Bảng 2.3 Dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính tại Sở giao dịch I ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 40 - 43)

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng doanh số cho vay 1.596 3.060 4.960 - Dư nợ cho vay doanh

nghiệp nhà nước

- Dư nợ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh - Dư nợ cho vay doanh hộ gia đình, cá nhân 1.014,5 448,5 133 1.446 1.392 222 1.457 2.204 1.300

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng các năm 2005, 2006, 2007)

Biểu đồ 2.5Dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồ n: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng các năm 2005, 2006, 2007)

Tốc độ tăng đầu tư, trong đó có phần đóng góp của tín dụng ngân hàng biến động bất thường qua các năm cho thấy mức độ ổn định chưa hoàn toàn được đảm bảo.

2.2.2 An toàn hoạt động ngân hàng

2.2.2.1 An toàn đối với vốn

Đặc điểm nổi bật là các ngân hàng thương mại Việt Nam cả quốc doanh và ngoài quốc doanh đều có số vốn nhỏ, khó đáp ứng đủ các yêu cầu, chuẩn mức quốc tế. Vốn tự có của các NHTMQD rất nhỏ bé cả về số tuyệt đối (5600 tỷ đồng) và tỷ trọng trên tổng tài sản có, tỷ lệ vốn tự có trên tài sản có: 1998 là 3,07%, 1999 là 3,12%, năm 2000 là 2,8%. Như vậy mức vốn tự có của các NHTMQD là hết sức nhỏ bé so với chuẩn mực quốc tế tối thiểu là 8%.

Tình hình nợ quá hạn gia tăng đã đe doạ nghiêm trọng tới an ninh tài chính trong hoạt động ngân hàng. Nếu tính về lượng thì nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại quốc doanh chiếm tới 70% tổng số nợ quá hạn của toàn ngành ngân hàng. Tỷ lệ này của Sở giao dịch hiện tại đang là 20.3tỷ đồng ( số liệu năm 2007) trong khi năm 2006 chỉ dừng lại ở mức 6.06 tỷ đồng. như vậy là trong thời gian gần đây, tình hình nợ quá hạn của Sở giao dịch đã tăng nhanh, gây ra nguy cơ mất an toàn trong hoạt động của ngân hàng.

Biểu đồ 2.6: tỷ trọng nơ quá hạn của Sở giao dịch năm 2007

Đơn vị: tỷ đồng

Tỷ trọng nợ quá hạn của Sở giao dịch năm 2007

84% 1% 15%

Nợ quá hạn DNNN Nợ quá hạn DN NQD Nợ quá hạn cá nhân

Trong tổng số nợ quá hạn của Sở giao dịch thì nợ quá hạn của các DNNN là cao nhất, chiếm tỷ lệ 84%. Đứng tiếp theo là cá nhân với tỷ lệ 15%, và đứng cuối là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chiếm tỷ lệ 1% tổng nợ quá hạn.

Trong tổng số nợ quá hạn thì nợ qúa hạn của những khoản vay không có tài sản đảm bảo nhưng con nợ vẫn đang hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất và nợ không có tài sản đảm bảo và con nợ cũng không còn chiếm tỷ trọng nhở nhất, như vậy là trước mắt chỉ có thể giải quyết được chưa tới 1/3 tổng số nợ quá hạn là những khoản nợ có tài sản đảm bảo, khoảng 3/5 tổng nợ quá hạn phải giải quyết trong một vài năm vì không có tài sản đảm bảo và gần 10% tổng nợ quá hạn không còn cơ hội để thu hồi.

Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của Sở giao dịch năm 2005, 2006, 2007

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng các năm 2005, 2006, 2007)

2.2.2.2 An toàn trong hoạt động của ngân hàng

Diễn biến tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, nhất là, phát sinh một số loại tội phạm mới. Tội phạm về tàng trữ, vận chuyển và lưu hành tiền giả có xu hướng tăng hơn với tính chất nguy hiểm, liều lĩnh hơn, đòi hỏi sự cảnh giác cao độ của ngành ngân hàng và các cơ quan liên quan. Gần đây, xuất hiện nhiều bọn tội phạm liên quan công nghệ cao

như truy cập vào mạng của ngân hàng để biển thủ tiền trên tài khoản, làm thẻ giả để rút tiền, tội phạm rửa tiền qua hệ thống thanh toán, chuyển tiền...

2.2.3 Đảm bảo vững mạnh trong hoạt động ngân hàng

Quy mô tiền gửi cho vay nền kinh tế tăng liên tục. Tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm trong khi tỷ trọng cho vay khu vực ngoài quốc doanh có xu hướng tăng lên, chứng tỏ Sở giao dịch đã chú trọng hơn đến mở rộng các đối tượng sản xuất kinh doanh ngoài khu vực nhà nước. cùng với sự phát triển của khu vực tư nhân, quy mô tín dụng cho vay có triển vọng tăng khả quan. Tuy nhiên trong thời gian gần đây. Sở giao dịch cũng như một số các chi nhánh khác của ngân hàng Nông nghiệp đồng loạt hạn chế cho vay. Xu hướng giảm dần của tốc độ tăng trưởng dư nợ của ngân hàng được giải thích là nằm trong định hướng tăng cường kiểm soát rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng và cũng là để đảm bảo tổng dư nợ luôn được giữ ở mức độ an toàn.

Về dự trữ bắt buộc, theo quy định của NHNN, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với NHNo&PTNT như sau:

- Đối với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng: VNĐ là 4%, ngoại tệ là 8%.

- Đối với tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng: áp dụng cho cả VNĐ và ngoại tệ là 2%.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc này không thay đổi trong giai đoạn 2005 - 2007. Đối với Sở giao dịch, lượng tiền dự trữ bắt buộc cụ thể như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.4: Tình hình dự trữ bắt buộc

Một phần của tài liệu Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính tại Sở giao dịch I ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 40 - 43)