1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật dựng chân dung nhà văn của vũ bằng trong bốn mươi năm nói láo

67 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 652,96 KB

Nội dung

Trong cuốn hồi ký Bốn mươi năm nói láo của ông, bằng sự quan sát tinh tế, sự thông hiểu đặc biệt, Vũ Bằng đã ghi lại rất thành công một thời kỳ lịch sử đáng nhớ của văn học và báo chí V

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Trang 2

trong tùy bút Miếng ngon Hà Nội là sự day dứt hoài niệm xót xa của tác

giả khi nhớ về quê hương, về cội nguồn, về phương trời cách trở Hay

trong Thương nhớ mười hai, người đọc thấm thía hơn những nỗi niềm hoài vọng, những hình ảnh của dĩ vãng cứ hiện về, se thắt, đứt ruột, nhớ

vẩn vơ, buồn nhè nhẹ

Đọc những trang đời ấy của Vũ Bằng ta như bâng khuâng, bảng

lảng, xao xuyến lạ kỳ Thế nhưng đó không phải là tất cả bởi Vũ Bằng còn đưa đến cho chúng ta sự cảm phục đến khó tin Trong cuốn hồi ký

Bốn mươi năm nói láo của ông, bằng sự quan sát tinh tế, sự thông hiểu

đặc biệt, Vũ Bằng đã ghi lại rất thành công một thời kỳ lịch sử đáng nhớ của văn học và báo chí Việt Nam qua việc dựng lên rất nhiều chân dung

văn nghệ sĩ mà bây giờ đã trở thành người muôn năm cũ

Trang 3

Cuốn hồi ký có sức hấp dẫn, lôi cuốn không ngờ bởi nó không chỉ

là cuốn tự truyện độc đáo của người thư ký trung thành Vũ Bằng mà đó

còn là nét đặc sắc, tỉ mỉ trong nghệ thuật xây dựng chân dung các nhà văn Và bởi tất cả những điều trên, chúng tôi đã mạnh dạn tìm hiểu đề tài

Nghệ thuật dựng chân dung nhà văn của Vũ Bằng trong Bốn mươi năm

nói láo để có cái nhìn mới mẻ và toàn diện hơn về cuộc đời, tài năng, tư

tưởng cũng như những đóng góp trên văn đàn của nhà văn trong những tháng năm ông cầm bút

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu ở đề tài này là những nét đặc sắc trong nghệ

thuật dựng chân dung nhà văn của Vũ Bằng qua hồi ký Bốn mươi năm

nói láo

Trong khuôn khổ của đề tài, văn bản mà chúng tôi sử dụng để

nghiên cứu là tác phẩm Bốn mươi năm nói láo của nhà văn Vũ Bằng do

nhà xuất bản Văn hóa thông tin tái bản năm 2001

3 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu và khai thác đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau đây:

- Phương pháp nghiên cứu tác giả – tác phẩm

- Phương pháp phân tích tổng hợp

- Phương pháp so sánh đối chiếu

4 Lịch sử vấn đề

Văn chương cũng như con người Vũ Bằng là một sự rất đặc biệt

Vì thế cho nên việc nghiên cứu và khám phá về ông không phải là việc dễ dàng Gần đây có khá nhiều công trình nghiên cứu tìm tòi ở các góc độ về cuộc đời cũng như sự nghiệp văn chương Vũ Bằng Sự nghiệp sáng tác của ông trải rộng, mang những giá trị quan trọng trong nền báo chí lẫn văn học nghệ thuật nước nhà Không một ai dám phủ nhận công lao đó thế nhưng bởi do những phức tạp khách quan trong thời chiến, mang nỗi

Trang 4

oan trong cuộc đời mình mà các tác phẩm của Vũ Bằng bị cấm một thời gian dài Từ đó việc nghiên cứu về ông chưa được đề cập một cách đúng mực, đúng vai trò Chỉ khi sau này, khi Vũ Bằng được công nhân danh phận, được gột bỏ mối oan “theo giặc” thì độc giả cũng như giới nghiên cứu mới chú ý đến ông nhiều hơn trước đó

Nhà văn Triệu Xuân là một trong những người say mê tài năng văn chương Vũ Bằng Năm 1992, khi mà danh phận Vũ Bằng còn trong u tối, Triệu Xuân đã hợp tác với Nhà xuất bản Văn hóa thông tin xuất bản tác

phẩm Bốn mươi năm nói láo của Vũ Bằng Sách phát hành được vài

ngày, đang bán chạy như tôm tươi thì có lệnh cấm và từ đó bị giam trong kho vài năm rồi tiêu hủy

Quý I năm 2006, Nhà xuất bản Văn học cho ra mắt bộ sách Vũ

Bằng Toàn tập gồm 4 tập Đây là công trình tiếp theo của bộ Tuyển tập

Vũ Bằng đã được Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2000, do nhà văn

Triệu Xuân sưu tầm, tuyển chọn, biên soạn và giới thiệu Việc xuất bản

Tuyển tập Vũ Bằng những năm trước đã góp phần giúp các cơ quan chức

năng của Nhà nước nhanh chóng làm sáng rõ việc nhà văn Vũ Bằng đi Nam năm 1954 không phải là “di cư theo giặc”, mà ông là một mắt xích trong mạng lưới tình báo của cách mạng, từ đó công nhận danh phận Vũ Bằng, truy tặng Huân chương kháng chiến cho cố nhà văn Vũ Bằng

Trong bài giới thiệu của Triệu Xuân cho Vũ Bằng Toàn tập ông viết: “Là

một nhà văn lớn, cũng như nhiều nhà văn lớn của Việt Nam, Vũ Bằng rất

xứng đáng để được xuất bản Toàn tập Còn rất nhiều sáng tác của Vũ

Bằng thuộc nhiều thể loại như truyện ngắn, truyện vừa, ký sự, phóng sự, tiểu luận, phê bình văn học, sân khấu, điện ảnh, nhiều tác phẩm nổi tiếng thế giới do Vũ Bằng dịch… in rải rác trên các báo từ những năm Ba mươi cho đến cuối những năm Bảy mươi thế kỷ XX” [26, tr.20]

Vì những điều trên khiến chúng ta thiết nghĩ việc xuất bản Vũ Bằng

Toàn tập cho thấy: Những gì là thực sự tài năng, tâm huyết cho dân cho

Trang 5

nước, cho nền văn hóa dân tộc luôn luôn được trân trọng, dù có bị dập vùi

cũng không bao giờ bị quên lãng, bị phai mờ trong lòng bạn đọc! Đọc Vũ

Bằng, bị cuốn hút bởi văn chương của ông đã đành, người đọc càng say

mê hơn khi cảm nhận được cái tâm của ông vô cùng sáng, đẹp Văn Vũ

Bằng nhiều khi khiến ta cười vang trời, bể bụng, cười đến đã đời, cũng như đớn đau phát khóc đến tan nát tâm can… Những dòng chữ như là sự

ngẫm lại trước cuộc đời, có cái vui, có cái buồn, có cái đẹp và cũng có cái xấu xa, tất cả hòa trộn khó tách rời Văn ông đầy đủ những cung bậc như

thế đó Nó ghi tạc vào lòng ta tình yêu quê hương đất nước, yêu những gì

bình dị, chân chất; cho dù có tha hương, phiêu du đến tận chân trời góc biển xa lắc nào nhưng suốt đời không thể nào quên Không thể quên một

bát phở nghi ngút khói, một đĩa bánh cuốn Thanh Trì ăn với đậu rán sốt

và các thứ như một chai mắm, một chén ớt khô, một gói cốm Vòng màu xanh não nùng hay một mẹt bún chả thơm ngào ngạt

Nhắc đến Vũ Bằng là nhắc đến ba bộ ký nổi bật của ông: Bốn mươi

năm nói láo, Miếng ngon Hà Nội và Thương nhớ mười hai Trong đó hồi

ký Bốn mươi năm nói láo đã thể hiện tất cả những giải bày, tâm sự của

ông một cách sáng tạo độc đáo Người đọc ấn tượng với tác phẩm ngay từ tên tiêu đề với nhiều ẩn chứa nghệ thuật bên trong cũng như cách sử dụng ngôn ngữ vừa bình dị mang lại hiệu quả nghệ thuật cao phù hợp với chất giọng có phần chua xót, mà có chút gì tự trào ngông với đời nhưng cũng đầy suy tư và chiêm nghiệm

Cuốn sách Mười bốn gương mặt nhà văn đồng nghiệp của Nhà

xuất bản Hội nhà văn in xong năm 2004 Trong lời giới thiệu của nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn: “Vũ Bằng vốn đã được nhiều người biết

tiếng với tập Bốn mươi năm nói láo Tập chân dung văn học bạn đang

cầm trên tay là một sự bổ sung cần thiết cho cuốn hối ký đó Nếu cuốn trước nghiêng hẳn về đời làm báo của Vũ Bằng thì cuốn này cho thấy một phần hoạt động văn học sôi nổi của ông Trước sau chúng ta cũng gặp

Trang 6

một Vũ Bằng linh hoạt, hấp dẫn và đầy sức sống” [18, tr.9] Có thể nói

rằng khi đọc xong cuốn sách này ta đã phần nào hiểu được những ký ức sinh động về các đồng nghiệp nảy sinh từ những gắn bó sâu sắc của một thời viết văn làm báo sôi nổi Tuy chỉ viết về mười bốn gương mặt nhưng

có thể nói Vũ Bằng đã tái hiện được một phần bức tranh đời sống văn nghệ tiền chiến

Không dừng lại ở đời sống con người, trong văn chương Vũ Bằng nét đẹp lý tưởng của các trang ký ẩm thực hay tâm sự u uẩn lạc loài, xa quê cũng đầy day dứt Đó là cảm xúc khi sống ở một không gian xa lạ thiếu hẳn “cái rét ngọt ngào” cùng với thứ “mưa tím hắt hiu” của miền quê thương nhớ Hà Nội Đề tài Hà Nội vì thế luôn hiển hiện trong văn Vũ Bằng như niềm thương nỗi nhớ khôn nguôi Và nhắc đến Hà Nội không thể không nhắc đến Vũ Bằng Hà Nội hiện ra như một đô thị có lịch sử lâu đời, giàu có về sản vật, giàu có về truyền thống và đặc biệt là giàu có

về bản sắc văn hóa mà chúng ta có thể đọc ra được tinh thần và tâm hồn

Hà Nội trong văn học Và Vũ Bằng trút vào những trang văn của mình

nỗi nhớ, tình yêu Hà Nội qua hồi ký Miếng ngon Hà Nội và Thương nhớ

mười hai

Chúng ta cũng cần nhắc đến tuyển tập phóng sự Hà Nội trong cơn

lốc do Võ Văn Nhơn sưu tầm và tuyển chọn của Nhà xuất bản Phụ nữ in

năm 2010 Hà Nội ở đây thật khác bởi đó là “một Hà Nội trong thời kỳ bị

thực dân Pháp tạm chiếm với đủ các sinh hoạt bi hài, từ chuyện ăn ở, ăn mặc, ăn chơi, ăn mày, ăn cắp cho đến chuyện lo thầy chạy thuốc, chuyện sinh hoạt văn nghệ Những phóng sự này bây giờ đọc lại xem ra vẫn rất

thời sự” [19, tr.6] Phải thừa nhận rằng những trang viết về Hà Nội của

nhà văn Vũ Bằng rất chân thực, hấp dẫn với ngòi bút đầy tài hoa, óc phân tích lý giải cặn kẽ

Nhà nghiên cứu Văn Giá là người có công sưu tầm giới thiệu các tác phẩm của Vũ Bằng nói chung và tìm hiểu, đánh giá về quan niệm

Trang 7

sáng tác của ông nói riêng một cách tương đối công phu Trong công tình

nghiên cứu Đời sống và đời viết ấn hành năm 2005, Nhà xuất bản Hội

nhà văn – Trung tâm văn hóa Đông tây,Văn Giá đã dành nhiều trang viết

về Vũ Bằng, đáng chú ý nhất là bài viết về chân dung văn học Nhà văn

cùng thời qua con mắt Vũ Bằng Ở đây Văn Giá bàn về vấn đề chân dung

văn học qua nhãn quan của Vũ Bằng, là chân dung “những người bạn văn một thuở với ông, kẻ còn, người mất, kẻ Bắc người Nam Đó là những văn nghệ sĩ, mà trong đó có số không ít những gương mặt lớn của nền Văn học Việt Nam hiện đại như Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Nam Cao, Nguyễn Bính, Tô Hoài” [8, tr.118 – 119] Theo Văn Giá,

mỗi chân dung văn học được dựng lên là một cuộc “xét duyệt tâm hồn”

từ chính tác giả Các bài viết là chuỗi hành trình Vũ Bằng tìm lại quá khứ, trong đó có bạn bè cùng hình ảnh con người thực của tác giả hơn ba chục

năm về trước, từ hôm nay nhìn về hôm qua, từ trong này nhìn về ngoài ấy

tạo nên sự xúc động sâu xa trong lòng độc giả Và những bài viết ấy theo như Văn Giá nhận xét thì đó là “những tài liệu rất bổ ích, rất cần thiết cho những ai muốn tiếp tục nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp của những gương mặt ấy”

Nguyễn Ánh Ngân trong lời giới thiệu của cuốn Tạp văn Vũ Bằng

của Nhà xuất bản Hội nhà văn năm 2003 đã mượn lời của Tô Hoài nhận xét về Vũ Bằng rằng: “Trong ký ức của những nhà văn đương thời, Vũ Bằng được nhắc đến với lòng trìu mến và ít nhiều tri ân Đó là một nhà văn mang nặng nỗi niềm xa quê đau đáu, về cuối đời ngậm ngùi an phận

mà hồi tưởng quá khứ tung hoành” [17, tr.9] Cuốn sách này là tập hợp những bài viết của Vũ Bằng trên các tạp chí, qua đó cung cấp thêm cho người đọc có nhận định đầy đủ và sâu sắc hơn đối với Vũ Bằng

Trong cuốn Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan in năm 2005 do

Nhà xuất bản Văn học ấn hành, ông đã nhận xét tổng quát về nghiệp văn của Vũ Bằng như sau: “Tiểu thuyết của Vũ Bằng rất gần với tiểu thuyết

Trang 8

của Nguyễn Công Hoan về lối tả cảnh và nhân vật Khi tả nhân vật, dù là

họ ở vào cảnh nghèo khổ hay cảnh giàu sang, bao giờ Vũ Bằng cũng tả bằng ngọn bút dí dỏm, nhạo đời hơi đá hoạt kê một chút; còn về cảnh, ông chỉ tả sơ sơ; ông chú trọng cả vào hành vi của các nhân vật vì các hành vi ấy là động tác của cuốn tiểu thuyết và gây nên những cảnh riêng

biệt cho nhân vật…” [20, tr.435] Với việc dành đến mười bảy trang viết

nói đến Vũ Bằng phần nào chứng tỏ những đóng góp lớn lao của Vũ Bằng cho nền văn học và báo chí nước nhà sẽ không thể nào bị lãng quên Không những thế không ít nhà văn, nhà phê bình nghiên cứu văn học cho

rằng: Ngay từ những năm Ba mươi, Vũ Bằng là một trong những người

có công lớn cách tân tiểu thuyết Việt Nam, hiện đại hóa nền văn xuôi Việt Nam

Trong Từ điển văn học (Bộ mới) của tác giả Đỗ Đức Hiểu, Nhà

xuất bản Thế giới in năm 2004 cũng đã giới thiệu khá rõ về cuộc đời lẫn

sự nghiệp sáng tác, nêu lên những nội dung cốt lõi các tác phẩm nổi tiếng

của Vũ Bằng Với tác phẩm “Bốn mươi năm nói láo quả là một bức tranh

sống động và độc đáo, đã gợi lại được không khí và lịch sử báo chí miền Bắc, và sau này, ở miền Nam trong khoảng bốn mươi năm giữa thế kỷ

XX [10, tr.2019] Hay Miếng ngon Hà Nội viết về những món ăn đặc biệt

cổ truyền Hà Nội: một gói cốm Vòng đẹp não nùng xanh màu xanh lưu

ly, một bát phở bốc khói nghi ngút, một mẹt bún chả thơm ngào thơm ngạt, một đĩa bánh cuốn Thanh Trì để bên cạnh một đĩa đậu rán phồng

xúc, cảm giác tinh tế Cùng với Miếng ngon Hà Nội và Bốn mươi năm

nói láo, Thương nhớ mười hai đã góp phần định hình kiểu hồi ký trữ tình

Trang 9

độc đáo Có thể xem đây là một đóng góp quan trọng của nhà văn Vũ Bằng vào thể ký nói riêng và nền văn học hiện đại nói chung” [10, tr.2020]

Tác giả Hà Minh Châu trong bài viết “Tính hình tượng trong ngôn

ngữ tùy bút và bút ký của Vũ Bằng”, số 23, Tạp chí khoa học ĐHSP TP

HCM cũng đã nói đến đóng góp của ngôn ngữ ký Vũ Bằng trong sự phát

triển ngôn ngữ văn xuôi “Tính hình tượng trong ngôn ngữ tùy bút và bút

ký Vũ Bằng được tạo nên từ cách kết ghép từ ngữ đa dạng, độc đáo và từ trường liên tưởng thú vị với nhiều biện pháp tu từ” [5, tr.26]

Bài viết Vũ Bằng với nghệ thuật viết chân dung văn học của tác giả

Đỗ Ngọc Thạch cũng đã đề cập đến nét tài hoa trong việc dựng chân dung văn học của nhà văn Vũ Bằng “Đó chính là nói về biệt tài viết chân dung nhân vật của Vũ Bằng Thể loại Chân dung văn học là hoàn toàn mới trong làng văn làng báo Việt Nam Vì thế, có thể nói rằng, Vũ Bằng chính

là một trong những người đi tiên phong trong thể loại chân dung văn học với những trang viết độc đáo về những nhà báo, nhà văn Việt Nam đầu thế kỷ như: Nguyễn Văn Vĩnh, Phùng Tất Đắc, Vũ Đình Long, Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Thâm Tâm, Thanh Châu, Nguyễn Tuân, v.v ”

Trong những năm gần đây, Vũ Bằng được đề cập nhiều qua các công trình nghiên cứu: các khóa luận tốt nghiệp tại các trường đại học, các luận văn, luận án Trong bài nghiên cứu có tham khảo công trình:

Đặc sắc tản văn Vũ Bằng (qua Miếng ngon Hà Nội, Thương nhớ mười hai) – Bùi Tiến Sỹ (2010, Đại học Đà Nẵng)

Vũ Bằng là một nhà văn có số phận kỳ lạ trong nền văn học Việt Nam hiện đại Suốt cả cuộc đời phải chịu nhiều thiệt thòi, cay đắng… nhưng những gì Vũ Bằng thể hiện trong trang viết của mình đều chứng tỏ ông là một con người có tầm văn hoá Sự tận tuỵ, tài hoa trong văn nghiệp, sự năng động trong báo nghiệp, sự quên mình một cách thầm lặng

Trang 10

thuật dựng chân dung văn nghệ sĩ của Vũ Bằng trong Bốn mươi năm nói

láo với mong muốn góp phần tạo ra một cái nhìn tổng thể, bao quát về

những đặc sắc của các sáng tác Vũ Bằng, qua đó góp thêm một tiếng nói vào việc chiếm lĩnh một tác gia có nhiều đóng góp trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam

5 Bố cục đề tài

Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận thì trong phần Nội dung có hai chương là:

Chương 1: Nhà văn Vũ Bằng và hồi ký Bốn mươi năm nói láo

Chương 2: Nét tài hoa Vũ Bằng trong dựng chân dung nhà văn qua

hồi ký Bốn mươi năm nói láo

Trang 11

CHƯƠNG 1

NHÀ VĂN VŨ BẰNG VÀ HỒI KÝ BỐN MƯƠI NĂM NÓI LÁO 1.1 Vũ Bằng – một con người tài hoa và cô đơn

1.1.1 Vũ Bằng – nhà văn, nhà báo tận tụy với nghề

Vũ Bằng tên đầy đủ là Vũ Đăng Bằng, sinh ngày 3 tháng 6 năm

1913 tại Hà Nội, lớn lên trong một gia đình Nho học thuộc dòng họ Túc nho ở Vũ Hồn, quê gốc ở đất Ngọc Cục, huyện Lương Ngọc, nay là Bình Giang, tỉnh Hải Dương Với nền tảng gia đình có học thức và trên mảnh đất vốn được mệnh danh là “địa linh nhân kiệt”, là cái nôi của nền văn

minh sông Hồng có truyền thống hiếu học, khao khát tri thức, Vũ Bằng đã

chịu sự ảnh hưởng giáo dục từ gia đình và mảnh đất ông sinh ra Bên cạnh đó

từ nhỏ ông theo học trường Anbe Xarô (Albert Sarraut) – một ngôi trường trường trung học danh tiếng ở Đông Dương có rất nhiều nhân vật nổi tiếng theo học, sau đó học đến hết Ban Tú tài Pháp

Ngay khi còn nhỏ ông đã say mê viết văn, làm báo Năm 16 tuổi

ông đã có tập tùy bút châm biếm Lọ văn đăng báo, và từ đó ông bước vào

trường văn trận bút để trở thành một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt

Nam Không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi nhà văn nhà báo Vũ Bằng

Bởi Vũ Bằng đã hiến dâng trọn vẹn cả đời mình cho văn, cho báo, trong

suốt dòng sông của cuộc đời có mặt, Vũ Bằng đã đánh đổi tất cả chỉ để xin lấy về phần mình hơi thở của nghệ thuật Về văn học ông viết nhiều

loại hình như tiểu thuyết, bút ký, phê bình, truyện ngắn v.v Còn về báo chí thì cộng tác với rất nhiều tờ báo mà người ta thường gọi đó là những

“đoạn trường nghề báo” Gồm các tờ báo như: Hồn nước Nam, Hữu

Thanh, Đông Tây, Rạng Đông, Bắc Kỳ Thể Thao, Nhật Tân, Trung Bắc

Trang 12

Tân Văn Ngoài bút hiệu Vũ Bằng, ông còn ký với các bút hiệu khác:

Tiêu Liêu, Vịt Con, Thiên Thư, Vạn Lý Trình, Lê Tâm, Hoàng Thị

Trâm Vì đam mê nghiệp viết mà ông đành chịu tội bất hiếu với Mẹ Mẹ

ơi: Nếu trở lại làm người, con cứ lại xin làm báo!? Vũ Bằng là thế đấy,

cả một đời cống hiến tài năng bất tử của mình nhưng lại mang những nỗi

oan để rồi làm kẻ lữ hành suốt đời đơn côi ngay trên đất nước quê hương

mình!

Hoàn cảnh và gia đình cũng đã có sức ảnh hưởng lớn đến cuộc đời

Vũ Bằng Là con trai của một nhà xuất bản nên có lẽ từ những ngày còn nhỏ, Vũ Bằng đã đọc rất nhiều sách báo, vì thế ít nhiều cái máu văn chương đã ăn vào ông Người cha mất sớm Người mẹ, một phụ nữ tảo tần, hết lòng vì con Bà mở một hiệu sách báo ở phố Hàng Gai làm nguồn sống cho cả gia đình Vũ Bằng ở với mẹ làm chủ một tiệm bán sách và giấy ở 115 Hàng Gai, Hà Nội Đó là Nhà sách Quảng Thịnh, chuyên bán buôn các loại sách văn học Vũ Bằng khá được cưng chiều khi sống với

mẹ, người mẹ vì tương lai của con trai, với nguyện ước sau này Vũ Bằng sang Pháp du học, trở thành bác sĩ để giúp người, giúp đời Nhưng Vũ Bằng lại theo nghề báo chí, văn chương

Năm 1935, ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Quỳ xinh đẹp, đảm đang, hơn ông 7 tuổi người Thuận Thành, Bắc Ninh Thời điểm Vũ Bằng cưới bà Quỳ, có lẽ ông đã chưa cảm hết được những gì là cao quý nhất, thẳm sâu nhất trong con người bà Một người đàn bà hiện lên như bao người phụ nữ Bắc Việt xa xưa Là người khéo léo, đảm đang trong đời sống thường nhật gia đình, là người biết nâng niu, giữ lại những món ngon truyền thống, những nét phong tục cổ truyền trong các dịp lễ hội… Người đàn bà Bắc Việt này còn là người có tâm hồn tinh tế, biết cảm và thưởng thức cái đẹp Người vợ tảo tần lo cho cuộc sống còn Vũ Bằng lại

sa đà và dính nghiện, sớm hôm quăng mình vào chốn ăn chơi như không

hề có mặt bà trên đời Còn bà, bà kiên trì tìm mọi cách để khuyến khích

Trang 13

ông cai nghiện, kể cả lấy tình yêu mà đánh thức lòng trắc ẩn Đây chính

là người vợ mà Vũ Bằng tri ân, thương nhớ suốt đời Đó là tri kỷ, là người đã góp phần quyết định làm nên một Vũ Bằng nhà văn, nhà báo, là

nguồn cảm hứng để văn chương Vũ Bằng bay cao… Và ông viết Thương

nhớ mười hai và Miếng ngon Hà Nội để thể hiện nỗi nhớ niềm yêu Hà

Nội vốn luôn cháy bỏng trong trái tim và gửi đến người vợ thân yêu tình cảm chân thành, đáng quý nhất trong những tháng năm cách trở

Đọc những trang tùy bút của Vũ Bằng, mấy ai mà không động tâm nao nao trong dạ “Một thời gian đã trôi qua, biết bao nhiêu là kỷ niệm chẳng thể lãng quên Người xa nhà đột nhiên thấy trống trải trong lòng

Lê bước chân trên nẻo đường xa lạ, y thấy tiếc nhớ một cái gì không mất hẳn, nhưng không còn thấy Nhớ vẩn vơ, buồn nhè nhẹ, cái buồn không

se sắt, cái nhớ không day dứt, nhưng chính cái buồn và cái nhớ đó mới thực làm cho người ta nhọc mệt, thẫn thờ Lòng người cũng như cánh hoa, chóng già đi vì thế Người ta không nặng lắm về hiện tại nhưng thiết tha với quá khứ hơn” [4, tr.7] Vũ Bằng và bà Quỳ có với nhau một người con trai là Vũ Hoàng Tuấn, nhà giáo, sau chuyển từ Hà Nội vào dạy tại Trường Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh

Cuối năm 1946, Vũ Bằng cùng gia đình tản cư ra vùng kháng chiến Những năm chiến tranh, sống trong cái tranh tối tranh sáng nửa hậu phương, nửa chiến trường của Hà Nội đầy khổ cực nhưng Vũ Bằng

và gia đình luôn cố gắng vượt qua Cuối năm 1948, Vũ Bằng bắt đầu tham gia hoạt động trong mạng lưới tình báo cách mạng Đây là ngã rẽ quan trọng của nhà văn trong bước đường đời của mình Thời kỳ này Vũ Bằng là một tình báo viên, là người của Việt Minh hoạt động trong tầng lớp trí thức văn nghệ sĩ Năm 1952, nhận sứ mệnh đặc biệt, Vũ Bằng về

Hà Nội, để lại vợ và đứa con trai yêu quý ở vùng tản cư Thế nhưng lúc này nhà văn lại bị hiểu lầm là “dinh tê” về thành, quay lưng lại với cách mạng, với kháng chiến Bởi có ai hiểu được rằng đằng sau một Vũ Bằng

Trang 14

mang những tội lỗi người ta gán ghép là một cán bộ tình báo, một người làm nhiệm vụ mật Ông không một lời thanh minh, vẫn âm thầm viết, sống lặng lẽ và trung thành, đã nhận trách nhiệm của một chiến sĩ tình báo thì phải thực hiện đến cùng Không vì những lời khinh trách cay nghiệt mà từ bỏ nhiệm vụ, ông hy sinh hạnh phúc gia đình để gửi cả cuộc đời cho cách mạng với bao chìm nổi Qua đó phần nào cho chúng ta thấy được một Vũ Bằng với nhân cách trong sáng, một con người tận tụy, quên đi ích kỷ cá nhân để sống cho những điều chung cao cả

Lại nói thêm về chuyện nguyên mẫu nhân vật Hoàng trong truyện

ngắn Đôi mắt của Nam Cao Cũng từ câu chuyện này mà dư luận xấu về

Vũ Bằng lại thêm một lần nữa phê phán gay gắt hơn So với Vũ Bằng, Nam Cao là anh giáo nghèo ở làng, “nhà quê” từ đầu đến chân Còn Vũ Bằng là dân trí thức – tiểu tư sản thành thị đích thực Hình dáng Vũ Bằng, dưới ngòi bút Nam Cao hiện ra phong độ và mang cái gì đó của sự đủ đầy

Anh Hoàng đi ra Anh vẫn bước khệnh khạng, thong thả bước vì người khí to béo quá, vừa bước vừa bơi cánh tay kềnh kệch ra hai bên, những khối thịt ở dưới nách kềnh ra và trông tủn ngủn như ngắn quá

Lúc Nam Cao viết truyện ngắn Đôi mắt, dường như hai người đã

dạt về hai “chiến tuyến” chính trị Nam Cao đã bắt đầu viết bằng nhân

sinh quan của một nhà văn vô sản Truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao

cũng đã làm cho cái án phản bội cách mạng, sống xa rời quần chúng của

Vũ Bằng dường như nặng nề hơn Nhưng cho dù thế nào đi nữa thì Vũ Bằng vẫn sống vững tâm, dạ sắt gan vàng vượt qua những tháng ngày ấy

Vũ Bằng sống hết mình, ngông nghênh, có phần kiêu bạc nhưng lại rất chí tình, chí nghĩa

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, Mỹ thay chân Pháp ở miền Nam Việt Nam, Vũ Bằng được sự phân công của tổ chức, ông vào Sài Gòn, để lại vợ và con trai ở Hà Nội Vậy là dư luận lại khép thêm cho Vũ Bằng một cái án “đi theo bọn phản động” Vũ Bằng vẫn lặng câm bởi

Trang 15

việc nhà văn đi Nam không phải là “di cư theo giặc” Ông là một mắt xích trong mạng lưới tình báo của cách mạng Năm 1956, bà Quỳ được tổ chức bố trí vượt sông Bến Hải vào Huế, rồi Vũ Bằng từ Sài Gòn ra Huế đón vợ vào, ở nhờ nhà bạn là Thượng Sỹ hơn một tháng Khi bà Quỳ trở

ra Bắc, ông Trần Văn Hội là chỉ huy trực tiếp của Vũ Bằng đã gửi báo cáo tình hình Sài Gòn trong đế giày bà Quỳ Bà Quỳ chuyển báo cáo an toàn tới Trung ương Bà Quỳ trở ra Bắc đến năm 1967 thì mất nhưng Vũ Bằng vẫn không thể về thăm vợ Nỗi nhớ thương day dứt cào xé tâm can người chồng đối với người vợ tấm mẳn ngày xưa, đã thật xa, là hình bóng

cứ phảng phất hoang hoải theo thời gian, theo từng giờ khắc của đời sống thường nhật Ông viết và cứ viết để diễn tả nỗi lòng mình, để phần nào giải bày những u uẩn trong tâm can, và như mượn lời văn chương gửi đến người vợ quá cố ít duyên nhiều nợ với ông Cảm thông cho nỗi lòng se thắt của ông, có người viết: “Vũ Bằng ơi… Hồn ông ở đâu, sao sau hàng chục năm đất nước thống nhất, ông vẫn không chịu về Hà Nội lấy một lần

mà thăm lại ngôi mộ của người đàn bà ông yêu đến đứt ruột gan, lẻ cùng

tơ mộng nơi đất Bắc?”

Có thể nói những năm tháng hoạt động tình báo cũng là khoảng thời gian ông chịu nhiều khổ đau và oan ức vì không thể thanh minh cho mình Sự hi sinh của ông không gì bù đắp nổi: ông hi sinh quyền lợi cá nhân, làm công việc tình báo đầy nguy hiểm Cuộc dấn thân vào nhiệm vụ mới với ông thật đầy mất mát, vất vả càng làm sáng tỏ bản chất dũng cảm của ông – một chiến sĩ tình báo cách mạng

Thời gian khi ở Sài Gòn, Vũ Bằng lấy người vợ thứ hai là bà Lương Thị Phấn quê Cần Thơ nhỏ hơn ông mười lăm tuổi – một cô gái miệt vườn, quê miền châu thổ sông Cửu Long lên Sài Gòn làm ăn, thường nấu cơm cho Vũ Bằng Họ có với nhau sáu người con: ba trai, ba gái, sống nghèo khó tại căn nhà nhỏ dưới chân cầu Tân Thuận Nhìn vào cuộc sống khốn khó của Vũ Bằng không ai không cảm thương Tạ Tỵ

Trang 16

viết: “Nếu Vũ Bằng không cần tiền để trang trải tiền hộ sinh cho vợ đẻ và

trả nợ thì còn lâu độc giả mới được nghe Vũ Bằng nói láo Chính vì cần

tiền nên cứ vào khoảng 3 giờ sáng, Vũ Bằng một mình một bóng vừa viết

Bốn mươi năm nói láo vừa ngồi hứng từng chậu nước đổ vào bể chứa cho

vợ nấu cơm và giặt giũ Buổi trưa đến cây xăng Cống Bà Xếp ngồi giữa hơi xăng và đống dầu mỡ mà viết, vì về nhà con còn nhỏ, la hét um sùm không viết nổi Có lúc nhà in giục gấp quá, Vũ Bằng viết luôn tại nhà in, được trang nào đưa sắp chữ ngay trang ấy Nhiều khi Vũ Bằng viết ở ghế

đá công viên, nghĩa là chỗ nào và lúc nào anh cũng viết được vì chữ nghĩa đã có sẵn, chờ dịp trút xuống” [27, tr.19] Từ hoàn cảnh éo le đó mà

hôm nay chúng ta có Bốn mươi năm nói láo

Năm 1992, khi mà danh phận Vũ Bằng còn trong u tối, vì nguyên nhân, trong đó có sự đứt đoạn đường dây liên lạc cho nên sau 30 – 4 –

1975, cuộc sống Vũ Bằng đầy tủi hận, vợ là bà Phấn lúc bấy giờ phải đi bán cà phê, gia cảnh nheo nhóc Vũ Bằng chết trong bệnh tật và cảnh thiếu ăn, thiếu thuốc chữa bệnh Thử thách cả một đời người, chịu oan khiên, chịu nhưng năm tháng dài đau khổ cho đến khi trút hơi thở cuối cùng để về với đất mẹ vẫn hàm oan, vẫn mang theo bao nỗi tủi nhục đau đáu

Ngày 08/04/1984, Vũ Bằng quy tiên tại tư gia ở Sài Gòn, hưởng thọ 70 tuổi Vũ Hoàng Tuấn, con trai của Vũ Bằng đến một tờ báo đăng tin cáo phó nhưng toà soạn chỉ chấp nhận với điều kiện: không đăng hai chữ “Nhà văn” trước tên Vũ Bằng Như vậy, gần mười năm sau hoà bình,

tư cách nhà văn, chiến sĩ tình báo của Vũ Bằng vẫn chưa được Nhà nước chính thức công nhận Vũ Bằng mất đi, mang trong lòng nỗi khắc khoải

về danh phận của mình

Chỉ đến năm 2000, khi được Tổng cục II – Bộ Quốc phòng xác

nhận tư cách công dân, công trạng thì Vũ Bằng mới từ bên trời thương

nhớ thênh thang trở về và đường hoàng gia nhập vào nền văn học Việt

Trang 17

Nam hiện đại trở thành một trong những nhà văn tiền phong của chúng ta

Từ năm 2000 trở đi, người ta mới được biết về một nhà văn Vũ Bằng đã nhiều năm có chân trong mạng lưới tình báo cách mạng giữa đô thị Sài Gòn, mới hiểu ra những tai tiếng thiệt thòi mà nhà văn và thân nhân gia đình hứng chịu trong những tháng năm qua

Sau mọi chuyện sáng rõ thì vào năm 2007, nhà văn Vũ Bằng đã

được truy tặng Giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật Hy vọng

rằng ở nơi chín suối, hương hồn nhà văn Vũ Bằng sẽ thanh thản sau những năm lao động đầy mệt nhọc, vất vả cho sự nghiệp viết văn, làm báo, tình báo nhưng vẫn chịu oan khuất cho đến lúc trút hơi thở cuối cùng Công sức, cống hiến cả đời người đã được đền đáp xứng đáng phần nào

Có thể nói Vũ Bằng là một nghệ sĩ đa tài nhưng có cuộc đời đầy éo

le, trắc trở Cùng một lúc, ông mang trên vai trách nhiệm với nhiều nghề: nghề báo, nghề văn và tình báo Ở lĩnh vực nào ông cũng bộc lộ là người

có tâm, có tài Sự tận tụy cùng tài năng trong văn nghiệp, sự năng động, sắc sảo trong báo nghiệp, sự hi sinh quên mình cho sự nghiệp chung của đất nước, tất cả đã toát lên một nhân cách, một phong cách, một lí tưởng

Vũ Bằng không lẫn với bất kì ai ở bất cứ đâu Thế nhưng cuộc đời lại lấy

đi của Vũ Bằng có nhiều thứ dẫu cho mai này ông có được đền đáp như thế nào Một con người sống thủy chung, nhân hậu, quên bản thân cống hiến cho cuộc đời lại bị xã hội ruồng bỏ, ghẻ lạnh bởi nỗi oan không ai thấu cùng Một con người hội tụ những phẩm giá đầy cao đẹp Một nhân cách kết hợp độc đáo, tài tình giữa nghề viết và nhiệm vụ chính trị: Cả hai đều đạt tới độ chín và sự thành công mà không phải ai cũng làm được Để rồi cho đến hôm nay và về sau người ta vẫn luôn nhắc đến ông, nhắc đến một tâm hồn tựa hồ gương sáng, một tài năng phẩm hạnh sống mãi trong lòng người đọc Vũ Bằng quả là một nghệ sĩ đáng trân quý và ngưỡng vọng

Trang 18

1.1.2 “Nghề văn nghiệp báo” của Tiêu Liêu Vũ Bằng

Tôi xin cảm tạ cuộc đời Đời đáng sống, muôn ngàn lần đáng sống

Hai câu trên thật đúng để nói cho cuộc đời Vũ Bằng – một cuộc đời đầy ý nghĩa, đầy giá trị bởi ông say sưa làm báo, viết văn, đam mê với nghiệp viết cống hiến hết mình cho sự nghiệp nghệ thuật Tên tuổi ông xuất hiện khá sớm trong làng báo nước nhà Niềm đam mê viết đã đưa ông trở thành một nhà văn có tiếng bởi sự thành thạo và chững chạc trong ngòi bút Ông nhanh chóng đi trên con đường chuyên nghiệp của nghề văn với nhiều sáng tác đa dạng về thể loại

Trong lãnh vực báo chí, ngay từ thời trai trẻ ông đã cộng tác với nhiều tờ báo ở Hà Nội trong thập niên 30, 40 Chủ bút tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Thư ký tòa soạn tờ Trung Bắc Chủ Nhật cho đến khi tên tuổi của ông quen thuộc trong làng báo, nhiều tờ, nhiều mục đều có Vũ Bằng

“Viết báo, viết báo, thầu báo cai đầu dài ba bốn tờ một lúc Anh viết đủ thứ, từ thượng vàng hạ cám, từ cái hộp thư, cái tin vặt, cái vui cười, cái biết ai tâm sự đến truyện ngắn, truyện dài đăng từng kỳ” (Tô Hoài)

Ông dấn thân vào nghiệp báo với nỗi đam mê, song song với nhiều thể loại đóng góp trên tờ báo, ông sáng tác đều đặn nhiều tác phẩm Mỗi nhà văn đến với nghề nghiệp bằng một con đường riêng và sẽ tồn tại trong nghề theo những phong cách riêng Song ở các nhà văn có thể gọi là thành đạt, những nhà văn có một cái tên mà đọc lên, nhớ ngay được, người ta thường nhận ra một nét chung: ấy là, những độc đáo trong tính cách, trong số phận khiến cho họ gần như nhất thiết phải làm nghề ấy, mà không thể làm nghề khác

Sau tạp văn Lọ văn, ông viết tiểu thuyết Một mình trong đêm tối

(Trung Bắc Tân văn, 1937) với chủ tâm “mở một lối riêng” Từ đây, tên tuổi Vũ Bằng trong làng văn được nhiều người biết đến Tiếp đến là các

tiểu thuyết “Truyện hai người” (Tân Dân, 1940), Tội ác và hối hận (Phổ

Trang 19

thông Bán nguyệt san, số 66, 1940), Chớp bể mưa nguồn (đăng nhiều kỳ trên Tiểu thuyết Thứ bảy từ số 1, 3 – 1949), Để chàng khỏi khổ (Phổ thông Bán nguyệt san, số 77, 1941), Bóng ma nhà mệ Hoát (Nguyễn Đình

Vượng xuất bản, Sài Gòn – 1973; Nhà xuất bản Cà Mau tái bản, 1994)

Vũ Bằng cũng viết với số lượng khá nhiều các bài ký như: Hội Lim (1931), Cái búa con (1931), Người Hà Nội nhớ người Hà Nội (1949),

Vườn xuân tơi bời lá gieo (1949)… Tuy nhiên, ấn tượng mà Vũ Bằng để lại

nhiều nhất là hai tác phẩm có tính chất tự truyện rõ rệt: Cai (1944) và Bốn

mươi năm nói láo 1969) Cuốn Cai ra đời năm 1944 (sau này đổi tên là Phù dung ơi! Vĩnh biệt), là những lời “gan ruột” của chính tác giả kể về

những năm tháng nghiện ngập, sa đoạ, trai gái và quá trình cai nghiện

“nàng tiên nâu” Còn Bốn mươi năm nói láo là cuốn vừa biên khảo về

lịch sử báo chí, văn học Việt Nam vừa là cuốn tạp ghi về sinh hoạt nghệ thuật của giới cầm bút Nó đã nói lên tất cả mọi khía cạnh đặc thù – trong

đó – Vũ Bằng đã ký thác tâm sự mình, ký thác “nghiệp chướng” mình một cách quá đầy đủ

Ở thể loại truyện ngắn, Vũ Bằng cũng đã để lại nhiều thành công đáng kể Từ khi bước vào nghề viết văn cho tới những năm cuối đời, ông cho ra đời nhiều tác phẩm gắn liền với những khoảng thời gian lịch sử nổi bật của đất nước: Trước cách mạng tháng tám có một số truyện ngắn đáng

chú ý: Một người bưng mặt khóc (Tiểu thuyết Thứ bảy, 1938), Gặp nhau

lại xa nhau (Tiểu thuyết Thứ bảy, 1938), Một người rơi xuống hố (Tiểu

thuyết Thứ bảy, 1938), Chàng Kim người Bắc cô Kiều người Kinh (Tiểu thuyết Thứ bảy, 1938)… Từ 1945 – 1954: AT (Tiểu thuyết Thứ bảy, 1949), Ở đây bán sách cũ (Tiểu thuyết Thứ bảy, 1949), Cây hoa hiên bên bờ

sông Na (Tiểu thuyết Thứ bảy, 1949)

Giai đoạn 1954 – 1975, ông chuyển vào sinh sống tại Sài Gòn và được công chúng biết đến trong vai trò một nhà văn, nhà báo tự do, ông

viết khỏe với một loạt tập truyện ngắn: Mê chữ (tập truyện, Tân Văn, Sài

Trang 20

Gòn – 1971, gồm các tác phẩm: Đám cưới hai u hồn ở chùa Dâu; Mơ về

một cuộc chọi trâu; Ăn tết thuỷ tiên; Một cuộc đấu kiệu… giết người; Một chục bạc, một trận đòn, một kiếp người; Mê chữ); Bát cơm (tập truyện ký,

Tân văn, Sài Gòn, 1971 Đây là tập hợp các tác phẩm đăng báo từ 1948 –

1950, tiêu biểu: Bữa cỗ; Giai đoạn mới; Tất cả để chiến thắng; Có một

người cũng biết cười; Truyện trăm năm cũ; Đất khách; Tiếp theo và hết truyện Lưu Bình – Dương Lễ; Bát cơm…); Bảy đêm huyền thoại (truyện

ký, Văn học Sài Gòn – 1972), Người làm mả vợ (tập truyện ký, Văn Sài

Gòn – 1973)

Thời kỳ này, Vũ Bằng có nhiều tác phẩm đáng chú ý, tuy nhiên chỉ

đến khi Miếng ngon Hà Nội (1960), Miếng lạ miền Nam (1969), Thương

nhớ mười hai (1972) ra đời thì tên tuổi nhà văn Vũ Bằng mới thật sự trở

thành một hiện tượng Đây là những tác phẩm tản văn bất hủ viết về nghệ thuật ẩm thực, về nỗi nhớ nhung Bắc Việt của một người đang sống cảnh

xa xứ Sự nghiệp văn học của Vũ Bằng còn đánh dấu qua các thể loại như

biên khảo: Khảo về tiểu thuyết (Phạm Văn Tươi xuất bản năm 1955), Cười

Đông – cười Tây – cười kim – cười cổ, Nói có sách, Đông Tây cổ học tinh hoa (túi khôn muôn đời)…; Thể loại chân dung văn học: Chân dung văn học (Văn học, Giai phẩm, 1974), Nhà văn lắm chuyện (Nguyệt san Nhân

văn, 1971)…

Giai đoạn cuối đời 1975 – 1984, Vũ Bằng không cho đăng bất kì sáng tác nào Tuy nhiên, sau khi ông qua đời, người thân tìm thấy tập bản

thảo Những kẻ gieo gió và cho xuất bản Đây là tập truyện với những tác

phẩm có nội dung báo ân, báo oán

Nhận định ảnh hưởng của Vũ Bằng trong sự phát triển của nền văn xuôi thời kì hiện đại hóa, nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định sự đóng góp của ông Nhà văn Tô Hoài đánh giá: “Vũ Bằng đã góp vào đó một sức nặng quan trọng” Nhiều nhà văn nhà nghiên cứu cùng thời Vũ Bằng

và cả sau này đã khẳng định: ông là một cây bút có cá tính sáng tạo riêng,

Trang 21

thể hiện trên nhiều thể loại Vũ Bằng cũng xác lập vị trí của mình trong

thể loại kí – hồi kí Cùng với Miếng ngon Hà Nội và Bốn mươi năm nói

láo, Thương nhớ mười hai, Vũ Bằng đã góp công rất lớn trong thể loại

Ông tự nguyện bước vào nghề báo, nghề văn trong sự can ngăn, khuyên nhủ và trong nỗi buồn của gia đình, đặc biệt là ở người mẹ Thương mẹ, nhưng trong trường hợp này ông lại không thể nào nghe theo

mẹ Vào trường văn trận bút và ông đã theo nó cho đến khi nhắm mắt

xuôi tay Chính vì say mê đời nghệ sĩ, Vũ Bằng đã dìm những tháng, những năm của tuổi trẻ vào đam mê, vào sa đoạ làm vỡ nát một ước mong của bà mẹ muốn cho con học thành bác sĩ, và làm khổ lây đến người cô già lận đận suốt đời cô độc bên cạnh đứa cháu hư, bị gia đình ghét bỏ Cũng may, vì tình thương vô cùng lớn của người cô khả kính đó – mẫu người đàn bà Việt Nam cổ – mà thay vì Vũ Bằng chôn sâu thân thế

và sự nghiệp văn chương vào sợi khói phù dung có thể đi đến tuyệt vọng

cả thể xác lẫn linh hồn, Vũ Bằng đã trải qua bao nhục nhằn một cách dũng cảm so với khả năng chịu đựng của một con người Đã trải qua những cuồng phong sóng gió để sống, để lao động nghệ thuật không ngừng

Nhà văn Vũ Bằng trong hồi ký Bốn mươi năm nói láo từng đã định

nghĩa một cách đơn giản văn chương chữ nghĩa là một thứ không trường

không thầy Kết thúc tập sách Bốn mươi năm nói láo, Vũ Bằng đã có

những lời thật tâm huyết, “thật là Vũ Bằng”: “Tôi biết rằng nếu một ngày kia, Trời xử phiên án cuối cùng, hỏi tôi nếu cho trở lại làm người thì sẽ làm gì, tôi cũng sẽ nói không cần suy nghĩ gì hết và chỉ trả lời một câu:

“Người Mẹ nào sinh ra con lại chẳng muốn cho con sau này ăn nên làm

ra, có vai có vế, nhưng Mẹ ơi, con đành chịu tội bất hiếu với Mẹ: nếu trở lại làm người, con cứ lại xin làm báo!” [3, tr 389]

Trang 22

Cuộc đời cầm bút của mỗi người không chỉ bao gồm những ngày vui vẻ, những phút run rẩy trước trang văn, trang báo còn thơm mùi mực, hoặc cuốn sách giấy trắng nõn nà, mà, giống như phần chìm của những tảng băng trôi, ẩn dưới những ngày vinh quang kia, còn cả cuộc đời lầm lũi làm việc, suy nghĩ, tranh cãi biện luận bàn nát việc này việc khác cốt tìm ra một hướng đi đúng đắn! Vũ Bằng đã chịu hy sinh tất cả vì con đường nghệ thuật, vì sự nghiệp chung của cả dân tộc, không màng đến nguy hiểm gánh trên vai mình những trách nhiệm nặng nề Đã thế ông còn bị mang tiếng oan, nhận sự hiểu lầm khinh mạt từ dư luận Nhưng

trên tất cả nếu ai đã từng tiếp xúc với Vũ Bằng đều nhận xét rằng: Vũ

Bằng là một con người chân chính, một nhà văn yêu nước, có tấm lòng son sắt với Hà Nội

1.2 Bốn mươi năm nói láo trong sự nghiệp trước tác của Vũ Bằng

“Văn hồi ký của ông là loại văn trữ tình, giàu chất thơ, hướng vào biểu hiện nội tâm, hướng về phong cảnh thiên nhiên bốn mùa xứ sở Các

câu văn tràn đầy cảm xúc, cảm giác tinh tế Cùng với Miếng ngon Hà

Nội, Thương nhớ mười hai và Bốn mươi năm nói láo đã góp phần định

hình kiểu hồi ký trữ tình độc đáo Có thể xem đây là một đóng góp quan trọng của nhà văn Vũ Bằng vào thể ký nói riêng và nền văn học hiện đại nói chung” [10, tr.2020]

Vũ Bằng dấn thân vào nghiệp báo với nỗi đam mê song trong lĩnh vực văn học, ông cũng có không ít những cống hiến đặc biệt là ở thể loại

hồi ký Trong đó Bốn mươi năm nói láo (1969) là một thiên hồi ký với

những nét đặc sắc tiêu biểu Qua ngòi bút tinh tế, đầy tài năng của Vũ Bằng tác phẩm đã thể hiện tất cả những giải bày, tâm sự của mình một cách sáng tạo độc đáo Người đọc ấn tượng với tác phẩm ngay từ tên tiêu

đề với nhiều ẩn chứa nghệ thuật bên trong cũng như cách sử dụng ngôn ngữ vừa bình dị dân dã mang lại hiệu quả nghệ thuật cao phù hợp với chất giọng có phần chua xót, mà có chút gì tự trào ngông với đời nhưng

Trang 23

cũng đầy suy tư và chiêm nghiệm Đồng thời với tài năng của một nhà văn, nhà báo đầy tâm lực, Vũ Bằng đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa thể loại ký báo chí và ký văn học để tạo một phong cách và hơi thở riêng cho tác phẩm của mình

Chúng ta đã từng bắt gặp những cái tên tác phẩm khiến người đọc phải suy nghĩ như “Đôi mắt” của Nam Cao hay “Vợ nhặt” của Kim Lân

và ở đây ta lại bắt gặp Vũ Bằng với cách đặt tên tiêu đề cho tác phẩm của mình khá thú vị: “Bốn mươi năm nói láo” Vậy đằng sau tiêu đề đó ẩn chứa điều gì? Ngay từ trang viết đầu tiên trong tác phẩm của mình, Vũ Bằng đã

lý giải cách đặt tiêu đề của mình như sau: “Bây giờ, người ta gọi nghề làm báo là nghề nói láo ăn tiền Kẻ viết bài này ngã vào nghề đó đã lâu, hôm nay, ngồi giở lại cuốn sổ ký ức của mình, xin nhận ngay là mình làm nghề

“nói láo” Vì thế tác giả lấy đầu đề tập ký ức là “Bốn mươi măm nói láo” chớ không dám đề là “Bốn mươi năm làm báo” vì tác giả nhận thấy rằng

“nói láo” là một cái vinh dự, làm nghề “nói láo” là làm một nghề đặc biệt ít

ai dám đem ra khoe khoang Thực vậy, đa số các nhà làm báo bây giờ nghe thấy danh từ “làm báo nói láo ăn tiền” ngoài mặt thì có vẻ bất cần, nhưng thâm tâm thì hơi giận: tại sao làm một cái nghề cao quý như nghề báo, tại sao lãnh một cái sứ mạng nghiêm trọng là hướng dẫn dư luận, tại sao phụng

sự một quyền lực lớn mạnh vào bực thứ tư trên trái đất này mà có người dám bảo là làm nghề “nói láo”?” [3, tr.15 – 16] Hóa ra cái đầu đề là một lối chơi chữ, một cách nói ngược lại với chính nội dung cuốn sách Nghề “Nói láo” là một tiếng thông dụng chỉ những người viết báo có tính châm biếm nhưng nghề nghiệp nào thì cũng có vinh và nhục, có bề mặt và bề trong

Đúng hơn đấy là bốn mươi năm làm báo, bốn mươi năm trăn trở, sám hối, suy tư và vượt lên khỏi những cám dỗ danh vọng và tiền tài để làm tròn trách nhiệm của một nhà báo, chống lại cái câu mà người đời đã

gán ghép cho họ: Nhà báo nói láo ăn tiền!

Trang 24

Có thể nói hai tác phẩm Miếng ngon Hà Nội và Thương nhớ mười

hai là những khoảng lặng hướng về nơi sâu kín nhất trong tâm hồn Trong

những lần trở về không – thời gian thiêng đã mất, nhà văn trải lòng không dứt với bất cứ cái gì dẫu bình dị, nhỏ nhặt nhưng giờ đã trở nên vô cùng thiêng liêng và xiết bao trìu mến Viết bằng hoài niệm, viết trong “nỗi thèm tiếc mờ mờ”, viết bằng thứ tình yêu gián cách cả về không gian cả thời gian, những trang ký Vũ Bằng có sức hút và ám ảnh kỳ lạ Qua việc

kể tả miếng ngon của “đồng đất mình”, nhà văn đã làm bừng lên, sống dậy tất cả vẻ đẹp lịch lãm, tinh tế của cảnh vật, sản vật, con người, văn

hóa, mỹ học… của ngàn năm Thăng Long – Hà Nội Những miếng ngon

Hà Nội, qua ngòi bút Vũ Bằng, đã gợi lên cả một không gian và thời gian

đã lùi xa vào dĩ vãng Nó đâu phải chỉ là miếng ăn mà còn là màu sắc, hương vị và linh hồn của quê hương đất Bắc Vũ Bằng là phải viết trong

tình cảnh “buồn nhớ xa xôi, mang nặng trong lòng những biệt ly xứ sở” Những dòng ký Vũ Bằng hay một cách kỳ lạ mà một người có số phận trơn tru có lẽ không bao giờ tới được Vì thế có người nhận xét rất đúng

rằng:Vũ Bằng là một nhà văn độc đáo, hai lần độc đáo!

Cũng như Miếng ngon Hà Nội, Thương nhớ mười hai, trong Bốn

mươi năm nói láo vẫn là Vũ Bằng yêu thương quê hương với tất cả tấm

lòng mình, con tim mình Vẫn là Vũ Bằng trân trọng, yêu quý bạn bè, kính trọng nhân cách và văn tài Ông luôn thể hiện vốn sống của mình qua việc chắt lọc những tinh tế từ cuộc sống để sáng tạo tác phẩm Những

chân dung các nhà văn Việt Nam đượcVũ Bằng dựng lên giúp người đọc

hiểu thêm về những nét đẹp văn hoá của con người và đất nước Việt Nam

Những tâm sự và những nhận định xương máu đó của Vũ Bằng trong “một vạn rưỡi ngày làm báo” được ông thể hiện ở phần 5 (Báo là gì) của cuốn hồi ký Đó cũng chính là những điều mà Vũ Bằng muốn nhắn gửi, những lời tâm huyết của nhà văn về việc làm báo Đồng thời

Trang 25

ông cũng nêu lên những phẩm chất, đạo đức mà những người làm báo tương lai hôm nay cần phải có để hoàn thành nhiệm vụ của mình theo đúng nghĩa của một người làm báo, để báo chí xứng đáng là “quyền lực thứ tư” của xã hội, là thứ mà “đưa người ta đến bất cứ đâu”

Phần lớn những tác phẩm của Vũ Bằng đều thai nghén từ nỗi nhớ

và viết về quá khứ giúp tác giả tìm lại chính mình cũng như tìm lại những

kỉ niệm xưa Chính tấm lòng đã cùng với ngòi bút tài hoa Vũ Bằng tạo nên giá trị văn chương của tác phẩm đến nay những giá trị đó vẫn còn

sống mãi Có thể khẳng định Bốn mươi năm nói láo của Vũ Bằng đã thâu

tóm được khá toàn diện và trung thực bộ mặt của báo chí công khai nước nhà từ những năm 30 dưới chế độ Pháp thuộc đến tận những năm dưới chế độ Mỹ – Ngụy ở Miền Nam sau này Bao thăng trầm, thua hay dở của hàng mấy chục tờ báo có tên tuổi trong thời Pháp và thời Mỹ đều được

Vũ Bằng với tư cách là một chứng nhân, một người hoạt động dài hơi nhất

Sau những lời hồi kể của ông, người đọc hình dung được một bức tranh khá sống động thuộc một dòng chảy khác của báo chí nước nhà mà ngày nay chúng ta rất cần nhìn ngắm lại Cái dòng chảy đó rất phong phú

và đa dạng và không kém phần phức tạp như chính tình hình chính trị –

xã hội lúc đó Nếu quên hoặc không công bằng với nó, vô hình chung chúng ta đã đánh mất hoặc làm nghèo đi một mảng quan trọng của đời sống tinh thần và trí tuệ dân tộc Đừng quên nó, đó là điều mà Vũ Bằng

đã nhắn gửi qua cuốn hồi ký này

Cuộc sống con người không phải là cái gì tồn tại riêng biệt mà đó

là sự hòa trộn khó phân biệt giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái cao cả và cái tầm thường Vậy nên mỗi chúng ta phải viết làm sao để chọn lựa cho mình cái phù hợp nhất với cuộc sống của mỗi người Vũ Bằng đã chọn cho mình một con đường đi đầy những gấp khúc, gập ghềnh, ông hòa chung với cái xấu để “khai quật” cái đẹp Và rồi trong những điều tưởng

Trang 26

như không thể chấp nhận ấy ông đã tìm ra cho mình chân lý của cuộc đời,

có trải nghiệm thì mới thu hoạch, gặt hái Suốt hành trình sống Vũ Bằng

đã chịu không bao nhiêu đau đớn, oan ức, bao nhiêu tội lỗi mà nếu công bằng thì ông không phải gánh chịu Nhưng ông vẫn sống, vẫn là cánh

chim mải miết bay cho cái nghề, cái nghiệp mình chọn Cũng có lẽ vì thế

mà hôm nay chúng ta có một Vũ Bằng đầy tài hoa và nhân cách đáng trọng, người đời luôn nhớ đến ông như thế

Trong tác phẩm Nhà văn hiện đại, nhà nghiên cứu phê bình văn

học Vũ Ngọc Phan đã viết về 78 nhà văn Việt Nam lúc đó Trong 78 nhà văn ấy có Vũ Bằng Vũ Bằng được Vũ Ngọc Phan xếp vào hàng các tiểu thuyết gia, tại chương “Tiểu thuyết tả chân” Ở chương này có bốn nhà văn được Vũ Ngọc Phan đề cập là Nguyễn Công Hoan, Vũ Bằng, Nguyễn Đình Lạp và Tô Hoài Nguyễn Công Hoan được dành 35 trang, Vũ Bằng

17 trang, Nguyễn Đình Lạp 6 trang và Tô Hoài 16 trang Tuy tác giả viết rất khắt khe, dè dặt về Vũ Bằng, nhưng chứng tỏ từ những năm 40 của thế

kỷ này, Vũ Bằng đã thuộc lớp nhà văn có hạng và những sáng tác của ông

đã được chú ý Và càng về sau này, khi mà nhưng điều bất công cho ông được giải tỏa thì những gì liên quan đến ông sẽ luôn là vấn đề cần và được mọi người quan tâm

Bởi xét cho cùng không phải lâu nay chúng ta không có những hồi

ký tâm huyết của những nhà báo, nhưng dựng lại khung cảnh báo chí với những tên tuổi cho đến bây giờ đã trở thành những nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch, nhà báo có tầm cỡ của đất nước suốt một chặng đường 40 năm của mình quả là hiếm Nhìn toàn cục bức tranh Vũ Bằng đã phác qua, chúng ta có thể không hổ thẹn với hậu thế về một thời kỳ biến động ở một đất nước nghèo, thuộc địa, phong kiến mà lại có những lớp nhà văn, nhà báo khốn khổ, khốn cùng lại đầy tài hoa và nhân cách Nhân cách ấy bắt nguồn từ nhân cách của dân tộc không bao giờ chịu khuất phục bạo lực

và cường quyền Và có lẽ đây cũng là mục đích vươn tới của một nhà báo

Trang 27

như Vũ Bằng “Trung thành với lý tưởng chống áp bức, chuộng tiến bộ

mà tinh thần của con người đã ủy thác cho nó, báo chí còn luôn có tính năng đấu tranh và xây dựng: Khuyến khích điều tốt là xây dựng, kêu gọi dân chúng đoàn kết nhất trí để chống xâm lăng là xây dựng, cổ xúy đạo đức cách mạng là xây dựng; ngược lại, hoặc công khai hoặc dùng mánh lới để phanh phui cái xấu, nói rõ sự thật phũ phàng, cũng vẫn là xây dựng, xây dựng cho sự vươn lên của xã hội, cho sự tồn vong của giống nòi”[3, tr.362] Vũ Bằng đã truyền hình lại những chân dung của những

người của một thời trong tác phẩm, mà bây giờ đã thành người muôn năm

cũ…

Tóm lại, Bốn mươi năm nói láo, một thiên tự truyện và hồi kể nổi

tiếng của Vũ Bằng về một giai thoại đáng nhớ của lịch sử văn học và báo chí nước nhà Với lối diễn tả giản dị, thân mật, chứa chan tính cách trào lộng, Vũ Bằng đã phác lại thật độc đáo, thật linh động những khuôn mặt của mấy thế hệ làm báo, những nhân vật nổi danh một thời, đã làm lịch

sử, và đi vào lịch sử, hoặc chết đi rồi, hoặc còn sống Những nhân vật này lần lượt xuất hiện, mỗi người hiến cho độc giả một vài mẩu chuyện vui

có, buồn có, nhưng thật mới lạ Đọc Bốn mươi năm nói láo chẳng khác

nào đọc lịch sử báo chí trong vòng già nửa thế kỷ XX Cuộc sống bao giờ cũng cao hơn cái chết, ít nhất là một cuộc đời Nếu không có cái để mà sống thì cũng làm gì có cái để mà chết

1.3 Quan niệm nghệ thuật của Vũ Bằng qua Bốn mươi năm nói láo

Nếu như Bốn mươi năm nói láo chỉ đơn giản là cuốn hồi ký về con

đường làm báo của Vũ Bằng, chỉ có đơn độc những sự kiện liên quan đến

Vũ Bằng: nào là Vũ Bằng đã làm ở những tờ báo nào, Vũ Bằng đã viết những bài báo để đời nào, tiếng tăm Vũ Bằng ra sao thì chắc nó sẽ chẳng được ai ngó ngàng tới hoặc cùng lắm là để người ta đọc một lần tham khảo rồi thôi

Trang 28

Nhưng không, Bốn mươi năm nói láo lại chẳng có tí phần trăm nào

tôn vinh tác giả, hay coi tác giả là nhân vật chính Nói chính xác nhất như

lời đề tựa của sách: “Bốn mươi năm nói láo là lịch sử một kiếp sống lê thê

của những người viết báo chuyên nghiệp ở xứ này” Bởi nó thu nạp trong

đó bao nhiêu câu chuyện lâm ly, kỳ thú về một thời sôi động của báo chí Việt Nam hàng chục năm nửa đầu thế kỷ XX, về những cây bút, những nhà trí thức nổi danh như Nguyễn Văn Vĩnh, Hoàng Tích Chu, Phùng Tất Đắc, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Thâm Tâm, Ngô Tất Tố, Tản Đà

Thế nên mỗi lần đọc là một lần khám phá, biết thêm nhiều người đáng biết mà chưa biết, yêu mến thêm nhiều người đã biết mà chưa hiểu hết, và có thêm bao nhiêu hứng thú để khám phá những điều cuốn sách gợi ra Tôi tin rằng, bất kỳ ai muốn tìm hiểu về thời đại này của báo chí

Việt Nam không thể không tìm đến Bốn mươi năm nói láo Những tài

liệu, những tờ báo, cuốn tạp chí còn lưu lại dẫu có nhiều đến bao nhiêu cũng không thể mô tả một cách cô đúc, sinh động, ly kỳ và tràn ngập những chuyện hậu trường của đời sống báo chí lúc đó hấp dẫn như một cuốn sách của Vũ Bằng

Có một điều rất đặc biệt ở trong Bốn mươi năm nói láo là Vũ Bằng

dường như rất hứng thú khi miêu tả những thói chơi bời, quậy phá của giới văn nghệ sĩ, chủ yếu tập trung vào ba thứ: rượu chè, hút sách và hát ả đào Ông có sở trường phát hiện và miêu tả những khía cạnh nhếch nhác, những thói tật gàn dở ở người nghệ sĩ Vũ Bằng trình bày những điều đó với tư cách là người cùng hội cùng thuyền, cùng tài cùng tật, cùng một kiếp “văn tinh chiếu mệnh” Bởi “Vũ Bằng bước chân vào văn nghiệp với một thế hệ “đàn anh” sa ngã, trụy lạc trong những đêm dài ca quán, trong hương khói quê nâu, trong vòng môi ân tình đĩ điếm Vì muốn tỏ ra mình cũng xứng đáng là tay “tiểu tướng” trong chốn “giang hồ lạc phách” của

“trường văn trận bút”, Vũ Bằng, với tự ái tuổi trẻ, lao đời mình vào đam

mê để hủy hoại đời sống và tin rằng mình đã làm một việc đáng làm,

Trang 29

thanh niên làm văn nghệ, nhưng họ không có cái can đảm và sự may mắn

kinh qua như Vũ quân, cũng chính vì thế, họ chết dập vùi ở một xó xỉnh nào đó giữa cuộc đời ngàn vạn lối đi vào quên lãng Nhưng diễn tả cái

xấu để nói về cái đẹp bởi ông quan niệm niềm sinh thú con người phải là niềm sinh thú nhân văn, nghĩa là không được làm tổn thương đến người khác, tới sự sống nói chung Vũ Bằng trình bày các chân dung nghệ sĩ đều nhất quán trong một lựa chọn như vậy

Cuộc sống nhân loại là một sự phân công tự nhiên, bao giờ cũng

có, ngay trong phạm vi hẹp là từng nghề thôi, thì cũng đã có sự phân công đôi khi rất ngẫu nhiên ấy Có người đóng góp cho cuộc đời này những chủ lực như gạo thịt nuôi sống người ta Lại có những người chỉ như trái ớt quả chanh, thêm thắt tô điểm bên mâm cơm, không có cũng không chết ai nhưng sự thực là thiếu đi, cũng dễ làm cho đời sống mất hết

ý vị

Vũ Bằng cho rằng sứ mệnh của người cầm bút là phải vì con người, văn học nghệ thuật được sinh ra là cho con người dù con người có tốt xấu, cao cả hay tầm thường thế nào đi nữa Vì thế trong sáng tác của

Vũ Bằng con người được nhìn nhận ở nhiều góc độ với đầy đủ những cái yếu – mạnh, tốt – xấu, khổ đau – hạnh phúc… Với Vũ Bằng, con người chỉ đơn thuần là con người cho dù họ có là ai, và cái đáng quý nhất của con người là những nét đẹp trong tâm hồn Vũ Bằng đã trải tâm sự của mình trên từng trang viết, mỗi chân dung là thêm một quan niệm của nhà văn về văn nghiệp, phong cách sáng tác, quan niệm cuộc đời, và đặc biệt nhất là sự soi rọi của chính Vũ Bằng qua các chân dung

Trang 30

Trong phần 5 của cuốn sách có tên: “Báo là gì?”, Vũ Bằng đã nghiêm cẩn trình bày quan niệm của mình về nghề làm báo: “ người ta nói làm báo là nói láo ăn tiền, mặc họ; nhưng người làm báo chân chính không thế và không bao giờ quan niệm nghề nghiệp của mình như vậy báo chí là một bộ môn văn hoá phản ánh sinh động nhất, đầy đủ nhất tính chất của một chế độ, cho một chế độ xã hội; báo chí luôn luôn có tính năng tranh đấu và xây dựng” [3, tr.362] Và với quan điểm đúng đắn đó,

Vũ Bằng đã nhập cuộc một cách say mê và dành tất cả cuộc đời, tâm huyết cho nghề báo

Vì thế đọc Vũ Bằng người ta cũng thấy ngòi bút của ông là sự tinh

tế cảm xúc, sự dồi dào về trí lực Ông phát biểu rằng: “Mục đích của tôi

là thuật lại thật đúng các giai đoạn làm báo nói láo ăn tiền của tôi để nhân

đó may ra các bạn có nhận thấy diễn tiến của nghề báo ở nước ta như thế nào Thêm nữa, tôi bắt đầu làm báo từ khi người mình còn sống dưới sự

đô hộ của Pháp; qua thời kỳ Nhật vác kiếm lê trên mặt đất, đá Pháp một

cú vào mông rồi đuổi đi; đến Việt Minh bí mật; rồi Nhật thua, Việt Minh nắm chánh quyền; quân đội Lư Hán tiếp thu rồi Pháp trở lại, rồi Pháp thua ở Ðiện Biên Phủ, ký hiệp định Genève chia đất nước làm đôi, con sông Bến Hải chia hai ân tình, vác va li vào Saigon hầu hạ Ngô Ðình Diệm, Ngô Ðình Nhu, cho tới bây giờ sống nhờ vào quân đội Mỹ “ô kê,

sa lem” rất có thể cứ thuật lại hết những giai đoạn nói láo của mình, chưa biết chừng mình lại vẽ lại được một giai đoạn lịch sử đau thương, tang tóc đã qua” [3, tr.20 – 21]

Mỗi khi nói tới nghề viết văn hay viết báo, người ta có thói quen nhấn mạnh đây là một thứ lao động cá nhân, mỗi người cày cuốc chăm sóc riêng mảnh đất của mình Điều đó là đúng, nhưng không phải chỉ có vậy; cũng như ở các nghề khác, ở đây, những người lao động đơn độc thường vẫn vừa làm, vừa không quên ngó ngàng để ý công việc của người bên cạnh Và không ít trường hợp hạt người này gieo, lại được

Trang 31

người khác chăm tưới thu hoạch Vũ Bằng “vào nghề” với sự “tìm khôn” một mình Qua bao nhiêu ngày tháng lăn lóc với bút mực, Vũ Bằng muốn đem chút vốn liếng riêng tư để làm của chung thiên hạ Nghề văn ở nước Việt Nam không ai dạy ai cả Chỉ có nghề dạy nghề Vũ Bằng muốn giúp ích cho những người đi sau tránh được một phần cực nhọc khi bước chân vào “nghiệp” Vũ Bằng đem cái “đọc” và cái “hiểu” của mình viết thành sách Cần phải biết, phải quan tâm đến những người xung quanh gắn bó với mình, mà cụ thể hơn đó là những đồng nghiệp, những người bạn văn thân thiết với mình Ông đã không uổng công khi tỉ mẫn dựng lại chân dung của văn nghệ sĩ một thời, những con người nổi danh trong văn nghệ tiền chiến

Vũ Bằng đã làm được một công việc đầy khó khăn đó là xây dựng chân dung của con người cụ thể là những văn nghệ sĩ với đầy những tính cách trái ngược, khác đời Việc dựng chân dung văn học là điều cực khó,

vì “phải làm sao “chớp” được những nét tiêu biểu, những chi tiết “xuất

thần” của nhà văn Văn chân dung rất gần với văn sáng tác Nó là một

thứ bút kí về người thật việc thật Phải có điều kiện tiếp xúc nhiều với

“người thật” Phải có óc tưởng tượng và khả năng hư cấu để dựng cảnh,

dựng người, tạo không khí… Có người vẽ chân dung chỉ dựa vào những chi tiết của con người nhà văn trong đời sống Có người thì chỉ dựa vào văn của ông ta Vũ Bằng đã vẽ được những chân dung thật đẹp, chân dung có từ cuộc đời và từ văn chương, những chân dung chân thực như đời thực

Văn chương Vũ Bằng đã làm nổi rõ được cái tài hoa của ông Không chỉ nói đến cái khách quan mà nó còn phản ánh trung thực cuộc sống nội tâm của Vũ Bằng Nó là nỗi xao xuyến thường trực trong các vi

tế bào tạo thành sức sống Nó hiện diện trong mỗi dòng, mỗi chữ Nó chiếu rọi vào từng góc thầm kín, u uẩn của chiều sâu tâm thức Nó khơi động lại sự khuất chìm của thời gian vắng mặt Nó tầm thường như một

Trang 32

mà cái nghiệp quá nặng, quá bạc bẽo Nhưng ông vẫn kết luận câu chuyện của mình bằng thái độ vẫn cho sự lựa chọn của mình là đúng, vẫn khẳng định quan niệm, vẫn bảo vệ và hy sinh đến cùng cho sự chọn lựa của mình Cuối cùng không phụ công “dã tràng xe cát” Vũ Bằng đã nhận được thành công trên con đường ông chọn Cho đến hôm nay Vũ Bằng luôn luôn sống mãi trong lòng bạn bè, trong lòng người đọc và trong suốt

lịch sử văn học, báo chí Việt Nam Luôn là một người nghệ sĩ có trái tim

nhạy cảm, tinh tế với những biến động của cuộc đời, thiết tha yêu say cái đẹp, ngợi ca nó và cũng yêu ghét rạch ròi; một Vũ Bằng luôn tha thiết hướng về đất, người, cảnh sắc và văn hoá của quê hương xứ sở với một tình cảm chân thành, nồng hậu…

Trang 33

CHƯƠNG 2 NÉT TÀI HOA VŨ BẰNG TRONG DỰNG CHÂN DUNG

NHÀ VĂN QUA HỒI KÝ BỐN MƯƠI NĂM NÓI LÁO

2.1 Cách quan sát tinh tế, đa diện đối với đồng nghiệp

2.1.1 Sự tinh tế, nhạy cảm nắm bắt thần thái của đối tượng

Tác phẩm là những đứa con tinh thần của tác giả Vì vậy, khắc họa chân dung không có gì hơn là qua đứa con tinh thần đó mà nhận diện gương mặt nhà văn Ở đây, nghệ thuật khắc họa chân dung văn nghệ sĩ

trong Bốn mươi năm nói láo của Vũ Bằng lại có thêm một sức hấp dẫn

khác nữa Khắc họa chân dung nhân vật cũng gần với nghệ thuật hội họa

và điêu khắc Điều khác nhau chỉ là ở chỗ, họa sĩ vẽ chân dung bằng đường nét và màu sắc, còn nhà văn thì dùng ngôn từ để miêu tả Trong hội họa, dù vẽ chân dung theo kiểu truyền thống hay sáng tạo, họa sĩ cũng cần phải giỏi trong việc nắm bắt thần thái đối tượng, tìm ra nét riêng của từng khuôn mặt, để với chỉ vài nét phác thảo, ta đã có thể nhận ra đó là nhân vật nào Trong văn học cũng vậy, khắc họa chân dung thì đòi hỏi đầu tiên là phải giỏi nắm bắt thần thái của đối tượng một cách tinh tế

Vũ Bằng vốn là người giàu cảm xúc, có trực giác nhạy bén và luôn

mở rộng lòng mình để đón nhận những âm vang của cuộc sống Những điều được thể hiện trong tác phẩm cho thấy rằng khả năng quan sát và ghi

nhớ hình ảnh về đồng nghiệp của mình trong Bốn mươi năm nói láo Vũ

Bằng là cả một sự tinh tế, sắc sảo Chân dung các văn nghệ sĩ hiện lên chân thực đến không ngờ Vũ Bằng đã viết về Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất

Tố, Nguyễn Tuân, Nguyễn Văn Vĩnh, Tản Đà với tất cả sự trân trọng và khâm phục họ Và điều cần chú ý đó là Vũ Bằng dựng chân dung các văn nghệ sĩ mà tên tuổi thường gắn liền với những tác phẩm nổi tiếng, tạo

Ngày đăng: 26/06/2021, 16:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w