1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng xây dựng thư viện số tại thư viện tạ quang bửu trường đại học học bách khoa hà nội

102 79 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 3,97 MB

Nội dung

Theo hướng nghiên cứu của đề tài trong đã có một số công trình nghiên cứu mang tính ứng dụng, điều tra nghiên cứu thực tiễn tại một số cơ quan thông tin thư viện cụ thể như sau [4]:  C

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA THƯ VIỆN – THÔNG TIN

- -

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG THƯ VIỆN SỐ

TẠI THƯ VIỆN TẠ QUANG BỬU

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : TH.S NGUYỄN VĂN THIÊN SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ OANH

Trang 2

LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Th.s Nguyễn Văn Thiên – Phó Trưởng khoa phụ trách khoa Thư viện – Thông tin, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình làm khóa luận

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Thư viện – Thông tin, trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt 4 năm học tập Với vốn kiến thức thu được trong quá trình học không chỉ

là nền tảng trong quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em bước vào tương lai một cách vững chắc và tự tin

Đây là một đề tài mới nên trong quá trình thực hiện, em không thể tránh khỏi những thiếu sót vì vậy em rất mong nhận được những đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn

Em xin chân thành cám ơn!

Sinh viên Nguyễn Thị Oanh

Trang 3

LỜI CÁM ƠN 1

MỤC LỤC 3

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU 7

DANH MỤC HÌNH VẼ 8

MỞ ĐẦU 1

Chương 1:THƯ VIỆN SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 6

1.1 Thư viện số 6

1.1.1 Khái niệm 6

1.1.2 Cấu trúc thư viện số 8

1.1.2.1 Hạ tầng Công nghệ thông tin 9

1.1.2.2.Tài nguyên thông tin số 13

1.1.2.3 Nguồn nhân lực 15

1.1 Vai trò của thư viện số trong hoạt động của trường ĐHBK HN 16

1.2.1 Khái quát về trường ĐHBK HN 16

1.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 16

1.2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Thư viện 17

1.2.1.3 Nguồn nhân lực của thư viện 18

1.2.1.4 Người dùng tin và nhu cầu tin 19

Trang 4

2.1 Hạ tầng Công nghệ thông tin 26

2.1.1 Phần cứng 26

2.1.2 Phần mềm 28

2.1.3 Hệ thống mạng 31

2.2 Tài nguyên số 33

2.2.1 Quy mô của các bộ sưu tập 33

2.2.2 Tổ chức thông tin trong các bộ sưu tập số 34

2.2.2.1 Khổ mẫu biên mục 34

2.2.2.2 Các chuẩn khác 41

2.2.2.3 Quy trình biên mục 46

2.2.2.4 Chất lượng công tác biên mục 57

2.3 Bản quyền và quản trị người dùng tin 62

2.3.1 Bản quyền 62

2.3.2 Quản trị người dùng tin 63

2.4 Nguồn nhân lực xây dựng thư viện số 67

2.5 Hiệu quả của thư viện số trong việc cung cấp thông tin cho người dùng 69

Chương 3:NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN SỐ TẠI THƯ VIỆN TẠ QUANG BỬU TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 74

Trang 5

3.1.2 Nhược điểm 75

3.1.3 Nguyên nhân 76

3.2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện số tại TV TQB trường ĐHBK HN trường Đại học Bách khoa Hà Nội 76

3.2.1 Tăng cường quy mô của các bộ sưu tập số 76

3.2.2 Nâng cao trình độ cho cán bộ 78

3.2.3 Tăng cường đầu tư hạ tầng CNTT 79

3.3.4 Đào tạo người dùng tin 82

3.2.5 Hợp tác với các thư viện 83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

PHỤ LỤC 1  

 

 

 

 

 

 

 

 

Trang 6

TV TQB trường ĐHBK HN TV TQB trường ĐHBK HN trường

Đại học Bách Khoa Hà Nội TVS Thư viện số

TVĐT Thư viện điện tử

TVS / TVĐT Thư viện số / Thư viện điện tử

Solutions

Trang 7

Bảng 1 : Các yếu tố siêu dữ liệu của biểu ghi bài giảng, giáo trình điện tử 35

Bảng 2 : Các yếu tố siêu dữ liệu của biểu ghi luận văn thạc sĩ, 37

Bảng 3 : Các yếu tố siêu dữ liệu của biểu ghi sách điện tử 39

Bảng 4 : Các yếu tố siêu dữ liệu của biểu ghi luận văn, luận án 57

Bảng 5: Bạn đã sử dụng tài liệu số 70

Bảng 6: Nguồn sử dụng để khai thác tài liệu số 70

Bảng 7: Truy cập đến thư viện số 71

Bảng 8: Tần suất sử dụng thư viện số 72

Bảng 9: Bạn đã học khóa hướng dẫn sử dụng thư viện số 72

Bảng 10: Đánh giá về nguồn tài liệu có ở thư viện số 73 

Trang 8

Hình 2: Thành phần các đối tượng người dùng tin tại TV TQB trường ĐHBK

HN trường ĐHBK HN 20

Hình 3 : Cấu trúc DSpace 31

Hình 4: Hệ thống mạng, phần mềm và máy chủ Thư viện ĐHBK HN 33

Hình 5 : Hiển thị bản ghi đầu mục ngắn gọn sách giáo trình trong 36

Hình 6: Hiển thị bản ghi đầu mục đầy đủ sách giáo trình 36

Hình 7: Hiển thị bản ghi đầu mục ngắn gọn luận văn, luận án 38

Hình 8: Hiển thị bản ghi đầu mục đầy đủ luận văn, luận án 38

Hình 11 : Minh họa sự kết hợp ký hiệu phân loại LC 43

Hình 13 Lựa chọn bộ sưu tập cần biên mục 48

Hình 14: Giao diện Submit: Describe this Items 49

Hình 15 Giao diện Describe this Item 2 49

Hình 16: Giao diện Upload a File 50

Hình 17: Giao diện File Upload Successfully 50

Hình 18: Giao diện Verify Submission 51

Hình 19: Giao diện Licence 52

Hình 20: Các đơn vị và Bộ sưu tập số 53

Hình 21: Giao diện tìm kiếm theo Bộ sưu tập 53

Hình 22: Kết quả tìm lướt theo tiêu đề 54

Hình 23: Hiển thị bản ghi đầu mục ngắn gọn 54

Trang 9

Hình 26: Giao diện với Bitstreams 56

Hình 27: Xoá biểu ghi với Delete Expunge hoặc Withdraw 56

Hình 29: Bản ghi đầu mục đầy đủ 59

Hình 30: Biểu ghi không có tóm tắt 61

Hình 31: Biểu ghi có chủ đề và tóm tắt chưa phù hợp 62

Hình 32: Minh họa về bản quyền tài liệu trên TVS 63

Hình 33: Cấp phép và quản lý các chính sách của BST trong Dspace 64

Hình 34: Lựa chọn BST và chỉnh sửa các chính sách đối với BST 65

Hình 35: Thêm chính sách mới trong Dspace 65

Hình 36: Chọn nhóm và các quyền đối với nhóm 66

Hình 37: Biểu đồ nguồn nhân lực của TV TQB trường ĐHBK HN 68 

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thư viện trường đại học có vai trò hết sức quan trọng là nơi cung cấp tài liệu phục vụ học tập cho sinh viên, do đó mà người ta gọi thư viện như là

“giảng đường thứ 2”, và là “ người thầy thứ hai” của đông đảo sinh viên trong suốt quá trình học tập Thông qua các dịch vụ cung cấp thông tin, thư viện trường đại học đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên, góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên, góp phần tích cực vào việc chuyển giao công nghệ

Xã hội ngày càng phát triển vai trò thư viện càng to lớn Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình thư viện phải không ngừng phấn đấu, thay đổi phương thức hoạt động để phù hợp với xu thế chung Thực tế cho thấy: hiện tượng sự bùng nổ thông tin, cuộc cách mạng công nghệ thông tin và truyền thông, nhu cầu người dùng tin ngày càng cao dẫn tới sự thay đổi chất lượng và số lượng các tài nguyên thông tin, giá cả tài liệu ngày càng tăng trong khi đó ngân sách nhà nước cung cấp cho thư viện ngày càng eo hẹp đã dẫn tới nhiều sự thay đổi

về phương thức cung cấp tài liệu

Cùng với đó sự thay đổi phương pháp học tập, chuyển sang đào tạo theo học tín chỉlấy người học làm trung tâm, đòi hỏi sinh viên cần phải tham khảo một lượng tài liệu khá lớn

Thư viện Tạ Quang Bửu trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (TV TQB trường ĐHBK HN)được thành lập ngay sau khi nhà trường được thành lập Cùng với sự lớn mạnh của trường, thư viện đã không ngừng phát triển TV TQB trường ĐHBK HNhiện đại lớn nhất trong các thư viện trường đại học.TV TQB trường ĐHBK HNkhông chỉ trở thành trung tâm đào tạo nghiên

Trang 11

cứu khoa học, chuyển giao công nghệ lớn mà còn trở thành trung tâm thông tin lớn hiên đại phục vụ được đông đảo nhu cầu sinh viên

Ngày nay,thư viện số (TVS) vẫn còn là khái niệm mới tại Việt Nam Xây dựng và phát triển thư viện số còn gặp nhiều khó khăn, trong khi đóTV TQB trường ĐHBK HNđã tiến hành xây dựng thư viện số đi vào hoạt động để giải quyết nhu cầu tìm kiếm thông tin càng nhiều của sinh viên

Nhận thấy được lợi íchvà tầm quan trọng mà thư viện số mang lại em tiến hành tìm hiểu đề tài :”Thực trạng xây dựng thư viện số tại Thư viện Tạ Quang Bửu trường Đại học Bách Khoa Hà Nội”

2 Tình hình nghiên cứu thư viện sốViệt Nam hiện nay

Theo hướng nghiên cứu của đề tài trong đã có một số công trình nghiên cứu mang tính ứng dụng, điều tra nghiên cứu thực tiễn tại một số cơ quan

thông tin thư viện cụ thể như sau [4]:

 Các luận văn cao học:

 Các luận văn cao học đề cập đến vấn đề số hóa tài liệu từ năm

2000 đến nay, gồm có:

+ “Nghiên cứu xây dựng và quản lý nguồn tài nguyên số nội sinh tại trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia” của Phạm Văn Hùng năm 2009

+ “Phát triển nguồn tài liệu số hóa toàn văn tại thư viện trường Đại học Hà Nội” của Lê Thị Vân Nga năm 2009

+ “Nghiên cứu việc tạo lập, khai thác và bảo quản tài liệu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” của Vũ Nguyệt Mai năm 2009

 Một số bài viết được đăng trên tạp chí chuyên ngành thông tin – thư viện như:

Trang 12

+ Lê Đức Thắng (2009), Quy trình tổ chức số hóa tài liệu thư viện, Thư viện Việt Nam, số 3, tr 24-30

+ Đỗ Như Thơ, Trần Đức Trung (2011), Số hóa và hệ thống Kirtas, Thông tin Tư liệu, số 2, tr 24-27

 Một số hội thảo, hội nghị về thư viện số đã được tổ chức:

+ Hội thảo “Xây dựng và phát triển nguồn học liệu phục vụ đào tạo

và nghiên cứu khoa học” từ tháng 8-9/8/2007 tại Trường Đại học Đà Lạt

+ Hội thảo “ tiếp cận xây dựng Thư viện số ở Việt Nam: Hiện trạng và vấn đề” vào ngày 18-19/10/2007 tại Hà Nội do Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia tổ chức…

Các hội thảo trên đã đề cập đến vấn đề liên quan đến xây dựng TVS như : Mô hình cấu trúc TVS/TVĐT; Lựa chọn phần mềm; Áp dụng các chuẩn;

Trang 13

Tình hình triển khai CSDL toàn văn và xây dựng TVS/TVĐT ở một số cơ quan thông tin thư viên;Các luận văn viết về nội dung thư viện số tại TV TQB trường ĐHBK HN:

+ “Tổ chức và khai thác tài liệu số tại TV TQB trường ĐHBK HN trường Đại học Bách Khoa Hà Nội” của Trần Thị Thanh Thủy năm 2012

+ “Thư viện số trong các trường đại học” của

+ “Nghiên cứu ứng dụng chuẩn Dublin Core trong công tác biên mục tài liệu số tại TV TQB trường ĐHBK HN - Trường ĐHBK Hà Nội” của tác giả Đinh Thúy Quỳnh, TV TQB trường ĐHBK HN ĐHBKHN

Như vậy, từ trước tới nay chưa một đề tài nào nghiên cứu đánh giá tổng thể thực trạng xây dựng thư viện số tại TV TQB trường ĐHBH HN cũng như đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng thư viện số, Có thể khằng định

đề tài: “Xây dựng thư viện số tại Thư viện Tạ Quang Bửu trường Đại học

Bách Khoa Hà Nội” là đề tài hoàn toàn mới, không trùng lặp với đề tài

nghiên cứu nào

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

‐ Hệ thống hóa các vấn đề cơ sở lý luận về thư viện số

‐ Khảo sát thực trạng hoạt động xây dựng thư viện số

‐ Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện số tại TV

TQB trường ĐHBK HN

Trang 14

‐ Phân tích, tổng hợp tài liệu

‐ Điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi

‐ Phương pháp phỏng vấn

‐ Khảo sát trên database

7 Cấu trúc của đề tài:

Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục từ viết tắt, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Thư viện số trong hoạt động của trường ĐHBK HN

Chương 2: Thực trạng xây dựng thư viện số tại TV TQB trường ĐHBK

HN

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng thư viện số tại TV TQB trường ĐHBK HN

Trang 15

Chương 1 THƯ VIỆN SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 1.1 Thư viện số

1.1.1 Khái niệm

Hiện nay, có rất nhiều các quan điểm khác nhau đưa ra về định nghĩa thư viện số.Nhiều định nghĩa đã được công bố trong giới học giả toàn cầu về thư viện nhằm định nghĩa rõ ràng một thư viện số Dưới đây là một số định nghĩa tiêu biểu về thư viện số:

Theo các học giả nước ngoài, họ định nghĩa như sau:

Peter Noerr (1998)[14] định nghĩa thư viện số là một thư viện mà “có tài nguyên được lưu trữ trong hệ thống máy tính dưới một định dạng cho phép nó

có thể được điều chỉnh (ví dụ để cải thiện khả năng khai thác) và cấp phát (ví

dụ như một tệp âm thanh để nghe trên máy tính) theo những cách thức mà những phiên bản thông thường của tài nguyên này không thể thực hiện được Theo định nghĩa của Witten và Bainbridge (2003)[14] thì, thư viện số không thực sự nghĩa là “một thư viện được số hóa… Thư viện số đề cập tới những cách thức mới để làm việc với tri thức: bảo quản, sưu tập, tổ chức, nhân bản và truy cập – chứ không phải là việc phá bỏ những tổ chức thư viện hiện có và đặt chúng lại với nhau trong chiếc hộp điện tử.”

Họ định nghĩa rằng thư viện số là “bộ sưu tập thông tin một cách có tổ chức, là tập hợp các đối tượng dữ liệu số mang tính tập trung, gồm có văn bản, video, âm thanh, cùng với những phương thức để truy cập, khai thác, chọn lọc, tổ chức và bảo trì bộ sưu tập này.”

Trang 16

Định nghĩa của Liên hiệp thư viện số [14] đưa ra :“Thư viện số là những

tổ chức cung cấp những tài nguyên, và kèm theo đó là những nhân viên chuyên biệt, để lựa chọn, định cấu trúc, cung cấp khả năng truy cập mang tính trí tuệ, diễn dịch, phân phối, bảo quản tính toàn vẹn, và đảm bảo tính bền vững theo thời gian của những bộ sưu tập các tác phẩm số sao cho chúng luôn sẵn sàng để một cộng đồng hoặc một nhóm cộng đồng được xác định trước có thể sử dụng.”

Hai học giả người Nga [19] lại cho rằng: Thư viện số là một hệ thống phân tán có khả năng lưu trữ và tận dụng hiệu quả các loại tài liệu điện tử khác nhau, mà giúp cho người dùng có thể truy cập và chuyển giao thông tin

dễ dàng qua máy tính

Trong khi đó nhiều học giả Trung Quốc[19] lại có cùng quan điểm rằng:

“Một thư viện số trên thực tế không phải là một thư viện ở góc độ mở rộng không gian của nó; thay vào đó là trung tâm tài nguyên thông tin số chứa đựng tài nguyên thông tin đa phương tiện Một thư viện số tồn tại bằng việc

số hóa thông tin, chẳng hạn như: văn bản, ký tự, chữ viết, hình ảnh, video âm thanh, đồng cung cấp cho người dùng các dịch vụ thông tin nhanh chóng và thuận tiện thông qua internet, nhằm chuyển giao một hệ thống thông tin số mà trong đó việc chia sẻ nguồn tài nguyên luôn sẵn sàng

Ở Việt Nam, xây dựngthư viện số đang trở thành xu thế tất yếu của các thư viện Đã có rất nhiều quan điểm khác nhau đưa ra khi định nghĩa về thư viện số như:

Thư viện số là thư viện chứa đựng các thông tin và tri thức lưu trữ dưới dạng điện tử số trên các phương diện khác nhau: bộ nhớ điện tử, đĩa quang, đĩa từ”(Thư viện học đại cương/Bùi Loan Thùy, Lê Văn Viết – Tr 201)

Trang 17

“Thư viện số là nơi sử dụng công nghệ để chuyển câu hỏi thành câu trả lời”(Thế giới thư viện số/ Th s Nguyễn Minh Hiệp // Bản tin thư viện – công nghệ thông tin 2004 – số 4)

“Thư viện số được xem như là nơi trình bày những bộ sưu tập thông tin

có tổ chức Đối tượng của những bộ sưu tập thông tin đó là nguồn tài nguyên thông tin số hóa cùng với những phương thức: Truy hồi, chọn lọc truy cập, tổ chức và bảo trì bộ sưu tập đó”( Kinh nghiệm xây dựng thư viện số với phần mềm mã nguồn mở Greenstone/ Đặng Đức Nguyên // Bản tin thư viện – công nghệ thông tin – 2005 - Số 3 – Tr.26)

Mặc dù có sự khác nhau về lý giải trong nhiều định nghĩa, nhưng tựu trung lại đều thồng nhất một số quan điểm và chúng ta có thể hiểu đơn giản như sau: Thư viện số là một kho thông tin có tổ chức với các dịch vụ liên kết, trong đó toàn bộ các tài liệu của thư viện đó ở dạng số hoặc đã được số hóa và được quản lý bằng một phần mềm chuyên nghiệp để người dùng tin có thể truy cập bằng máy tính

Vì vậy, từ những định nghĩa trên chúng ta có thể rút ra những đặc trưng

về thư viện số:

- Cung cấp dịch vụ thông tin không giới hạn thời gian và không gian

- Tại một thời điểm: nhiều bạn đọc có thể truy cập và sử dụng cùng 1 tài liệu

- Có thể quản trị được nhiều loại hình tài liệu, không chiếm nhiều diện tích

- Khả năng trao đổi thông tin cao hơn

1.1.2 Cấu trúc thư viện số

Để xây dựng thư viện số có nhiều yếu tố cần phải quan tâm đầu tưtrong

đó phải kể đến các yếu tố căn bản như: hạ tầng công nghệ thông tin, tài nguyên thông tin số và nguồn nhân lực

Trang 18

1.1.2.1 Hạ tầng Công nghệ thông tin

Thư viện số là kết quả của việc ứng dụng các thành tựu của CNTT vào hoạt động thu viện vì vậy hạ tầng CNTTđược coi là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên thư viện số Không có hạ tầng công nghệ thông tin thì không thể xây dựng thư viện số

Xét tới hạ tầng công nghệ thông tin trong thư viện số bao gồm: phần cứng, phần mềm và hệ thống mạng

- Phần cứng:

Bao gồm hệ thống máy chủ, máy trạm và các thiết bị ngoại vi

Máy chủ là thiết bị để cài đặt phần mềm thư viện số, quản trị các cơ sở

dữ liệu và cung cấp các dịch vụ và thông tin Tùy vào quy mô của từng cơ quan thông tin – thư viện mà có những hệ thống những máy chủ khác nhau Thông thường, trong một hệ thốngthư viện tự động hoá sẽ có những máy chủ với các chức năng sau:

+ Máy chủ CSDL:lưu trữ dữ liệu của cơ quan thông tin – thư viện như

các thông tin về hoạt động bổ sung, biên mục, quản lý kho, hay các thông tin

để quản lý bạn đọc. 

+ Máy chủ sao lưu (lưu trữ) dữ liệu:máy chủ này sẽ có nhiệm vụ sao lưu

dữ liệu của toàn bộ hệ thống theo định kỳ để đảm bảo khả năng phục hồi dữ liệu khi có sự cố

+ Máy chủ email: máy này được cài đặt phần mềm quản trị dịch vụ thư

điện tử cho cơ quan thông tin – thư viện

+ Máy chủ web: được dùng để hosting website của thư viện

Trang 19

+ Máy chủ quản trị: đảm nhận nhiệm vụ quản trị trong hệ thống thông tin

của thư viện Máy chủ này sẽ được cài đặt các dịch vụ mạng, các phần mềm quản trị người dùng và quản trị hệ thống mạng

+ Máy chủ cơ sở dữ liệu thư viện số: máy chủ này được dùng để lưu trữ

cơ sở dữ liệu số (âm thanh, hình ảnh, tài liệu đa phương tiện…) của thư viện, nguồn thông tin số mà thư viện có sẽ được lưu trữ tại đây

Máy trạm là máy dành cho cán bộ thư viện cập nhật thông tin với thư viện số và các máy tính để cho bạn đọc sử dụng trong quá trình sử dụng thư viện số

Trang 20

Hệ điều hành là chương trình đóng vai trò trung gian trong việc giao tiếp giữa người sử dụng và phần cứng máy tính.Mục tiêu của hệ điều hành là cung cấp một môi trường cho phép người sử dụng có thể thi hành các chương trình

Hệ điều hành là phần quan trọng của hệ thống máy tính

Chức năng chính của hệ điều hành:

+ Điều khiển việc thực thi mọi chương trình

+ Quản lý phân phối và thu hồi bộ nhớ (ngoài, trong)

+ Điều khiển các thiết bị bao gồm cả việc khởi động máy tính

+ Điều khiển và quản lý việc vào, ra dữ liệu

+ Làm nhiệm vụ trung gian ghép nối giữa máy tính và người sử dụng thuận tiện và hiệu quả

Hiện nay, một số hệ điều hành nổi tiếng: Unix, MS-DOS, Windows Các chương trình tiện ích là các chương trình bổ trợ thêm cho hệ điều hành bằng cách cung cấp một số dịch vụ mà hệ điều hành không có hoặc làm không tốt Ví dụ: bộ chương trình tiện ích Norton system suit, chương trình tiện ích phân khu, định dạng ổ đĩa cứng Partition Magic của Power Quest Ngôn ngữ lập trình là các chương trình giúp cho người sử dụng lập ra các chương trình của chính họ

Ngôn ngữ lập trình gồm: Ngôn ngữ máy(nhị phân), hợp ngữ, ngôn ngữ bậc cao như: Pascal, c, basic, foxpro,…

Phần mềm ứng dụng: là phần mềm đáp ứng những nhiệm vụ cụ thể, với

các chức năng mà các phần mềm hệ thống không có hoặc có nhưng không hoàn thiện Phần mềm chuyên dụng có thể được các nhà sản xuất cung cấp, hoặc các tổ chức có chuyên môn xây dựng, hoặc thậm chí là các cá nhân có

Trang 21

thể tự viết Có thể kể đến một vài phần mềm chuyên dụng phổ biến như: hệ quản trị cơ sở dữ liệu; phần mềm soạn thảo văn bản Word, Wordperfect; bảng tính điện tử Excel, Lotus, Quattro; phần mềm thiết kế AutoCAD…

Nhờ có sự phát triển của công nghệ thông tin nên có rất nhiều phần mềm ứng dụng trọng hoạt động thư viện đã được tạo ra như:

Các phần mềm thư viện sốđược phân chia gồm 2 loại:

Phần mềm thương mại: Đây là phần mềm thuộc bản quyền của tác giả hoặc nhà sản xuất, các thư viện muốn sử dụng phải bỏ tiền ra mua và không

có quyền phân phối lại Ví dụ: Phần mềm CONTENTdm, Fedora Commons Tại Việt Nam trong thời gian gần đây một số công ty đã phát triển các phần mềm thư viện số Ví dụ: Công ty Tinh Vân

Phần mềm mã nguồn mở: Đây là những phần mềm được cung cấp miễn phí Người dùng có quyền sửa đổi, cải tiến, phát triển, nâng cấp theo một số nguyên tắc chung quy định Ví dụ: phần mềm Green Stone, DSpace

Trang 22

Các thiết bị của hệ thống mạng bao gồm: cáp, các thiết bị kết nối, thiết bị truyền thông và đường truyền

Tại Việt Nam hiện nay, hầu hết thư viện các trường đại học đã kết nối truy cập mạng Internet, tuy nhiên quy mô rất khác nhau

Để xây dựng thư viện số,hệ thống mạng phải đảm bảo các yếu tố sau: + Đường truyền tín hiệu

+ Các thiết bị cần phải có như dây dẫn, các thiết bị chuyển đổi tín hiệu

và kết nối đường truyền như: Hub, Switch, Rourter…

+ Hệ điều hành mạng

1.1.2.2.Tài nguyên thông tin số

Vấn đề cốt lõi của việc xây dựng thư viện số là tạo lập ra nhiều bộ sưu tập số với nhiều tài liệu số đáp ứng nhu cầu người sử dụng.Do đó, tài liệu số

là yếu tố rất quan trọng cấu thành thư viện số

Có nhiều khái niệm về tài liệu số được rất nhiều nhà nghiên cứu định nghĩa khác nhau.Trong khoá luận này thống nhất tài liệu số (Digital document) là những tài liệu được lưu giữ bằng máy tính Tài liệu số (TLS) có thể được tạo lập bởi máy tính như việc xử lý các file văn bản, các bảng biểu

Trang 23

hoặc chúng có thể được chuyển đổi sang dạng số từ những tài liệu khác (Scan, ghi âm,…) [2]

Tài liệu số có thể hiểu là tất cả những tài liệu được trình bày dưới dạng

số mà máy tính có thể đọc được.[3]

* Đặc trưng của tài liệu số

- Mật độ thông tin của TLS rất lớn Ví dụ như một CD- ROM: Theo tiêu chuẩn ISO 9660, mỗi CD - ROM được sản xuất theo quy trình công nghệ chuẩn có khả năng lưu trữ lượng thông tin lên tới 650MB, tương đương 300.000 trang văn bản khổ A4

- Thông tin chứa trong TLS có thể được cập nhật nhanh chóng, thường xuyên và kịp thời với một mức chi phí hợp lý và thao tác không quá phức tạp, chiếm nhiều thời gian và công sức

- TLS có khả năng được truy cập theo nhiều dấu hiệu khác nhau, bởi nhiều người dùng ở cùng một thời điểm mà không bị giới hạn về thời gian hay vị trí địa lý Bởi vậy, có thể coi nguồn tài liệu số là một hệ thống đa truy

(multi-access)

- TLS có thể lưu trữ thông tin theo nhiều định dạng khác nhau: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video… Điều này giúp cho thông tin trở nên hấp dẫn hơn, sinh động hơn và làm cho người dùng tin dễ thu nhận thông tin hơn

- Tài liệu số tạo ra một kênh thông tin phản hồi đa chiều, giúp người dùng tin có thể liên hệ trực tiếp với tác giả hay người tổ chức nguồn tin (thường được biết đến với vai trò quản trị viên hay Admin của nguồn tin), cũng như hỗ trợ người dùng tin tham gia vào các diễn đàn học thuật để trao đổi thông tin và chia sẻ cảm nhận với những người dùng tin khác thông qua việc sử dụng các kết nối linh hoạt được tạo sẵn từ tài liệu số

Trang 24

- Khả năng kiểm soát tài nguyên thông tin ở TLS là rất mạnh và thông tin được kiểm soát ở nhiều cấp độ khác nhau trong hệ thống thông tin

- TLS giúp bảo vệ an toàn và kéo dài tuổi thọ của tài liệu gốc

1.1.2.3 Nguồn nhân lực

Một thư viện hiện đại và phát triển không chỉ được đánh giá qua cơ sở vật chất, máy móc hiện đại, mà điều quan trọng chính là yếu tố con người Một thư viện hiện đại muốn phát triển thì điều kiện đầu tiên là phải xây dựng một đội ngũ cán bộ đủ năng lực đáp ứng yêu cầu của xã hội Đặc biệt là hiện nay, khi TVS đang trở thành xu hướng tất yếu mà các thư viện hướng tới xây dựng, để nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện và đáp ứng nhu cầu tin, vai trò của người cán bộ ngày càng trở lên quan trọng Trong môi trường thư viện số có hai nhóm cán bộ cần phải quan tâm:

Thứ nhất, cán bộ công nghệ thông tin: đây là nhóm cán bộ không thể thiếu khi tiến hành xây dựng và vận hành hệ thống thư viện số Họ sẽ là người thiết kế hệ thống, quản trị hệ thống, đảm bảo an ninh và an toàn cho toàn bộ

Trang 25

hệ thống Họ là những người giúp cho cán bộ thư viện hiểu về hoạt động của thư viện số, cách thức thực hiện trong hệ thống

Thứ hai, cán bộ thư viện: nếu như trong thư viện truyền thống người cán

bộ thư viện chỉ được biết đến như là người trông coi sách, có nhiệm vụ giữ sách và cho mượn sách thì trong thời đại TVS vai trò của cán bộ thư viện thay đổi hoàn toàn Các công việc chính của cán bộ thư viện có thể vẫn là: thu thập tài liệu, thông tin, xử lý kỹ thuật tài liệu, làm phân loại, biên mục, tổ chức các hình thức phục vụ, nhưng chất của công việc đã thay đổi cơ bản : họ sẽ là những người thu thập tư liệu: Lựa chọn, bổ sung, xử lý, bảo quản, tổ chức phục vụ các bộ sưu tập số Do vậy mà đòi hỏi cán bộ thư viện cần phải được trang bị kiến thức về thư viện số: chuẩn trong biên mục tài liệu số, hiều biết

về phần mềm,…

Tóm lại, để thư viện số có thể hoạt động đạt hiệu quả cán bộ công nghệ thông tin và cán bộ thư viện có vai trò rất quan trọng Thiếu họ sẽ không thể vận hành được hệ thống TVS

1.1 Vai trò của thư viện số trong hoạt động của trường ĐHBK HN 1.2.1 Khái quát về trường ĐHBK HN

1.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

TV TQB trường ĐHBK HNthành lập từ năm 1956 (ngay sau ngày thành lập trường) Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, Thư viện đã có nhiều đóng góp quan trọng vào việc đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đông đảo, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - khoa học - kỹ thuật của đất nước

Nhìn lại chặng đường đã qua, trong những năm đầu mới thành lập, với số vốn tài liệu ban đầu là 5000 cuốn sách, cơ sở vật chất nghèo nàn và 2 cán bộ phụ trách không có nghiệp vụ thư viện, Thư viện là một bộ phận trực

Trang 26

thuộc Phòng Giáo vụ Có thể nói điều kiện hoạt động của Thư viện lúc bấy giờ rất khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn do tình hình chung của trường và đất nước trong những năm tháng chiến tranh Tuy nhiên, Thư viện vẫn không ngừng phấn đấu để đảm bảo phục vụ tốt cho cán bộ và sinh viên trong trường,

kể cả trong thời gian sơ tán

Từ năm 1973, Thư viện tách ra thành đơn vị độc lập Ban Thư viện đã liên tục được đầu tư và phát triển không ngừng

Tháng 11/2003, Thư viện và Trung tâm thông tin và mạng đã sáp nhập thành đơn vị mới là Thư viện và Mạng thông tin với hai nhiệm vụ chính: vận hành và khai thác Thư viện điện tử mới và quản lý điều hành Mạng thông tin của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Từ năm học 2006 - 2007, Thư viện điện tử trường ĐHBK HNmở cửa phục

vụ bạn đọc với hệ thống các phòng đọc tự chọn, cùng 2000 chỗ ngồi và tăng cường khả năng truy cập vào các học liệu điện tử trực tuyến

Đầu tháng 9/2008, theo sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu để phù hợp với tình hình mới, Bộ phận Thư viện tách ra và trở thành đơn vị TV TQB trường ĐHBK HN độc lập, bước vào một giai đoạn phát triển mới cùng với sự phát

triển mạnh mẽ của trường ĐHBK HN

1.2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Thư viện

Là một đơn vị phục vụ cho nhu cầu giáo dục – đào tạo và nghiên cứu khoa học, TV TQB trường ĐHBK HN có chức năng và nhiệm vụ:

Chức năng: TV TQB trường ĐHBK HNcó chức năng thông tin và thư viện, phục vụ công tác đào tạo, NCKH, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học

và công nghệ (KH & CN) và quản lý của Nhà trường thông qua việc sử dụng, khai thác các loại tài liệu có trong Thư viện và từ các thư viện khác (tài liệu

Trang 27

chép tay, in, sao chụp, khắc trên mọi chất liệu, tài liệu điện tử, mạng Internet…)

Nhiệm vụ:

- Xây dựng vốn tài liệu đủ lớn về số lượng, chất lượng và phong phú về loại hình Chủ động trong việc đa dạng hoá, phát triển các nguồn tin và kênh thu thập các tài liệu, các thông tin một cách có hiệu quả, phù hợp với chương trình và định hướng mà Nhà trường đang nghiên cứu và giảng dạy

- Nghiên cứu và áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ, các tiêu chuẩn quốc tế về xử lý thông tin vào công tác xử lý tài liệu, tạo tiền đề cho việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin

- Tích cực phát triển và mở rộng các sản phẩm và dịch vụ thông tin, lấy việc đáp ứng tốt nhất nhu cầu tin của cán bộ, giảng viên và sinh viên trong toàn Trường làm mục tiêu và động lực để phát triển

- Từng bước nâng cấp hiện đại hoá Thư viện, đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào hoạt động của Thư viện Tự động hoá các khâu công việc trong hoạt động của Thư viện

- Mở rộng quan hệ với các thư viện trong và ngoài nước, các tổ chức liên quan đến lĩnh vực thư viện nhằm tăng cường sự trao đổi và hợp tác Tiến tới thư viện phải trở thành đầu mối khai thác, cung cấp, chia sẻ thông tin với các thư viện khác trong khu vực và trên thế giới

1.2.1.3 Nguồn nhân lực của thư viện

Cán bộ thư viện là một thành phần không thể thiếu được trong mọi thư viện dù là truyền thống hay điện tử Ngay cả trong thư viện số, khi mọi tài liệu đều có thể dễ dàng truy cập thì cán bộ thư viện vẫn rất cần thiết trong việc quản trị và tìm kiếm thông tin

Trang 28

g tin - Thư ngữ (chiếm

m 5,3%) 8%)

8%

ử nhân TT ‐ TV

ó 38 cán b21,1%) 2,6%)

goại ngữ Cử

ó:

ĐHBK HN

ện - thôngnhằm mục dùng tin V

3%

ử nhân kinh tế

N

g tin đích Việc

Trang 29

sử dụng thư viện của người dùng tin chính là thước đo về tính hiệu quả trong công tác tổ chức và hoạt động của thư viện Chính vì vậy, nghiên cứu về người dùng tin là một trong những nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ cơ quan thư viện – thông tin nào

Tìm hiểu người dùng tin và nhu cầu sử dụng thông tin tại TVTQB là cơ

sở để định hướng phát triển, phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế trong quá trình tổ chức và hoạt động nhằm đáp ứng thông tin ngày càng cao của người dùng tin Đối tượng người dùng tin, ở TV TQB trường ĐHBK

HN là toàn thể cán bộ công nhân viên, giảng viên, cán bộ nghiên cứu khoa học và sinh viên thuộc các hệ đào tạo trong toàn trường

Hiện nay, tổng số cán bộ, công chức của trường 2.300 cán bộ trong đó có 1.300 cán bộ giảng dạy Hơn 40.000 nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên của 37 ngành, 90 chuyên ngành

Hình 2: Thành phần các đối tượng người dùng tin tại Thư viện Tạ Quang Bửu trường ĐHBK HN theo thực tế

5%

15%

80%

Cán bộ quản lý Cán bộ GD và CNVC Sinh viên, học viên cao học

Trang 30

Căn cứ vào khảo sát thực tế có thể phân chia người dùng tin tại thư viện

Tạ Quang Bửu thành ba nhóm sau:

 Nhóm người dùng tin là cán bộ lãnh đạo quản lý

Nhóm người dùng tin này là nhóm đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của trường Họ vừa tham gia giảng dạy vừa làm công tác quản lý, là những người đề ra mục tiêu phương hướng phát triển của nhà trường Thực chất của quá trình quản lý là việc ra quyết định mà cường độ lao động của nhóm này rất cao, nên thông tin cho nhóm này mang tính chất chuyên sâu thuộc nhiều lĩnh vực đặc biệt về khoa học công nghệ Hình thức phục vụ là các tổng quan, tổng luận, bản tin chọn lọc do tính chất và đặc thù công việc vừa làm công tác quản lý, vừa tham gia giảng dạy Do vậy thông tin dành cho đối tượng này rất đa dạng nhưng chuyên sâu trong chuyên ngành của họ, phải cập nhật, thời sự, được xử lý kỹ, cô đọng, xúc tích, chọn lọc, chính xác, đủ ý

 Nhóm người dùng tin là giảng viên và cán bộ nghiên cứu

Đây là nhóm người có trình độ trên đại học và khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt (từ 1-2 ngoại ngữ) Họ là những người chuyển giao tri thức khoa học đến cho sinh viên, tham gia trực tiếp vào quá trình đào tạo của trường, vừa là chủ thể thông tin vừa là người dùng tin thường xuyên của thư viện Vì tham gia giảng dạy nên họ thường xuyên cập nhật những kiến thức mới, công nghệ mới chuyên sâu liên quan trực tiếp tới lĩnh vực mà họ giảng dạy, nghiên cứu Sản phẩm của họ là những bài giảng, giáo trình, các công trình nghiên cứu khoa học, các dự án Để phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục, người giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ, tìm tòi giới thiệu cho sinh viên những tài liệu cần thiết liên quan đến môn học để sinh viên bổ sung kiến thức mới, kích thích quá trình sáng tạo, mang lại hiệu quả cao trong học tập và nghiên cứu Vì vậy nhóm người dùng tin này luôn dành thời gian trong việc

Trang 31

tìm tài liệu tham khảo tại thư viện Thông tin cho nhóm này là những thông tin chuyên sâu có tính thời sự về khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực đào tạo của trường Hình thức phục vụ thông tin cho nhóm này là các danh mục tài liệu chuyên ngành mới, các thông tin thư mục chuyên đề, thông tin chọn lọc về KH & CN, tài liệu chuyên ngành như sách, tạp chí KHKT nước ngoài, các CSDL, các nguồn tài liệu điện tử

 Nhóm học viên cao học và sinh viên:

Đây là nhóm người dùng tin đông đảo và thường xuyên ở thư viện, trong nhóm người dùng tin này có thể chia ra một số nhóm nhỏ sau đây

Nhóm học viên cao học:

Là những người đã tốt nghiệp đại học, tiếp tục đi nghiên cứu sâu về một lĩnh vực cụ thể, do vậy thông tin cho nhóm này chủ yếu là các tài liệu mang tính chất chuyên ngành sâu phù hợp với chương trình học hoặc đề tài

mà họ nghiên cứu, như các sách tạp chí chuyên ngành, sách tham khảo nước ngoài, các luận án luận văn, các CSDL chuyên ngành vì vậy nhu cầu tin rất

đa dạng và phong phú, nhưng đối với nhóm nhu cầu tin này hầu hết là cán bộ vừa đi học vừa đi làm rất hạn chế về thời gian, nên đòi hỏi thư viện phải đáp ứng nhu cầu bằng các hình thức đặc thù, như cho mượn về nhà, pho to tài liệu, đọc tại chỗ

Nhóm sinh viên:

Đây là đối tượng dùng tin chủ yếu của thư viện Yêu cầu đòi hỏi đặt ra trong học tập nghiên cứu là đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhà trường Giáo viên chỉ là người truyền đạt những kiến thức cơ bản và gợi mở cho sinh viên hướng nghiên cứu, phát huy tinh thần chủ động sáng tạo của mỗi người

Do vậy đối tượng nhu cầu tin của nhóm này rất phong phú và đa dạng Ngoài thời gian trên lớp thì hầu hết sinh viên sử dụng thư viện như giảng đường thứ

Trang 32

1.2.2 Ý nghĩa của Thư viện số tại trường ĐHBK HN

Hiện nay, xây dựng thư viện số là xu thế phát triển tất yếu của ngành thư viện nói chung và của thư viện đạị học nói riêng Không nằm ngoài xu thế đó,

TV TQB trường ĐHBK HN ứng dụng xây dựng thư viện số để đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu sinh viên của hơn 40.000 sinh viên Vì vậy, xây dựng thư viện số đi vào hoạt động đã có vai trò hết sức quan trọng:

Đối với trường ĐHBK HN: Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào

tạo chung của cả nước, giáo dục và đào tạo đại học đóng vai trò hết sức quan trọng đóng góp hiệu quả vào công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước trường ĐHBK HN với truyền thống hơn 50 năm đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao cho đất nước, luôn được xã hội cũng như các trường đại học trong cùng lĩnh vực đánh giá cao về chất lượng đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ Trong lich sử phát triển của mình, trường ĐHBK HN luôn nằm trong nhóm các trường đại học công nghệ có uy tín hàng đầu Việt Nam trong ứng dụng công nghệ vào giảng dạy và học tập Việc đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là đào tạo theo tín chỉ, đào tạo trực tuyến của nhà trường.Đòi hỏi thư viện cần phải có những sự thay đổi trong việc áp dụng các thành tựu của khoa học công nghệ vào hoạt động của mình nhằm thay đổi

cách thức chọn lọc, bổ sung, tổ chức và phân phối thông tin Thư viện số được

xem là một kho thông tin có tổ chức với các dịch vụ liên kết, trong đó thông tin được lưu trữ ở dạng số và có thể truy nhập thông qua mạng máy tính

Trang 33

Xây dựng thư viện số kết hợp với phương thức thư viện truyền thống sẽ phục vụ có hiệu quả hơn sẽ giúp cho người học chủ động trong việc sắp xếp thời gian học tập, họ không phải đến thư viện cũng có thể lấy được tài liệu qua hệ thống mạng thông tin ở mọi lúc, mọi nơi Đó là điều kiện rất tốt nâng cao chất lượng đào tạo của trường

Đối với sinh viên:ngày nay nhu cầu thông tin của sinh viên ngày càng đa

dạng Trong quá trình điều tra khảo sát sinh viên trường ĐHBK HN nhận thấy rằng sinh viên hiện nay hầu hết sử dụng internet là công cụ đầu tiên họ hướng tới sử dụng tìm kiếm và tham khảo Như vậy, sinh viên bây giờ không chỉ cần những tài liệu, thông tin dưới dạng truyền thống họ có nhu cầu cao về các loại tài liệu hiện đại Vì vậy, xây dựng thư viện số là rất cần thiết, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tin của người dùng tin nhất là trong giai đoạn hiện nay khi trường ĐHBK HN chuyển sang đào tạo tín chỉ Sinh viên chủ động trong học tập, tự nghiên cứu là chính Do đó, họ luôn mong muốn được tiếp cận và

sử dụng các tài liệu trên mạng, CSDL online, ebook phục vụ cho hoạt động

học tập, nghiên cứu

Thư viện số cho phép sinh viên sử dụng nhiều tiện ích hơn Không phải trực tiếp đến TV TQB trường ĐHBK HNđể đọc tài liệu, ghi chép hay chờ đợi

để đăng ký sao chụp tài liệu hoặc đưa ra yêu cầu thu thập, cập nhật thông tin

và phải đến lấy kết quả; người dùng tin có thể chủ động tạo ra các BST cá nhân chỉ với một tài khoản người dùng và những thao tác giản đơn trên mạng máy tính Người dùng tin dễ dàng tìm kiếm lại những TLS nhanh chóng.Nếu

ở gần TV TQB trường ĐHBK HN người dùng tin có thể dễ dàng tiếp cận TLS bằng cách đến khai thác miễn phí tại phòng đa phương tiện Như vậy, TVS góp phần to lớn trong việc đáp ứng được nhu cầu thông tin sinh viên hiện nay

Trang 34

Đối với thư viện:Xây dựng thư viện số có vai trò hết sức quan trọng:

giúp thư viện đỡ tốn kinh phí xây dựng kho tàng, kinh phí bổ sung tài liệu, bảo quản tài liệu.Thư viện số cho phép thư viện trao đổi các biểu ghi thư mục xuất phát từ các nguồn khác nhau, khắc phục hàng rào địa lý, ngôn ngữ Không những thế, còn cho phép cán bộ sắp xếp, lựa chọn dữ liệu theo một quy tắc thống nhất cũng như trong việc kiểm soát tính thống nhất , đảm bảo tính nhất quán trong khi diễn đạt một tiêu đề hay điểm truy nhập đối với các tài liệu, tạo thuận lợi cho hoạt động tra cứu thông tin và phục vụ người dùng

tin.Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện

Trang 35

Chương 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG THƯ VIỆN SỐ TẠI THƯ VIỆN

TẠ QUANG BỬU TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

 

2.1 Hạ tầng Công nghệ thông tin

Hạ tầng công nghệ thông tin là yếu tố hàng đầu, không thể thiếu và là cơ

sở để bắt đầu xây dựng và vận hành một hệ thống thư viện tự động hóa Hạ tầng công nghệ thông tin được cấu thành từ những yếu tố chính như: Phần cứng (máy tính), phần mềm và hệ thống mạng

- Hệ thống máy chủ cơ sở dữ liệu (Database server) cài đặt phần mềm quản lý thư viện VTLS: quản lý CSDL thư mục về tài liệu thư viện, thông tin bạn đọc và mọi thông tin về hoạt động mượn trả

- Hệ thống máy chủ Thư viện số: quản lý dữ liệu số và phục vụ khai thác thông tin đa phương tiện như các dữ liệu được lưu trữ dưới dạng số hoá bao gồm hình ảnh đồ hoạ, âm thanh, phim tài liệu… người đọc có thể ngồi trên mạng máy tính trong thư viện hoặc ngay tại nhà để đọc các tài liệu toàn văn (fulltext) đã được số hoá của thư viện

Trang 36

Các máy trạm

Thư viện có 50 máy PC để cán bộ thư viện quản lý và khai thác các dịch

vụ thư viện, 100 máy tính tại các Phòng đọc đa phương tiện phục vụ bạn đọc truy nhập tra cứu, khai thác thông tin, đọc tài liệu, các máy tính xách tay phục

vụ cho việc quản trị mạng, quản trị hệ thống phần mềm thư viện điện tử Các máy trạm được đặt trong tòa nhà thư viện, phục vụ các công tác chuyên môn của cán bộ nhân viên thư viện và việc tra cứu, khai thác thông tin của bạn đọc tại thư viện Hệ thống máy trạm của thư viện nhìn chung tương đối đủ phục vụ cho những hoạt động trong thư viện, với tình trạng hoạt động tương đối tốt Hai đối tượng là cán bộ thư viện và bạn đọc đều có thể sử dụng máy tính trong thư viện:

Hệ thống các máy tính phục vụ công tác chuyên môn quản lý thư viện: hiện đã có đủ mỗi cán bộ thư viện 01 máy PC

Hệ thống máy tính tìm kiếm và khai thác thông tin phục vụ bạn đọc tra cứu tìm kiếm thông tin trong thư viện và qua Internet: hiện tại đã có khoảng

10 máy đặt tại sảnh tầng 1, các phòng đọc và tại các phòng Multimedia

Các thiết bị khác

TV TQB trường ĐHBK HN được lắp đặt 2 cổng từ, 1 cổng RFID và các thiết bị an ninh khác như: camera giám sát tất cả các tầng và các phòng quan trọng của tòa nhà (24/24h), hệ thống kiểm soát ra – vào bằng thẻ từ, hệ thống quản lý tài liệu như: máy quét mã vạch, máy khử - nạp từ

Các thiết bị số hoá tài liệu gồm: máy tính, máy scanner,… Máy tính được sử dụng tại TV TQB trường ĐHBK HN là máy HP intel pentium 4, màn hình 17 inch, có thể kiểm tra độ trung thực của ảnh số rất tốt Một số thiết bị khác như: ổ đọc và ghi được đĩa CD/DVD; 02 máy scanner HP đảm bảo chất

Trang 37

lượng và thích hợp cho việc quét ảnh với độ phân giải cao; Phần mềm xử lý ảnh Adobe Acrobat 6.0 Professional; Ổ chứa lưu trữ trên server máy chủ phần mềm Dspace, lưu trữ trên ổ cứng, lưu trên đĩa DVD, CD-ROM

Như vậy, cho thấy thư viện đã có sự đầu tư về trang thiết, và các máy tính đều là những máy cấu hình cao, có tốc độ xử lý nhanh

Với hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại như trên, hệ thống máy tính, máy scan, đường truyền mạng tốc độ TV TQB trường ĐHBK HN có điều kiện thuận lợi để tạo lập các bộ sưu tập số, xử lý nghiệp vụ tài liệu số cũng như tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thư viện số

2.1.2 Phần mềm

Hiện nay, TV TQB trường ĐHBK HN đang sử dụng phần mềm thư viện tích hợp Virtua VTLS (Visionary Technology in Library Solutions) để tự động hoá các khâu công tác nghiệp vụ trong thư viện VTLS do Hoa Kỳ xây dựng và phát triển, dựa trên các tiêu chuẩn tiên tiến trong lĩnh vực thư viện,

độ tích hợp cao, linh hoạt và có tính mở VTLS cung cấp các hỗ trợ đa ngôn ngữ và dựa trên nền tảng Oracle TM Là một trong những phần mềm đang được sử dụng tại hơn 900 thư viện trên thế giới, VTLS là giải pháp tổng thể quản lý thư viện hiện đại bao gồm các phân hệ, các chức năng:

+ Bổ sung tài liệu

+ Biên mục tài liệu

+ Tra cứu tìm tin

Trang 38

hóa và hiện đại hóa mạng lưới thư viện như:

Tính thống nhất trong toàn hệ thống đảm bảo sự liên thông giữa các thư viện

Tính hợp chuẩn quốc gia và quốc tế về thư viện và công nghệ thông tin: VTLS hỗ trợ các tiêu chuẩn quốc tế về CNTT, và các chuẩn khác trong lĩnh vực thông tin thư viện như: Marc21, ISO 2709, Z39.50, AACR2… vì vậy việc trao đổi thông tin giữa các thư viện được thực hiện dễ dàng

Để xây dựng và quản lý các BSTS,TV TQB trường ĐHBK HN đã nghiên cứu, phát triển và ứng dụng phần mềm DSpace (Hoa Kỳ) vào việc xây dựng Thư viện số

DSpace là phần mềm mã nguồn mở hỗ trợ giải pháp xây dựng và phân phối các bộ sưu tập số hóa trên Internet.Nó cung cấp một phương thức mới trong việc tổ chức và xuất bản thông tin trên Internet

DSpace do HP và The MIT Libraries(Massachusetts Institute of Technology) phát triển vào năm 2002, hiện nay có hàng chục ngàn thư viện trên thế giớisử dụng phần mềm số DSpace để quản lý và chia sẻ nguồn tài nguyên số: Sách, Tạp chí, Luận văn và các sưu tập hình ảnh, âm thanh và phim Đây là một phần mềm mã nguồn mở cho phép các thư viện, cơ quan nghiên cứu phát triển mở rộng

DSpace được sử dụng cơ bản như một phần mềm lưu trữ và phân phối tài liệu số với ba vai trò chính:

- Giúp cho việc thu nhận và quản lý tài liệu được dễ dàng, bao gồm siêu dữ liệu của tài liệu

- Giúp cho việc truy cập tài liệu được dễ dàng, bằng cả việc liệt kê và tìm kiếm

Trang 39

- Giúp cho việc bảo quản tài liệu lâu dài

+ Ưu điểm của DSpace:

• Có một cộng đồng lớn người sử dụng và phát triển trên toàn thế giới;

• Có thể quản lý và lưu giữ tất cả các loại tài liệu kỹ thuật số Tài liệu được biên mục theo chuẩn Dublin Core Metadata rất phổ biến và thông dụng

• Khả năng tìm kiếm tài liệu toàn văn

• Phân quyền và bảo mật mạnh Có thể phân quyền đến từng tài khoản người dùng, đến từng Bộ sưu tập hoặc thậm chí đến từng tài liệu Các quyền được cấu hình khá chi tiết như: Quyền xem biểu ghi thư mục, Quyền xem toàn văn

• Hỗ trợ đa ngôn ngữ (Trong đó có tiếng Việt)

 

Trang 40

ho thấy: Tăng thông

Thư viện vkết nối Inase line 8Mbps đi với

hiệm vụ củ

có quyền

bmitter): họ

s

Ngày đăng: 25/06/2021, 17:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2: Thành phần các đối tượngng ười dùng tint ại Thư viện Tạ Quang Bửu trường ĐHBK HN theo thực tế - Thực trạng xây dựng thư viện số tại thư viện tạ quang bửu trường đại học học bách khoa hà nội
Hình 2 Thành phần các đối tượngng ười dùng tint ại Thư viện Tạ Quang Bửu trường ĐHBK HN theo thực tế (Trang 29)
Hình 4: Hệ thống mạng, phần mềm và máy chủ TVTQB trường ĐHBK HN  - Thực trạng xây dựng thư viện số tại thư viện tạ quang bửu trường đại học học bách khoa hà nội
Hình 4 Hệ thống mạng, phần mềm và máy chủ TVTQB trường ĐHBK HN (Trang 42)
Hình 6: Hiển thị bản ghi đầu mục đầy đủ sách giáo trình trong giao diện tra cứu  - Thực trạng xây dựng thư viện số tại thư viện tạ quang bửu trường đại học học bách khoa hà nội
Hình 6 Hiển thị bản ghi đầu mục đầy đủ sách giáo trình trong giao diện tra cứu (Trang 45)
Hình 8: Hiển thị bản ghi đầu mục đầy đủ luận văn, luận án trong giao diện tra cứu  - Thực trạng xây dựng thư viện số tại thư viện tạ quang bửu trường đại học học bách khoa hà nội
Hình 8 Hiển thị bản ghi đầu mục đầy đủ luận văn, luận án trong giao diện tra cứu (Trang 47)
Hình 7: Hiển thị bản ghi đầu mục ngắn gọn luận văn, luận án trong giao diện tra cứu  - Thực trạng xây dựng thư viện số tại thư viện tạ quang bửu trường đại học học bách khoa hà nội
Hình 7 Hiển thị bản ghi đầu mục ngắn gọn luận văn, luận án trong giao diện tra cứu (Trang 47)
Bảng 3: Các yếu tố siêu dữ liệu của biểu ghi sách điện tử - Thực trạng xây dựng thư viện số tại thư viện tạ quang bửu trường đại học học bách khoa hà nội
Bảng 3 Các yếu tố siêu dữ liệu của biểu ghi sách điện tử (Trang 48)
Hình 11: Minh họa sự kết hợp ký hiệu phân loại LC - Thực trạng xây dựng thư viện số tại thư viện tạ quang bửu trường đại học học bách khoa hà nội
Hình 11 Minh họa sự kết hợp ký hiệu phân loại LC (Trang 52)
Hình 13 Lựa chọn bộ sưu tập cần biên mục - Thực trạng xây dựng thư viện số tại thư viện tạ quang bửu trường đại học học bách khoa hà nội
Hình 13 Lựa chọn bộ sưu tập cần biên mục (Trang 57)
Hình 15 Giao diện Describe this Item 2 - Thực trạng xây dựng thư viện số tại thư viện tạ quang bửu trường đại học học bách khoa hà nội
Hình 15 Giao diện Describe this Item 2 (Trang 58)
Hình 14: Giao diện Submit:Describe this Items - Thực trạng xây dựng thư viện số tại thư viện tạ quang bửu trường đại học học bách khoa hà nội
Hình 14 Giao diện Submit:Describe this Items (Trang 58)
Hình 16: Giao diện Uploa da File - Thực trạng xây dựng thư viện số tại thư viện tạ quang bửu trường đại học học bách khoa hà nội
Hình 16 Giao diện Uploa da File (Trang 59)
Hình 21: Giao diện tìm kiếm theo Bộ sưu tập - Thực trạng xây dựng thư viện số tại thư viện tạ quang bửu trường đại học học bách khoa hà nội
Hình 21 Giao diện tìm kiếm theo Bộ sưu tập (Trang 62)
Hình 20: Các đơn vị và Bộ sưu tập số - Thực trạng xây dựng thư viện số tại thư viện tạ quang bửu trường đại học học bách khoa hà nội
Hình 20 Các đơn vị và Bộ sưu tập số (Trang 62)
Hình 22: Kết quả tìm lướt theo tiêu đề - Thực trạng xây dựng thư viện số tại thư viện tạ quang bửu trường đại học học bách khoa hà nội
Hình 22 Kết quả tìm lướt theo tiêu đề (Trang 63)
Hình 23: Hiển thị bản ghi đầu mục ngắn gọn - Thực trạng xây dựng thư viện số tại thư viện tạ quang bửu trường đại học học bách khoa hà nội
Hình 23 Hiển thị bản ghi đầu mục ngắn gọn (Trang 63)
Hình 24: Hiển thị bản ghi đầu mục đầy đủ - Thực trạng xây dựng thư viện số tại thư viện tạ quang bửu trường đại học học bách khoa hà nội
Hình 24 Hiển thị bản ghi đầu mục đầy đủ (Trang 64)
Hình 25: Giao diện Edit Item - Thực trạng xây dựng thư viện số tại thư viện tạ quang bửu trường đại học học bách khoa hà nội
Hình 25 Giao diện Edit Item (Trang 64)
Hình 27: Xoá biểu ghi với Delete Expunge hoặc Withdraw - Thực trạng xây dựng thư viện số tại thư viện tạ quang bửu trường đại học học bách khoa hà nội
Hình 27 Xoá biểu ghi với Delete Expunge hoặc Withdraw (Trang 65)
14 dc.type Type Loại hình tài liệu - Thực trạng xây dựng thư viện số tại thư viện tạ quang bửu trường đại học học bách khoa hà nội
14 dc.type Type Loại hình tài liệu (Trang 66)
 Mô tả hình thức: - Thực trạng xây dựng thư viện số tại thư viện tạ quang bửu trường đại học học bách khoa hà nội
t ả hình thức: (Trang 67)
Hình 29: Bản ghi đầu mục đầy đủ - Thực trạng xây dựng thư viện số tại thư viện tạ quang bửu trường đại học học bách khoa hà nội
Hình 29 Bản ghi đầu mục đầy đủ (Trang 68)
Hình 30: Biểu ghi không có tóm tắt - Thực trạng xây dựng thư viện số tại thư viện tạ quang bửu trường đại học học bách khoa hà nội
Hình 30 Biểu ghi không có tóm tắt (Trang 70)
Hình 32: Minh họa về bản quyền tài liệu trên TVS 2.3.2. Quản trị người dùng tin  - Thực trạng xây dựng thư viện số tại thư viện tạ quang bửu trường đại học học bách khoa hà nội
Hình 32 Minh họa về bản quyền tài liệu trên TVS 2.3.2. Quản trị người dùng tin (Trang 72)
Hình 35: Thêm chính sách mới trong Dspace - Thực trạng xây dựng thư viện số tại thư viện tạ quang bửu trường đại học học bách khoa hà nội
Hình 35 Thêm chính sách mới trong Dspace (Trang 74)
Hình 34: Lựa chọn BST và chỉnh sửa các chính sách đối với BST - Thực trạng xây dựng thư viện số tại thư viện tạ quang bửu trường đại học học bách khoa hà nội
Hình 34 Lựa chọn BST và chỉnh sửa các chính sách đối với BST (Trang 74)
Hình 36: Chọn nhóm và các quyền đối với nhóm - Thực trạng xây dựng thư viện số tại thư viện tạ quang bửu trường đại học học bách khoa hà nội
Hình 36 Chọn nhóm và các quyền đối với nhóm (Trang 75)
Hình 37: - Thực trạng xây dựng thư viện số tại thư viện tạ quang bửu trường đại học học bách khoa hà nội
Hình 37 (Trang 77)
Bảng 7: Truy cập đến thư viện số - Thực trạng xây dựng thư viện số tại thư viện tạ quang bửu trường đại học học bách khoa hà nội
Bảng 7 Truy cập đến thư viện số (Trang 80)
Bảng 8: Tần suất sử dụng thư viện số - Thực trạng xây dựng thư viện số tại thư viện tạ quang bửu trường đại học học bách khoa hà nội
Bảng 8 Tần suất sử dụng thư viện số (Trang 81)
Bảng 10: Đánh giá về nguồn tài liệu có ở thư viện số - Thực trạng xây dựng thư viện số tại thư viện tạ quang bửu trường đại học học bách khoa hà nội
Bảng 10 Đánh giá về nguồn tài liệu có ở thư viện số (Trang 82)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w