp hàng đầu để hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hoạt động an toàn, ổn định, hiệu quả và bền vững trong điều kiện tiềm lực và kinh nghiệm còn thiếu và yếu hơn rất nhiều so với hệ thống ngân hàng ở các nước thành viên WTO khác.
Ông Tuấn nhìn nhận hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đang hoạt động tương đối ổn định, có những đóng góp quan trọng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước trong nhiều năm qua Tuy nhiên, sự phát triển ngày càng năngđộng của nền kinh tế nhiều thành phần trong bối cảnh hội nhập đã và đang đòi hỏi các ngân hàng này nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng đối phó với rủi ro
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Trang 161.2 Nội dung của an ninh tài chính trong hoạt động của ngân hàng
thương mại
Nhiều nhà kinh tế quốc tế cho rằng mâu thuẫn lớn nhất của ngân hàng và hoạtđộng ngân hàng là mâu thuẫn giữa mục tiêu lợi nhuận cao và mục tiêu tính thanhkhoản cao Về bản chất an ninh tài chính ngân hàng chịu tác động và phải giảiquyết được mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa tính thanh khoản và lợi nhuận, giữa rủiro và lợi nhuận bài toán đặt ra cho các ngân hàng là tối đa hoá lợi nhuận trongđiều kiện giữ được tính thanh khoản và hạn chế rủi ro.
Trong việc đánh giá an ninh tài chính có các chỉ tiêu định tính và định lượngvà những chỉ tiêu đó phải thoả mãn các yêu cầu sau:
-Tính hệ thống: Mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh nào đó trong hoạt động ngân
hàng song đều phải liên kết với nhau, là cơ sở để đánh giá mức độ an ninh tài chínhchung của từng ngân hàng hay hệ thống ngân hàng.
-Tính toàn diện: Các chỉ tiêu phải bao quát được toàn bộ hoạt động cơ bản của
ngân hàng Sự thiếu chú ý đến một chỉ tiêu liên quan tới một hoạt động cơ bản nàođó có thể phải trả giá bằng sự phá sản của cả ngân hàng
-Tính điển hình: Hoạt động ngân hàng là rất đa dạng, phức tạp và không ngừng
phát triển nên các chỉ tiêu đánh giá rất nhiều và tăng liên tục Chính vì vậy, các chỉtiêu đánh giá an ninh tài chính phải được lựa chọn tiêu biểu, có tính chất then chốt,tránh tràn lan.
-Tính khả thi: Các chỉ tiêu phải thực tế, dễ tính toán và theo dõi.
-Tính quốc tế: Do sự phát triển của xu thế hội nhập và toàn cầu hoá nên các chỉ tiêu
cũng cần được quốc tế hoá, tuân thủ các chuẩn mực chung đã được quốc tế thừanhận Đây cũng là cơ sở để các quốc gia phối hợp với nhau trong việc đảm bảo anninh tài chính khu vực và toàn cầu
-Tính đặc thù: Mỗi quốc gia, mỗi khu vực có những đặc thù kinh tế xã hội khác
nhau nên an ninh tài chính cũng có những đặc điểm riêng Chính vì vậy các chỉtiêu đánh giá an ninh tài chính phải phản ánh được những đặc thù này Tính đặcthù biểu hiện ở cả số lượng các chỉ tiêu cũng như tính chất của mỗi chỉ tiêu Tuy
Trang 17nhiên thính đặc thù sẽ giảm dần cùng với việc nâng cao trình độ hội nhập kinh tếquốc tế.
-Tính phát triển: Như đã khẳng định ở trên, hoạt động ngân hàng luôn luôn phát
triển nên các chỉ tiêu cũng không cố định mà liên tục phát triển đáp ứng các yêucầu mới về an ninh tài chính
1.2.1 Ổn định hoạt động ngân hàng
Tiền gửi là bộ phận quan trọng nhất trong tài sản nợ của từng ngân hàng
cũng như toàn bộ hệ thống trong ngân hàng Trạng thái và động thái tiền gửi là mộttrong những biểu hiện rõ rệt nhất cho tình trạng huy động của mỗi ngân hàng nóiriêng và mỗi quốc gia nói chung, Sự ổn định của tiền gửi được biểu hiện ở tốc độ
tăng các khoản cho vay Cho vay một mặt là hoạt động cơ bản tạo ra lợi nhuận cho
ngân hàng, mặt khác là một trong những yếu tố quyết định đầu tư và tăng trưởngkinh tế.Nhân tố quyết định đến ổn định tiền gửi là tỷ lệ tiết kiệm, niềm tin củangười gửi và khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng và lợi nhuận thu được từ tiền
gửi Bên cạnh đó tốc độ tăng tiền gửi còn bị chi phối bởi khả năng lựa chọn của
người gửi tiền và tập quán tiết kiệm trong dân cư Tốc độ tăng cho vay chủ yếu phụthuộc vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởngcàng cao thì nhu cầu vốn càng lớn, đặc biệt các doanh nghiệp ở những nước đangphát triển có đặc điểm hoạt động dựa vào nhiều nguồn vốn vay từ ngân hàng Tốcđộ tăng tiền gửi và cho vay đều đặn, không có đột biến và khoảng cách giữa hai tốcđộ này không quá lớn là đảm bảo cho sự ổn định của hoạt động ngân hàng.
1.2.2 An toàn hoạt động ngân hàng
An toàn tiền gửi là khả năng của ngân hàng luôn luôn sẵn sàng đáp ứng nhu
cầu rút tiền của người gửi mà không rơi vào tình trạng nguy hiểm Để đảm bảo
trạng thái sẵn sàng chi trả này ngân hàng cần duy trì dự trữ bắt buộc và cả dự trữquá mức Trong trường hợp dự trữ không đủ ngân hàng buộc phải bán các khoảncho vay của mình An toàn cho vay thể hiện ở việc các khoàn cho vay đã, đang vàsẽ thường xuyên được hoàn trả đúng thời hạn với lãi suất thực đúng hợp đồng tíndụng mà công cụ then chốt là quản lý rủi ro, đa dạng hoá và bảo đảm tiền vay Đểđo lường mức độ an toàn cho vay người ta áp dụng các biện pháp quản lý tài sản
Trang 18có trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro của từng khoản vay, từ đó tổng hợp thành chỉsố rủi ro cho vay chung của ngân hàng hay cả hệ thống
Đối với các ngân hàng và doanh nghiệp rủi ro có nghĩa là sự không ổn địnhcủa thu nhập tương lai và tác động của nó tới giá trị doanh nghiệp Các ngân hàngcần có đủ vốn để chống lại rủi ro Mỗi hợp đồng tài chính đều chứa đựng rủi ro tín
dụng, rủi ro về giá và rủi ro vể tính thanh khoản Rủi ro tín dụng là nguy cơ ngườicho không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ Rủi ro về giá là nguy cơ bị lỗ do những thay
đổi không lường được của giá cả, chẳng hạn thay đổi về lãi suất hay tỷ giá hối
đoái Rủi ro về lãi suất có tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động ngân hàng Nếu
ngân hàng có tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất hơn tài sản có thì lãi suất tăng sẽ làmgiảm lợi nhuận của ngân hàng và ngược lại lãi suất giảm sẽ lại làm tăng lợi nhuậncủa ngân hàng đó Tương tự, nếu ngân hàng có tài sản nợ nhạy cảm với thay đổi tỷgiá hơn tài sản có thì tỷ giá tăng làm giảm lợi nhuận của ngân hàng và ngược lại.Rủi ro về tính thanh khoản là nguy cơ không bán được các tài sản nhanh chóng, trừ
khi chịu chiết khấu lớn Rủi ro hệ thống là nguy cơ một hay một số khách hàng lớn
không trả được nợ gây nguy hiểm cho toàn bộ hệ thống tài chính Rủi ro thanh toánhay rủi ro hệ thống thường liên quan tới các khoản thanh toán liên ngân hàng cógiá trị lớn và việc mất khả năng thanh toán của một ngân hàng thường lây lan ratoàn bộ hệ thống theo con đường này Rủi ro đạo đức là một khía cạnh quan trọngvà có liên quan mật thiết đến động cơ hành động Hậu quả tất yếu của rủi ro cho
vay là nợ quá hạn Chỉ tiêu nợ quá hạn/tổng cho vay hay nợ quá hạn/vốn ngân
hàng phản ánh rõ nhất tình trạng an toàn cho vay của từng ngân hàng và toàn bộ hệ
thống ngân hàng Khủng hoảng cho vay hay khủng hoảng nợ xảy ra khi tỷ lệ nợquá hạn quá cao, các ngân hàng mất khả năng thanh toán, lâm vào tình trạng phá
sản Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ nợ quá hạn tối đa là 3-5% tổng dư nợ vốn vay.
Vượt quá giới hạn này, ngân hàng đứng trước nguy cơ khủng hoảng và phá sản Cónhiều cách lý giải khác nhau về nguyên nhân khủng hoảng nhưng theo IMF có 3nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khủng hoảng tài chính:Thứ nhất là sự nới lỏng quychế tài chính trong nước diễn ra trước khi thực hiện cải cách cơ chế quản lý vàgiám sát rủi ro Thứ hai, đổi mới tài chính tạo ra những công cụ mới và ít được biếtđến làm cho các nhà quản lý không thể nắm bắt kịp thời Thứ ba, tự do hoá tài
Trang 19chính đối ngoại, huỷ bỏ kiểm soát các luồng vốn trước khi lành mạnh hoá hệ thốngtài chính và chính sách kinh tế vĩ mô.
Để giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống mức tiêu chuẩn, làm lành mạnh hoá tìnhhình tài chính của ngân hàng người ta giảm nợ quá hạn thông qua cơ cấu lại nợ,giải quyết tài sản đảm bảo đối với những khoản nợ có tài khoản đảm bảo, dùng quỹdự phòng rủi ro bù đắp hoặc tăng cường cho vay Tuy nhiên, nếu nới lỏng tíndụng trong khi chưa cải thiện các điều kiện bảo đảm an toàn cho vay thi ngân hàngse rơi vào vòng luẩn quẩn và tỷ lệ nợ quá hạn lại tiếp tục gia tăng.
Vốn ngân hàng là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo an toàn tiền gửi Vốn
ngân hàng một mặt đóng vai trò như một đảm bảo về trách nhiệm của ngân hàngđối với các khoản tiền gửi.Mặt khác, vốn ngân hàng giúp nó không rơi vào tìnhtràng vỡ nợ do sự sụt giảm mạnh tạm thời của tài sản có Vốn ngân hàng còn là cơsở để tính hàng loạt những chỉ tiêu giới hạn an toàn cho vay như mức cho vay tốiđa đối với một khách hàng, mức góp vốn cổ phần của ngân hàng, giới hạn tối đacho vay cổ đông của ngân hàng Để đảm bảo chỉ tiêu này cần tăng vốn ngân hànghoặc giảm tài sản có đã hiệu chỉnh rủi ro tức là giảm tỷ trọng các khoản cho vay rủiro cao, tăng tỷ trọng các khoản cho vay an toàn.
Do các ngân hàng có xu hướng giảm tỷ lệ tài sản có có tính thanh khoản caodo loại tài sản này có tỷ lệ sinh lời thấp nhất, vì vậy phải bắt buộc ngân hàng duytrì một lượng tài sản có có tính thanh khoản cao nhất định đêt bảo đảm tỷ lệ trên.Mặt khác, muốn duy trì tỷ lệ này có thể giảm tài sản nợ phải phanh toán ngay bắngcách tăng trưởng các tài sản nợ trung và dài hạn, giảm tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạnvà các loại tài sản khác có tính thanh khoản cao tức là các loại tài sản có yêu cầucao về khả năng chuyển đổi thành tiền mặt Ngân hàng phải tối đa hoá lợi nhuậnthông qua hiệu quả hoá tài sản nợ chủ yếu thông qua thay đổi cơ cấu thời hạn tiềngửi dựa trên nguyên tắc chi phí tài sản nợ ngắn hạn luôn thấp hơn chi phí tài sản nợdài hạn Ngân hàng giảm chi phí bằng cách dùng tiền vay ngắn hạn để cho vaytrung và dài hạn và làm được việc này nếu ngân hàng duy trì được uy tín và niềmtin của người gửi tiền.
1.2.3 Đảm bảo vững mạnh trong hoạt động ngân hàng
Trang 20Vững mạnh của ngân hàng một mặt thể hiện ở quy mô vốn của ngân hàng và
từ đó quy định quy mô tài sản có và tài sản nợ của một ngân hàng hay một hệthống ngân hàng Quy mô của ngân hàng càng lớn thì uy tín càng cao và khả năngđổ vỡ càng được hạn chế do có tiềm lực tài chính để đối phó với các rủi ro, có điềukiện đa dạng hoá tín dụng để phân tán rủi ro, có thể thiết lập hệ thống thanh toánnội bộ rộng lớn để giảm các chi phí hoạt động và nhiều lợi thế khác do quy mô Xu
thế sát nhập các ngân hàng lớn trên thế giới đang chứng minh điều đó Quy mô
ngân hàng phụ thuộc vào quy mô của nền kinh tế và chiến lược phát triển hệ thống
ngân hàng của mỗi quốc gia Nhìn chung, ngân hàng ở các nước đang phát triển cóquy mô nhỏ, chủ yếu hoạt động trong nước, hoạt động quốc tế còn hạn chế
Nhiều nước đang phát triển chủ trương phát triển mạnh các ngân hàng nhỏvà vừa phù hợp với quy mô của nền kinh tế, với trình độ quản lý còn hạn chế đồngthời tránh những đổ vỡ quá lớn, tạo điều kiện cho các khách hàng tiếp cận dễ dànghơn Tuy nhiên, trước xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá, sự xâm nhập của các ngânhàng khổng lồ nước ngoài đang đe doạ khả năng cạnh tranh thậm chí khả năng tồntại của các ngân hàng nhỏ bé nội địa, chính phủ các nước thường quy định mứcvốn tối thiểu của ngân hàng đồng thời khuyến khích các ngân hàng tăng vốn vổphần thông qua phát hành cổ phiếu, sáp nhập và hợp nhất các ngân hàng với nhau.Vững mạnh của ngân hàng ngoài quy mô còn được thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận.
Lợi nhuận vừa phản ánh hiệu quả hoạt động ngân hàng vừa là nguông bù đắp
những tổn thất xảy ra trong hoạt động ngân hàng đồng thời là nguồn đóng góp choNSNN Để tăng lợi nhuận cần giảm chi phí và tăng chênh lệch lãi suất cho vay vàlãi suất tiền gửi.
Tóm lại, muốn đảm bảo an ninh tài chính của các ngân hàng cần theo dõi sát
sao các chỉ tiêu phản ánh mức độ an ninh tài chính của từng ngân hàng và toàn bộhệ thống ngân hàng, có những biên pháp ứng phó kịp thời đối với những thay đổiđe doạ làm mất an ninh tài chính nhằm giữ cho trạng thái tài chính của ngân hàng
Trang 21hay cả hệ thống ngân hàng luôn luôn ổn định, an toàn và vững mạnh, ngăn ngừa cóhiệu quả khủng hoảng tài chính-tiền tệ.
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá an ninh tài chính trong ngân hàng
thương mại
1.3.1 Chỉ tiêu về vốn kinh doanh
Vốn là điều kiện tiên quyết trong hoạt động kinh doanh của các doanhnghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường Đối với các tổ chức tài chính vốn là mộtyếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh và khả năng cạnh tranh trên thị trường trongnước, đồng thời để vươn ra các thị trường tài chính khu vực và quốc tế Vốn kinhdoanh của các tổ chức tín dụng nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêngbao gồm 2 nguồn chủ yếu
Vốn tự có (vốn chủ sở hữu hay vốn của bản thân TCTD) bao gồm các thành
phần: vốn điều lệ, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ quỹ dự trữ đặc biệt để dự phòngbù đắp rủi ro, lợi nhuận chưa chia, giá trị tăng thêm do đánh giá lại tài sản cố định,vốn Nhà nước cấp để cho vay dài hạn, các loại vốn, quỹ khác (nếu có) Vốn tự cócủa một TCT giữ vị trí rất quan trọng, là yếu tố đảm bảo an ninh tài chính tronghoạt động kinh doanh tiền tệ theo luật về ngân hàng thì phạm vi hoạt động và quymô kinh doanh cảu một TCTD hoàn toàn phụ thuộc vào vốn tự có Và nó được sửdụng vào những việc sau đây:
-Mua sắm tài sản cố định, nhà cửa, trang thiết bị-Bù đắp tổn thất khi không còn nguồn khác bù đắp
-Là căn cứ để giới hạn và đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ như: Đầu tư cổ phần hoặc liên doanh không quá 50% vốn tự có
Cho vay các đối tượng ưu đãi không quá 5% VTC Cho vay tối đa một khách hàng không quá 15% VTC Huy động vốn tiền gửi không quá 20 lần VTC
Kinh doanh ngoại hối không quá 30 lần VTC
Trang 22 Tổng số tiền bảo lãnh cho một khác hàng và tổng mức bảo lãnh của mộtTCTD không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có theo quy định của thôngđốc ngân hàng nhà nước
Tỷ lệ vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro theo quy định của Uỷ ban thanhtra ngân hàng quốc tế tối thiểu là 8%
Vốn huy động : đây là nguồn vốn chiếm phần lớn trong tổng số vốn kinh
doanh của một TCTD Tăng nguồn vốn này với một cơ cấu vốn theo thời hạn phùhợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng :
-Là cơ sở cho việc mở rộng, tăng doanh số cho vay, đầu tư và các hoạt động kinhdoanh khác Từ đó, mức lợi nhuận thu được và quy mô cảu TCTD ngày càng lớn,năng lực tài chính càng vững mạnh
-Khi có một cơ cấu vốn theo thới hạn phù hợp sẽ thoả mãn kịp thời nhu cầu vayvốn của khách hàng, khả năng thanh toán tăng lên, khi khách hàng rút tiền Đảmbảo cho TCTD duy trì hoạt động nình thường và ngày càng phát triển
Chính vì vậy, bên cạnh làm tăng vốn tự có, các TCTD cần tăng cường huy độngvốn từ các doanh nghiệp, các nhân, vay vốn của các ngân hàng khác, để có đủmức vốn kinh doanh của mình
Thoả ước Basle 1988 đòi hỏi ngân hàng phải thoả mãn hai điều kiện về vốn:-Vốn cổ phần tối thiểu bằng 4% tổng tài sản có đã được hiệu chỉnh theo rủi ro-Vốn ngân hàng( vốn cổ phản và các khoản dự trữ mất tiền cho vay và các công cụnợ khác) tối thiểu bằng 8% tổng tài sản có được hiệu chỉnh theo rủi ro.
Trong thực tế, các ngân hàng có xu hướng không muốn duy trì mức vốn ngân hàngcần thiết do: khoản tài sản đó không sinh lợi và ngân hàng không phải gánh chịutoàn bộ tổn thất khi nó vỡ nợ Chính vì vậy phải có các quy định bắt buộc ngânhàng phải duy trì mức vốn tối thiểu.
Vốn ngân hàng
Tỷ lệ vốn tối thiểu = - X 100% Tài sản có đã hiệu chỉnh rủi ro
Quy mô vốn tối thiểu = Quy định của Chính phủ
1.3.2 Chất lượng tài sản có
Trang 23Tài sản có và tài sản có sinh lời là những nội dung rất quan trọng trong hoạt
động của TCTD, quyết định sự thành bài của nó Mỗi TCTD đều phải luôn tạo ra tàisản Có có chất lượng và duy trì chất lượng của nó Điều này thể hiện trong chính sáchkinh doanh nói chung và chính sách tín dụng nói riêng của TCTD mạnh hay yếu.
Chất lượng tài sản Có là một chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về
tài chính, khả năng sinh lời, năng lực quản lý của một TCTD Hầu hết rủi ro trongkinh doanh tiền tệ đều tập trung ở tài sản Có Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất Tài sảnCó có chất lượng cao hay thấp được biểu hiện dưới các hình thức sau:
Các hình thức đảm bảo tín dụng và vốn tương quan giữa mức cho vay so vớigiá trị của tài sản đảm bảo Tuỳ theo từng loại tài sản mà mức cho vay so với giátrị tài sản đảm bảo có sự khác nhau Chẳng hạn đối với tài sản thế chấp là từ 60-80%, tài sản cầm cố tài ngân hàng có thể lên tới 100%
Nợ quá hạn và mức độ nợ quá hàn là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá hoạtđộng của một NHTM Nó phản ánh chất lượng tài sản có rất rõ nét Nó có ảnhhưởng đến kết quả kinh doanh của NHTM trong hiện tại và trong tương lai Nếuđặt chỉ tiêu này vào một trật tự thời gian thì sẽ thấy được khả năng ổn định kinhdoanh, môi trường quản lý của bản thân NHTM
Tài sản có bằng ngoại tệ được đánh giá theo tình thế ngoại hối Có tình thếtrường và tình thế đoản Tình thế ngoại hối của NHTM phải ở trạng thái sao chokhông gây nguy hiểm cho kinh doanh ngoại hối.
Mối tương quan về mặt cơ cấu giữa tài sản Có với tài sản Nợ cho chúng tanhững nhận định đầy đủ và chính xác hơn về chất lượng tài sản Có Nhìn vào kếtcấu của tài sản một NHTM và đối chiếu với những mức độ tối ưu của các bộ phậntài sản Có có thể thấy được mặt tích cực của hoạt động kinh doanh.
Quy mô tài sản có của ngân hàng = Tổng tài sản có ngân hàngGDP X 100%
1.3.3 Năng lực quản lý
Yếu tố con người, tổ chức và chính sách luôn luôn có tầm quan trọng đặcbiệt Tất cả quy tụ lại ở năng lực quản lý của Ban giám đốc điều hành và biều hiện
Trang 24chất lượng quản lý bằng hiệu quả trong kinh doanh Năng lực quản lý được thểhiện theo các nội dung sau:
- Năng lực đề ra sách lược trong kinh doanh, có sức cạnh tranh và đứng vữngtrong thị trường.
-Đưa ra được kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ ràng, có hiệu quả.-Vạch ra được các thủ tục quản lý nghiệp vụ, quy trình thực hiện nghiệp vụ vàbảo đảm sự tuân thủ các thủ tục và quy trình này trong giao dich kinh doanh.
-Tạo nên một cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rõ ràngtrách nhiệm và quyền hạn giữa các nhân viên và chuyên gia, cũng như giứa cáckhâu, các bộ phận của guồng máy.
-Có chính sách nhân sự khuyến khích tính tích cực của mọi thành viên trongcông việc
-Năng lực quản lý được đánh giá ngay từ khi thành lập NHTM Đây là mộttrong những tiêu chuẩn được quy thành điều kiện ra đời của một NHTM và đượcghi thành điều luật
Trong quá trình hoạt động của một NHTM, chất lượng quản lý được thể hiệnở các tiêu chuẩn :
Hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, biểu hiện ở mức độ và sự tăng trưởng
của kết quả kinh doanh NHTM giữ vững kết quả kinh doanh trong tình trạng cónhững biến động (những cú sốc) ảnh hưởng của thị trường Năng lực quản lý củaNHTM còn thể hiện ở khả năng hạn chế những tổn thất khi có những biến động bấtkhả kháng.
Sự tuân thủ pháp luật, các quy chế về hoạt động ngân hàng, tính lành mạnh
trong kinh doanh.
Độ tín nhiệm của ngân hàng trong môi trường hoạt đông Sự tín nhiệm của
khách hàng dân cư đối với ngân hàng trong việc gửi tiền, mở tài khoản, thực hiệngiao dịch
1.3.4 Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán là một chuẩn mực hoạt động quan trọng của một ngân
hàng thương mại Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của bất cứ một ngân hàng
Trang 25thương mại nào là phải đảm bảo khả năng thanh toán Điều này có thể được hiểu làNgân hàng thương mại duy trì các khoản dự trữ và tìm kiếm một cách nhanh nhấtcác nguồn vốn đáp ứng nhu cầu chi trả hoặc thực hiện các nghĩa vụ tài chính doluật định hoặc yêu cầu của khách hàng
Mức độ duy trì hoạt động và phát triển của một ngân hàng thương mại xéttheo khả năng thanh toán được đánh giá bằng 2 chỉ tiêu.
Thường xuyên duy trì một tỷ lệ hợp lý giữa tài sản Có động so với tổng số
tiền gửi Tỷ lệ này có thể sử dụng dưới dạng sự tương ứng giữa tài sản Có động và
tài sản Nợ động Chỉ số này có thể thay đổi và có thể khác nhau ở từng ngân hàngthương mại cụ thể ở mức từ 15% đến 30% được coi là hợp lý.
Tỷ lệ về khả năng thanh toán( khả năng chi trả) =
Tổng tài sản có có thể thnah toán ngayTổng tài sản nợ phải thanh toán ngay
Thường xuyên duy trì nguồn tiền mặt và nguồn tiền gửi không kỳ hạn hoặccó tài sản Có có thể chuyển ngay sang tiền trên thị trường ở mức đủ đáp ứng chonhu cầu chi trả trong 3 ngày làm việc tiếp theo.
Tỷ lệ vốn ngắn hạn tối đađược sử dụng để cho vaytrung và dài hạn
=
Tổng vốn ngắn hạn cho vay trung
và dài hạn X 100%Tổng vốn ngắn hạn
1.3.5 Khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời hay kết quả tài chính là kết quả cụ thể nhất trong kinh
doanh Nó là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh doanh và mức độ phát triểncủa một ngân hàng Mọi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường chỉ có thể tồn tại vàphát triển bằng kinh doanh có lãi.
Một ngân hàng để có lãi trong kinh doanh phải có những điều kiện sau:-Chi phí kinh doanh hợp lý, tiết kiệm
-Phải tạo được nguồn thu nhập chủ yếu trên cơ sở hoạt động kinh doanh chủ yếu làưu thế của ngân hàng
-Các hoạt động kinh doanh phải đem lại lợi nhuận
Trang 26-Phải tránh được những rủi ro lớn nhờ chính sách và biện pháp quản lý rủi ro hợp lý.-Bảo đảm được tài sản Có sinh lời ở mức trên 70% so với tổng tài sản Có.
Trên đây là 5 chỉ tiêu quan trọng, cốt lõi để đánh giá mức độ đảm bảo an
ninh tài chính của một tổ chức tín dụng trong đó có ngân hàng thương mại Các nộidung đó có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau Vì vậy các TCTD hay cácngân hàng thương mại muốn kinh doanh hiệu quả, đảm bảo được an ninh tài chínhphải có những giải pháp hợp lý, đồng thời cho cả 5 nội dung.
An ninh tài chính trong hoạt động của các TCTD-NH được đảm bảo, có vaitrò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội Bởi lẽ, hoạt động của cácTCTD, các trung gian tài chính là “mạch máu” cảu nền kinh tế quốc dân Hoạtđộng của các TCTD-NH mà yếu kém, an ninh tài chính không đảm bảo làm cho“mạch máu” bị tắc nghẽn, nền kinh tế lâm vào tình trạng khó khăn, khủng hoảng.Ngược lại an ninh tài chính luôn luôn được đảm bảo trong mọi điều kiện về kinhtế, chính trị, ở trong nước và trên thế giới là nhân tố tác động tích cực đến sựphát triển kinh tế-xã hội của đất nước Vai trò đó được thể hiện trên các mặt sau:-Góp phần quan trọng đảm bảo cho nền kinh tế-xã hội ổn định và phát triển vững chắc-Đảm bảo nền tiền tệ ổn định
-Đảm bảo cho sự phát triển bền vững của hệ thống các TCTD-NH-Nâng cao uy tín quốc gia trên trường quốc tế
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới an ninh tài chính của NHTM
Trong quá trình kinh doanh của mình, các TCTD nói chung và các ngân hàngthương mại nói riêng luôn chịu tác động của các nhân tố khác nhau, và đây cũngchính là những nhân tố ảnh hưởng tới an ninh của ngân hàng thương mại Các nhântố ảnh hưởng tới an ninh tài chính trong ngân hàng thương mại có thể chia thành 2nhóm: các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài.
1.4.1 Các nhân tố bên trong
Các nhân tố bên trong bao gồm: các nhân tố về kỹ thuật, nhân tố về năng lựcquản lý của người lãnh đạo, trình độ của nhân viên, nhân tố về chính sách huyđộng vốn, thẩm định dự án đầu tư,
Trang 27Các nhân tố về kỹ thuật – công nghệ của ngân hàng thương mại có ảnh
hưởng gián tiếp và nhất định tới an ninh tài chính trong ngân hàng thương mại.Nếu ngân hàng có trình độ kỹ thuật công nghệ cao, ứng dụng được các công nghệhiện đại trong dịch vụ ngân hàng thì sẽ có điều kiện nâng cao năng suất, chất lượngdịch vụ Từ đó sẽ nâng cao được khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thịtrường, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế như hiện nay, an ninh tàichính trong các ngân hàng thương mại sẽ được nâng cao.
Yếu tố con người, tổ chức, chính sách luôn luôn có tầm quan trọng đặc biệt.
Tất cả quy tụ lại ở năng lực quản lý của người lãnh đạo và biểu hiện chất lượngquản lý bằng hiệu quả trong kinh doanh Việc đánh giá vấn đề này được thực hiệntheo các nội dung sau: năng lực đề ra sách lược trong kinh doanh có sức cạnh tranhvà đứng vững trong thị trường, đặc biệt là chính sách đầu tư, chính sách huy độngvốn, chính sách về lãi suất, cấu trúc tài chính, đưa ra các kế hoạch triển khai cáccông việc hợp lý, rõ ràng, tạo nên một cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sựphân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn giữa các nhân viên, cán bộ cũng nhưgiữa các khâu, giữa các bộ phận của guồng máy Năng lực quản lý của người lãnhđạo có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh, dich vụ nói chung vàđối với việc bảo đảm an ninh tài chính nói riêng của các ngân hàng thương mại.Nếu năng lực quản lý của nhà lãnh đạo có tầm quan trọng đặc biệt đến với hoạtđộng kinh doanh dịch vụ nói chung và đối với đảm bảo an ninh tài chính nói riêng.Nếu năng lực của người lãnh đạo yếu, bộ máy tổ chức không hợp lý, các sách lượckinh doanh, chính sách tài chính sẽ không phù hợp với thức tế hoạt động dịch vụcủa ngân hàng Từ đó, ngân hàng kinh doanh không có hiệu quả, an ninh tài chínhtrong ngân hàng thương mại không được bảo đảm và ngược lại.
Đối với ngân hàng thương mại, nguồn vốn là điều kiện tiên quyết để ngân
hàng tồn tại và phát triển Vì vậy, chính sách huy động vốn của ngân hàng sẽ là
một trong những chính sách quan trọng nhất của ngân hàng, và có ảnh hưởng rấtlớn đến an ninh tài chính trong ngân hàng thương mại Khi ngân hàng huy độngđược một lượng vốn lớn, khả năng đầu tư và sinh lời của ngân hàng sẽ tăng, khi đóan ninh tài chính trong ngân hàng thương mại được bảo đảm tuy nhiên nếu ngân
Trang 28hàng thương mại không có một chính sách đầu tư phù hợp thì lợi nhuận không đủđể bù đắp chi phí đã bỏ ra để huy động, khi chi phí quá lớn và đồng thời các khoảnphải trả tăng, ngân hàng se có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán dẫnđến phá sản An ninh tài chính trong ngân hàng thương mại sẽ không được bảođảm Vì vậy, trong quá trình kinh doanh, dịch vụ các nhà quản lý ngân hàng cầncân nhắc thận trọng khi sử dụng chính sách huy động vốn của mình.
Trong một ngân hàng thương mại, chính sách huy động vốn luôn đi đối với
hoạt động thẩm định các dự án đầu tư.Nếu chính sách huy động vốn của ngân
hàng hoạt động hiệu quả sẽ dẫn đến tình trạng như đã được trình bày ở trên Nhưngnếu ngân hàng huy động được lượng vốn lớn nhưng hoạt động thẩm định dự ánkhông tốt có thể dẫn đến tình trạng đầu tư không đúng chỗ làm cho ngân hàng gặprủi ro cao dẫn đến an ninh tài chính không được đảm bảo, cũng có thể ngân hànggặp phải tình trạng vốn thì nhiều nhưng dự án đầu tư lại không có, gây nên tìnhtrạng ứ đọng vốn, ngân hàng hoạt động không hiệu quả, an ninh tài chính cũng sẽbị đe doạ.
1.4.2 Các nhân tố bên ngoài
Các nhân tố bên ngoài tác động tới an ninh tài chính của ngân hàng thươngmại bao gồm: trạng thái phát triển của nền kinh tế, sự biến động của thị trường,chính sách pháp luật của Nhà nước, tâm lý của người gửi tiền
Trạng thái của nền kinh tế có một nhân tố quan trọng tác động tới an ninh tài
chính trong các ngân hàng thương mại Khi nền kinh tế phát triển ổn định, có tăngtrưởng bền vững, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại nói chungvà tình hình tài chính của các ngân hàng thương mại nói riêng sẽ có điều kiệnthuận lợi để phát triển Ngược lại, nền kinh tế suy thoái, lạm phát cao, giá trị củađồng nội tệ suy giảm sẽ ảnh hưởng tiêu cực tâm lý của người gửi tiền và anhhưởng tới hoạt động tài chính của ngân hàng thương mại Trong điều kiện đó, anninh tài chính của các ngân hàng khó được đảm bảo
Hoạt động của ngân hàng gắn liền với nhiều thị trường như thị trường đầu tư
bất động sản, đẩu tư chứng khoán, thị trường tài chính, thị trường liên ngân hàng Trong điều kiện hiện nay, các thị trường này luôn có sự biến động Những biến
Trang 29động đó có thể bao gồm biến động về tỷ giá, đối thủ, sự thay đổi của chính sách từngân hàng nhà nước Những biến động này sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tớikết quả hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của ngân hàng, từ đó tác động tớitình tình an ninh tài chính của ngân hàng Chẳng hạn như sự thay đổi chính sách lãisuất của ngân hàng nhà nước sẽ làm cho chính sách huy động tiền gửi của ngânhàng bị ảnh hưởng dẫn đến nguồn vốn của ngân hàng bị ảnh hưởng, khả năng tàichính của ngân hàng cũng sẽ bị thay đổi theo, vấn đề đảm bảo an ninh tài chínhcủa ngân hàng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Chính sách, pháp luật của nhà nước là một trong những nhân tố quan trọng
tác động mạnh mẽ tới an ninh tài chính trong ngân hàng thương mại Bởi vì, nhànước quản lý xã hội bằng pháp luật, các chính sách nhà nước trong đó có chínhsách tài chính như chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá, chínhsách lãi suất, sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến ngân hàng thương mại Sự ổn định, rõràng, cụ thể của các chính sách này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thu hútvốn cũng như hoạt động đầu tư và ảnh hưởng tích cực tới an ninh tài chính trongcác ngân hàng thương mại Ngược lại, sự thay đổi thường xuyên của các chínhsách của Nhà nước sẽ tạo ra nhiều rủi ro cho ngân hàng, do đó vấn đề đảm bảo anninh tài chính sẽ gặp khó khăn Chẳng hạn như hiện nay Việt Nam đã chinh thức ranhập tổ chức thương mại thế giới(WTO) và tới năm 2010, các ngân hàng 100%vốnnước ngoài sẽ được đặt trụ sở và mở rộng hoạt động tại Việt Nam, các ngân hàngthương mại trong nước sẽ không còn được sự bảo hộ của ngân hàng nhà nước nhưtrước nữa, các chính sách mà nhà nước đưa ra sẽ phải đảm bảo công bằng cho cảcác ngân hàng nội địa và ngân hàng nước ngoài, an ninh tài chính của các ngânhàng thương mại chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới an ninh tài chính trong ngân hàng
thương mại là tâm lý của người gửi tiền Các ngân hàng thương mại muốn hoạt
động hiệu quả thì trước tiên phải nắm được tâm lý của người gửi tiền, từ đó đưa ranhững chính sách phù hợp đánh vào tâm lý của người gửi tiền, thu hút được lượngvốn lớn hơn, tránh tình trạng bị rút tiền ồ ạt, an ninh tài chính mới được đảm bảo.
Ngoài các yếu tố cơ bản trên, các nhân tố khác của môi trường bên ngoài nhưthể chế chính trị, môi trường văn hoá xá hội, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật,cũng như những vấn đề của tội phạm công nghệ cao trong việc lợi dụng kẽ hở của
Trang 30ngân hàng cũng có những ảnh hưởng nhất định tới an ninh tài chính trong ngânhàng thương mại.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG AN NINH TÀI CHÍNH TẠISỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
2.1 Khái quát về Sở giao dịch I ngân hàng Nông Nghiệp và pháttriển nông thôn Việt Nam
Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam được thành lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Sở kinh doanh hối đoái NHNo&PTNT Việt Nam theo Quyết định số 235/QĐ/HĐQT- 02 ngày 16/05/1999 của Chủ tịch HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam
Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt: Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam
Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp Tên tiếng Anh: Banking Operations Center Of Vietnam Bank For
Agriculture and rural development
Sở giao dịch có chức năng sau:
- Làm đầu mối thực hiện một số nhiệm vụ theo uỷ quyền của NHNo&PTNT Việt Nam và theo lệnh của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam.
- Trực tiếp kinh doanh đa năng trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Sở giao dịch có nhiệm vụ:
1/ Đầu mối quản lý ngoại tệ mặt của NHNo&PTNT Việt Nam
2/ Đầu mối các dự án đồng tài trợ và các dự án uỷ thác đầu tư của NHNo&PTNT Việt Nam khi được Tổng giám đốc giao bằng văn bản
3/ Tiếp nhận các nguồn vốn uỷ thác đầu tư của Chính phủ, các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước và tham gia các dự án đồng tài trợ
4/ Theo dõi, hạch toán kế toán các khoản vốn uỷ thác đầu tư của NHNo&PTNT Việt Nam
5/ Huy động vốn:
a) Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước
Trang 31ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ
b) Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
c) Được vay vốn các tổ chức tài chính tín dụng trong nước khi Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam cho phép
d) Vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam 6/ Cho vay:
a) Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đời sống cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
b) Cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
7/ Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ gồm:a) Cung ứng các phương tiện thanh toán
b) Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàngc) Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ
d) Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng
đ) Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nướcvà của NHNo&PTNT Việt Nam
8/ Kinh doanh ngoại hối:
Huy động và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và NHNo&PTNT Việt Nam
9/ Kinh doanh các dịch vụ Ngân hàng:
Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng theo luật các TCTD, bao gồm: thu, chi tiền mặt; mua bán vàng bạc; máy rút tiền tự động; dịch vụ thẻ, két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu các loại giấy tờ có giá, thẻ thanh toán; nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các dịchvụ Ngân hàng khác được Nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam cho phép
10/ Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam
11/ Đầu tư dưới các hình thức như: Hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần và cáchình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác khi được
NHNo&PTNT Việt Nam cho phép
12/ Trực tiếp thử nghiệm các dịch vụ sản phẩm mới trong hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam
13/ Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam
Trang 3214/ Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam
15/ Phối hợp với Trung tâm đào tạo và các Ban chuyên môn nghiệp vụ tại trụsở chính NHNo&PTNT Việt Nam và các tổ chức khác có liên quan trong việc đào tạo, tập huấn nghiệp vụ chuyên đề cho cán bộ thuộc Sở giao dịch
NHNo&PTNT Việt Nam
16/ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam giao
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở giao dich1 Giám đốc và các phó giám đốc
2 Các phòng chuyên môn nghiệp vụ gồm:
a Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tếb Phòng tín dụng
c Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợpd Phòng kế toán ngân quỹ
e Phòng thẩm định
f Phòng hành chính nhân sưg Tổ kiểm tra, kiểm toán nội bộ.3 Phòng giao dich
Giám đốc Sở giao dịch căn cứ mức độ công việc của từng thời kỳ để bố trí cácphòng nghiệp vụ có tính chất tương đồng cho phù hợp với yêu cầu điều hành vàhoạt động của Sở giao dịch Trường hợp cần thành lập thêm Phòng hoặc bộ phậnnghiệp vụ khác phải được chấp thuận bằng văn bản của Tổng giám đốc và Chủ tichHội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam.
Phòng Kế toán ngân quỹ có con dấu riêng dùng trong hoạt động nghiệp vụ theoquy định của Ngân hàng Nhà nước.
Trang 33Phòng giao dịch được tổ chức và hoạt động theo quyết định số TCCB ngày 22/11/2001 về quy chế tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch vàquyết định số 597/QĐ/NHNo-TCCB ngày 28/6/2002 về việc giao nhiệm vụ chophòng giao dịch trực thuộc Sở giao dịch, chi nhanh NHNo&PTNT Việt Nam.
493/QĐ/HĐQT-Mối quan hệ
-Mối quan hệ với ngân hàng nhà nước
1 Mở tài khoản tiền gửi và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán liên Ngân hàngvề nội tệ và ngoại tệ tại Ngân hàng Nhà Nước.
2 Chịu sự kiểm tra, thanh tra giám sát của Ngân hàng nhà nước trong hoạtđộng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng theo quy định của Ngânhàng Nhà nước
-Mối quan hệ với NHNo&PTNT Việt Nam
1 Chấp hành và thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định và hướng dẫn củaHội đồng quản trị, Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam.
2 Thực hiện kế hoạch , định hướng phát triển kinh doanh của NHNo&PTNTViệt Nam.
3 Chấp hành các quy định về tổ chức, cán bộ, tài chính và chế độ kế toánthống kê và các quy định khác.
4 Chịu sự kiểm tra, kiểm toán của NHNo& PTNT Việt Nam trong việc chấphành chủ trương, chính sách của nhà nước, các quy chế hoạt động và chế độnghiệp vụ của ngành
5 Có nghĩa vụ trích nộp và sử dụng các quỹ tập trung theo quy chế tài chínhcủa NHNo&PTNT Việt Nam.
6 Được Ngân hàng Nông nghiệp ủy quyền thực hiện một số lĩnh vực và giao dịch,hợp đồng với khách hàng trong và ngoài nước nhân danh NHNo&PTNT Việt Nam.
-Đối với khách hàng
1 Quan hệ với khách hàng theo nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi chịu tráchnhiệm về dân sự đối với tài sản, tiền vốn của khách hàng và cam kết củaNHNo&PTNT Việt Nam
Trang 342 Được khách hàng cung cấp thông tin, hồ sơ tài liệu về tình hình sản xuấtkinh doanh và tài chính có liên quan đến nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng đểthiết lập hoặc từ chối các quan hệ bạn hàng.
3 Thực hiện đầy đủ những cam kết với khách hàng
4 Giữ bí mật số liệu, tình hình hoạt động của khách hàng có mở tài khoản tạingân hàng, trừ trường hợp có lệnh hoặc giấy giới thiệu của cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền ghi rõ nội dung yêu cầu cung cấp tài liệu theo luật định.
5 Các tranh chấp giữa Sở giao dịch với khách hàng ( kể cả trong nước và nướcngoài ) trước hết phải được giải quyết bằng thương lượng hòa giải Trường hợpkhông giải quyết được bằng thương lượng hòa giải thì đưa ra cơ quan xét xử củaViệt Nam hoặc cơ quan tài phán quốc tế xử lý theo các điều khoản đã được camkết phù hợp với quy định của Pháp luật.
-Mối quan hệ giữa các đơn vị thuộc NHNo&PTNT Việt Nam theo nguyên tắc:1 Tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi
2 Hợp tác, thúc đẩy và hỗ trợ lẫn nhau trong việc áp dụng tiến bộ khoa học, kỹthuật nghiệp vụ.
Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I
Tổng thu năm 2007 Sở giao dịch đạt 859.5 tỷ đồng, tăng 34.16% so với năm2006 Trong đó thu lãi tín dụng đạt 301.49 tỷ đồng chiếm 35% tổng thu, thu từhoạt động dịch vụ đạt 20 tỷ chiếm 2.3% tổng doanh thu.
Tổng chi năm 2007 đạt 576.18 tỷ đồng, tăng 84.41 tỷ đồng (tăng 17.16%) so vớinăm 2006 Trong đó chi phí huy động vốn đạt 431 tỷ đồng chiếm 74.8% tổng chi.
Chênh lệch thu chi 2007 đạt 283.3 tỷ đồng tăng 135.91 tỷ đồng( tăng 93.64%)so với năm 2006, so kế hoạch tăng 154.98 tỷ (tăng 126%)
Quỷ tiền lương xác lập năm 2007 là 41 tỷ đồng tăng 26.64 tỷ đồng ( tăng185%)so với năm 2006
Hệ số tiền lương làm ra 6.31 hệ số
Chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra đạt 0.38%/tháng tăng 46% so với năm 2006.Do trong năm Sở giao dịch có sự thay đổi cơ bản về cơ cấu nguồn vốn, tăng tỷtrọng nguồn vốn rẻ, đẩy mạnh khai thác vốn tự có từ TCKT để giảm chi phí đầu
Trang 35vào, nâng cao hiệu quả công tác Marketting, mở rộng đầu tư tín dụng đối với cácthành phần kinh tế trong đó ưu tiên các DN vừa và nhỏ, cá nhân và các DNNQD,tăng cơ cấu nợ ngắn hạn, lựa chọn các dự án đầu tư thực sự có hiệu quả về vốn vàchi phí, phân thích lựa chọn các DNNN làm ăn có hiệu quả để đầu tư tín dụng, tậptrung thu hồi các khoản nợ xử lý rủi ro.
2.1 Thực trạng đảm bảo an ninh tài chính tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
2.2.1.1Ổn định hoạt động huy động vốn
Tiền gửi ngân hàng luôn chiếm vai trò chủ yếu trong tổng vốn huy động,NHNo&PTNT là tuy là một trong những ngân hàng quốc doanh, nhận được vốn từnhà nước nhưng cũng rất chú trọng đến việc huy động tiền gửi với tỷ lệ tiền gửitrong tổng vốn huy động tăng liên tục qua các năm Năm 2005 là 28%, năm 2006là 30% Tuy nhiên đến năm 2007, do sự biến động bất ổn về lãi suất nên tỷ lệ nàygiảm xuống còn 26%.
Về cơ cấu tiền gửi ngân hàng, nếu ta phân loại theo cơ cấu nguồn vốn huy độngthì tiền vay từ các tổ chức kinh tế và từ dân cư chủ yếu là từ các doanh nghiệp, tổchức kinh tế, nguồn huy động của ngân hàng chủ yếu là từ các doanh nghiệp nhànước, trong khi đó lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư _ nguồn vốn với tiềm năng caothì lại chưa được huy động triệt để do tập quán tiêu dùng của người dân và sựkhông tin tưởng vào hệ thống ngân hàng, lượng tiền gửi ngắn hạn và không kỳ hạnlàm khả năng cung ứng vốn trung và dài hạn bị hạn chế, là nhân tố tiềm ẩn đe doạsự ổn định và an toàn của hoạt động ngân hàng Trong thời gian gần đây, nguồnvốn huy động từ trong dân cư lại tăng nhanh do dân chúng bắt đầu có lòng tin vàocác ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại quốc doanh Sở giao dịch I cótrụ sở chính đặt tại hôi sở chính của của ngân hàng là một lợi thế trong việc huyđộng do có được lòng tin của người gửi tiền Tuy nhiên, trong mấy tháng gầnđây,tỷ lệ tiền gửi từ dân cư biến động bất thường do sự trồi sụt liên tục của lãi suất
Trang 36huy động của các ngân hàng Dẫn đến tình trạng huy động vốn của Sở giao dịch cóbiến động do tâm lý của người gửi tiền Lượng tiền huy động được giảm mạnhtrong những tháng đầu của năm 2008 do sự rút tiền ồ ạt của dân cư
Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng tiền gửi tại Sở giao dịch ( theo nguồn huy động)
Đơn vị : tỷ đồng
Nguồn: báo cáo kết quả họat động kinh doanh của Sở giao dịch năm 2005,2006,2007
Nếu ta phân loại theo loại tiền gửi thì trong những năm trước đây, tốc độtăng huy động tiền gửi ngoại tệ có xu hướng tăng lên do chênh lêch lãi suất và sựổn định trước những biến động về tỷ giá Tuy nhiên trong những năm gần đây, dosự ổn định của đổng tiền Việt Nam cũng như chính sách lãi suất hợp lý, tỷ trọngtiền gửi VNĐ đã tăng lên trong khi tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ giảm xuống.
Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng tiền gửi tại Sở giao dịch ( phân theo loại tiền)
Đơn vị: Tỷ đồng
Trang 37Tỷ trọng tiền gửi tại Sở giao dịch(phân theo loại tiền)
Vốn nội tệVốn ngoại tệ
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doang năm 2005,2006,2007
Ổn định trong hoạt động cho vay
Cho vay là một trong những nghiệp vụ chính của Sở giao dịch, là một trongnhưng hoạt động mang lại nguồn lợi nhuận cho ngân hàng, tuy nhiên tốc độ tăngcho vay thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng tiền gửi cho thấy một lượng vốn lớn cònđang bị ứ đọng tại các ngân hàng không cho vay được trong khi các ngân hàng vẫnphải chịu những chi phí về huy động vốn Điều này về lâu dài không có lợi cho anninh tài chính của ngân hàng thương mại
BOX 2.1 Thực trạng dư nợ của một số NHTMQD Việt Nam
Hiện nay NHNN&PTNT Việt Nam có tổng dư nợ lớn nhất ngành ngânhàng, đạt 136.000 tỷ đồng, tăng trên 12% so với đầu năm Ngân hàng Ngoạithương Việt Nam (VCB) tính đến hết tháng 6 đạt tổng dư nợ 42.000 tỷ đồng, tăng14,5% và giữ tốc độ tăng cao nhất trong khối NHTM Nhà nước
Theo Phó Tổng giám đốc Nguyễn Trung Hiếu, hết 31/5/2004, tổng tài sản củaNgân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã đạt gần 94.000 tỷ đồng, dưnợ tín dụng đạt hơn 61,6 nghìn tỷ, tăng 9,2% so năm trước Nhà băng này cũngvừa nâng Quỹ dự phòng rủi ro thêm 110 tỷ đồng, thành 2.504 tỷ đồng Tỷ trọngcho vay ngoài quốc doanh chiếm 31% tổng dư nợ Hiện BIDV đứng đầu khối ngânhàng về xử lý nợ tồn đọng (đã xử lý được 80% loại nợ này) Năm nay, BIDV kỳ